Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn chuông-Việt. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chuông-Việt. Hiển thị tất cả bài đăng

24/07/2023

Truyền ngôn về mảnh vỡ còn lại tại Ninh Bình của lầu Ngưng Bích vốn ở vương quốc Đàng Trên (1593-1683)

Về vương quốc Đàng Trên, hay vương quốc Cao Bằng, thì trên Giao Blog có thể đọc lại tổng quan ở đây (tháng 12 năm 2022). Bài đã đăng trên tạp chí học thuật về vương quốc Cao Bằng thì có thể lấy bản PDF toàn văn ở đây.

Bây giờ, qua báo chí, giật mình thấy có một truyền ngôn về một mảnh vỡ của lầu Ngưng Bích vốn ở kinh đô Cao Bình của vương quốc Cao Bằng. 

31/08/2022

Những mảnh vỡ còn lại của thời kì Bắc thuộc ngàn năm : chuông đồng niên đại 798 ở Thanh Mai

Trên Giao Blog, trước đây có giới thiệu về chuông đồng mang niên đại 948 ở làng Nhật Tảo (Hà Nội) - xem lại ở đây.

Bây giờ, giới thiệu về chuông đồng có niên đại sớm hơn nữa. Đó là chuông Thanh Mai, có niên đại 798 (năm Trinh Nguyên 14 thời Đường).

25/02/2021

Chuyện cũ về ngôi chùa cổ ở Thái Bình có chuông lớn thời Mạc (nhà sư trụ trì tự thiêu năm 2012)

Đó là ngôi chùa danh tiếng ở Thái Bình, về giá trị lịch sử thì có thể sánh với chùa Keo. Về vị trí địa lí thì ngôi chùa này rất gần với nơi có bộ tượng đá tuyệt tác thời Mạc (đọc ở đây và ở đây), cũng tức là ở gần với ngôi đền thờ Liễu Hạnh công chúa (đọc ở đây). Đều là thuộc huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình.

Đến nay, sau rất nhiều dâu bể, may mắn là ngôi chùa ấy vẫn giữ được nhiều cổ vật quan trọng. Từ nhiều năm nay, chúng tôi đặc biệt chú ý đến quả chuông đúc thời Mạc - niên đại là Quảng Hòa 4 (tức năm 1545). Học giả Đinh Khắc Thuân đã giới thiệu và đưa bản dịch từ đầu thập niên 1990 trên tạp chí học thuật rồi, nên không còn xa lạ với học giới.

18/05/2020

Những mảnh vỡ còn lại của thời kì Bắc thuộc ngàn năm : chuông đồng niên đại 948 ở làng Nhật Tảo (Hà Nội)

Hôm trước, đã nói về bia xá lị mang niên đại 601 (thời thuộc Tùy) ở Bắc Ninh. Đọc lại ở đây.

Hôm nay, sẽ giới thiệu về chiếc chuông đồng đúc năm 948, dù đã thuộc thời Ngô nhưng không có niên hiệu nhà Ngô, mà mang niên hiệu Càn Hòa của nhà Nam Hán (đóng đô ở Quảng Châu). Chuông này hiện được bảo quản ở làng Nhật Tảo (Hà Nội).

Một thời kì dài, dù đã độc lập khỏi ách đô hộ của người Hán đến từ phương Bắc, trở thành một quốc gia tự chủ, nhưng chưa hề có quốc hiệu hay niên hiệu. Phải tới tận năm 970, Đinh Tiên Hoàng mới đặt niên hiệu Thái Bình.

Đại khái trong khoảng từ năm 938 đến năm 970, chưa rõ tên nước, chưa rõ niên hiệu của vua. 

Chuông đồng Nhật Tảo đã được chỉ định là Bảo vật Quốc gia từ ngày 15/1/2020.

21/03/2018

Du lãng ngoại thành, phát hiện quốc hiệu "Việt Nam" năm 1681

Đợt trước, đã phát biểu chính thức về quốc hiệu "Nam Việt" hay "Việt Nam" thuộc thời kì nhà Mạc ở Cao Bằng, gắn với chuông Đà Quận năm 1611 (đã đi cụ thể ở đâyở đây, và ở đây, ở đây). Không phải đợi đến nhà Nguyễn sau này mới có tên "Việt Nam".

Hôm nay, chúng tôi tranh thủ đi ra ngoại thành. Chỉ là ngoại thành mà thôi. Dự một lễ hội ở chùa làng.

Một ngôi chùa khác trong làng, tức ngôi không có lễ hội vào hôm nay, thì lại có một tư liệu thú vị vừa được phát hiện. Đó là: trên tư liệu mang niên đại 1681 (năm Chính Hòa thứ 2 thời Lê Trung Hưng), chúng tôi thấy rất rõ quốc hiệu VIỆT NAM. May là vào đúng dịp trùng tu, tư liệu được đưa xuống dưới, thì mới có cơ hội xem một cách kĩ lưỡng và dễ dàng.

09/04/2017

cho chuyến thăm đầu tiên sau ngày đôi chuông được công nhận bảo vật quốc gia

Các tin về việc đôi chuông Đà Quận mang niên đại Càn Thống 19 tức năm 1611 (chùa Viên Minh, thành phố Cao Bằng) được chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia thì đã đi các entry ở đâyở đây (tháng 12/2016).

Ba người chúng tôi tính đi thăm đôi chuông. Đây sẽ là chuyến thăm đầu tiên của chúng tôi tính từ khi đôi chuông được công nhận bảo vật quốc gia.

Trước khi đi, xem lại một video của báo Cao Bằng.

12/05/2014

Chiếc chuông chùa lạ kì, tự biết bảo vệ lấy mình, ở Vị Xuyên - Hà Giang (chùa Sùng Khánh, đúc năm 1705)

Chiếc chuông hiện được bảo quản tại Làng Nùng. Tên làng là Nùng, nhưng không có hộ nào người Nùng, mà chỉ có người Tày. Về chiếc chuông thú vị này, vào năm 2012 (sách in năm 2013), tôi đã từng có dịp đề cập:

Đọc cụ thể tại nguồn trên mạng ở đây
Các việc khác chưa từng động bút.

Bây giờ, thấy trên Gia đình có bài dưới đây (lên mạng vào tháng 3/2014), vớt về lưu.