Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn unesco. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn unesco. Hiển thị tất cả bài đăng

18/01/2020

Di sản văn hóa và UNESCO : lên tiếng của đại sứ Phạm Sanh Châu

Cuối năm 2019, một cán bộ cũ của UNESCO đưa đến một đợt thảo luận sôi nổi về di sản văn hóa "các cấp" (thế giới, quốc gia, tỉnh,...). Xem lại ở đây.

Trước đó khoảng 2 năm, vào năm 2017, tổng thống Đồ Nam Trump đã quyết định quay lưng lại với UNESCO, bởi tính chất chính trị hóa trong các hoạt động của UNESCO, theo Đồ Nam Trump là ngày càng rõ rệt. Xem lại ở đây.

Bây giờ thì đọc một lên tiếng từ phía Việt Nam, của đại sứ Phạm Sanh Châu. Về Phạm đại sứ, thì có thể đọc lại ở đây.

19/12/2019

Di sản văn hóa và UNESCO

UNESCO từng bị đương kim tổng thống Mĩ - Đồ Nam Trump - cảnh báo, đại khái là không ủng hộ. Rồi tẩy chay luôn. Mà không phải đến bác Đồ Nam, mà ngay hồi thập niên 1980 thì Mĩ từng đã rút ra khỏi UNESCO một lần rồi. Lần tẩy chay thứ nhất vì lí do UNESCO tiêu xài hoang phí vô tội vạ. Lần thứ hai là vì UNESCO tỏ rõ lập trường chính trị chống đồng minh của Mĩ ở Trung Đông. Xem lại ở đây (tháng 10 năm 2017).

Cập nhật tình hình của năm 2019 trước.

13/12/2019

Then được UNESCO ghi danh (chung của người Tày, Nùng, Thái)

Hôm qua, Thứ Năm ngày 12/12/2019, vừa nói về hệ thống Mo - Then - Tào - Pựt ở vùng các tộc người Tày Nùng. Cũng đã nói rõ về Làm ma khô ở vùng miền núi phía Bắc Việt Nam.

Mo - Then - Tào - Pựt là những người thực hành tín ngưỡng ở vùng miền núi phía Bắc, thầy ở cả người Tày, người Nùng, người Thái. Có thể gọi là "thầy Mo", "thầy Then", "thầy Tào", "thầy Pựt", hệt như người Kinh gọi là "thầy cúng" hay "thầy chùa".

Một mảng chuyên sâu của mình là về thầy Tào (cả ở người Nùng, cả ở người Dao). Tào chính là Đạo, tức Đạo sĩ --- từ 20 năm trước, đã tạm gọi họ là "Đạo sĩ dân gian". Tào là nhân vật biết chữ Hán, nên được coi là đứng đầu hệ thống Mo - Then - Tào - Pựt. Ba nhân vật còn lại (Then, Mo, Pựt) muốn đi hành nghề cúng bái thì phải nhận sắc phong từ thầy Tào. Họ xem Tào là thầy, tự nhận mình là đệ tử của Tào.

Then thì được xem là văn nghệ. Cập nhật thông tin mới nhất về Then, của tháng 12 năm 2019.

06/12/2018

"Người lạ quen biết" vừa trở thành Di sản Văn hóa Phi vật thể UNESCO

Tên chính thức bây giờ được sử dụng là "Thần tới thăm" (lai phỏng thần来訪神, raiho-shin). UNESCO cũng sử dụng cách gọi Raiho-shin. Và tên đầy đủ là: Raiho-shin, ritual visits of deities in masks and costumes (xem ở đây).

Một quan tâm chung của ngành Văn hóa Dân gian Nhật Bản (tức học hội Văn hóa Dân gian Nhật Bản, và những nhà nghiên cứu về folklore Nhật Bản).

19/06/2018

Tập họa bản vẽ đường đi sứ Trung Hoa của Nguyễn Huy Oánh vào danh sách kí ức của UNESCO

Tập họa bản độc đáo của sứ thần Nguyễn Huy Oánh (1713-1789) có tên là Hoàng hoa sứ trình đồ. Tương truyền là cụ vẽ vào thập niên 1760 trên đường đi sử Trung Hoa thời Cảnh Hưng.

"Hoàng hoa sứ trình đồ là cuốn sách cổ của dòng họ Nguyễn Huy (ở xã Trường Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh), được sao chép lại năm 1887 từ bản gốc của Thám hoa Nguyễn Huy Oánh. Văn bản này được Thám hoa Nguyễn Huy Oánh soạn những năm 1765 - 1767 dưới triều vua Lê Hiển Tông, có kích thước 30cm x 20cm, dày 2cm được in trên bản mộc giấy dó."

17/04/2018

Non nước Cao Bằng trải dài 6 huyện : Công viên Địa chất Toàn cầu

Non nước Cao Bằng. Xứ sở vừa Cao lại vừa Bằng. Miền quê hương biên viễn.

Bây giờ có một cái tên mới được đưa ra làm nhãn hiệu, là "xứ sở thần tiên".

Tên chính thức là "Công viên địa chất toàn cầu non nước Cao Bằng".

13/10/2017

Vì lợi ích quốc gia, sau khi bỏ TTP, Trump tiếp tục rút khỏi UNESCO

Chính quyền Đồ Nam Trump đã chính thức thông báo việc rút khỏi UNESCO với lí do: UNESCO hiện nay đang bị chính trị hóa theo hướng phản đối Israel. Đồng thời, cũng muốn chạy trách nhiệm về tài chính, vì hàng năm nước Mĩ đang phải gánh tới 22% kinh phí của UNESCO, tức khoảng 80 triệu USD/năm.

Nhật Bản thì gánh khoảng 10% kinh phí hàng năm của UNESCO.

Đây là lần thứ 2 nước Mĩ rút khỏi UNESCO. Lần trước là năm 1984, với lí do: UNESCO ăn tiêu bừa bãi quá.

04/10/2017

Tiết lộ sự thật về việc bình chọn di sản văn hóa ở Nhật Bản hiện nay

Tiết lộ của một quan chức cũ của chính quyền Nhật Bản hiện nay - chính quyền của thủ tướng Abe.

Các ví dụ đưa ra rất dễ hiểu. Có một cái là về việc bình chọn di sản văn hóa gọi là "vùng cách mạng công nghiệp" của hội đồng chuyên môn Nhật Bản để đưa đề cử cho UNESCO. Vùng cách mạng công nghiệp thời Minh Trị, thì đã đi ở đây (tháng 10 năm 2016).

12/08/2017

Khu vực ga Con Đỉa thời là mỏ than thịnh vượng, phát triển đế quốc

Đế quốc châu Á được xây dựng trên nền tảng công nghiệp hiện đại. Đầu tiên là thua kém xa phương Tây, rồi nhanh chóng để bằng, rồi cũng nhanh chóng vượt qua. 

Các vùng công nghiệp của thời kì cất cánh từ một xứ nông nghiệp nghèo nàn lên một nước châu Á duy nhất bắt kịp phương Tây về kĩ thuật công nghiệp (1850-1910), gần đây, đã được UNESCO công nhận. Đã nói nhanh ở đây (tháng 10/2016).

Các tỉnh miền Tây là vựa sắt và vựa than của đế quốc. Bắt đầu tìm ra mỏ than là thời Minh Trị, khai thác mạnh mẽ thời Đại Chính và mấy chục năm đầu thời Chiêu Hòa.

01/04/2017

Phủ Giày và Phủ Nấp dịp tháng Ba tiệc Mẫu năm 2017

Tin chính thức đã đi ở đây (28/3/2017). Tháng Ba tiệc Mẫu là tháng 3 âm lịch.

Phủ Giày Tiên Hương và Phủ Giày Vân Cát thì được biết đến rộng rãi từ lâu.

Còn Phủ Nấp, tức Phủ Quảng Nạp, hay Phủ Quảng Cung thì mới được biết đến từ khoảng 10 năm nay. Như một phát hiện của giới chuyên môn. Sau đó, phía cơ quan Bộ Văn hóa đã nhanh chóng công nhận (cũng là siêu tốc).

Trong thời gian hồ sơ của Việt Nam đi thế giới, người của Phủ Giày Tiên Hương và Phủ Nấp đã song hành cùng đoàn công tác của phía Việt Nam (đã đi entry ở đây, tháng 12/2016).

16/11/2016

Phát hiện khảo cổ học : quan tài chứa xác ướp Ai Cập mấy ngàn năm trước

Quan tài được trang trí quá đẹp. Cả mấy ngàn năm vẫn tươi như vừa mới vẽ ? Mới đến độ rất, rất khó tin.

Độ bền của một số thứ màu mà con người đã chế ra được, trong quá khứ, có khi vượt qua cả khoảng thời gian tới mấy ngàn năm chăng ?

Ví dụ khác thì là những bức tranh vách đá tô màu ở núi Phia Lài khu vực Tả Giang bên Quảng Tây (Trung Quốc) cũng tồn tại lâu dài như vậy (mới đây, những bức vẽ vĩ đại này của người Choang đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới, đã điểm tin ở đây - tháng 7/2016).