Tư liệu từ các nơi gom lại.
Mở đầu là một bài của nhà báo Chu Minh Khôi về hội chùa Hương. Đại khái doanh thu của hội là khoảng 100 tỉ/mùa hội.
Tư liệu từ các nơi gom lại.
Mở đầu là một bài của nhà báo Chu Minh Khôi về hội chùa Hương. Đại khái doanh thu của hội là khoảng 100 tỉ/mùa hội.
Chúng ta hãy cùng đọc lại miêu tả tổng quan đã được Tri huyện Vụ Bản viết trong cuốn Hội Phủ Giầy – bản in năm 1942.
Ở miêu tả tổng quan này, Tri huyện Phạm Quang Phúc có cho biết các thông tin:
- Phủ Giầy tọa lạc ở xã Tiên Hương (thuộc tổng Đồng Đội huyện Vụ Bản).
- Phủ Giầy không có phong cảnh đẹp như các nơi khác (chùa Hương, chùa Yên Tử).
- Phủ Giầy chỉ có là một ngôi đền nhỏ bán cổ bán kim, xung quanh có nhiều ngôi đền phụ thuộc châu tuần vào.
- Trước mặt Phủ Giầy có một dãy núi đất làm thành bình phong.
- Các ngày hội đông vui nhất trong Tháng Ba ta là: mùng 3, mùng 6, mùng 7.
Có một xu hướng mới, với phổ rộng trên toàn cầu.
Mở đầu là một bài vừa đăng hôm nay trên Dân trí của nhà giáo danh tiếng Nguyễn Hùng Vĩ. Thầy là học trò của các nhà giáo danh tiếng Đinh Gia Khánh (đọc ở đây) hay Bùi Duy Tân (đọc ở đây). Thầy lại là thầy của nhiều lớp học trò đang giữ nhiều cương vị quan trọng, ví dụ có đương kim Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Kim Sơn.
Với chủ nhân Giao Blog, thầy Nguyễn Hùng Vĩ là một người thầy tạo cảm hứng và ảnh hưởng quan trọng, ví dụ như đã kể trên Giao Blog về hồi năm 1993 tại Phủ Tây Hồ hay chùa Tây Hồ, cũng thời gian đó là những điều tra chung tại vùng Phủ Giầy Nam Định (đọc lại ở đây hay ở đây). Chúng tôi hay nói vui là: thầy và trò đi dọc đi ngang miền Bắc hồi đầu thập niên 1990 bằng xe máy nhãn hiệu Honda 50 phân khối - chiếc xe thần thánh được thầy mang về từ Căm Bốt. Một học trò ruột mua lại "chiếc xe thần thánh" đó hiện nay là đương kim Tổng Biên tập báo Hà Nội mới.
Đây là một ngôi đền ở tỉnh Aichi (Nhật Bản).
Tên ngôi đền là Tagata (âm Hán Việt của chữ "Tagata" là "Điền Huyện"), nên trong tiếng Việt trước đây có khi được gọi là "đền Điền Huyện".
Tagata là một ngôi đền cổ danh tiếng (có tên trong sách Diên Hỷ thức - được biên soạn vào đầu thế kỉ X (năm Diên Trường 5, tức năm 927).
Trong khuôn viên đền Tagata có nhiều hình dương vật. Dương vật là linh vật của ngôi đền.
Quan tri huyện Vụ Bản năm 1942 là cụ Phạm Quang Phúc. "Tri huyện" là chức quan đứng đầu một huyện trong hệ thống quan lại Nam triều trước 1945, tương đương với chức Chủ tịch huyện ngày nay.
Quan tri huyện Phạm Quang Phúc đã biên soạn rồi cho xuất bản cuốn Hội Phủ Giầy vào năm 1942 tại nhà in Mỹ Thắng - một nhà xuất bản kiêm hiệu sách danh tiếng ở Thành Nam đầu thế kỉ XX (nhà này thành lập năm 1924, đến năm nay là vừa tròn 100 năm - đọc lại ở đây).
Công việc chuẩn bị cho Hội Phủ Giầy 2024 đã bắt đầu.
Mở entry này để cập nhật tin tức các nơi.
Hội mùa thu là hội lớn của chùa Keo, gồm cả Keo Thái Bình và Keo Nam Định.
Chùa Keo Thái Bình thì là một ngôi chùa cổ mà chủ nhân Giao Blog đã từng có dịp tới thăm, rồi ở lại liền nhiều ngày vào thập niên 1980 (đã kể nhanh một ít kỉ niệm đó ở đây - tháng 8 năm 2016). Hồi đầu năm 2022, một học trò đã hoàn thành và bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ về nghi lễ Phật giáo ở chùa Keo Thái Bình. Học trò là người làng Keo.
Chùa Keo Nam Định thì chủ nhân Giao Blog cũng đã tới thăm nhiều lần, mà lần ở lại khảo sát kĩ lưỡng lần đầu là vào năm 2009. Cũng thi thoảng ghi chép về làng Hành Thiện và chùa Keo Nam Định, ví dụ ở đây (tháng 1 năm 2017).
Xuân Ổ, tức là làng Ó, cách không xa Hà Nội.
Ấn tượng của tôi từ nhiều năm nay, về Ó, là một nơi kết tập gỗ ở miền Bắc. Lên làng thì lúc nào cũng thấy ngổn ngang gỗ và gỗ.
Những lần du lãng, rồi dự các canh hát quan họ ở đó nhiều năm trước, cũng có nghe về phiên chợ Âm Dương. Có nét giống với chợ Viềng ở Nam Định (người mua người bán không kì kèo về giá cả, gọi là mua may bán may).
Có hai làng Keo gắn với hai ngôi chùa, đều gọi là chùa Keo, một ở Nam Định và một ở Thái Bình.
Đây là nói về chùa Keo bên Thái Bình.