Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quảng-Ninh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quảng-Ninh. Hiển thị tất cả bài đăng

01/09/2022

Goóc-ba-chốp (Mikhail Gorbachev, 1931-2022) ra đi giữa chiến cuộc Nga - Ukraina

Chiến cuộc Nga - Ukraina bùng phát vào tháng 2 năm 2022 (đọc lại ở đây), sau 6 tháng thì vẫn đang kéo dài, chưa biết sẽ kết thúc ra sao và kết thúc lúc nào. Thi thoảng, Giao Blog có điểm tin nhanh về chiến cuộc này, ví dụ ở đây. 

Giữa chiến cuộc đang ngổn ngang, vào ngày 30 tháng 8 năm 2022, cựu lãnh đạo Liên bang Xô Viết qua đời. 

21/05/2022

Có một tiểu thuyết "Bất khuất" khác : truyện vùng mỏ của nhà văn Lê Phương

Truyện kí và tiểu thuyết, thơ ca về vùng mỏ khá phong phú. Trong một bài viết về "văn hóa thợ mỏ" đã công bố năm 2020 (xem nhanh trên Giao Blog ở đây), thì tôi xếp "văn học vùng mỏ" là một nội dung của "văn hóa vùng mỏ" và "văn hóa thợ mỏ".

Bây giờ là về tiểu thuyết Bất khuất của nhà văn Lê Phương.

Mở đầu là một bài viết của bác Đoàn Kiển (tức Đoàn Văn Kiển) - nguyên là Tổng Giám đốc Tập đoàn TKV (than khoáng sản Việt Nam).

25/12/2021

Văn nghệ Thứ Bảy : câu chuyện ngành than Việt Nam - TKV và truyền thống "Kỷ luật - Đồng tâm"

Kỷ luật - Đồng tâm là nhãn ngữ quan trọng của ngành than Việt Nam hiện nay. Chúng tôi đã cùng luận bàn về các truyền thống văn hóa của ngành than ở đây (cuối năm 2020).

Mấy năm rồi, du lãng các cơ sở của ngành than Việt Nam, một số thông tin đã được ghi nhanh trên Giao Blog, ở đây hay ở đây.

Từ nhiều năm trước, nội bộ của TKV cũng đã có tiếng nói về việc: nên chuyển từ "Kỷ luật - Đồng tâm" sang "Cạnh tranh - Minh bạch". Cũng có thể nghĩ đến sự kết hợp giữa chúng.

17/11/2021

Cán bộ công đoàn vùng mỏ Võ Huy Tâm viết về thợ mỏ (bản thảo đầu tiên qua lời kể Tô Hoài)

Gần đây, lúc du lãng xứ Quảng Yên ngày xưa (vùng mỏ Quảng Ninh ngày nay), chúng tôi đã đến thăm nhà thơ Trần Nhuận Minh tại tư gia (đã nói nhanh ở đây). Hôm đó, trong không khí vui vẻ đang nói về văn hóa vùng mỏ và văn hóa thợ mỏ, bác Trần kể nhanh một số kỉ niệm về nhà văn Võ Huy Tâm.

Bác Trần gợi ý cho chúng tôi chú ý đến mối quan hệ thân tình giữa nhà văn Võ Huy Tâm (trong tư cách người thợ mỏ và cán bộ công đoàn vùng mỏ) với ông Lành (tức nhà thơ chính trị gia Tố Hữu). Sẽ ghi lại cụ thể ở một dịp khác.

Bây giờ, thì đọc nhanh lời kể của nhà văn Tô Hoài, mới biết công lao rất lớn trong đào tạo Võ Huy Tâm của nhà văn đàn anh Nguyễn Huy Tưởng. Ông có cách đào tạo người thật hay, cách này đến nay vẫn thật sự có giá trị trong giáo dục. Chắc bác Trần Nhuận Minh mới chỉ biết đến vai trò của ông Lanh, mà chưa biết đến công đào tạo của Nguyễn Huy Tưởng trong tiểu thuyết Vùng mỏ.

06/03/2021

Chính quyền cấp tỉnh thành : Quảng Ninh chăm "lót ổ đại bàng", thành điểm "du lịch thể chế"

Lót ổ đại bàng là từ mới gần đây.

Đại bàng thì có "nội" và "ngoại", nên có diễn dàn đại khái là lót ổ đại bàng nội.

Rồi lại có từ mới là "du lịch thể chế". Mà người đưa từ này, không ai khác, vẫn là người của VCCI, như mấy năm về trước tại Đà Nẵng đã đăng đàn nói về Bác Hồ với kinh tế thị trường ở đây (năm 2015).

Một thời là Đà Nẵng được điểm danh liên tục, còn bây giờ thi là Quảng Ninh.

04/03/2021

09/02/2021

Chuyện cũ về vùng mỏ, thợ mỏ, nghề mỏ

Chuyện hiện tại, thời điểm các năm đầu thế kỉ XXI, thì xem ở đâyở đây.

Gần đây, gặp nhà thơ Trần Nhuận Minh tại nhà riêng ở Hạ Long, mới được nghe anh kể về quãng thời gian anh đi làm phu mỏ tay trái để viết về vùng mỏ, thợ mỏ. Sau này, một kết tinh của cả đời ở vùng mỏ của anh là trường ca Đá cháy. Từ kinh nghiệm thực tế nhiều chục năm, anh có chú ý chúng tôi về khái niệm "thợ mỏ" và "phu mỏ" của thời Tây, tức thời thuộc Pháp (có một số người là nông dân ra làm mỏ mang tính thời vụ, hết việc lại về quê, mà không phải thợ mỏ hay phu mỏ chính hiệu).

Cũng gần đây, được nghe kĩ sư Đoàn Văn Kiển - nguyên Tổng Giám đốc Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam (TKV) - nói chuyện trực tiếp một các dân dã về "tục uống rượu" của công nhân mỏ, mà là toàn thế giới, chứ không phải riêng Việt Nam. Ông là tác giả của một cuốn hồi kí rất hay là Thợ lò cũng là chiến sĩ (ghi tên Đoàn Kiển, xuất bản năm 2014, Nxb Lao Động). Tôi đọc cuốn này trước, rồi mới gặp ông trực tiếp.

23/01/2021

Văn nghệ Thứ Bảy : du lãng vùng than, xem thợ mỏ đón Tết 2021

Chúng tôi lại trở về vùng mỏ. Lần này là du lãng để xem thợ mỏ ăn Tết ra sao. Khoanh vùng chính vào Uông Bí với 14 đơn vị của TKV tập trung ở đây.

Uông Bí bây giờ là Thành phố Uông Bí, đang phát triển rất nhanh. 

Chúng tôi tụ về Cầu Sến (tên một con phố mà cũng là tên của một cây cầu). Đầu dây bên chỉ dẫn đường có nói đại khái: đến Cầu Sến rồi, nhìn thấy 4 tòa nhà cao nhất ở khu đó thì các bác tới đó. Chúng tôi thật ra đã đến khu vực Cầu Sến ấy một lần rồi, nhưng luống cuống thế nào mà lòng vòng một hồi mới đến được.

24/12/2020

Chuyện lớn chuyện nhỏ ở vùng mỏ Quảng Ninh hiện nay (các doanh nghiệp ngành than)

Du lãng vùng mỏ từ lúc mới lớn, mà thế nào, một dạo lớp đại học năm thứ nhất của mình lại sợ mình đi ra vùng mỏ rồi không trở lại trường nữa ! Tháng 9 năm thứ hai, lúc trở lại trường, có ông bạn bảo: ngỡ là ông ở ngoài vùng mỏ hóa công nhân ngành than rồi !

Thi thoảng chạy đi chạy lại giữa Hà Thành và vùng mỏ, cái thời mà phải đi mấy lần phà, cứ lên lên xuống xuống, mới tới được Hòn Gai. Đi xe khách từ bến nào đó như Gia Lâm hay Dã Tượng gì đó, lúc sáng sớm, mà phải đến chiều tối mới có mặt ở Hòn Gai.

Bây giờ thì cao tốc làm thay đổi toàn bộ. Xuất phát từ Hòn Gai lúc 1 h chiều, thì chỉ tầm 4h chiều là đã vào tham gia cuộc họp ở Hà Thành được. Đoạn tắc nhất hóa ra chính là từ cầu Thanh Trì vào nội thành; có khi thấy cầu Thanh Trì tắc quá lại phải quay xe để đổi sang cầu Vĩnh Tuy hay một cây cầu khác khả quan hơn.

Bây giờ, mình mới thực sự du lãng vùng mỏ với tính chất là công việc. Hồi mới lớn là đi chơi thôi ! Chưa từng có ý nghĩ thành công nhân mỏ như nhóm bạn ở kí túc xã Mề Trì ngày đó kháo nhau (nhà nghèo quá, thì phải đi làm thợ mỏ chứ sao học đại học được; mình quyết tâm trở lại trường, chắc đã làm đám bạn ngạc nhiên ! Bản thân mình lúc ấy thì lại ngạc nhiên về ý nghĩ của đám bạn !).

19/12/2020

Văn nghệ Thứ Bảy : du lãng vùng khoáng nóng Cẩm Phả với "trai Hòn gái Cẩm"

Trời rét ngọt. Tôi phải mang chiếc áo khoác hạng nặng nhất ra để lên đường !

Chúng tôi không vào ngay Hạ Long, mà còn đi Cẩm Phả. Là bởi cả nhóm muốn đi "mục kích sở thị" cơ sở tắm khoáng nóng dành cho anh chị em ngành than ở đó. Việc phát hiện ra suối nước nóng ở đó là ngẫu nhiên từ hơn 20 năm về trước, rồi được đem vào khai thác từ năm 2001.

Bây giờ, thành phố muốn lấy lại để phục vụ đại chúng nói chung. Nhưng ngành than thì vẫn muốn giữ lại cho anh chị em trong ngành, để phục vụ việc nghỉ dưỡng và hồi phục sức khỏe. Dĩ nhiên, khách bên ngoài vào mua vé vẫn ok. Vé thường là 220.000đ, tốt hơn là 280.000đ.

Tôi từng ở lâu dài tại các phố suối nước nóng tại Nhật, nên đã quen với sinh hoạt du lịch suối nước nóng rồi (cái làng ở miền Bắc nước Nhật mà tôi định chọn là địa bàn điều tra điền dã đầu tiên là một làng du lịch suối nước nóng), bởi vậy rất muốn xem Cẩm Phả đã tận dụng nguồn lực thiên nhiên đặc biệt ấy như thế nào. Sẽ kể chi tiết ở một dịp khác, nhưng về cơ bản, đó là nơi có nguồn nước nóng thật xịn ! Đã có trải nghiệm ở Nhật Bản nhiều rồi, nên ngầm mình một lúc trong bồn nước nóng ở cơ sở Cẩm Phả, là tôi hiểu được.

29/08/2020

Học giả Phan Ngọc qua đời ở tuổi 96 (1925-2020)

Mình đang du lãng ở mạn biển Đông Bắc.

Khoảng chập tối hôm ghé thăm nhà thơ Trần Nhuận Minh tại nhà riêng ở Hòn Gai, tối 27 tháng 8, thì nhận được tin báo nhanh: bác Phan Ngọc vừa qua đời. Muộn hơn chút, lúc đã rút về đến chỗ nghỉ sát biển, thì nhận được nhắn tin của một bạn báo tin về tang lễ (đại khái là buổi sáng của ngày 1 tháng 9 sắp tới).

Làm việc kín lịch ở vùng mỏ, nên không cập nhật được kịp thời thông tin trên Giao Blog.

Bây giờ, lấy một tin từ Tuổi Trẻ và cáo phó từ Fb của em Kiều Mai Sơn về đăng loạt đầu tiên. Các thứ khác thì đưa xuống bổ sung ở dưới đó.

Đọc nhanh về cụ Phan Ngọc trên Giao Blog ở đâyở đây.

19/08/2020

Văn hóa công nhân Việt Nam : mở đầu với thợ mỏ

Mở đầu với một tin của đúng một tháng trước, ngày 19/7/2020. Hôm đó, mình có nói về "văn hóa thợ mỏ", với nhập đề bằng câu chuyện về những năm tháng sống trên vùng mỏ ở miền Tây Nhật Bản (ví dụ các đoạn ngắn ở đây hay ở đây).

Tức là bắt đầu bằng những câu chuyện dân dã của dân tộc học.

15/08/2020

Văn nghệ Thứ Bảy : thi sĩ Trần Nhuận Minh chắc về sử, như là truyền thống dòng Trần tộc Điền Trì

Hôm qua, đăng một hồi kí của nhà văn Duyên Anh (1935-1997, tên thật Vũ Mộng Long, người Thái Bình), trong đó có đoạn nói về việc Trần Đăng Khoa bắt giò thơ của Tố Hữu. Đại khái "đường ta rộng thênh thang 8 thước" là lỗi của ông Lành nhìn gần quá, để cháu Khoa chữa cho thành "đường ta rộng thênh thang ta bước". Hồi kí của Duyên Anh, đọc trên Giao Blog ở đây.

Câu chuyện ấy, rồi đầu thập niên 1980, lúc còn học trường làng đầu thời tiểu học, tôi đã nghe nhiều lần do nhiều người kể ! Tức là giai thoại khá nổi tiếng. Bởi vậy nhà văn Duyên Anh vốn là trưởng thành trong văn học Miền Nam - Sài Gòn, nhưng vẫn nghe được (hiện chưa rõ là nghe trước 1975 hay là sau đó), để rồi, cuối thập niên 1980, lúc ở Mĩ quốc xa xôi mà viết hồi kí, ông đã thuật lại giai thoại. 

Duyên Anh thì chê Trần Đăng Khoa đại khái xuất thân nông dân một cục, không phải là dòng dõi cầm bút !

30/04/2020

Chống ngoại xâm ở mạn biển Đông Bắc : Đức Ông vùng mỏ là Trần Quốc Tảng hay Hoàng Cần

Xem lại một số bài viết đã công bố của nhà văn Trần Nhuận Minh (hậu duệ của một dòng họ khoa bảng tại làng Điền Trì, Hải Dương, xem thêm ở đây), thì mới biết chi tiết thú vị sau (dẫn nguyên văn):

"Tập đoàn Than và Khoáng sản VN (TKV) dựng tượng đài Hưng Nhượng Đại vương Trần Quốc Tảng tại Cửa Ông, đã nhờ tôi soạn văn bia, khắc và đặt trước tượng đài Ngài (người trực tiếp liên hệ và nhận văn bản do tôi soạn là Giám đốc Cảng than Cửa Ông Hoàng Lâm Chính); Dương Trung Quốc soạn và viết phần chữ Hán."

Tức là đã có một văn bia mới được dựng trước tượng đài Trần Quốc Tảng ở Cửa Ông. Mà lời văn tiếng Việt là do Trần Nhuận Minh viết, còn phần chữ Hán là do Dương Trung Quốc soạn và viết.

Tôi chưa trực tiếp thấy tấm bia ở trước tượng đài Trần Quốc Tảng, nhưng đã thấy nhiều tấm bia dạng Việt - Hán khá kì khôi như vậy ở các nơi khác (khu vực Đền Hùng ở Phú Thọ, khu vực từ đường Nguyễn Công Trứ ở Hà Tĩnh,...). 

10/04/2020

Trong dịp Cô Vy đọc lại : mộ cổ ở Quảng Ninh và câu chuyện yểm hồn trinh nữ

Chuyện trấn yểm và kho báu thường nghe thấy ở đâu đó, nhất là các làng xã miền Bắc. Độc đáo nhất thường là chi tiết yểm hồn trinh nữ (các trinh nữ này sau thành thần giữ của ở các kho báu).

Khoảng năm 1999 hay năm 2000, một ông bạn mình tốt nghiệp Khoa Vật Lý trường Tổng hợp Hà Nội ngày trước gọi điện bảo có một ít gạch đẹp, rồi miêu tả nọ kia, đại khái là đào được ở địa phương. Mình bảo chắc là gạch từ mộ Hán thôi. Sau đó, mình dẫn bạn và một bạn nữa (bạn của bạn) tới căn hộ của thầy Trần Quốc Vượng ở khu Kim Liên. Trên tầng 5. Chỉ liếc nhìn cái, rồi nghe thêm một chút, thầy Vượng cũng bảo: mộ Hán thôi. Rút cục buổi đó không nói thêm về mộ Hán nữa, mà nói sang những chuyện khác.

Dưới đây là câu chuyện mộ cổ ở Quảng Ninh mấy năm về trước (năm 2014).

26/02/2020

"Sử thổ phỉ" dưới góc nhìn Trần Nhuận Minh

Ông Tạ Chí Đại Trường thì dùng chữ "sử học thời thổ tả". Loạt bài ấy, của ông, có thể xem ở trên Giao Blog, ở đây (từ năm 2013).

Còn bác Trần Nhuận Minh từ vùng quê mở rộng Quảng Ninh - Hải Phòng - Hải Dương (thực chất vẫn là vùng xứ Đông ngày trước) thì phát hiện dần ra cái gọi là "sử thổ phỉ".

Một đằng là thổ tả, tức bệnh dịch. Dạng như Cô Vy 19 - 20 đang uy hiếp nhân loại toàn cầu. Có liên quan đến phương Tây, vì tác giả thuật ngữ ấy lúc đó đang ở trời Tây.

Một đằng thổ phỉ, tức một loại người mang tính nghề nghiệp. Có liên quan với từ đồng loại ở ngoài vùng mỏ Quảng Ninh là "than thổ phỉ". Có than thổ phỉ, nên cũng có sử thổ phỉ là vì vậy.

17/05/2019

bà Yến chùa Ba Vàng tái xuất và kiến nghị lên Thường trực Ban Bí thư

Bà Yến không những xuất hiện "rực rỡ" trong lễ mừng Phật Đản của chùa Ba Vàng (vẫn là do sư Thích Trúc Thái Minh trụ trì), mà còn lập tức kiến nghị pháp luật tới báo Thanh Niên. Kiến nghị khẩn cấp.

Sao bà không kiến nghị khẩn cấp luôn cả báo Lao Động nhỉ (bài đầu tiên của Lao Động ở đây). Hay là đang còn chuẩn bị.

Lần trước, sự kiện sư Thích Chúc Minh ở Hòn Đỏ (Khánh Hòa), thấy phía ấy dọa kiện báo chí. Nhưng không thấy trên thực tế (đọc nhanh ở đây).

20/03/2019

Phật giáo Đại Việt ngày nay : trường hợp chùa Ba Vàng (Quảng Ninh)

Gần đây, chùa Ba Vàng xuất hiện trên truyền thông và mạng xã hội (chủ yếu qua Facebook) với hai gương mặt chính là vị sư trụ trì Thích Trúc Thái Minh và bà Phạm Thị Yến.

Sư Thái Minh từng có những buổi thuyết pháp làm kinh động giới thực hành tín ngưỡng Tam Tứ Phủ toàn quốc. Có một phái đoàn đại diện cho các ông bà đồng trong toàn quốc đã cùng nhau đi đến chùa Ba Vàng để đối thoại (đọc lại ở đây, tháng 12/2017). Có một lá thư gửi "anh Vũ Minh Hiếu" (thế danh của nhà sư) xuất hiện hồi tháng 1 năm 2018, ở đây.

Bà Phạm Thị Yến thì là một nhân vật lạ lùng đang được dư luận chú ý.

15/02/2019

đảo Cát Hải và Thánh Mẫu Liễu Hạnh : kiệu thờ 100 tuổi, bỗng dưng thành ra 1000 tuổi

Tin về một cổ vật liên quan đến việc thờ phụng Thánh Mẫu Liễu Hạnh ở ngoài huyện đảo Cát Hải (gần Cát Bà, thuộc Hải Phòng). Chúng tôi đã du lãng nhanh ở các huyện đảo này nhiều năm về trước, nên tàm tạm có mường tượng thực tế.

Báo chí giật tít rất ghê, ví dụ: "Đột nhập đình lấy trộm khám thờ Mẫu Liễu Hạnh 1.000 năm tuổi".

Tức là cổ vật cả 1000 tuổi.