Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn thời-bắc-thuộc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thời-bắc-thuộc. Hiển thị tất cả bài đăng

31/08/2022

Những mảnh vỡ còn lại của thời kì Bắc thuộc ngàn năm : chuông đồng niên đại 798 ở Thanh Mai

Trên Giao Blog, trước đây có giới thiệu về chuông đồng mang niên đại 948 ở làng Nhật Tảo (Hà Nội) - xem lại ở đây.

Bây giờ, giới thiệu về chuông đồng có niên đại sớm hơn nữa. Đó là chuông Thanh Mai, có niên đại 798 (năm Trinh Nguyên 14 thời Đường).

10/08/2022

Về việc thờ Mã Viện ở Việt Nam xưa và nay

Mã Viện là một trong các Phục Ba tướng quân của phương Bắc được cử xuống An Nam. Có mấy Phục Ba tướng quân, mà họ Mã chỉ là một.

1. Đại khái đây là một danh tướng của nhà Hán, vào đầu thế kỉ 1 đã đánh bại quân của Hai Bà Trưng. Nhắc đến họ Mã ở Việt Nam, đầu tiên phải nhắc đến thời kì Hai Bà Trưng. Các địa danh ở Lãng Bạc, Tây Vu (Tây Lý), Cẩm Khê luôn được nhắc đến.

2. Mã Viện lưu lại ở An Nam mấy năm. Lúc trở về Trung Nguyên thì mang theo nhiều xe ý dĩ. Ý dĩ, nói đơn giản thì là bo bo. Chuyện này rất nổi tiếng. Nên nhắc đến họ Mã là phải nhắc đến ý dĩ.

3. Mã Viện cũng nổi tiếng với việc chôn các cột đồng ở An Nam. Nhắc đến họ Mã cũng là phải nhắc đến cột đồng. Sau này, tới thời Đường, một người cháu xa đời của Mã Viện là Mã Tống cũng được cử xuống An Nam, lại dựng tiếp hai cái cột đồng nữa ! 

4. Mã Viện còn nổi tiếng với việc khao thưởng quân lính bằng trâu (thủy ngưu). Ta cứ hình dung "trâu tươi giật" là món khoái khẩu của đoàn quân ấy (khoảng 2000 năm về trước). Nhắc đến họ Mã cũng là phải nhắc đến trâu và thịt trâu.

25/03/2022

Mộ và bia mộ của Đô úy quận Giao Chỉ họ Thẩm thời Hán (thế kỉ 2) tại quê nhà Tứ Xuyên

Đây là một di sản văn hóa trọng yếu của Trung Quốc.

1. Nhân vật họ Thẩm đã từng được nhà Hán cử xuống trấn nhậm quận Giao Chỉ với chức danh đô úy. Tên của họ Thẩm không xuất hiện trong chính sử, mà chỉ thấy trên bia mộ hiện còn tại Tứ Xuyên. Đại khái là nhân vật sau thời Hai Bà Trưng (những năm 40 SCN) khoảng hơn nửa thế kỉ.

Cũng đại khái mường tượng là nhân vật đời sau của các nhân vật sau: Nhâm Diên (thái thú quận Cửu Chân từ năm 25 SCN), Tô Định (thái thú quận Giao Chỉ, đã bị Hai Bà Trưng trừng trị do tham lam), Lý Thiện (thái thú quận Nhật Nam rồi lại chuyển sang thái thú quận Cửu Chân). 

Họ Thẩm tới trị nhậm Giao Chỉ trước thời của Trương Tân (nhân vật đã tâu xin đổi "Giao Chỉ quận" thành "Giao Châu"), của Sĩ Nhiếp (nhân vật được tôn xưng là Nam Giao học tổ).

Bởi vậy, có thể tạm định vị họ Thẩm là sau thời Hai Bà Trưng và trước Sĩ Nhiếp.

13/01/2021

Gạo trắng và gạo đỏ, có từ thời Nhâm Diên (gần ngang thời Hai Bà Trưng)

Cụ Nhâm Diên là quan lại được Trung Hoa cử xuống cai trị vùng Giao Chỉ hồi đầu công nguyên, thường được nhắc đến trong cặp đôi "Nhâm Diên và Tích Quang". 

Nhâm Diên làm thái thú quận Cửu Chân. Còn tích Quang thì làm thái thú quận Giao Chỉ.

Hai cụ Nhâm Diên và Tích Quang được xem là những vị quan tốt, lấy lễ nghĩa mà dạy cho dân vùng Giao Chỉ ở biên viễn của đế quốc Hán.

20/05/2020

938 hay năm nào nên xem là thực sự kết thúc ngàn năm Bắc thuộc, mở ra kỉ nguyên độc lập

Tôi đã tạm nêu quan điểm của tôi rồi (xem ở đây). Sắp tới thì cho công bố. Mà thế nào, quan điểm của tôi lại ngẫu nhiên trùng với học giả tận thập niên thứ hai của thế kỉ XX (tức 1910s) ! Chạy một vòng, thì lại về đầu thế kỉ XX ! Đến đầu thế kỉ XXI (tức 2000s và 2010s) mới thấy được cơ sở vật chất cho ý tưởng có hơn 100 năm trước ! Sự tồn tại đích thực của vật chất đã mang tính quyết định cho nhận thức.

Hồi 1910s, người ta dùng chữ là "thuộc Trung Nguyên". Sau này, từ 1920s với nhóm Trần Trọng Kim, mới dùng cho gọn lại thành "Bắc thuộc".

Dưới đây là quan điểm các học giả gần đây.

19/05/2020

Đạo sĩ Cát Hồng gắn bó với phương Nam (một cái nhìn nhanh)

Cát Hồng là một đạo sĩ danh tiếng của Đạo giáo Trung Quốc. Ông và Đỗ Quang Đình (đọc nhanh lại ở đây) là những đạo sĩ có nhiều trước thuật quan trọng được đưa vào bộ Đạo tạng (kinh điển của Đạo giáo).

Chúng tôi tính du lãng một số địa điểm mà Cát Hồng đã từng du lãng trong cuộc đời đặt chí hướng vào luyện đan và tu tiên của ông, nhưng dịp Cô Vy làm cho ách tắc hết. Không đi đâu được.

Sử sách ghi Cát Hồng từng làm huyện lệnh (đại khái như Chủ tịch huyện) Câu Lậu. Mà rắc rối là nhiều học giả Việt Nam bảo Câu Lậu tức núi Trâu, tức là địa danh Việt Nam, lãnh thổ Việt Nam ngày xưa. Nhưng các học giả Trung Quốc thì lại bảo không phải thế, là đất nội địa Trung Quốc mà thôi.

18/05/2020

Những mảnh vỡ còn lại của thời kì Bắc thuộc ngàn năm : chuông đồng niên đại 948 ở làng Nhật Tảo (Hà Nội)

Hôm trước, đã nói về bia xá lị mang niên đại 601 (thời thuộc Tùy) ở Bắc Ninh. Đọc lại ở đây.

Hôm nay, sẽ giới thiệu về chiếc chuông đồng đúc năm 948, dù đã thuộc thời Ngô nhưng không có niên hiệu nhà Ngô, mà mang niên hiệu Càn Hòa của nhà Nam Hán (đóng đô ở Quảng Châu). Chuông này hiện được bảo quản ở làng Nhật Tảo (Hà Nội).

Một thời kì dài, dù đã độc lập khỏi ách đô hộ của người Hán đến từ phương Bắc, trở thành một quốc gia tự chủ, nhưng chưa hề có quốc hiệu hay niên hiệu. Phải tới tận năm 970, Đinh Tiên Hoàng mới đặt niên hiệu Thái Bình.

Đại khái trong khoảng từ năm 938 đến năm 970, chưa rõ tên nước, chưa rõ niên hiệu của vua. 

Chuông đồng Nhật Tảo đã được chỉ định là Bảo vật Quốc gia từ ngày 15/1/2020.

12/05/2020

Những mảnh vỡ còn lại của thời kì Bắc thuộc ngàn năm : bia xá lị năm 601 (thời thuộc Tùy) ở Bắc Ninh

Mảnh bia này mới được tìm thấy ở vùng Bắc Ninh - được xem là chỗ đóng đô của bộ máy cai trị phương Bắc thời xưa. Cũng khoảng gần chục năm về trước rồi.

Đó là thời nhà Tùy ở Trung Quốc. Còn Giao Châu, thì là thời thuộc Tùy - một đoạn trong cả một ngàn năm Bắc thuộc.

Thời thuộc Tùy cách chúng ta tới khoảng 1600 năm. Vượt qua quãng thời gian tới tận 16 thế kỉ, với bao nhiêu binh hỏa chiến tranh, bao nhiêu đổi thay, mà vẫn có một vài mảnh bia sót lại (mảnh ở Thanh Hóa liên quan đến Lê Ngọc thì đọc ở đây, còn mảnh đang nhắc đến là ở Bắc Ninh).

Về không khí của nhà Tùy trong quan hệ với các đạo sĩ thời đó, thì có thể đọc một truyện truyền kì do đạo sĩ trứ danh Đỗ Quang Đình viết - bản dịch tiếng Việt của chủ nhân Giao Blog từ đầu thập niên 1990 (xem lại bản dịch ấy ở đây hay ở đây).

17/04/2020

Tình cảnh nhân loại trước đại dịch bệnh : thuyết đại âm mưu đang trở lại

Sau một thời gian có vẻ đã có sự nỗ lực chung cùng sự thấu hiểu lẫn nhau, thì bây giờ, mấy ngày nay, thuyết đại âm mưu xung quanh đại dịch Cô Vy lại đang bùng lên từ các nơi.

Thuyết thì qui nguồn là sự chuẩn bị cho vũ khí sinh học của phía Trung Quốc.

Thuyết thì lại qui cho phía quân đội Mĩ.

Và những thuyết khác nữa.

10/04/2020

Trong dịp Cô Vy đọc lại : mộ cổ ở Quảng Ninh và câu chuyện yểm hồn trinh nữ

Chuyện trấn yểm và kho báu thường nghe thấy ở đâu đó, nhất là các làng xã miền Bắc. Độc đáo nhất thường là chi tiết yểm hồn trinh nữ (các trinh nữ này sau thành thần giữ của ở các kho báu).

Khoảng năm 1999 hay năm 2000, một ông bạn mình tốt nghiệp Khoa Vật Lý trường Tổng hợp Hà Nội ngày trước gọi điện bảo có một ít gạch đẹp, rồi miêu tả nọ kia, đại khái là đào được ở địa phương. Mình bảo chắc là gạch từ mộ Hán thôi. Sau đó, mình dẫn bạn và một bạn nữa (bạn của bạn) tới căn hộ của thầy Trần Quốc Vượng ở khu Kim Liên. Trên tầng 5. Chỉ liếc nhìn cái, rồi nghe thêm một chút, thầy Vượng cũng bảo: mộ Hán thôi. Rút cục buổi đó không nói thêm về mộ Hán nữa, mà nói sang những chuyện khác.

Dưới đây là câu chuyện mộ cổ ở Quảng Ninh mấy năm về trước (năm 2014).

Đế Thích và Hindu giáo thời kì sớm ở miền Bắc (bài Bách Việt trùng cửu)

Một tổng kết đến thời điểm hiện tại của nhóm Bách Việt trùng cửu.

Nhiều tìm tòi của nhóm này rất đáng trân trọng. Nhiều điểm trùng với kết quả nghiên cứu của tôi.

05/04/2020

Nhân đợt nghỉ dịch Cô Vy, đi thăm nơi ẩn cư của một đạo sĩ An Nam thời nhà Đường (thế kỉ 8 - 9)

Thời nhà Đường, kinh đô là Trường An.

Từ An Nam lên Trường An thì thật sự xa xôi cách trở. Ấy vậy mà có một số nhân sĩ An Nam ta đã lên đó học hành, rồi thi cử đỗ đạt, ra làm quan, như Khương Công Phụ tới chức Tể tướng - đã kể hôm trước (xem lại ở đây). Cụ Khương thì cuối đời, cũng bỏ quan đi tu Đạo sĩ trong núi sâu, rồi mất năm 805 (năm Vĩnh Trinh 1 đời Đường Thuận Tông).

Hôm nay, muốn đi thăm lại đạo quán Hạo Thiên ở kinh đô Trường An thời Đường, vào thế kỉ 8 - 9. Một đạo quán nổi danh ở Tràng An thời ấy. Đạo quán Hạo Thiên là nơi tu hành của một đạo sĩ gốc An Nam.

28/03/2020

Ở yên và vui trong động sâu cả 10 năm (Khương Công Phụ ẩn cư tại đất Tuyền châu hồi thế kỉ 8)

Từ  0 h ngày 28/3 năm 2020, nước Đại Việt giới nghiêm.

Đang đại dịch Cô Vy, nên kể chuyện ẩn cư của người xưa.

Mà nhắc đến ở đây là chuyện về cụ Khương Công Phụ - người của thời nhà Đường (Trung Quốc), tức là sống trước thế kỉ X. Có nghĩa là sống cách chúng ta hơn cả 1000 năm. Cụ vốn là đất Việt (người đất châu Ái hồi đó) mà đã thi đỗ Tiến sĩ ở Trung Nguyên, tức tại kinh đô của Đại Đường Đông Thổ, nên được vua Đường mến mộ mà tuyển dụng.

Cụ trải qua nhiều chức quan trong triều đình nhà Đường, có lúc làm tới chức Tể tướng - tức ngang với hàng Thủ tướng bây giờ, đại khái thế.

22/03/2020

Ông vua Lê gốc Hán đóng đô ở vùng Thanh Hóa hồi thế kỉ 6 - 7, sau được dân Việt đời đời thờ phụng

Đó là vị thái thú các quận Nhật Nam và Cửu Chân thời nhà Tùy, có tên tục là Lê Ngọc (hay Lê Cốc). Ông là người Hán được các triều đại phong kiến Trung Quốc (Lương, Tùy) phái xuống cai quản vùng Thanh Nghệ ngày nay. 

Câu chuyện của thế kỉ 6 - thế kỉ 7. Tức là thời Bắc thuộc, cách nay tới mười mấy thế kỉ. Cụ thể là thời Tùy Dạng Đế.

1. Thời Tùy Dạng Đế trong liên quan đến Lê Ngọc, thì có thể đọc một chuyện thần tiên của đạo sĩ Đỗ Quang Đình qua bản chuyển ngữ của chủ nhân Giao Blog từ khoảng 25 năm trước, ở đây - truyện Người khách có bộ râu hùm). Trong truyện, có sự xuất hiện của chàng thanh niên Lý Thế Dân (sau là vua Thái Tông của nhà Đường).

Tùy Dạng Đế trong truyện của Đỗ Quang Đình chính là người đã phái Lê Ngọc tới cai quản vùng Thanh Nghệ ngày nay.

20/01/2020

Cuối năm xem lại văn bia cổ nhất (năm 618 thời thuộc Tùy) trong liên quan với Tam Giới

Bây giờ, đang xem lại văn bia khắc chữ Hán cổ nhất hiện còn ở Việt Nam, là bia dựng năm Đại Nghiệp 14 thời nhà Tùy (tức năm 618).

Suy nghĩ về mối quan hệ của nó với Tam Giới (vừa là Phật giáo, vừa là Đạo giáo).

Đi một ít bài liên quan.

22/07/2019

"Lý hoặc luận" của Mâu Bác ra đời ở tk II hay tk V (bài Dương Ngọc Dũng)

Mâu Bác được gọi là "Mâu tử", tức là "thầy Mâu" giống như cách gọi cho "thầy Khổng = Khổng tử" hay "thầy Mạnh = Mạnh tử".

Tác phẩm trọng yếu của ông gắn với Việt Nam thời Bắc thuộc là cuốn Lý hoặc luận (tạm hiểu là dùng lí lẽ để đẩy lùi mê hoặc). Có rất nhiều nghiên cứu chuyên sâu về tác phẩm này. Một tư liệu đọc nhanh về Mâu Tử và Lí hoặc luận đã đưa về Giao Blog, ở đây.

Dưới là bài của học giả Dương Ngọc Dũng (bác Dũng là người đã hướng dẫn cho bác Obama khi tới thăm chùa Ngọc Hoàng ở Tp. Hồ Chí Minh, đọc lại ở đây hay ở đây).

13/12/2018

Kí ức dân gian vượt hơn 1000 năm, sau được khảo cổ học chứng minh ?

Đại ý là những câu đối ở vùng làng xã phản ánh kí ức dân gian về lịch sử Thăng Long từ thời xa xưa, lúc Cao Biền sang cai trị đất An Nam. Tức là hơn 1000 năm trước. Câu đối ghi Cao Biền và quân Giang Tây sang đúc gạch đúc ngói xây thành Đại La - ngôi thành xưa nhất ở Hà Nội ngày nay.

Rồi một ngày, di tích hoàng thành Thăng Long phát lộ, mà tận đầu thế kỉ XXI, người ta mới thấy gạch ghi "quân Giang Tây" !

Đại ý là bác Bách Việt trùng cửu đang muốn trình bày như vậy. Nếu đúng thế thì khá chấn động ! 

28/10/2018

Cuốn sách viết ở thế kỉ II của người Việt đi vào học thuật Trung Quốc (các phát hiện của Lê Mạnh Thát)

Các tìm tòi của học giả Lê Mạnh Thát về cổ sử Việt Nam, qua bản giới thiệu từ góc nhìn báo chí của cây bút Hoàng Hải Vân. Bài đã lên mạng từ 10 năm về trước (tức năm 2008).

Chép về Giao Blog, vì nhân hôm qua (27/10), có nói nhanh về Lý hoặc luận của Mâu Bác (tức Mâu Tử). Hôm qua, chủ đề chính là Đạo giáo thời kì sơ khởi (tức thời Đông Hán) ở Trung Quốc, và mình đưa Lý hoặc luận ra như một chỉ dấu quan trọng của sự lan tỏa xuống phía Nam của Đạo giáo ngay từ thời đó.

Có nhiều chỉ dấu quan trọng, nhưng tác phẩm Lý hoặc luận của Mâu Tử mang tính thuyết phục hơn cả. Tuy vậy, mình chỉ dừng lại ở chỗ "Mâu Tử là người Giao Châu". Không diễn giải xa thêm.