Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn lúa-cổ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn lúa-cổ. Hiển thị tất cả bài đăng

24/10/2024

Ấn vàng “Sắc mệnh chi bảo” - đúc mới năm Minh Mệnh 8 (1827)

Bài trên website của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 1. Đoạn mở đầu thì thật vẫn quan ngại, là thế này:

"Theo các kết quả nghiên cứu, ấn Sắc mệnh chi bảo có từ triều Trần được làm bằng chất liệu gỗ (trong đợt khai quật di tích Hoàng thành Thăng Long đã phát hiện ấn cùng loại bằng gỗ trên mặt có khắc Sắc mệnh chi bảo). Đây là ấn của vua Trần Thái Tông (1225-1258) dùng để ban bố mệnh lệnh, sắc chỉ trong giai đoạn những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên xâm lược Đại Việt lần thứ nhất (1258)."

Hóa ra mảnh gỗ mới tìm được ở Hoàng thành Thăng Long gần đây, thật sự là cái ấn "Sắc mệnh chi bảo" đầu tiên của Đại Việt chăng ?

Vậy là "Sắc mệnh chi bảo" đã có từ năm 1258 dưới triều Trần rồi !

Nghe hơi có màu sắc hạt lúa Thành Dền, vốn có thuyết mạnh là giống lúa thời các Vua Hùng với chàng Lang Liêu danh tiếng ! Nhưng đi làm "căn cứ" khoa học, thì rút cục: giống lúa Khang Dân có gốc Trung Quốc, tức đời hiện đại mới tinh ! Vụ thành Dền thì trên Giao Blog, xem lại ở đây, gắn với tên tuổi của học giả Lâm Mỹ Dung.

13/01/2021

Gạo trắng và gạo đỏ, có từ thời Nhâm Diên (gần ngang thời Hai Bà Trưng)

Cụ Nhâm Diên là quan lại được Trung Hoa cử xuống cai trị vùng Giao Chỉ hồi đầu công nguyên, thường được nhắc đến trong cặp đôi "Nhâm Diên và Tích Quang". 

Nhâm Diên làm thái thú quận Cửu Chân. Còn tích Quang thì làm thái thú quận Giao Chỉ.

Hai cụ Nhâm Diên và Tích Quang được xem là những vị quan tốt, lấy lễ nghĩa mà dạy cho dân vùng Giao Chỉ ở biên viễn của đế quốc Hán.

18/02/2016

Khảo cổ học Việt Nam nhãn tiền : 2010s

Có hai câu chuyện nhãn tiền về khảo cổ học Việt Nam, thấy sẵn trên blog này.

Thứ nhất là về giống lúa cổ gắn với nhóm Lâm Mỹ Dung (xem lại ở đây).

Thứ hai là về ấn chương thời Trần gắn với nhóm Trịnh Sinh, Hoàng Văn Khoán, Tống Trung Tín (xem lại ở đây).

28/10/2014

Đời lúa đời người

Đợt trước, đang nói về cây lúalúa cổ, rồi bản đồ biến dị gen của lúa.

Bây giờ, thì đang vào mùa gặt. Chuẩn bị có lễ cơm mới ở các nơi.

Ở Việt Nam, giờ này, cũng đã có nơi thu hoạch xong. Nơi thì mới bắt đầu. 

24/09/2014

Một giả thuyết về nguồn gốc người Việt dựa trên bằng chứng nhân chủng học phân tử (Đỗ Kiên Cường)

Lâu nay, bác Đỗ Kiên Cường tựa như bỏ hẳn việc đối thoại với các nhà thực hành tâm linh - ngoại cảm. Mà chuyển sang vấn đề nguồn gốc người Việt. Vừa công bố một bài trên Văn hóa Nghệ An.

21/08/2014

Việt Nam phát hiện giống lúa cổ ở Thành Dền : 2 - Hạt thóc 3000 năm, nghe nhà khảo cổ trình bày

Video đã lên mạng từ 4 năm trước, từ hồi tháng 5 năm 2010. Nhưng hình như rất ít người xem, nên đến hôm nay lượt xem mới là 108.

Có thể thấy được quang cảnh bà con đãi thóc. Và đặc biệt là cảnh nhà khảo cổ học Lâm Mỹ Dung trình bày tại chỗ về hạt lúa 3000 năm. Nội dung của video là có phần trùng với bài của blog Chi (đã đưa ở entry trước). 

Việt Nam phát hiện giống lúa cổ ở Thành Dền : 1 - Một ghi chép thực tế vào tháng 5 năm 2010

Thành Dền thuộc địa phận huyện Mê Linh - quê hương của Hai Bà Trưng. Huyện bị thay đổi cấp trực thuộc qua nhiều lần trong mấy chục năm qua, lúc là Hà Nội, rồi là về Vĩnh Phú, thành Vĩnh Phúc, bây giờ thì trở lại với Hà Nội.

Sự kiện đã lùi khoảng 4 năm. 

20/08/2014

Một nơi phát nguồn của văn hóa lúa nước ở Hoa Nam : huyện Long An tỉnh Quảng Tây

Thậm chí, bây giờ, huyện Long An tựa như còn đang được xác định là quê hương của lúa trên toàn thế giới. Nơi phát nguồn của lúa cho nhân loại.

Mấy năm nay, dựa trên đề nghị của phía học thuật, nhà nước Trung Quốc cấp danh hiệu "quê hương của lúa" hay "kinh đô của văn hóa ruộng/lúa" cho một số nơi trên cả nước, mà đa phần là thuộc vùng miền nam, quen gọi là Hoa Nam. Trong đó có huyện Long An.

Huyện có 40 vạn dân, và chủ yếu là người Choang (tộc người là "bà con thân thích" với các nhóm Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam)