Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đàng-Trên. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đàng-Trên. Hiển thị tất cả bài đăng

05/01/2024

Châu phê của chúa Nguyễn ở Đàng Trong, vẫn ghi rõ niên đại vua Lê ở Đàng Ngoài

Ở xuất bản hơn 10 năm về trước, khi nói về ba đàng (Đàng Ngoài, Đàng Trong, Đàng Trên), tôi đã đưa nhanh khái quát về sử dụng niên đại của ba đàng như sau:

- Đàng Ngoài và Đàng Trong, về thực chất, như hai vương quốc, nhưng Đàng Trong không đặt niên hiệu riêng, mà vẫn sử dụng niên hiệu của vua Lê ở Đàng Ngoài. Cả hai vương quốc đều tính thời gian chung, căn cứ theo niên hiệu của vua Lê (ví dụ: Vĩnh Trị, Vĩnh Khánh, Cảnh Hưng,...).

- Chỉ có Đàng Trên của các vua nhà Mạc là có niên hiệu riêng. Đàng Trên tính thời gian theo lịch của riêng mình, theo niên hiệu của các vua nhà Mạc đang trị vì: Càn Thống, Long Thái, Thuận Đức, Vĩnh Xương (xem lại trên Giao Blog, ở đây hay ở đây).

Bây giờ, xem châu phê của các chúa Nguyễn (trong triển làm "Bảo đạc trường minh寶鐸長鳴" tại Huế, đang diễn ra, gắn với Thiền phái Liễu Quán danh tiếng)  thì thấy rõ niên hiệu vua Lê xuất hiện trong văn thư chính thức của hệ thống hành chính Đàng Trong.

24/07/2023

Truyền ngôn về mảnh vỡ còn lại tại Ninh Bình của lầu Ngưng Bích vốn ở vương quốc Đàng Trên (1593-1683)

Về vương quốc Đàng Trên, hay vương quốc Cao Bằng, thì trên Giao Blog có thể đọc lại tổng quan ở đây (tháng 12 năm 2022). Bài đã đăng trên tạp chí học thuật về vương quốc Cao Bằng thì có thể lấy bản PDF toàn văn ở đây.

Bây giờ, qua báo chí, giật mình thấy có một truyền ngôn về một mảnh vỡ của lầu Ngưng Bích vốn ở kinh đô Cao Bình của vương quốc Cao Bằng. 

24/06/2023

Văn nghệ Thứ Bảy: trở lại bản đồ ở thập niên 1650 gắn với "vương quốc Cao Bằng" và Chúa Khánh

Đại khái, ở các bài viết từ nhiều năm về trước (bài đầu tiên là từ 2009), liên quan đến vương quốc Cao Bằng hay Đàng Trên (ví dụ xem ở đây), hoặc liên quan đến Tứ Vị Thánh Nương (ví dụ xem ở đâyở đây), tôi đã sử dụng hai tấm bản đồ được in vào thập niên 1650 trong các tác phẩm quan trọng của giáo sĩ Đắc Lộ.

Cả hai bản đồ này đã được in vào thập niên 1650 trong các cuốn sách của Đắc Lộ. Nhắc lại cho thêm rõ vậy. Dĩ nhiên, cụ Đắc Lộ không phải là người vẽ ra. Cụ chỉ sử dụng lại các tấm bản đồ có sẵn ở châu Âu vào thời điểm đó, dĩ nhiên đã được chỉnh lí thêm bởi chính các giáo sĩ đã hoạt động ở Việt Nam (đọc thêm ở đây). Đại khái là hai tấm sau.

10/12/2022

Cập nhật tình hình 2021 - 2022 về miếu Thanh Cẩm ở Hà Thành (đình Trung Yên phố Hàng Bạc)

7 năm trước, vào tháng 5 năm 2015, Giao Blog đã điểm tin về miếu Thanh Cẩm thờ một vị tiến sĩ triều Mạc đã xả thân cứu vua Mạc (xem lại ở đây).

Chuyện được chép vào một bản Việt điện u linh, cũng được chép vào Tang thương ngẫu lục của Phạm Đình Hổ - Nguyễn Án.

04/07/2022

Vương triều Mạc thời kì Cao Bằng (1593-1683) : khu vực Thái Nguyên và vị nữ tướng hiện được thờ trong Đền Cột Cờ

Đền Cột Cờ ở thành phố Thái Nguyên đã được nhận bằng di tích cấp tỉnh vào năm 2014, Giao Blog đã điểm tin ở đây (tháng 5 năm 2019).

Tương truyền, đền thờ một nữ tướng thời Mạc.

Nhà Mạc ở Cao Bằng có nữ tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ.

Đồng thời, còn có một nữ tướng. Bà đã cầm quân chống lại quân nhà Lê Trịnh ở vùng Thái Nguyên.

02/07/2022

Ki-tô giáo tại Việt Nam - những cái nhìn tổng quan

Mình sắp công bố một bài viết học thuật về Đàng Trên.

Đại khái, về Đàng Trên, trên Giao Blog thì đọc nhanh ở đây hay ở đây.

Sử quan của mình hiện nay là ba Đàng (tức Đàng Trong, Đàng Ngoài, Đàng Trên) mà không phải hai Đàng như quan niệm trước nay.

Điều hiện nay chưa rõ là vào nửa cuối thế kỉ XVII, Ki-tô giáo đã có mặt ở Đàng Trên hay chưa. Tư liệu quá thiếu thốn, hiện chưa làm sao để có một chút gợi ý nào.

Dĩ nhiên, từ hồi đó, giáo sĩ Đắc Lộ đã mấy lần muốn vượt lên Cao Bằng để tham quan. Nhưng bộ máy an ninh của Đàng Ngoài đã biết, tìm cách ngăn trở. Tư liệu về việc này thì rất rõ ràng.

Đặt một entry này để sưu tầm những cái nhìn tổng quan về lịch sử Ki-tô giáo tại Việt Nam.

Mở đầu là một tóm tắt khá thú vị của học giả Trần Quốc Anh - ông đưa lên Fb cá nhân vào ngày hôm nay.

27/03/2022

Đọc lại "Ngọa Long cương vãn" thơ Nôm lục bát viết khoảng 1620s của Đào Duy Từ (1572-1634)

 Lúc đó, Đại Việt hình thành thế chân vạc gồm Ba Đàng, là Đàng Ngoài - Đàng Trong - Đàng Trên.

Đào Duy Từ đã bỏ Đàng Ngoài (vua Lê chúa Trịnh) mà vào tìm và giúp minh chủ ở Đàng Trong (chúa Nguyễn). Một số người giúp việc quan trọng cho chúa Nguyễn lúc đó lại xuất thân từ Đàng Ngoài (ví dụ như Đào Duy Từ) và Đàng Trên (tức Cao Bằng, lúc đó nhà Mạc vẫn cai quản). Nhóm xuất thân từ Đàng Trên thì đáng chú ý nhất là con cháu Mạc Cảnh Huống - sau được ban họ Nguyễn (rồi thành Nguyễn Hữu).

"Ngọa Long cương vãn" tương truyền là thơ quốc âm (chữ Nôm) theo thể lục bát mà Đào Duy Từ đã dâng lên chúa Nguyễn. Chúa đã khởi dụng họ Đào nhờ bài vãn danh tiếng này.

10/11/2021

Vấn đề nhà Mạc trong SGK bậc tiểu học và trung học hiện hành (bài mới của chủ nhân Giao Blog)

Bài tham dự hội thảo quốc gia sắp diễn ra.

Đại khái, chiều nay (10/11/2021) đã được chia sẻ các trang như dưới đây. Người chia sẻ thuộc ban tổ chức hội thảo và chiều nay đã đưa kỉ yếu từ nhà xuất bản về đại học.

31/05/2021

Góc khuất của sử học và sự thực lịch sử : sự kiện Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975 vẫn còn nhiều điểm mờ

Sự kiện Dinh Độc Lập ngày 30 tháng 4 năm 1975, đã được Giao Blog quan sát ở đâyở đây.

Dư luận hiện nay, tính đến tháng 5 năm 2021, thì có vẻ như đang mạnh mẽ phê phán một người trực tiếp tham gia việc bắt giữ và áp giải tướng Dương Văn Minh từ Dinh sang đài phát thanh, đồng thời là có vẻ ca ngợi một người cũng tham gia vào sự kiện đó.

Có sự việc, mà dư luận cho là tranh công, xem ai mới là người soạn bản tuyên bố đầu hàng vô điều kiện mà tướng Dương Văn Minh đã phát thanh vào ngày 30 tháng 4.

Tưởng chừng đã sáng rõ !

Nhưng không phải như vậy. Xem kĩ lưỡng các nguồn tư liệu (nghe người trong cuộc nói chuyện qua video đã phát, sách vở và báo chí các nguồn, ảnh chụp và video của nhiều phía), thì hóa ra, sự kiện đó còn quá nhiều điểm mờ, hiện chưa có cách nào làm sáng tỏ được.

16/05/2021

Đàng Trên - Đàng Ngoài - Đàng Trong, với Chúa Khánh - Chúa Bằng - Chúa Sãi (bài Nguyễn Cung Thông)

Một phát hiện thú vị của học giả Nguyễn Cung Thông là: ở thời điểm 1630s-1650s, cùng một chữ Hán, nhưng có hai âm đọc là "Bình" và "Bằng". 

Ở khoảng thời gian đó, tức 1630s-1650s, thì đã có cách gọi phổ thông là "Cao Bằng" và "Quảng Bình". "Bằng" và "Bình" ấy là cùng một mã chữ Hán.

Có nghĩa là: tên gọi Cao Bằng đã được phổ biến từ lâu lắm rồi, chứ không phải đợi đến tận Tây Sơn mới có (như quan điểm của một số học giả khác - lấy nguyên cớ là phải kiêng húy tên "Quang Bình" của vua Tây Sơn mà phải đổi "Cao Bình" thành "Cao Bằng").

Trùng lặp lịch sử : tranh công ngày 30/4 (làm nhớ chuyện Đàng Trên - 2)

Sự kiện này đã được Giao Blog quan sát từ tháng 5 năm 2020, cập nhật dần tư liệu của các bên ở đây.

Entry đó đã đầy. Nên bây giờ mở entry thứ 2.

Mở đầu bằng bộ phim tư liệu vừa phát chính thức đêm qua trên hệ thống truyền thông chính qui. Đại khái là bộ phim như sau:


08/03/2021

Về hai tấm bản đồ Việt Nam trong các sách đã in đầu thập niên 1650 của Đắc Lộ

Có một bài viết rất đáng đọc của học giả Alexei Volkov về hai tấm bản đồ thú vị này, đã đăng tải năm 2018, và vừa được dịch giả Võ Xuân Quế chuyễn ngữ sang tiếng Việt.

Về hai tấm bản đồ này, trước đây, tôi cũng đã sử dụng để nghiên cứu về ngôi đền Cờn (Cần Hải linh từ) ở xứ Nghệ (bài đăng ở đây, các năm 2009-2010), và về ba vương quốc cùng tồn tại ở Việt Nam đầu thế kỉ 17, tức Đàng Trên - Đàng Ngoài - Đàng Trong (bài đã đăng ở đây, năm 2019).

Riêng Đàng Trên, thì đó là vương quốc Cao Bằng của các vua nhà Mạc (đọc nhanh về Đàng Trên trên Giao Blog ở đây hay ở đây).

Bản dịch dưới đây lấy về từ trang nhà của hai học giả Việt Nam hiện đang cư trú ở Phần Lan là Võ Xuân Quế và Bùi Việt Hoa.

Có bản gốc bằng tiếng Anh của Alexei ở đường link đặt cuối bản dịch.

13/07/2020

Nhớ lại 10 năm và hơn 50 năm : khai quật và hoàn táng thi hài vua Lê Dụ Tông (1958, 2010)

Vua Lê Dụ Tông (1679-1731) ở vương quốc Đàng Ngoài dù không liên quan trực tiếp tới các vua Mạc ở Đàng Trên (vương triều Mạc thời kì Cao Bằng 1593-1685, đọc ở đây), nhưng là một vị vua thú vị, nên trong quan hệ giữa Đàng Ngoài với Đàng Trên, ở chỗ này chỗ kia, tôi đã đề cập.

Ông vua Lê Dụ Tông có hai niên hiệu quan trọng: Vĩnh Thịnh và Bảo Thái. Thời Bảo Thái thì gắn với danh nhân Nguyễn Tông Quai (1693-1767, thầy của Lê Quý Đôn) - là một chủ đề nghiên cứu lâu năm của tôi (ví dụ đọc ở đây và ở đây).

Bây giờ là nhớ lại chuyện của 10 năm trước. Đó là đầu năm 2010, chính phủ Việt Nam đã tổ chức lễ hoàn táng thi hài của vua Lê Dụ Tông trở lại xứ Thanh, sau gần 50 năm khai quật (người ta tìm thấy mộ của ông vào năm 1958; đến năm 1964 thì đưa về Hà Nội, mở ra trước sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Văn Đồng). Đáng chú ý là, lễ hoàn táng năm 2010 có Trưởng Ban Tổ chức Lễ hoàn táng (coi như ngang với Trưởng Ban tang lễ) là ông Trần Chiến Thắng - lúc đó là quan chức ngành văn hóa nước nhà. Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu có tham dự (xem lại một ít tin cụ Phiêu trong liên quan tới giới các nhà ngoại cảm, ở đây).

Quan tài của nhà vua làm bằng gỗ Ngọc Am (tức gỗ pơmu). Chắc là ngang ngang với gỗ Nam (nanmu) mà các vua Mạc Kính Diệu và Mạc Nguyên Thanh đã cung tiến để Thượng Khả Hỉ xây cất chùa Đại Phật ở Quảng Châu, ngày nay loạt cột gỗ Nam ấy vẫn còn ở Quảng Châu (xem lại ở đây và ở đây)

01/05/2020

Trùng lặp lịch sử : tranh công ngày 30/4/1975 (làm nhớ chuyện Đàng Trên)

Xem bàn luận các nơi, nhất là mạng xã hội, thì thấy hiện thực vào ngày hôm qua (30/4/2020, kỉ niệm 45 năm thống nhất đất nước), trích dẫn theo bác Hiệu Minh

"Ai là người đã chấp bút soạn thảo văn kiện đầu hàng cho tướng Dương Văn Minh ngày 30-4-1975 tại Đài phát thanh Sài Gòn? Suốt mấy chục năm, cả ông Bùi Văn Tùng và ông Phạm Xuân Thệ đều trả lời: Tôi! Hỏi tờ giấy nháp đâu, cả hai đều nói bị thất lạc.

Tháng 4-1975, trung tá Bùi Văn Tùng là chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203 thuộc Quân đoàn 2, ông Phạm Xuân Thệ là là đại úy trung đoàn phó trung đoàn 66 bộ binh, cũng thuộc Quân đoàn 2. Cả hai đều vào Dinh Độc Lập sáng 30-4-1975 cùng chứng kiến sự đầu hàng của chính quyền Sài Gòn.
Năm nay 30-4-2020 sau 45 năm, VTV chỉ nói đến Đại tá Tùng, dường như không còn "Alternative Fact - sự thật thứ 2" từ phía tướng Thệ."

27/11/2019

Năm 2019 nhìn lại giáo dục và khoa cử Nho giáo Việt Nam từ Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội)

Khoa thi đầu tiên của lịch sử khoa cử Việt Nam được tính là khoa Tam Giáo (Nho, Phật, Đạo) mở năm Ất Mão niên hiệu Thái Ninh thứ 4 của nhà Lý, tức năm 1075.

Tính từ đó, đến năm 1919 (năm khoa cử Nho giáo chấm dứt tại Việt Nam), thì là tới gần 900 năm. Có nhiều nơi tổ chức hội thảo khoa học nhân sự kiện 100 năm kết thúc khoa cử Nho giáo vào năm nay. Cuộc hôm qua, ngày 26/11, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) là một trong số đó. Hồi mùa hè thì đã có một cuộc ở Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam (hai cơ quan đồng tổ chức là Viện Nc Hán Nôm và Viện Sử học), xem lại ở đây.

Hôm qua, mình chủ yếu nói về niên đại 1650s.

Thập niên 1650 mang nhiều ý nghĩa với lịch sử trung đại Việt Nam. Khi đó, lãnh thổ Việt Nam ngày nay có ba đàng, là Đàng Trên, Đàng Ngoài, Đàng Trong. Gọi là thế chân vạc (hay đỉnh lập cục diện, hay three kingdoms). Mình nói về Đàng Trên là chính, trong so sánh với hai đàng còn lại. Các trang 118-161 trong kỉ yếu (toàn kỉ yếu gồm 540 trang).

23/11/2019

Đắc Lộ bản cập nhật 2019 : vẫn chưa yên với "chữ quốc ngữ" suốt từ 1650s

Thập niên 1650 là một thập niên đáng ghi nhớ trong lịch sử chữ quốc ngữ, với việc giáo sĩ Đắc Lộ đã miệt mài trong suốt mấy năm ở châu Âu để cho ra đời bộ 3 tác phẩm quan trọng:
- Từ điển Việt - Bồ - La,
- Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài,
- Hành trình và truyền giáo.

Bộ sách được chuẩn bị từ mấy chục năm trước, nhưng đến thập niên 1650 mới được in thành sách và phổ biến rộng rãi ở châu Âu.

22/02/2018

Đeo gươm và vác cuốc đi mở cõi : xung quanh năm 1600s với vùng đất Phú Yên

Thời điểm xung quanh năm 1600, có nhiều vận động đáng chú ý. Tôi thì quan tâm tới các bước đi của nhà Mạc ở Cao Bằng, mà tiêu biểu là chuông Đà Quận mang niên đại 1611 (đã đi ở đây hay ở đây).

Thế chân vạc rất rõ ở thời điểm đó. Nhà Mạc là chân vạc ở phía Bắc, được gọi là Đàng Trên.

Một chân vạc quan trọng ở phía Nam là giang sơn của họ Nguyễn, được gọi là Đàng Trong. Lúc đó, người Kinh nối nhau đeo gươm và vác cuốc đi mở cõi.