Chuyện trấn yểm và kho báu thường nghe thấy ở đâu đó, nhất là các làng xã miền Bắc. Độc đáo nhất thường là chi tiết yểm hồn trinh nữ (các trinh nữ này sau thành thần giữ của ở các kho báu).
Khoảng năm 1999 hay năm 2000, một ông bạn mình tốt nghiệp Khoa Vật Lý trường Tổng hợp Hà Nội ngày trước gọi điện bảo có một ít gạch đẹp, rồi miêu tả nọ kia, đại khái là đào được ở địa phương. Mình bảo chắc là gạch từ mộ Hán thôi. Sau đó, mình dẫn bạn và một bạn nữa (bạn của bạn) tới căn hộ của thầy Trần Quốc Vượng ở khu Kim Liên. Trên tầng 5. Chỉ liếc nhìn cái, rồi nghe thêm một chút, thầy Vượng cũng bảo: mộ Hán thôi. Rút cục buổi đó không nói thêm về mộ Hán nữa, mà nói sang những chuyện khác.
Khoảng năm 1999 hay năm 2000, một ông bạn mình tốt nghiệp Khoa Vật Lý trường Tổng hợp Hà Nội ngày trước gọi điện bảo có một ít gạch đẹp, rồi miêu tả nọ kia, đại khái là đào được ở địa phương. Mình bảo chắc là gạch từ mộ Hán thôi. Sau đó, mình dẫn bạn và một bạn nữa (bạn của bạn) tới căn hộ của thầy Trần Quốc Vượng ở khu Kim Liên. Trên tầng 5. Chỉ liếc nhìn cái, rồi nghe thêm một chút, thầy Vượng cũng bảo: mộ Hán thôi. Rút cục buổi đó không nói thêm về mộ Hán nữa, mà nói sang những chuyện khác.
Dưới đây là câu chuyện mộ cổ ở Quảng Ninh mấy năm về trước (năm 2014).
Lấy nguyên về từ trang Kiến thức.
Các câu chuyện khác và những ngôi mộ khác sẽ đưa vào phần bổ sung như mọi khi.
Các câu chuyện khác và những ngôi mộ khác sẽ đưa vào phần bổ sung như mọi khi.
Tháng 4 năm 2020,
Giao Blog
---
Năm 2014
1.
Bí ẩn mộ cổ khổng lồ chứa kho báu ở Quảng Ninh
Sau dăm lần bảy lượt hỏi han, TS. Nguyễn Việt mới tiết lộ về ngôi mộ Hán mà ông dự đoán có thể lớn nhất Việt Nam.
Kỳ 1: Vùng đất mộ cổ khổng lồ
Tiến sĩ Nguyễn Việt, Giám đốc Trung tâm Tiền sử Đông vốn nổi tiếng là nhà khảo cổ chuyên nghiên cứu về thời kỳ tiền sử. Ông có nhiều năm nghiên cứu về các ngôi mộ cổ, dựng lại khuôn mặt, vóc dáng người Việt.
Bao năm qua, ông cứ úp mở kể về một ngôi mộ khổng lồ, như tòa biệt thự trong lòng đất. Ngôi mộ ấy ông đã nghiên cứu chục năm nay, nhưng chưa công bố, bởi ông sợ sự tò mò, sự thiếu hiểu biết của con người trong ứng xử với di chỉ, sẽ xâm phạm đến ngôi mộ khổng lồ này.
Sau dăm lần bảy lượt hỏi han, ông mới tiết lộ với phóng viên về ngôi mộ mà ông dự đoán, có thể lớn nhất Việt Nam.
Thôn 5, xã Song Khoai (Yên Hưng, Quảng Ninh) nằm dưới chân một dãy núi thấp đột khởi khỏi cánh đồng. Người dân gọi quả núi đó là Dốc Ngắn.
Vốn có chút hiểu biết về mộ Hán, đứng từ xa, nhìn dãy núi thấp mọc lên giữa cánh đồng ấy, tôi chợt nhớ tới lời của nhà khảo cổ Tăng Bá Hoành, nguyên Giám đốc Bảo tàng Hải Dương rằng, dọc vùng Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, cứ giữa cánh đồng mà có gò đống, thì nhiều khả năng dưới đó có mộ Hán. Gò đống càng to, thì mộ càng lớn.
Những dải núi dọc Chí Linh, Kinh Môn (Hải Dương), kéo dài xuống vùng Thủy Nguyên (Hải Phòng), rồi dọc dải Đông Triều, Uông Bí (Quảng Ninh), tiếp giáp với đồng bằng, là nơi có rất nhiều mộ Hán vĩ đại. Rất nhiều công trình mồ mả kỳ vĩ, bí ẩn, thậm chí có cả cổ vật quý, còn chìm dưới lòng đất, chưa được khai phá.
Vậy nên, đứng từ xa, nhìn quả núi đất đỏ au ấy trồi lên khỏi cánh đồng, tôi tin rằng, nơi đây người xưa sẽ đặt mộ rất nhiều, thậm chí, sẽ có những lời đồn đại, những huyền thoại ly kỳ, hấp dẫn về mộ Hán.
Vừa vào làng, gặp người đàn ông chở thóc đi xay xát, hỏi chuyện ngôi mộ xây hình vòm khổng lồ (người dân vùng quê thường chỉ gọi mộ Hán là mộ vòm, vì xây hình vòm cuốn), anh này bảo: “Mộ xây như cái cống phải không? Ở đây nhiều lắm. Ngay cạnh nhà tớ cũng có 3 ngôi, một ngôi trong sân nhà tớ luôn”. Nghe lời giới thiệu của anh thật hấp dẫn, tôi liền theo anh về nhà.
Anh là Đinh Văn Thắng, quê gốc ở xã Hiệp Hòa, kế bên. 10 năm trước, xã Song Khoai có dự án xây dựng khu văn hóa thiếu nhi, đặt tại xóm 5, nên đã san gạt khoảnh đất rộng. Còn thừa nhiều đất, nên chia lô bán cho dân. Anh Thắng đã mua một mảnh.
Hồi anh chuyển về, thì khu văn hóa cũng khởi công xây dựng. Theo lời anh, chỉ đào khu đất xây ngôi nhà, mà phát hiện tới 3 ngôi mộ vòm rất lớn trong lòng đất.
Hồi đó, các nhà khoa học ùn ùn về nghiên cứu, thu gom di vật, rồi đi hết. Nhân dân phá bỏ mộ, xây dựng nhà văn hóa, rồi khu mộ cổ bị quên lãng.
Thời điểm đó, anh Thắng cũng đào móng xây nhà, thì trúng ngay vòm cuốn. Anh kêu thợ đào rộng ra, nhưng đào rộng đến 50 mét vuông, vẫn chỉ thấy nóc ngôi mộ.
Biết rằng, đây là ngôi mộ khổng lồ, nên anh lấp lại, không đào nữa, mà xây nhà lùi về phía sau. Ngôi mộ lớn đó hiện giờ vẫn nằm dưới sân và bức tường nhà anh.
Anh Thắng bảo, hồi đào mở rộng, xuyên cả ra ngõ, thì lại chạm ngay ngôi mộ vòm cuốn nữa ở dưới ngõ. Một ông trong xóm đục lỗ chui vào, lấy được cái hũ rất đẹp, đựng tàn tro và than đen. Ông này đổ hết than tro, rồi mang hũ về.
Sau, chính anh Thắng cùng người dân trong vùng lấp ngôi mộ lại, để người chết đỡ tủi.
Theo lời anh Thắng, khu vực này có thể từng là nghĩa địa khổng lồ, nên đào chỗ nào cũng sẽ thấy mộ vòm cuốn thời xưa. Anh cũng không biết đó là loại mộ gì, chỉ biết rằng, người dân thôn 5 thường gọi là “Hố Vàng”, bởi họ tin rằng, người Tàu xây dựng những công trình đó để… chôn vàng.
Tôi hỏi về ngôi mộ khổng lồ ở phía chân núi, anh Thắng bảo: “Mình mới về đây nên không nắm rõ, chưa tận mắt, nhưng người dân ở đây, đặc biệt các cụ già kể nhiều chuyện ly kỳ về Hố Vàng lắm. Mình cũng chỉ nghe vậy, và biết vậy, chứ không nắm được gì”. Anh Thắng chỉ đường cho tôi tìm đến nhà ông Nguyễn Quang Vinh, trưởng thôn 5.
Hỏi ông Nguyễn Quang Vinh, ông Vinh xác nhận có… Hố Vàng ở ngay chân núi và nhiệt tình dẫn tôi đến tận nơi.
Tôi khá bất ngờ, khi Hố Vàng lại nằm ở chái bếp nhà dân. Miệng Hố Vàng được xây quây lại bằng gạch và đổ nắp bê tông. Phía trên nắp bê tông là đống rơm. Ngay cạnh là gốc cây buộc trâu, phân trâu bốc mùi xú uế.
Một cô gái trẻ bụng to, giới thiệu là con gái chủ nhà, về thăm mẹ đẻ ra tiếp khách. Cô bảo, hồi còn nhỏ đã nghe các cụ kể đó là Hố Vàng, chỗ người Tàu chôn vàng. Tuy nhiên, các cụ bảo Hố Vàng đã bị yểm bùa, người ta chôn sống trinh nữ để giữ kho vàng, nên không ai dám đến.
Mặc dù lớn lên cạnh Hố Vàng, nhưng đến giờ cô vẫn sợ, chẳng dám đến gần, chứ đừng nói đến chuyện chui xuống Hố Vàng ấy.
Cả nhà cô ai cũng sợ. Mấy người hàng xóm thấy chúng tôi còn chạy sang kể rằng, thường xuyên nhìn thấy một cô gái mặc áo trắng, da trắng muốt, tóc đen, mắt đỏ, ngồi trên nắp Hố Vàng. Có đêm còn thấy cô gái ấy bay lượn trong vườn nhà mình.
Trẻ con ở quanh xóm đều được nghe chuyện về “ma nữ” trông giữ Hố Vàng, nên tuyệt nhiên không dám bén mảng đến gần.
Tôi dọn đống rơm chất trên nắp bê tông, thì lộ ra nắp hầm. Nhấc chiếc nắp bê tông, hố sâu hun hút, tối đen như mực hiện ra. Ông Vinh sai mấy thanh niên trong xóm đi kiếm chiếc thang dài cùng chiếc đèn pin để tôi xuống.
Ông Vinh từ chối xuống hầm mộ, bởi ông sợ dưới đó có khí độc. Khi tôi phân tích rằng, hầm mộ đã được mở từ lâu, lại có khe hở, nên khí độc nếu có sẽ đều thoát ra ngoài rồi, thì ông Vinh lại bày tỏ nỗi sợ… thần giữ của.
Việc sợ hãi hầm mộ, mà người dân gọi là Hố Vàng này đã ăn sâu vào tiềm thức của nhân dân, thành nỗi sợ mơ hồ rất khủng khiếp. Ai cũng tin rằng, Hố Vàng được trông giữ bởi một người con gái, và nếu ai xâm phạm, sẽ bị trừng phạt.
Sau khi tôi tụt xuống, lại trèo lên, thấy an toàn, thì ông Vinh mới bám thang xuống cùng.
Còn tiếp…
Theo Phong Nguyệt/VTC
Người dân đồn rằng, người xưa đã nhốt trinh nữ trong hầm mộ, nên trinh nữ biến thành thần giữ của trông giữ kho báu.
Kỳ 2: Lời đồn thần giữ của
Như đã nói ở kỳ trước, người dân thôn 5, xã Song Khoai (Yên Hưng, Quảng Ninh) rất sợ ngôi mộ Hán, mà họ gọi là Hố Vàng. Không ai dám xuống ngôi mộ ấy. Tuy nhiên, khi thấy tôi mở nắp mộ, trèo xuống, lại trèo lên, thì ông Nguyễn Quang Vinh, trưởng thôn 5, mới dám trèo xuống.
Tôi đã từng cùng các nhà khảo cổ khai quật, nghiên cứu nhiều ngôi mộ Hán, từng nhiều lần về xem ngôi mộ Hán được cho là lớn nhất Việt Nam, hiện trưng bày ở Bảo tàng Hải Dương, song vẫn phải sững sờ trước sự hoành tráng của ngôi mộ này.
Lối xuống hầm mộ thực ra không phải là đường xuống, mà đỉnh vòm mộ đã bị thủng. Nhiều khả năng bị trộm xâm nhập.
Hầu hết bọn đào mồ cuốc mả, trộm cắp báu vật trong các hầm mộ đều đào từ trên xuống và xâm nhập theo đường nóc mộ cho dễ, ít phải đào bới.
Bọn trộm nghi ngờ vùng nào có mộ cổ, chúng sẽ chọc thuốn xuống lòng đất, gặp mộ, chỉ đào một đường thẳng, phá nóc vòm cuốn là xâm nhập được vào bên trong.
Điều đánh kinh ngạc là vòm cuốn ngôi mộ này cao hơn 4 mét, tức là cao bằng nóc nhà. Đấy là chưa kể nền hầm mộ đã bị đất bồi lấp, cao lên cả mét nữa. Nếu nạo vét nền, thì ngôi mộ còn cao hơn nhiều.
Từ trung tâm mộ, các hầm mộ, các vòm cuốn ngang dọc mở ra như thể ma trận.
Theo TS. Nguyễn Việt, Giám đốc Trung tâm tiền sử Đông Nam Á, hầm mộ này được xây dựng bởi hàng chục vạn viên gạch cỡ lớn. Tất cả gạch xây đều có in hoa văn nổi trên các cạnh khiến hầm mộ như một bức tường phù điêu lộng lẫy.
Hầm mộ gồm ba gian lớn. Gian chính giữa hình chữ nhật, mỗi chiều 3-4m. Các tường cạnh của gian này được xây thẳng đứng rồi thu dần, tạo thành một đỉnh vòm bốn múi hình thót nhọn, tạo thành một lỗ “thoát hồn” lên trời.
Như vậy, lối xuống hầm mộ từ đỉnh múi hình thót nhọn này do bị trộm phá để đột nhập, hay là lỗ thoát hồn của kiến trúc, còn là vấn đề tiếp tục nghiên cứu.
Cũng theo TS. Nguyễn Việt, đây là một kiểu hầm mộ quý tộc xây theo kiến trúc xếp gạch giật cấp rất điêu luyện, bắt đầu phổ biến vào thời Đông Hán.
Ngôi mộ được cho là của Tào Tháo vừa mới phát hiện ở Hà Nam (Trung Quốc) cũng được xây dựng theo kiến trúc tương tự, chỉ khác ở số lượng gồm tới hai vòm và bốn phòng nhánh vòm cuốn ở hai bên.
Tại hầm mộ mà người dân gọi là Hố Vàng này, hai phía bắc, nam của gian vòm cao chính giữa người xưa làm thêm hai gian vòm cuốn nữa.
Gian chính ở phía nam dài gần 6m, rộng khoảng 2m, cao 2m là nơi đặt quan tài chủ nhân, gian kia dài 2m rộng 2m, cao 2m là nơi chứa đồ tùy táng. Ở mỗi gian đều có một ngách cổng phụ cao và rộng mỗi chiều 1m.
Mặc dù đã bị trộm xâm nhập nhiều lần, song đồ tùy táng vẫn còn khá nhiều ở ngách cửa phụ gian chính giữa. Nền các gian được lát gạch chéo chứ không song song với chiều tường hầm mộ, có nơi dày tới ba lớp gạch.
Ông trưởng thôn Nguyễn Quang Vinh dẫn tôi đến nhà ông Đinh Văn Thinh, là một trong số những người đầu tiên đến khu vực chân núi Dốc Ngắn.
Vợ chồng ông Thinh sống trong ngôi nhà nhỏ, cũ nát, xây dựng từ thập kỷ 70. Dù đã ngoài 70 tuổi, ông vẫn tinh tường đục đẽo, đóng đồ gia dụng.
Theo ông Thinh, thập kỷ 70, khu vực này hoang vu, không có người ở. Năm 1978, ông cùng một số hộ gia đình lên đây khai hoang, lập làng. Theo ông, quả núi này rộng rãi, đất đai màu mỡ, nhưng xưa kia người dân không dám ở là bởi họ tin rằng quả núi bị yểm bùa.
Theo lời truyền miệng từ các cụ, xưa kia, người Tàu chọn quả núi Dốc Ngắn làm nơi tích trữ vàng bạc, của cải mà họ vơ vét, cướp bóc được của người Việt.
Để cất giữ của cải, họ đào nhiều hầm ngầm trong lòng núi, rồi yểm thần giữ của vào những vị trí cất giữ kho báu. Những cô gái chết trẻ thường rất thiêng, nên đối tượng được chọn làm thần giữ của là các trinh nữ tuổi từ 13 đến 18. Chỉ có những trinh nữ mới đảm bảo độ thuần khiết và sự linh thiêng.
Người Tàu thường mua các cô gái từ nhỏ, rồi nuôi đến lớn, hoặc họ sẽ lập ra màn kịch cưới vợ lẽ, nhưng thực ra là để làm thần giữ của. Những cô gái xinh đẹp thì càng tốt, bởi khi họ bị chết oan, thì nỗi ẩn ức càng lớn, và như thế bùa càng thiêng.
Cô gái được chăm sóc đặc biệt ở một chỗ riêng, tuyệt đối không tiếp xúc với đàn ông. Trước khi đưa đi yểm, họ sẽ được tắm rửa sạch sẽ, sức dầu thơm, ăn đồ chay tịnh. Cô gái sẽ được đưa lên kiệu và được quân lính khiêng đến căn hầm đã xây dựng sẵn.
Để tránh việc cô gái phản kháng, họ cho uống thuốc loại thuốc gây tê, khiến không thể cử động được, không nói được, mặc dù vẫn mở mắt, tỉnh táo.
Ngôi mộ nằm trong đất của người dân, được TS. Nguyễn Việt xây bịt lại đậy nắp bê tông. Người dân dùng nắp hầm mộ làm đống rơm. |
Cô gái sẽ được đặt nằm trong quan tài. Phù thủy làm lễ, rồi nhét miếng sâm vào miệng. Phù thủy sẽ sử dụng phép thuật để cô gái sống được đúng 100 ngày mà không phải ăn uống gì. Cô gái phải sống trong cảnh chờ chết, rất oan ức, tuyệt vọng, hận thù, nên khi chết sẽ biến thành thần giữ của.
Lúc này, chỉ những người biết thần chú, thần giữ của cho phép, thì mới vào được. Bất kỳ ai cố tình xâm phạm vào kho giữ của, thì đều mất mạng, hoặc tâm thần điên loạn.
Nếu vì lý do nào đó mà lấy được của cải trong kho, thì thần giữ của cũng sẽ đeo bám, hành hạ đến khi trả lại thì thôi.
Đó cũng là lý do mà người dân ở đây đồn thổi rằng thi thoảng vẫn nhìn thấy cô gái mặc áo trắng lởn vởn ở khu vực Hố Vàng.
Mặc dù lời đồn thổi là vậy, nhưng ông Đinh Văn Thinh khẳng định chả có ma quỷ, thần thánh giữ của nào cả. Ông Thinh đã sống ở cạnh ngôi mộ này mấy chục năm và ông chẳng thấy có gì đặc biệt. Tất cả những chuyện ma quỷ là do các cụ xưa kia kể lại để… dọa trẻ con.
Còn tiếp…
3.
Theo Phong Nguyệt/VTC
https://kienthuc.net.vn/giai-ma/he-mo-su-that-mo-co-chua-kho-bau-o-quang-ninh-405096.html?fbclid=IwAR0rt_I8snsyuEw_pVtmV99lxtbGX55anuOcHNR3ZVAKHzHyfLqnVE9Y9bc
..
---
BỔ SUNG
4.
http://khaocohoc.gov.vn/dia-dao-moi-phat-hien-giua-ha-noi-mo-han-100
3.
Nhà khảo cổ Tăng Bá Hoành bên ngôi mộ Hán khổng lồ mà ông phục dựng lại một phần ở Bảo tàng Hải Dương
Khai quật ngôi mộ Hán khổng lồ ở xã Ái Quốc năm 1996. Ảnh: Tăng Bá Hoành
Dù 2.000 năm mưa nắng mài mòn, nhưng ngôi mộ vẫn chìm sâu dưới mặt "quả đồi" 4m. Ảnh: Tăng Bá Hoành
Ngôi mộ còn rất nguyên vẹn. Ảnh: Tăng Bá Hoành
https://baohaiduong.vn/di-tich/ngoi-mo-co-khong-lo-o-hai-duong-118726
2.
Mộ Hán ở Việt Nam và những tin đồn về kho báu khổng lồ
Các nhà nghiên cứu lịch sử tiếc ngẩn ngơ
Tính đến nay số mộ Lục triều tìm thấy tại Việt Nam rất ít. Các hiện vật tìm thấy tại mộ cũng khá hiếm hoi, bởi đa phần các ngôi mộ khi được giới chuyên môn phát hiện đã rơi vào tình trạng bị đào bới, đập phá, mất hết hiện vật. Lý do của việc mộ cổ thường bị đập phá chính là những đồn đoán về giá trị các hiện vật trong mộ. Nhiều người cho rằng, những hiện vật lâu đời đồng nghĩa với trị giá lớn về kinh tế. PGS TS Nguyễn Lân Cường cho rằng, những ngôi mộ Hán tìm thấy ở Việt Nam đều không thấy xương cốt (có thể do thời gian đã lâu nên đã tiêu hết xương cốt và quan tài), các hiện vật cũng không hề là vàng bạc châu báu mà toàn là đồ sành sứ. Tại hai ngôi mộ phát hiện hồi tháng 4 ở Ciputra, quý nhất là một bình đầu gà tuyệt đẹp nhìn rõ cả mào, mắt và đuôi gà. Tuy nhiên, qua tham khảo nhiều nhà sưu tầm cổ vật, những hiện vật trong các ngôi mộ Hán thường rất rẻ tiền, bởi yếu tố mỹ thuật của đồ gốm sứ giai đoạn này chưa có độ tinh xảo. Có một số hiện vật cực kỳ đặc biệt được tìm thấy ở mộ Hán cũng chỉ có giá vài chục triệu đồng.
Tháng 11-2010, Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á phối hợp với các cơ quan văn hóa, Bảo tàng huyện Yên Hưng tiến hành làm vệ sinh, bảo tồn một hầm mộ gạch lớn có tên gọi dân gian là "Hố Của" tại thôn Năm, xã Sông Khoai, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh. Hầm mộ này có niên đại thế kỷ thứ 2 sau Công nguyên, tức là cách chúng ta ngày nay hơn 1.800 năm. Đây là một hầm mộ gạch kiểu Hán được xây dựng bằng hàng ngàn viên gạch lớn (cỡ trung bình 26x45x7cm). Tất cả gạch xây đều có in hoa văn nổi trên các cạnh khiến cho hầm mộ như một bức tường phù điêu lộng lẫy. Hầm mộ gồm ba gian lớn. Gian chính giữa hình chữ nhật mỗi chiều 3-4m. Các tường cạnh của gian này được xây thẳng đứng cao chừng 3m rồi thu dần vào tạo thành một đỉnh vòm bốn múi hình thót nhọn, trên đỉnh là một lỗ thoát hồn lên trời. Từ đỉnh vòm này xuống nền gạch đáy, chiều cao trên 4m.
Đây là một kiểu hầm mộ quý tộc xây theo kiến trúc xếp gạch giật cấp rất điêu luyện, bắt đầu phổ biến vào thời Đông Hán. Tại hầm mộ "Hố Của" ở Sông Khoai, hai phía bắc, nam của gian vòm cao chính giữa, người xưa làm thêm hai gian vòm cuốn nữa. Gian chính ở phía nam dài gần 6m, rộng khoảng 2m, cao 2m là nơi đặt quan tài chủ nhân, gian kia dài 2m, rộng 2m, cao 2m là nơi chứa đồ tùy táng. Ở mỗi gian đều có một ngách cổng phụ cao và rộng mỗi chiều một mét. Đồ tùy táng thấy được khá nhiều ở ngách cửa phụ gian chính giữa. Nền các gian được lát gạch chéo chứ không song song với chiều tường hầm mộ, có nơi dày tới ba lớp gạch.
Giá trị lớn nhất của hầm mộ này là kiến trúc và nghệ thuật. TS Yang Yong, một chuyên gia về mộ táng thời Hán ở Lĩnh Nam, Trung Quốc khi đến thăm hầm mộ này đã phải xác nhận, ngay cả ở Trung Quốc cũng rất hiếm thấy. Nói chung, các hầm mộ gạch đầu Công nguyên ở Việt Nam đều có hoa văn rìa cạnh. Giá trị nghệ thuật của hoa văn chính là tiêu chí để đánh giá lao động trí tuệ, nghệ thuật cho hầm mộ, và qua đó đánh giá vị trí xã hội của chủ nhân. Có thể nói, đây là một hầm mộ được trang trí khá cầu kỳ. Sơ bộ nhận thấy, gần 100 đồ án khuôn in hoa văn gạch khác nhau. Nét in sâu, sắc, khiến mỗi viên gạch nổi lên rất rõ nét. Nhiều viên có dấu hiệu ký tự khác lạ, càng làm tăng tính hấp dẫn của hầm mộ.
Nhưng do quan niệm sai lầm trước đây, người ta cho rằng những hầm mộ gạch này là của những kẻ xâm lược phương Bắc, từ đó dẫn đến ý thức không gìn giữ, tôn vinh loại hình di sản kiến trúc nghệ thuật có tuổi đời cao và giá trị lao động nghệ thuật lớn này. Nhiều khu hầm mộ như vậy ở Hà Nội, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Thanh Hóa… đã bị san bằng trước con mắt ngẩn ngơ của giới nghiên cứu lịch sử kiến trúc và mỹ thuật. Gần đây, giới khoa học trong và ngoài nước, đặc biệt cả nhiều chuyên gia khảo cổ, nhân chủng Trung Quốc đã xác nhận, đa số chủ nhân các hầm mộ như vậy là người Việt. Họ có thể là những quý tộc, thương nhân Việt hoặc là những quan lại người Việt dưới thời Bắc thuộc như Lý Cầm, Lý Tiến, Trương Trọng…, Vì thế, việc bảo lưu được những hầm mộ hiếm hoi và có giá trị kiến trúc, lịch sử như vậy là vô cùng quan trọng.
Những huyền bí được thêu dệt
Chính những chuyện đồn đại về báu vật được chôn theo người chết trong các ngôi mộ đã thôi thúc bao kẻ trộm mộ nổi lòng tham. Điều này khiến các nhà khảo cổ đều rất ngán ngẩm. Thậm chí một thời gian dài việc trộm mộ còn rộ lên thành phong trào. Những kẻ trộm mộ ở cùng địa phương tập trung đi thành nhóm và trang bị cả máy rà bom mìn để phát hiện đồ kim loại quý đã cùng người xưa về thế giới bên kia. Nhiều khi họ đào phải xác ướp, không biết có lấy được gì đáng giá nhưng thi hài người đã mất thì bị vứt vất vưởng, mặc cho mưa nắng trên đồng. Kẻ trộm mộ tin là người ta thường chôn theo người đã mất vàng nén, vòng vàng đeo tay, đeo cổ. Đặc biệt, nhiều người còn tin xác ướp thường được bảo quản bằng cách cho ngậm các viên ngọc quý để chống thối rữa. Tuy nhiên, hầu hết xác ướp mà các nhà khảo cổ khai quật được hành trang đều chẳng có châu báu gì.
Trước những năm thuộc thập niên 1970, ở huyện Thanh Trì, ngoại thành Hà Nội, từng lan truyền những đồn đại như huyền thoại rằng người Hoa đã trấn yểm vàng chôn trong các ngôi mộ cổ ở linh địa này. Đêm đêm người ta hay thấy những con vịt vàng, lợn vàng ngoi lên mặt đất như muốn tìm đường về cố quốc. Huyền thoại khó tin về mặt khảo cổ này lại hấp dẫn kẻ trộm mộ. Suốt một thời gian dài nhiều ngôi mộ cổ ở huyện Thanh Trì đã bị lùng sục, đào bới. Đến khi các nhà khảo cổ về khai quật chính xác ba ngôi mộ cổ thời nhà Đường và công khai phát lộ những táng vật không hề có vàng bạc gì, cuộc săn lùng mộ cổ này mới tạm giảm.
Thú chơi của những nhà sưu tầm đồ cổ bây giờ là thích săn đồ cổ hàng độc. Thị trường đồ cổ có nhiều món là đồ tùy táng theo người chết như trống đồng, tiền cổ, binh khí, lưỡi cày cuốc, tượng hình, đồ trang sức, nậm vò... Một số đã trở thành "hàng độc" đang được giới buôn bán đồ cổ săn lùng với lời đồn giá tới hàng ngàn, thậm chí hàng trăm ngàn USD. Để chạy theo thị hiếu, những kẻ trộm mộ chuyển sang săn lùng đồ cổ tùy táng. Nhiều nhà khoa học trở thành người đến sau cả bọn trộm mộ cổ dù có là mộ cổ khó tìm thế nào, như năm 1969, họ khai quật một ngôi mộ cổ khá lớn ở Mạch Tràng, di chỉ thành Cổ Loa, Hà Nội. Ngôi mộ nằm ở vòng thành ngoài Cổ Loa. Đào bới đến độ sâu 4m và rộng hàng chục mét, họ buồn bã phát hiện mộ cổ đã bị trộm hớt tay trên từ hồi nào.
Táng vật bị lấy trộm rất nhiều. Sự thính nhạy của dân trộm mộ cũng khiến các nhà khoa học thấy ngạc nhiên về trình độ tìm kiếm và khai quật. Vương vãi dưới lòng đất chỉ còn ít mảnh vỡ vò, hũ, rìu đá... An ủi lớn nhất của nhà khảo cổ là còn một số viên gạch có chữ Hán "Vĩnh Nguyên thập nhất niên trị" (niên hiệu Vĩnh Nguyên năm thứ 11, đó là vua Hán Hòa Đế năm 99 sau Công nguyên). Bí ẩn còn sót lại dưới lòng đất đã giúp họ tạm xác định mộ Hán này rất cổ, niên đại khoảng năm 99 sau Công nguyên hoặc chỉ sau một chút.
Lời đồn thổi huyền bí nhất gắn với mộ Hán là việc chủ nhân của nó hầu hết là bậc đế vương, công hầu hoặc những người giàu có nên trong mộ Hán có táng trinh nữ để trông coi mộ phần và phục vụ chủ nhân. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, mộ Hán sau này của người Việt được xây dựng đúng theo phong tục của người Hán. Người Hán chôn gì làm đồ tuỳ táng thì các mộ ở Việt Nam cũng được chôn như vậy. Có ngôi mộ, khi khai quật lên, người đời sau còn thấy cả những bát canh, con gà, xương chó... đang ăn dở hóa thạch còn nguyên. Cảnh vật ấy, giống như có một cuộc sống dưới mộ. Nhưng thực chất điều này chỉ lý giải triết lý nhân sinh "trần sao âm vậy". Nhưng ở dương gian thì các công hầu vương tướng có vô số tì thiếp và kẻ hầu người hạ nên chuyện táng trinh nữ cùng chủ nhân mộ Hán để có người chăm sóc hầu hạ là điều có thể xảy ra. PGS- TS Nguyễn Lân Cường cho rằng ở Trung Quốc cổ đại, chuyện mộ Hán có táng theo cung tần mỹ nữ, kẻ hầu hạ, trinh nữ là chuyện bình thường. Nhưng ở Việt Nam thì chưa thấy, bởi tất cả mộ Hán ông biết đều không còn hài cốt nên khó chứng minh.
GS Đỗ Văn Ninh, nguyên Viện phó Viện Sử học thì cho biết, có lần khai quật mộ vua thấy có chôn theo một mỹ nữ. Di hài không còn nguyên vẹn, nhưng tay chân vẫn còn. GS cũng cho biết thêm, mộ Hán (của người Trung Quốc) táng người sống theo cùng chủ nhân khi chết nhiều chỗ có tìm thấy. Việc nhà nghiên cứu nào đó, hay ai đó từ những di vật của người chết, bằng phong tục, tập quán mà dự đoán việc có táng trinh nữ trong mộ Hán cũng khó bác bỏ lắm. Bởi lẽ, mộ Hán nếu táng theo phương thức đặt thi hài vào thẳng trong quan gạch, xương cốt hoá hết không còn thì khó chứng minh ngôi mộ ấy có bao nhiêu thi hài. Hơn nữa, mộ Hán thường không có bia nên không biết chủ nhân là ai, càng khó kết luận.
1.
http://cand.com.vn/Cong-nghe/Bi-mat-ben-trong-nhung-ngoi-mo-Han-co-381034/
..
..
Hé mở sự thật mộ cổ chứa kho báu ở Quảng Ninh
Người dân tin rằng, “lâu đài” dưới lòng đất chính là nơi cất giữ kho báu của người Tàu, nên đã đào bới, tự ý lấy đi nhiều đồ vật.
Kỳ 3 (kỳ cuối): Giải mã ngôi mộ cổ
Theo lời ông Đinh Văn Thinh, dọc quả núi Dốc Ngắn (Song Khoai, Yên Hưng, Quảng Ninh) có vài điểm chôn của, mà các cụ đồn rằng, đã bị người xưa yểm bùa. Nhiều đời nay, nhiều người tìm cách chiếm hữu song không thành công.
Các cụ còn đồn rằng, Hố Vàng ở núi Dốc Ngắn nối với đồi Nhớ Lùn, đồi Na bằng các đường hầm chạy sâu trong núi. Sau này, khi người dân vào đây khai hoang, thì phát hiện thêm hầm mộ khổng lồ ở cả đồi Nhớ Lùn và đồi Na.
Vào đầu thập kỷ 70, người dân trong vùng gặp toán người Tàu sang, cầm theo bản đồ, thuê người ở nơi khác đến đào bới nhiều ngày. Người dân tin rằng, họ là con cháu của người Tàu xưa, mang bản đồ và gia phả sang đây lấy kho báu về.
Nghĩ rằng, người Tàu đã giải bùa, nên năm 1978, người dân mới dám vào khai hoang. Vào năm 1979, khi đào rãnh thoát nước từ trên núi xuống, thì phát hiện ngôi mộ gạch khổng lồ, còn gọi là mộ Hán ở thôn 5.
Người dân tin rằng, “lâu đài” dưới lòng đất chính là nơi cất giữ kho báu của người Tàu, nên nhân dân đã chui vào hầm mộ đào bới, tự ý lấy đi rất nhiều đồ vật trong mộ.
Người dân vẫn còn đồn rằng, người nọ, người kia lấy được hũ vàng, tượng đồng đen, chum tiền cổ, ngọc quý… tuy nhiên, có một điều lạ, là những người bị đồn lấy được của, hiện đều sống trong nghèo khó. Nhiều gia đình còn gặp tai ương suốt từ đó đến nay.
Khi đó, ngay cả chính quyền cũng nghĩ rằng, đây chính là Hố Vàng, là Hố Của, là nơi cất giữ của cải của người xưa, nên đã ra sức canh giữ, bảo vệ ngày đêm.
Thế nhưng, một đêm, người đàn ông chuyên soi ếch ở xã cạnh đã tổ chức một nhóm người xâm nhập vào ngôi mộ trong một đêm mưa gió để đánh cắp của cải.
Không rõ nhóm người này có lấy được gì từ mộ hay không, nhưng anh chàng soi ếch kia từ một người khá ranh mãnh bỗng bị tâm thần. Anh này suốt ngày đi lang thang và nhìn đâu cũng thấy “ma nữ” mặc áo trắng (?!).
Theo ông Thinh, anh này vào hầm mộ và đã gặp “trinh nữ”, tức thần giữ của và bị ám hại, mới bị tâm thần như thế.
Trông giữ Hố Vàng một thời gian, thì chính quyền cũng đã tự tổ chức đào bới, nhưng không tìm được vàng bạc, kho báu nào, mà chỉ lấy được một số đồ tùy táng.
Lời đồn về trinh nữ bị yểm bùa trong Hố Của khiến người dân trong vùng sợ hãi, không ai dám xâm phạm nữa, nên ngôi mộ bỏ không từ bấy đến nay mà không ai dám vào.
Vào năm 2002, xã Song Khoai san gạt mặt bằng xây nhà văn hóa thiếu nhi và trường học, phát hiện khá nhiều mộ gạch, nên đã thông báo với cấp trên.
Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á cùng TS. Nguyễn Việt được mời về xem xét, khai quật. Ông Việt đã khảo sát núi Dốc Ngắn và được người dân chỉ đến Hố Của.
TS. Nguyễn Việt đã sững sờ khi tận mắt ngôi mộ Hán khổng lồ, còn khá nguyên vẹn trong vườn nhà dân.
TS. Nguyễn Việt đã tiến hành nghiên cứu, đo đạc, vẽ sơ đồ hầm mộ có tên Hố Của và công bố trong “Báo cáo khai quật chữa cháy mộ gạch sau Công nguyên tại Yên Hưng, Quảng Ninh năm 2002”.
Ông đã trình bày tại Hội nghị Khảo cổ học, Hà Nội và tại một hội nghị về khảo cổ học ở Trung Quốc vào tháng 9-2010.
Suốt từ đó đến nay, TS. Nguyễn Việt và Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á của ông liên tục về núi Dốc Ngắn nghiên cứu, tìm cách bảo quản ngôi mộ khổng lồ, đặc biệt quý hiếm này.
Theo TS. Nguyễn Việt, ngôi mộ Hán khổng lồ này có niên đại khoảng thế kỷ 2 sau công nguyên, cách ngày nay hơn 1800 năm.
TS. Yang Yong, chuyên gia mộ Hán Trung Quốc khi nghiên cứu hầm mộ này đã khẳng định rằng, ngay cả ở Trung Quốc cũng khó tìm thấy ngôi mộ Hán lớn và đẹp như ngôi mộ này.
Đây là ngôi mộ được trang trí rất cầu kỳ. Thống kê cho thấy có tới 100 loại hoa văn khác nhau trên các viên gạch. Nhiều viên gạch có ký tự khác lạ, khả năng là chữ cổ, chưa giải mã được.
TS. Nguyễn Việt đã thu thập một số hiện vật trong mộ và đưa về Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á để nghiên cứu.
Ông đã phát hiện một hiện vật khắc chìm dưới men mỏng hai chữ “Lý thị”, tức họ Lý. Điều này có nghĩa, nhiều khả năng chủ nhân của ngôi mộ là người họ Lý, hoặc dòng họ Lý đã cúng tiến chiếc đĩa này cho người chết.
Người xưa thường chia của cho người chết, nên trong các mộ Hán thường có rất nhiều đồ đạc, vật dụng, thậm chí vàng bạc, châu báu. Chính vì thế, những vật dụng thường là của người đã chết, hoặc là của người nhà.
Cũng theo TS. Nguyễn Việt, họ Lý là một trong những dòng họ xuất hiện sớm nhất trong lịch sử Việt Nam. Đầu Công nguyên, họ Lý là một họ lớn của Giao Chỉ, nhiều người làm tới thứ sử Giao Châu. Họ Lý cũng nắm giữ nhiều ngành kinh tế quan trọng.
Đã có nhiều đồ đồng, đồ sứ phát hiện ở Giao Châu có ghi danh “Lý thị tác”, thậm chí còn ghi rõ “Giao Chỉ Lý thị tác”.
Niên đại trên các món đồ ghi rõ họ Lý chế tác thường có niên đại từ 118 đến 145 sau Công nguyên. Như vậy, việc phát hiện chiếc đĩa gốm tráng men khắc chìm hai chữ “Lý thị” trong hầm mộ của một đại quý tộc ở xã Sông Khoai đã hé lộ một phần thông tin về lăng mộ.
Việc khai quật hầm mộ này, sẽ còn làm sáng tỏ nhiều điều thú vị về thời kỳ đầu Công nguyên ở nước ta. Hy vọng chính quyền địa phương sẽ quản lý tốt, không để ngôi mộ bị xâm hại.
https://kienthuc.net.vn/giai-ma/he-mo-su-that-mo-co-chua-kho-bau-o-quang-ninh-405096.html?fbclid=IwAR0rt_I8snsyuEw_pVtmV99lxtbGX55anuOcHNR3ZVAKHzHyfLqnVE9Y9bc
..
---
BỔ SUNG
4.
“Địa đạo” mới phát hiện giữa Hà Nội: Mộ Hán 100%
Trước thông tin đồn đại về “địa đạo” mới phát hiện tại Hà Nội, một số chuyên gia lịch sử và khảo cổ học đã lên khu di tích đình Quán La (Xuân La, Tây Hồ) khảo sát sơ bộ. Đúng như dự đoán của các sử gia trước đó, “địa đạo” này là một ngôi mộ táng thời Đông Hán.
Không phải lần đầu phát hiện
Theo sách sử, làng Quán La là một vùng đất cao khá bằng phẳng lại có sông Thiên Phù chảy qua nên rất tiện cho canh tác và giao thông buôn bán. Từ thời Đường nơi đây đã là một trung tâm phồn thịnh trước khi có thành Đại La. Thời kỳ này, Đạo giáo rất thịnh hành và nhà Đường cho xây rất nhiều đền, quán.
Đình Quán La, nơi có “địa đạo” toạ lạc trên một gò đất thuộc khu vực trung tâm của làng. Gò đất này thuộc quần thể “thất tinh” gồm 7 gò đất như hình chùm sao Bắc Đẩu. Thế đất này là đất linh thiêng thường được Đạo giáo chọn để xây đền, quán. Ba trong số bảy gò đất là nơi toạ lạc của đình Quán La, chùa Khai Nguyên và một cây thị cổ.
Tuy nhiên, địa đạo này cũng không phải là phát hiện mới mẻ. Đình Quán La đã được xếp hạng di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia từ năm 1984. Trong hồ sơ đệ trình Bộ Văn hoá – Thông tin có đề cập đến một “cái hang” ở dưới nền đình, gọi là động Thông Thiên.
Theo những lời đồn đại của dân làng thì có nhiều cách giải thích về cái hang này. Các cụ trong làng thì bảo đây là động thông sâu xuống đất, màu nước thả quả bưởi thì ra tận Hồ Tây. Một số người cho là địa đạo kháng chiến chống quân Nguyên hay quân Minh. Có thuyết cho là hầm luyện đan sa của Đạo quán. Thông thường việc luyện đan phải làm bí mật, kín đáo, lửa lúc nào cũng đều, vì vậy người ta phải luyện trong hang sâu kín, hay đào hang dưới đất để luyện.
Tuy nhiên, tất cả đó đều là những lời đồn đại chưa được kiểm chứng.
Nhiều người trong giới sử học cũng không xa lạ với “địa đạo” này. Cách đây hơn 10 năm, GS Hà Văn Tấn (một trong 4 tứ trụ sử học Việt Nam, gồm các giáo sư: Đinh Xuân Lâm, Phan Huy Lê, Hà Văn Tấn và Trần Quốc Vượng) từng xem xét và đánh giá đây là mộ Hán.
Tham quan “địa đạo”
Khu vực được cho là “địa đạo” nằm ở hông bên phải của đình Quán La, ở trung tâm làng Quán La.
Cổng tam quan của đình vẫn còn lưu được những cánh cửa gỗ cũ kỹ và mái ngói cổ cùng các nét kiến trúc và hoạ tiết trang trí độc đáo. Tuy nhiên, bờ tường bao quanh đình được hiện đại hoá bằng những hàng rào sắt và đặc biệt 4 cột trụ cổng được sơn lại bằng những màu sắc xem ra không hề phù hợp với cánh cổng và mái ngói cổ.
Trước sân đình, hai bên lối lên các gian thờ có tượng 2 con Nghê (linh vật thuần Việt được dùng để trang trí ở các đình cổ) được phủ lớp vôi trắng… và tô lại môi - mắt - râu làm mất đi vẻ xưa cổ đáng có của nó. Phía sân đình bên phải là một dãy 3 bàn bóng bàn nhộn nhịp người chơi.
Đình gồm 3 gian thờ dọc, hai gian tiền tế và một gian mật cung có treo biển “Cung cấm miễn vào”.
Bên phải sân đình có có một cổng ngách nhỏ mở ra một lối đi khoảng 20m chạy vào cửa “địa đạo”. Dọc theo lối đi này có nhiều phiến đá cổ..
Cửa của “địa đạo” rộng chừng 2-3 m2, được kè xung quanh bằng gạch mới. Ông Nguyễn Văn Lượng, Thủ từ đình Quán La rất hiếu khách mang một chiếc thang dài để phụ giúp chúng tôi trèo xuống xem “địa đạo”. “Địa đạo” nằm sâu dưới nền đất chừng 2m và ăn sâu vào dưới nền đình Quán La.
Lòng “địa đạo” tối, phải soi đèn pin mới nhìn rõ, tuy nhiên tương đối rộng và cao, đủ cho vài người cùng đứng thoải mái. Ông Nguyễn Văn Lượng cho biết, do trải qua thời gian, đất bồi đắp thành ra lòng “địa đạo” bị nông đi.
Ngăn chính của “địa đạo” đã bị bịt gạch phần đầu, không rõ từ khi nào. Ở hai bên có 3 ngách nhỏ xây gạch và có cửa vòm cuốn. Các ngách có lòng rộng chưa đến 1m và cao chừng vài chục cm. Soi đèn pin rọi vào thấy các ngách dài chừng hơn 10m và chúng tôi chú ý thấy ở một ngách có gạch xếp bịt đầu cùng kiểu gạch xây vòm”. Điều này phần nào bác bỏ giả thuyết về "địa đạo dài và nối đi các nơi" như lời đồn đại.
Không phải “địa đạo” mà là mộ Hán
Đoàn chuyên gia đi khảo sát gồm có GS Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, PGS Tống Trung Tín, Viện trưởng Viện Khảo cổ học, TS Nguyễn Văn Sơn, Giám đốc Trung tâm bảo tồn Khu di tích Cổ Loa Thành và Ths Vân Anh, cán bộ Viện Khảo cổ học…
Qua khảo sát sơ bộ, các chuyên gia cho biết có đủ cơ sở để khẳng định đây là một ngôi mộ Hán, loại mộ táng xây bằng gạch thời Bắc thuộc. Hầm mộ ăn sâu dưới nền Thượng điện đình Quán La và cửa vào mộ đã bị mở ra từ lâu.
Hầm mộ này được đánh giá là tương đối lớn. Trong đó có nhiều ngăn gọi là nhĩ thất (chính là các ngách nhỏ đã mô tả) với kiến trúc cửa vòm cuốn. Gạch xây mộ là gạch có hoa văn trám và một số gạch không có hoa văn, gạch xây cuốn hình múi bưởi có hoa văn. Đây là những nét đặc trưng của mộ Hán.
Các mộ Hán thường có chủ nhân là những người có vai vế trong xã hội thời đó, chủ yếu là quan lại, quý tộc. Ngăn chính (Thất) là nơi để mộ phần chủ nhân, còn các ngăn ngách (Nhĩ thất) dùng để đựng đồ tuỳ táng giá trị. Tuy nhiên, hiện tại, không còn đồ vật cổ quý giá nào ở đây, chứng tỏ mộ đã bị giới lùng cổ vật “hỏi thăm”.
Cũng qua khảo sát thì thấy, phía trên cửa vòm cuốn có những viên gạch vồ và có trát vôi vữa. Vết tích này cho thấy ngôi mộ đã từng bị sửa chữa vì thời Hán chưa có vôi vữa và gạch vồ là sản phẩm từ thời Lê.
GS Phan Huy Lê cho biết, “mộ Hán như vậy thì nhiều lắm, có hàng trăm ngôi mộ như vậy ở vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ, trong đó nhiều nhất là ở Bắc Ninh, Hải Dương... Vị trí các mộ Hán thường nằm xung quanh khu vực chính quyền và khu cư trú của quan lại người Hán trước đây”.
Tuy nhiên, đến nay ngôi mộ Hán này chưa được khai quật và khảo sát. Đoàn cán bộ khảo sát kiến nghị bảo tồn y nguyên để sau này có điều kiện sẽ tiến hành khảo sát và nghiên cứu.
3.
Ngôi mộ cổ khổng lồ ở Hải Dương
Các nhà khảo cổ cả nước tìm về Hải Dương rồi ngỡ ngàng khi chứng kiến một tòa lâu đài nguyên vẹn, kỳ vĩ từ trong lòng đất hiện ra.
Nhà khảo cổ Tăng Bá Hoành bên ngôi mộ Hán khổng lồ mà ông phục dựng lại một phần ở Bảo tàng Hải Dương
Trong lần gặp gỡ ông Tăng Bá Hoành, nguyên Giám đốc Bảo tàng Hải Dương nói đại ý: Hải Dương từng là trung tâm của quận Giao Chỉ. Nơi đây, dưới lòng đất còn hàng trăm ngôi mộ cổ khổng lồ, lưu giữ toàn bộ giá trị lịch sử, khảo cổ, văn hóa, nhân chủng học. Đó là kho tư liệu lịch sử cực kỳ quý giá, nhưng chúng ta đã bỏ quên hoàn toàn.
Những câu chuyện nửa thực nửa hư đầy cuốn hút của ông Hoành khiến mọi người như mê đắm vào vùng đất đồng bằng sông Hồng của nhiều thiên niên kỷ trước.
Từ những ngôi mộ cổ khổng lồ dưới lòng đất, các nhà khảo cổ có thể dựng lại khung cảnh xã hội, con người, tập quán thời xa xưa, để tự hào về vùng đất từng phát triển rực rỡ này.
“Ngọn núi” giữa cánh đồng
Những câu chuyện nửa thực nửa hư đầy cuốn hút của ông Hoành khiến mọi người như mê đắm vào vùng đất đồng bằng sông Hồng của nhiều thiên niên kỷ trước.
Từ những ngôi mộ cổ khổng lồ dưới lòng đất, các nhà khảo cổ có thể dựng lại khung cảnh xã hội, con người, tập quán thời xa xưa, để tự hào về vùng đất từng phát triển rực rỡ này.
“Ngọn núi” giữa cánh đồng
Khai quật ngôi mộ Hán khổng lồ ở xã Ái Quốc năm 1996. Ảnh: Tăng Bá Hoành
Nằm sau những rặng tre, dưới gốc những cây bạch đàn, trong một khuôn viên bị bỏ quên của Bảo tàng Hải Dương, dường như lâu lắm không có dấu chân người là một “tòa lâu đài” xếp bằng gạch.
Ngoài giới khảo cổ học, có lẽ ít người biết đó là cái gì. Nó không giống nhà, cũng chẳng ra hình thù ngôi mộ. Tôi có cảm giác nó giống tầng hầm chứa thóc của HTX thời xưa.
Ông Tăng Bá Hoành cứ đi đi lại lại, ngắm nghía, mân mê từng viên gạch. Với ông Hoành, ngôi mộ Hán này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với cuộc đời làm khảo cổ của ông.
Là người phát hiện, khai quật, dựng lại, nghiên cứu ngôi mộ cho đến tận hôm nay và có lẽ đến khi nằm xuống, nên có thể nói, sự hiểu biết của ông Hoành về ngôi mộ này rất sâu sắc.
Tìm về thôn Vũ Xá, phường Ái Quốc (TP Hải Dương), nơi phát hiện ra “tòa lâu đài” có một không hai dưới lòng đất, tôi cứ loanh quanh mãi mà không thấy dấu tích nào còn lại của cuộc khai quật. Hỏi một cụ già đang cuốc đất trồng rau ở thôn Vũ Xá, cụ bảo: “Có cái mộ Tàu to lắm, nhưng Nhà nước đào đi rồi, nó ở khu vực Đống Dom ấy. Nhưng cái Đống Dom giờ nằm trong nhà máy bánh kẹo rồi, không vào đó được đâu”.
Loanh quanh lắt léo một hồi qua những ngõ nhỏ, rồi tôi cũng tìm thấy nhà ông Nguyễn Xuân Hùng, nguyên Chủ tịch UBND xã Ái Quốc (nay là phường Ái Quốc). Ông Hùng làm Chủ tịch UBND xã 20 năm, từ năm 1984 - 2004. Chính vì thế, ông là người nắm khá rõ về ngôi mộ này, cũng như quá trình khai quật.
Từ xa xưa, giữa cánh đồng thôn Vũ Xá nổi lên một gò đất lớn như quả đồi. Gò đất này rộng chừng 1ha, cao tới chục mét so với mặt ruộng. Cũng không hiểu vì sao người dân nơi đây gọi nó là Đống Dom. Trên gò đất này, người dân trồng trọt đủ các loại cây, thậm chí, san một số chỗ để xây dựng mồ mả. Khắp gò đống cỏ mọc um tùm, xanh tốt, nên bọn trẻ trong làng thường thả trâu bò trên Đống Dom, rồi chơi trò trốn tìm, đánh trận.
Từ xa xưa, các cụ già trong làng đã nghe truyền miệng rằng Đống Dom là mộ của người Tàu. Tuy nhiên, cụ thể ngôi mộ này thế nào, hình dáng ra sao, có từ bao giờ thì không ai biết. Người dân quanh xóm nghĩ rằng người Trung Quốc sang đây lập mồ mả để… yểm bùa, nên rất sợ, không dám đào phá, xâm phạm.
Cũng có nhiều lời đồn đại rằng, trong mộ có cả kho vàng bạc, ngọc ngà, châu báu. Tuy nhiên, kho của quý đã bị những người Trung Quốc lấy đi từ hàng trăm năm trước rồi, chẳng còn gì, do đó, không ai đào mả kiếm chác nữa.
Ngoài ngôi “mộ Tàu” khổng lồ, như một quả đồi, thì cạnh đó, cũng thuộc làng Vũ Xá còn có 2 ngôi mộ đặc biệt nữa, chứa xác ướp.
Vào năm 1959, trong quá trình cải tạo con mương chảy ngay dưới chân Đống Dom, dân làng đã đào trúng một ngôi mộ trong quan ngoài quácht. Phá mộ, thấy trong quan tài còn nguyên xác người, tóc phủ chấm vai, râu dài đến ngực. Bộ quần áo, mũ mão của một vị quan vẫn còn nguyên vẹn. Người dân Vũ Xá đã cải táng cụ ngay dưới chân Đống Dom.
Cách Đống Dom chừng 200m, cũng có một cái gò nhỏ. Người dân cần đất đóng gạch, đã đào gò này lên lấy đất. Năm 1986, trong khi lấy đất, anh Đoàn Văn Sang đào được mộ.
Tưởng có vàng, kho bạc, nên anh này đã phá mộ. Tuy nhiên, chỉ có xác ướp quấn nhiều lớp vải nổi lềnh phềnh bên trong. Mò mẫm trong quan tài chỉ kiếm được chiếc đĩa gốm, cối giã trầu và vật dụng bằng đồng trông hơi giống chiếc kìm. Ngoài ra, còn có 7 đồng xu đề chữ Thái Bình thông bảo. Xác trong ngôi mộ gần như còn nguyên vẹn, là một cụ ông, tóc búi, râu dài, thân thể quấn cả chục lớp gấm vóc.
Khi đào được mộ, xã đã báo cho các nhà khoa học ở tỉnh. Tuy nhiên, ngôi mộ đã bị đào phá tan tành, xác người phân hủy, nên họ nghiên cứu qua loa rồi bỏ đi. Anh Sang đem táng cụ ra nghĩa địa của thôn. Theo lời đồn đại, sau đó, gia đình anh Sang gặp rất nhiều bất hạnh.
Quay lại câu chuyện về “ngôi mộ Tàu” và Đống Dom to như quả đồi giữa cánh đồng: Hồi đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, Hải Dương giao cho Công ty TNHH Nghĩa Mỹ mảnh đất rộng 18ha, ngay cạnh quốc lộ 5, thuộc thôn Vũ Xá. Đây là Công ty của Đài Loan, chuyên về sản xuất bánh kẹo.
Lúc chính quyền về cắm đất cho doanh nghiệp, mới họp dân. Dân bảo, nghe các cụ kể cái đống đó là mộ Tàu, không nên giao cho doanh nghiệp, mà giữ lại khai quật.Sau đó, Công ty TNHH Nghĩa Mỹ xây tường bao, quây cả cái Đống Dom lại.
Phát lộ “cung điện” dưới lòng đất
Ngoài giới khảo cổ học, có lẽ ít người biết đó là cái gì. Nó không giống nhà, cũng chẳng ra hình thù ngôi mộ. Tôi có cảm giác nó giống tầng hầm chứa thóc của HTX thời xưa.
Ông Tăng Bá Hoành cứ đi đi lại lại, ngắm nghía, mân mê từng viên gạch. Với ông Hoành, ngôi mộ Hán này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với cuộc đời làm khảo cổ của ông.
Là người phát hiện, khai quật, dựng lại, nghiên cứu ngôi mộ cho đến tận hôm nay và có lẽ đến khi nằm xuống, nên có thể nói, sự hiểu biết của ông Hoành về ngôi mộ này rất sâu sắc.
Tìm về thôn Vũ Xá, phường Ái Quốc (TP Hải Dương), nơi phát hiện ra “tòa lâu đài” có một không hai dưới lòng đất, tôi cứ loanh quanh mãi mà không thấy dấu tích nào còn lại của cuộc khai quật. Hỏi một cụ già đang cuốc đất trồng rau ở thôn Vũ Xá, cụ bảo: “Có cái mộ Tàu to lắm, nhưng Nhà nước đào đi rồi, nó ở khu vực Đống Dom ấy. Nhưng cái Đống Dom giờ nằm trong nhà máy bánh kẹo rồi, không vào đó được đâu”.
Loanh quanh lắt léo một hồi qua những ngõ nhỏ, rồi tôi cũng tìm thấy nhà ông Nguyễn Xuân Hùng, nguyên Chủ tịch UBND xã Ái Quốc (nay là phường Ái Quốc). Ông Hùng làm Chủ tịch UBND xã 20 năm, từ năm 1984 - 2004. Chính vì thế, ông là người nắm khá rõ về ngôi mộ này, cũng như quá trình khai quật.
Từ xa xưa, giữa cánh đồng thôn Vũ Xá nổi lên một gò đất lớn như quả đồi. Gò đất này rộng chừng 1ha, cao tới chục mét so với mặt ruộng. Cũng không hiểu vì sao người dân nơi đây gọi nó là Đống Dom. Trên gò đất này, người dân trồng trọt đủ các loại cây, thậm chí, san một số chỗ để xây dựng mồ mả. Khắp gò đống cỏ mọc um tùm, xanh tốt, nên bọn trẻ trong làng thường thả trâu bò trên Đống Dom, rồi chơi trò trốn tìm, đánh trận.
Từ xa xưa, các cụ già trong làng đã nghe truyền miệng rằng Đống Dom là mộ của người Tàu. Tuy nhiên, cụ thể ngôi mộ này thế nào, hình dáng ra sao, có từ bao giờ thì không ai biết. Người dân quanh xóm nghĩ rằng người Trung Quốc sang đây lập mồ mả để… yểm bùa, nên rất sợ, không dám đào phá, xâm phạm.
Cũng có nhiều lời đồn đại rằng, trong mộ có cả kho vàng bạc, ngọc ngà, châu báu. Tuy nhiên, kho của quý đã bị những người Trung Quốc lấy đi từ hàng trăm năm trước rồi, chẳng còn gì, do đó, không ai đào mả kiếm chác nữa.
Ngoài ngôi “mộ Tàu” khổng lồ, như một quả đồi, thì cạnh đó, cũng thuộc làng Vũ Xá còn có 2 ngôi mộ đặc biệt nữa, chứa xác ướp.
Vào năm 1959, trong quá trình cải tạo con mương chảy ngay dưới chân Đống Dom, dân làng đã đào trúng một ngôi mộ trong quan ngoài quácht. Phá mộ, thấy trong quan tài còn nguyên xác người, tóc phủ chấm vai, râu dài đến ngực. Bộ quần áo, mũ mão của một vị quan vẫn còn nguyên vẹn. Người dân Vũ Xá đã cải táng cụ ngay dưới chân Đống Dom.
Cách Đống Dom chừng 200m, cũng có một cái gò nhỏ. Người dân cần đất đóng gạch, đã đào gò này lên lấy đất. Năm 1986, trong khi lấy đất, anh Đoàn Văn Sang đào được mộ.
Tưởng có vàng, kho bạc, nên anh này đã phá mộ. Tuy nhiên, chỉ có xác ướp quấn nhiều lớp vải nổi lềnh phềnh bên trong. Mò mẫm trong quan tài chỉ kiếm được chiếc đĩa gốm, cối giã trầu và vật dụng bằng đồng trông hơi giống chiếc kìm. Ngoài ra, còn có 7 đồng xu đề chữ Thái Bình thông bảo. Xác trong ngôi mộ gần như còn nguyên vẹn, là một cụ ông, tóc búi, râu dài, thân thể quấn cả chục lớp gấm vóc.
Khi đào được mộ, xã đã báo cho các nhà khoa học ở tỉnh. Tuy nhiên, ngôi mộ đã bị đào phá tan tành, xác người phân hủy, nên họ nghiên cứu qua loa rồi bỏ đi. Anh Sang đem táng cụ ra nghĩa địa của thôn. Theo lời đồn đại, sau đó, gia đình anh Sang gặp rất nhiều bất hạnh.
Quay lại câu chuyện về “ngôi mộ Tàu” và Đống Dom to như quả đồi giữa cánh đồng: Hồi đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, Hải Dương giao cho Công ty TNHH Nghĩa Mỹ mảnh đất rộng 18ha, ngay cạnh quốc lộ 5, thuộc thôn Vũ Xá. Đây là Công ty của Đài Loan, chuyên về sản xuất bánh kẹo.
Lúc chính quyền về cắm đất cho doanh nghiệp, mới họp dân. Dân bảo, nghe các cụ kể cái đống đó là mộ Tàu, không nên giao cho doanh nghiệp, mà giữ lại khai quật.Sau đó, Công ty TNHH Nghĩa Mỹ xây tường bao, quây cả cái Đống Dom lại.
Phát lộ “cung điện” dưới lòng đất
Dù 2.000 năm mưa nắng mài mòn, nhưng ngôi mộ vẫn chìm sâu dưới mặt "quả đồi" 4m. Ảnh: Tăng Bá Hoành
Ông Nguyễn Xuân Hùng kể: “Hồi đó, tôi nghe người dân xì xào bàn tán to lắm. Người ta kể rằng, Công ty TNHH Nghĩa Mỹ đào phá Đống Dom, khai quật mộ, kiếm được không biết bao nhiêu vàng bạc, châu báu. Rồi công ty này đưa hàng đoàn xe tải về chở vàng bạc, đồ quý đi. Rồi thì họ sang Việt Nam lập công ty với mục đích đào mộ kiếm ngọc ngà châu báu…
Lãnh đạo xã cũng đứng ngồi thắc thỏm, nhưng công ty của họ kín cổng cao tường, mình không được vào, nên đành chịu. Thế rồi, thời gian sau, thấy các đoàn khảo cổ rầm rập về đào bới, chở đi không biết bao nhiêu xe tải gạch, toàn gạch cổ”.
Theo ông Tăng Bá Hoành, thời kỳ còn là nhà khảo cổ đào bới ngang dọc khắp đất Hải Hưng (cũ), những lần đi qua khu vực Tiền Trung, ông đều để ý đến gò đất to đùng, nằm ngay cạnh Quốc lộ 5. Gò đất rộng hàng ngàn mét vuông, to như quả đồi, lại nổi lên giữa cánh đồng, kiểu gì cũng có mộ Hán.
Vào năm 1996, trên đường xuống Hải Phòng công tác, ông lại để ý cái gò đất khổng lồ ấy. Ông tá hỏa khi thấy công ty này giăng cờ phướn xanh đỏ, xe cộ ra vào tấp nập. Biết rằng, doanh nghiệp này chuẩn bị khởi công, san lấp mặt bằng, phá Đống Dom, ông liền quay xe về, làm các thủ tục để xuống hiện trường.
Khi xuống đến nơi, ông và nhân viên của mình đã thấy doanh nghiệp này dùng máy ủi, gầu xúc rầm rập đào bới gò đống. Khi máy xúc bổ gầu sâu xuống lòng gò chừng 4m, thì móc lên cả đống gạch kiểu múi bưởi.
Biết rằng, dưới gò đống có mộ Hán, ông Hoành kiên quyết yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng công việc san lấp gò đống. Ông chăng dây, vạch đường, đề nghị cấm xâm phạm.
Giữa cái nóng như nung của những ngày tháng 7, ông Hoành cùng các nhà khảo cổ và mấy chục dân công thuê của địa phương trần lưng đào bới. Từng ấy con người, phải đào phá, vác đất suốt một tháng trời ròng rã, ngôi mộ Hán khổng lồ mới lộ thiên.
Các nhà khảo cổ cả nước tìm về rồi ngỡ ngàng khi chứng kiến một tòa lâu đài nguyên vẹn, kỳ vĩ từ trong lòng đất hiện ra. Người ta thi nhau tranh cãi, đoán già đoán non. Người thì bảo đó là một ngôi đền trong lòng đất, người lại khẳng định đó là cung điện bị lấp đi.
Thời kỳ đó, người dân còn ở nhà gianh, vách đất, nhà giàu mới có nhà gỗ, chứ làm gì đã có nhà xây bằng gạch rộng lớn, kỳ vĩ như vậy? Tuy nhiên, ông Hoành biết rõ nó là ngôi mộ Hán.
Ngôi mộ được xây bằng gạch cổ, với 3 vòm cuốn, mỗi vòm cao 2,8m, tức bằng trần nhà. Khi mở nắp hầm mộ, một luồng khí xanh tuôn ra. Đây là yếm khí tích tụ trong lòng mộ từ 2.000 năm nay, rất độc.
Chờ yếm khí tan hết, ông Hoành bước vào trong hầm mộ. Trong lòng “cung điện” này có 3 đường hầm chính, song song với nhau. Một con đường nối các đường hầm để đi sang các gian phòng trong hầm mộ.
Đứng trong lòng ngôi mộ cổ này, ông Hoành tưởng tượng ra cảnh, 2.000 năm trước, nơi đây là chỗ an nghỉ của bậc đế vương. Trong các gian phòng của “địa cung” này có lẽ chứa rất nhiều cổ vật.
Để bậc đế vương an nghỉ, cả ngàn người được huy động để “dời non lấp bể”. Quân lính, dân chúng phải đào không biết bao nhiêu mét khối đất mới lấp kín được ngôi mộ, tạo thành một quả núi giữa đồng bằng. Trải 2.000 năm mưa nắng, đến đá cũng mòn, vậy mà, ngôi mộ vẫn còn sừng sững như một quả đồi.
Theo ông Hoành, thời kỳ đó, phải có cả quân lính canh gác nhiều năm để xua đuổi bọn trộm cắp cổ vật. Tuy nhiên, ngôi mộ này đã không còn nhiều đồ cổ nữa, bởi vì, trải qua hàng ngàn năm, không ít thời kỳ loạn lạc, ngôi mộ đã phải đón không biết bao nhiêu lượt trộm. Chiếc quan tài của chủ nhân ngôi mộ vẫn còn trong một gian phòng, nhưng đã xập nát, xương cốt cũng mủn hết, chỉ còn lại dấu vết mờ nhạt.
Sau nhiều ngày khai quật, thu vén hiện vật, những viên gạch được xếp nhẹ nhàng lên những chiếc xe tải chở về Bảo tàng Hải Dương. Mặc dù đã trải qua 2.000 năm, song ông Hoành vẫn thu được gần 50 mét khối gạch cổ.
Điều đặc biệt nhất, khiến ông Hoành sung sướng đó là viên gạch cuối cùng, do chính tay ông nhặt được có một số chữ Hán cổ. Ông Hoành dịch được mấy chữ: “Vĩnh Kiến tứ niên thất nguyệt". Điều này có nghĩa, ngôi mộ được dựng vào năm 129 sau Công nguyên, tức là cách nay gần 1.900 năm.
Lãnh đạo xã cũng đứng ngồi thắc thỏm, nhưng công ty của họ kín cổng cao tường, mình không được vào, nên đành chịu. Thế rồi, thời gian sau, thấy các đoàn khảo cổ rầm rập về đào bới, chở đi không biết bao nhiêu xe tải gạch, toàn gạch cổ”.
Theo ông Tăng Bá Hoành, thời kỳ còn là nhà khảo cổ đào bới ngang dọc khắp đất Hải Hưng (cũ), những lần đi qua khu vực Tiền Trung, ông đều để ý đến gò đất to đùng, nằm ngay cạnh Quốc lộ 5. Gò đất rộng hàng ngàn mét vuông, to như quả đồi, lại nổi lên giữa cánh đồng, kiểu gì cũng có mộ Hán.
Vào năm 1996, trên đường xuống Hải Phòng công tác, ông lại để ý cái gò đất khổng lồ ấy. Ông tá hỏa khi thấy công ty này giăng cờ phướn xanh đỏ, xe cộ ra vào tấp nập. Biết rằng, doanh nghiệp này chuẩn bị khởi công, san lấp mặt bằng, phá Đống Dom, ông liền quay xe về, làm các thủ tục để xuống hiện trường.
Khi xuống đến nơi, ông và nhân viên của mình đã thấy doanh nghiệp này dùng máy ủi, gầu xúc rầm rập đào bới gò đống. Khi máy xúc bổ gầu sâu xuống lòng gò chừng 4m, thì móc lên cả đống gạch kiểu múi bưởi.
Biết rằng, dưới gò đống có mộ Hán, ông Hoành kiên quyết yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng công việc san lấp gò đống. Ông chăng dây, vạch đường, đề nghị cấm xâm phạm.
Giữa cái nóng như nung của những ngày tháng 7, ông Hoành cùng các nhà khảo cổ và mấy chục dân công thuê của địa phương trần lưng đào bới. Từng ấy con người, phải đào phá, vác đất suốt một tháng trời ròng rã, ngôi mộ Hán khổng lồ mới lộ thiên.
Các nhà khảo cổ cả nước tìm về rồi ngỡ ngàng khi chứng kiến một tòa lâu đài nguyên vẹn, kỳ vĩ từ trong lòng đất hiện ra. Người ta thi nhau tranh cãi, đoán già đoán non. Người thì bảo đó là một ngôi đền trong lòng đất, người lại khẳng định đó là cung điện bị lấp đi.
Thời kỳ đó, người dân còn ở nhà gianh, vách đất, nhà giàu mới có nhà gỗ, chứ làm gì đã có nhà xây bằng gạch rộng lớn, kỳ vĩ như vậy? Tuy nhiên, ông Hoành biết rõ nó là ngôi mộ Hán.
Ngôi mộ được xây bằng gạch cổ, với 3 vòm cuốn, mỗi vòm cao 2,8m, tức bằng trần nhà. Khi mở nắp hầm mộ, một luồng khí xanh tuôn ra. Đây là yếm khí tích tụ trong lòng mộ từ 2.000 năm nay, rất độc.
Chờ yếm khí tan hết, ông Hoành bước vào trong hầm mộ. Trong lòng “cung điện” này có 3 đường hầm chính, song song với nhau. Một con đường nối các đường hầm để đi sang các gian phòng trong hầm mộ.
Đứng trong lòng ngôi mộ cổ này, ông Hoành tưởng tượng ra cảnh, 2.000 năm trước, nơi đây là chỗ an nghỉ của bậc đế vương. Trong các gian phòng của “địa cung” này có lẽ chứa rất nhiều cổ vật.
Để bậc đế vương an nghỉ, cả ngàn người được huy động để “dời non lấp bể”. Quân lính, dân chúng phải đào không biết bao nhiêu mét khối đất mới lấp kín được ngôi mộ, tạo thành một quả núi giữa đồng bằng. Trải 2.000 năm mưa nắng, đến đá cũng mòn, vậy mà, ngôi mộ vẫn còn sừng sững như một quả đồi.
Theo ông Hoành, thời kỳ đó, phải có cả quân lính canh gác nhiều năm để xua đuổi bọn trộm cắp cổ vật. Tuy nhiên, ngôi mộ này đã không còn nhiều đồ cổ nữa, bởi vì, trải qua hàng ngàn năm, không ít thời kỳ loạn lạc, ngôi mộ đã phải đón không biết bao nhiêu lượt trộm. Chiếc quan tài của chủ nhân ngôi mộ vẫn còn trong một gian phòng, nhưng đã xập nát, xương cốt cũng mủn hết, chỉ còn lại dấu vết mờ nhạt.
Sau nhiều ngày khai quật, thu vén hiện vật, những viên gạch được xếp nhẹ nhàng lên những chiếc xe tải chở về Bảo tàng Hải Dương. Mặc dù đã trải qua 2.000 năm, song ông Hoành vẫn thu được gần 50 mét khối gạch cổ.
Điều đặc biệt nhất, khiến ông Hoành sung sướng đó là viên gạch cuối cùng, do chính tay ông nhặt được có một số chữ Hán cổ. Ông Hoành dịch được mấy chữ: “Vĩnh Kiến tứ niên thất nguyệt". Điều này có nghĩa, ngôi mộ được dựng vào năm 129 sau Công nguyên, tức là cách nay gần 1.900 năm.
Ngôi mộ còn rất nguyên vẹn. Ảnh: Tăng Bá Hoành
Riêng 3 chữ còn lại, là loại chữ rất cổ, đã thất truyền, ông Hoành không đọc được. Ông đã nhờ các giáo sư, tiến sĩ giỏi nhất Việt Nam về chữ Hán cổ, song đều chịu thua. Thậm chí, ông gửi chữ này sang Trung Quốc, Đài Loan, suốt nhiều năm trời cũng không nhận được câu trả lời.
Sau cả thập kỷ đi hỏi khắp nơi, ông đã nhận được câu trả lời của các giáo sư ở Bắc Kinh (Trung Quốc). 3 chữ cổ đó dịch nghĩa là “Mộ của ông Hạ Hoàn”.
Như vậy, đây là ngôi mộ cổ lớn nhất Việt Nam từng được khai quật, có niên đại sớm lại có đầy đủ thông tin về năm xây dựng và người nằm dưới mộ. Nhưng ông Hạ Hoàn là ai, thì vẫn còn là bí ẩn chờ khám phá.
Ngôi mộ cổ khổng lồ đã được ông Hoành cùng các nhà khảo cổ dựng lại nguyên bản ở khuôn viên Bảo tàng Hải Dương để khách tham quan. Đã có không ít nhà khoa học bảo vệ thành công luận án thạc sĩ, tiến sĩ từ việc nghiên cứu ngôi mộ này.
Theo ông Tăng Bá Hoành, hiện tại ở Hải Dương, dưới lòng đất vẫn còn hàng chục ngôi mộ Hán khổng lồ kiểu như ngôi mộ đang trưng bày ở Bảo tàng Hải Dương. Khủng khiếp nhất là ngôi mộ Hán ông đã phát hiện ở huyện Kim Thành.
Ngôi mộ này có tới 4 vòm cuốn, và theo dự đoán của ông nó lớn gấp 2 - 3 lần ngôi mộ đã khai quật ở phường Ái Quốc. Tuy nhiên, nhà khảo cổ Tăng Bá Hoành không tiết lộ, bởi nếu bọn “mộ tặc” biết, chúng sẽ đào bới tan tành kiếm cổ vật.
Với lại, dù có tiến hành khai quật, cũng chẳng để làm gì, bởi sẽ chẳng lấy đâu ra đám đất rộng hàng ngàn mét vuông mà trưng bày mộ cổ.
Sau cả thập kỷ đi hỏi khắp nơi, ông đã nhận được câu trả lời của các giáo sư ở Bắc Kinh (Trung Quốc). 3 chữ cổ đó dịch nghĩa là “Mộ của ông Hạ Hoàn”.
Như vậy, đây là ngôi mộ cổ lớn nhất Việt Nam từng được khai quật, có niên đại sớm lại có đầy đủ thông tin về năm xây dựng và người nằm dưới mộ. Nhưng ông Hạ Hoàn là ai, thì vẫn còn là bí ẩn chờ khám phá.
Ngôi mộ cổ khổng lồ đã được ông Hoành cùng các nhà khảo cổ dựng lại nguyên bản ở khuôn viên Bảo tàng Hải Dương để khách tham quan. Đã có không ít nhà khoa học bảo vệ thành công luận án thạc sĩ, tiến sĩ từ việc nghiên cứu ngôi mộ này.
Theo ông Tăng Bá Hoành, hiện tại ở Hải Dương, dưới lòng đất vẫn còn hàng chục ngôi mộ Hán khổng lồ kiểu như ngôi mộ đang trưng bày ở Bảo tàng Hải Dương. Khủng khiếp nhất là ngôi mộ Hán ông đã phát hiện ở huyện Kim Thành.
Ngôi mộ này có tới 4 vòm cuốn, và theo dự đoán của ông nó lớn gấp 2 - 3 lần ngôi mộ đã khai quật ở phường Ái Quốc. Tuy nhiên, nhà khảo cổ Tăng Bá Hoành không tiết lộ, bởi nếu bọn “mộ tặc” biết, chúng sẽ đào bới tan tành kiếm cổ vật.
Với lại, dù có tiến hành khai quật, cũng chẳng để làm gì, bởi sẽ chẳng lấy đâu ra đám đất rộng hàng ngàn mét vuông mà trưng bày mộ cổ.
Theo VTC
2.
Mộ Hán ở Việt Nam và những tin đồn về kho báu khổng lồ
14/09/2011 09:08 977
Các ngôi mộ cổ phát lộ đi liền với nhiều lời đồn đại về những kho báu khổng lồ chôn theo người được an táng, và những điều huyền bí như: Để giữ của cải trong mộ, người ta còn chôn theo những trinh nữ hoặc yểm bùa để "trả thù" ai xâm phạm…
Các nhà nghiên cứu lịch sử tiếc ngẩn ngơ
Tính đến nay số mộ Lục triều tìm thấy tại Việt Nam rất ít. Các hiện vật tìm thấy tại mộ cũng khá hiếm hoi, bởi đa phần các ngôi mộ khi được giới chuyên môn phát hiện đã rơi vào tình trạng bị đào bới, đập phá, mất hết hiện vật. Lý do của việc mộ cổ thường bị đập phá chính là những đồn đoán về giá trị các hiện vật trong mộ. Nhiều người cho rằng, những hiện vật lâu đời đồng nghĩa với trị giá lớn về kinh tế. PGS TS Nguyễn Lân Cường cho rằng, những ngôi mộ Hán tìm thấy ở Việt Nam đều không thấy xương cốt (có thể do thời gian đã lâu nên đã tiêu hết xương cốt và quan tài), các hiện vật cũng không hề là vàng bạc châu báu mà toàn là đồ sành sứ. Tại hai ngôi mộ phát hiện hồi tháng 4 ở Ciputra, quý nhất là một bình đầu gà tuyệt đẹp nhìn rõ cả mào, mắt và đuôi gà. Tuy nhiên, qua tham khảo nhiều nhà sưu tầm cổ vật, những hiện vật trong các ngôi mộ Hán thường rất rẻ tiền, bởi yếu tố mỹ thuật của đồ gốm sứ giai đoạn này chưa có độ tinh xảo. Có một số hiện vật cực kỳ đặc biệt được tìm thấy ở mộ Hán cũng chỉ có giá vài chục triệu đồng.
Tháng 11-2010, Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á phối hợp với các cơ quan văn hóa, Bảo tàng huyện Yên Hưng tiến hành làm vệ sinh, bảo tồn một hầm mộ gạch lớn có tên gọi dân gian là "Hố Của" tại thôn Năm, xã Sông Khoai, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh. Hầm mộ này có niên đại thế kỷ thứ 2 sau Công nguyên, tức là cách chúng ta ngày nay hơn 1.800 năm. Đây là một hầm mộ gạch kiểu Hán được xây dựng bằng hàng ngàn viên gạch lớn (cỡ trung bình 26x45x7cm). Tất cả gạch xây đều có in hoa văn nổi trên các cạnh khiến cho hầm mộ như một bức tường phù điêu lộng lẫy. Hầm mộ gồm ba gian lớn. Gian chính giữa hình chữ nhật mỗi chiều 3-4m. Các tường cạnh của gian này được xây thẳng đứng cao chừng 3m rồi thu dần vào tạo thành một đỉnh vòm bốn múi hình thót nhọn, trên đỉnh là một lỗ thoát hồn lên trời. Từ đỉnh vòm này xuống nền gạch đáy, chiều cao trên 4m.
Đây là một kiểu hầm mộ quý tộc xây theo kiến trúc xếp gạch giật cấp rất điêu luyện, bắt đầu phổ biến vào thời Đông Hán. Tại hầm mộ "Hố Của" ở Sông Khoai, hai phía bắc, nam của gian vòm cao chính giữa, người xưa làm thêm hai gian vòm cuốn nữa. Gian chính ở phía nam dài gần 6m, rộng khoảng 2m, cao 2m là nơi đặt quan tài chủ nhân, gian kia dài 2m, rộng 2m, cao 2m là nơi chứa đồ tùy táng. Ở mỗi gian đều có một ngách cổng phụ cao và rộng mỗi chiều một mét. Đồ tùy táng thấy được khá nhiều ở ngách cửa phụ gian chính giữa. Nền các gian được lát gạch chéo chứ không song song với chiều tường hầm mộ, có nơi dày tới ba lớp gạch.
Giá trị lớn nhất của hầm mộ này là kiến trúc và nghệ thuật. TS Yang Yong, một chuyên gia về mộ táng thời Hán ở Lĩnh Nam, Trung Quốc khi đến thăm hầm mộ này đã phải xác nhận, ngay cả ở Trung Quốc cũng rất hiếm thấy. Nói chung, các hầm mộ gạch đầu Công nguyên ở Việt Nam đều có hoa văn rìa cạnh. Giá trị nghệ thuật của hoa văn chính là tiêu chí để đánh giá lao động trí tuệ, nghệ thuật cho hầm mộ, và qua đó đánh giá vị trí xã hội của chủ nhân. Có thể nói, đây là một hầm mộ được trang trí khá cầu kỳ. Sơ bộ nhận thấy, gần 100 đồ án khuôn in hoa văn gạch khác nhau. Nét in sâu, sắc, khiến mỗi viên gạch nổi lên rất rõ nét. Nhiều viên có dấu hiệu ký tự khác lạ, càng làm tăng tính hấp dẫn của hầm mộ.
Nhưng do quan niệm sai lầm trước đây, người ta cho rằng những hầm mộ gạch này là của những kẻ xâm lược phương Bắc, từ đó dẫn đến ý thức không gìn giữ, tôn vinh loại hình di sản kiến trúc nghệ thuật có tuổi đời cao và giá trị lao động nghệ thuật lớn này. Nhiều khu hầm mộ như vậy ở Hà Nội, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Thanh Hóa… đã bị san bằng trước con mắt ngẩn ngơ của giới nghiên cứu lịch sử kiến trúc và mỹ thuật. Gần đây, giới khoa học trong và ngoài nước, đặc biệt cả nhiều chuyên gia khảo cổ, nhân chủng Trung Quốc đã xác nhận, đa số chủ nhân các hầm mộ như vậy là người Việt. Họ có thể là những quý tộc, thương nhân Việt hoặc là những quan lại người Việt dưới thời Bắc thuộc như Lý Cầm, Lý Tiến, Trương Trọng…, Vì thế, việc bảo lưu được những hầm mộ hiếm hoi và có giá trị kiến trúc, lịch sử như vậy là vô cùng quan trọng.
Những ngôi mộ cổ phát hiện tại Ciputra
Những huyền bí được thêu dệt
Chính những chuyện đồn đại về báu vật được chôn theo người chết trong các ngôi mộ đã thôi thúc bao kẻ trộm mộ nổi lòng tham. Điều này khiến các nhà khảo cổ đều rất ngán ngẩm. Thậm chí một thời gian dài việc trộm mộ còn rộ lên thành phong trào. Những kẻ trộm mộ ở cùng địa phương tập trung đi thành nhóm và trang bị cả máy rà bom mìn để phát hiện đồ kim loại quý đã cùng người xưa về thế giới bên kia. Nhiều khi họ đào phải xác ướp, không biết có lấy được gì đáng giá nhưng thi hài người đã mất thì bị vứt vất vưởng, mặc cho mưa nắng trên đồng. Kẻ trộm mộ tin là người ta thường chôn theo người đã mất vàng nén, vòng vàng đeo tay, đeo cổ. Đặc biệt, nhiều người còn tin xác ướp thường được bảo quản bằng cách cho ngậm các viên ngọc quý để chống thối rữa. Tuy nhiên, hầu hết xác ướp mà các nhà khảo cổ khai quật được hành trang đều chẳng có châu báu gì.
Trước những năm thuộc thập niên 1970, ở huyện Thanh Trì, ngoại thành Hà Nội, từng lan truyền những đồn đại như huyền thoại rằng người Hoa đã trấn yểm vàng chôn trong các ngôi mộ cổ ở linh địa này. Đêm đêm người ta hay thấy những con vịt vàng, lợn vàng ngoi lên mặt đất như muốn tìm đường về cố quốc. Huyền thoại khó tin về mặt khảo cổ này lại hấp dẫn kẻ trộm mộ. Suốt một thời gian dài nhiều ngôi mộ cổ ở huyện Thanh Trì đã bị lùng sục, đào bới. Đến khi các nhà khảo cổ về khai quật chính xác ba ngôi mộ cổ thời nhà Đường và công khai phát lộ những táng vật không hề có vàng bạc gì, cuộc săn lùng mộ cổ này mới tạm giảm.
Thú chơi của những nhà sưu tầm đồ cổ bây giờ là thích săn đồ cổ hàng độc. Thị trường đồ cổ có nhiều món là đồ tùy táng theo người chết như trống đồng, tiền cổ, binh khí, lưỡi cày cuốc, tượng hình, đồ trang sức, nậm vò... Một số đã trở thành "hàng độc" đang được giới buôn bán đồ cổ săn lùng với lời đồn giá tới hàng ngàn, thậm chí hàng trăm ngàn USD. Để chạy theo thị hiếu, những kẻ trộm mộ chuyển sang săn lùng đồ cổ tùy táng. Nhiều nhà khoa học trở thành người đến sau cả bọn trộm mộ cổ dù có là mộ cổ khó tìm thế nào, như năm 1969, họ khai quật một ngôi mộ cổ khá lớn ở Mạch Tràng, di chỉ thành Cổ Loa, Hà Nội. Ngôi mộ nằm ở vòng thành ngoài Cổ Loa. Đào bới đến độ sâu 4m và rộng hàng chục mét, họ buồn bã phát hiện mộ cổ đã bị trộm hớt tay trên từ hồi nào.
Táng vật bị lấy trộm rất nhiều. Sự thính nhạy của dân trộm mộ cũng khiến các nhà khoa học thấy ngạc nhiên về trình độ tìm kiếm và khai quật. Vương vãi dưới lòng đất chỉ còn ít mảnh vỡ vò, hũ, rìu đá... An ủi lớn nhất của nhà khảo cổ là còn một số viên gạch có chữ Hán "Vĩnh Nguyên thập nhất niên trị" (niên hiệu Vĩnh Nguyên năm thứ 11, đó là vua Hán Hòa Đế năm 99 sau Công nguyên). Bí ẩn còn sót lại dưới lòng đất đã giúp họ tạm xác định mộ Hán này rất cổ, niên đại khoảng năm 99 sau Công nguyên hoặc chỉ sau một chút.
Lời đồn thổi huyền bí nhất gắn với mộ Hán là việc chủ nhân của nó hầu hết là bậc đế vương, công hầu hoặc những người giàu có nên trong mộ Hán có táng trinh nữ để trông coi mộ phần và phục vụ chủ nhân. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, mộ Hán sau này của người Việt được xây dựng đúng theo phong tục của người Hán. Người Hán chôn gì làm đồ tuỳ táng thì các mộ ở Việt Nam cũng được chôn như vậy. Có ngôi mộ, khi khai quật lên, người đời sau còn thấy cả những bát canh, con gà, xương chó... đang ăn dở hóa thạch còn nguyên. Cảnh vật ấy, giống như có một cuộc sống dưới mộ. Nhưng thực chất điều này chỉ lý giải triết lý nhân sinh "trần sao âm vậy". Nhưng ở dương gian thì các công hầu vương tướng có vô số tì thiếp và kẻ hầu người hạ nên chuyện táng trinh nữ cùng chủ nhân mộ Hán để có người chăm sóc hầu hạ là điều có thể xảy ra. PGS- TS Nguyễn Lân Cường cho rằng ở Trung Quốc cổ đại, chuyện mộ Hán có táng theo cung tần mỹ nữ, kẻ hầu hạ, trinh nữ là chuyện bình thường. Nhưng ở Việt Nam thì chưa thấy, bởi tất cả mộ Hán ông biết đều không còn hài cốt nên khó chứng minh.
GS Đỗ Văn Ninh, nguyên Viện phó Viện Sử học thì cho biết, có lần khai quật mộ vua thấy có chôn theo một mỹ nữ. Di hài không còn nguyên vẹn, nhưng tay chân vẫn còn. GS cũng cho biết thêm, mộ Hán (của người Trung Quốc) táng người sống theo cùng chủ nhân khi chết nhiều chỗ có tìm thấy. Việc nhà nghiên cứu nào đó, hay ai đó từ những di vật của người chết, bằng phong tục, tập quán mà dự đoán việc có táng trinh nữ trong mộ Hán cũng khó bác bỏ lắm. Bởi lẽ, mộ Hán nếu táng theo phương thức đặt thi hài vào thẳng trong quan gạch, xương cốt hoá hết không còn thì khó chứng minh ngôi mộ ấy có bao nhiêu thi hài. Hơn nữa, mộ Hán thường không có bia nên không biết chủ nhân là ai, càng khó kết luận.
Xuân Thanh
1.
http://cand.com.vn/Cong-nghe/Bi-mat-ben-trong-nhung-ngoi-mo-Han-co-381034/
..
..
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.