Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn ấn-chương-Việt. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn ấn-chương-Việt. Hiển thị tất cả bài đăng

24/10/2024

Ấn vàng “Sắc mệnh chi bảo” - đúc mới năm Minh Mệnh 8 (1827)

Bài trên website của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 1. Đoạn mở đầu thì thật vẫn quan ngại, là thế này:

"Theo các kết quả nghiên cứu, ấn Sắc mệnh chi bảo có từ triều Trần được làm bằng chất liệu gỗ (trong đợt khai quật di tích Hoàng thành Thăng Long đã phát hiện ấn cùng loại bằng gỗ trên mặt có khắc Sắc mệnh chi bảo). Đây là ấn của vua Trần Thái Tông (1225-1258) dùng để ban bố mệnh lệnh, sắc chỉ trong giai đoạn những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên xâm lược Đại Việt lần thứ nhất (1258)."

Hóa ra mảnh gỗ mới tìm được ở Hoàng thành Thăng Long gần đây, thật sự là cái ấn "Sắc mệnh chi bảo" đầu tiên của Đại Việt chăng ?

Vậy là "Sắc mệnh chi bảo" đã có từ năm 1258 dưới triều Trần rồi !

Nghe hơi có màu sắc hạt lúa Thành Dền, vốn có thuyết mạnh là giống lúa thời các Vua Hùng với chàng Lang Liêu danh tiếng ! Nhưng đi làm "căn cứ" khoa học, thì rút cục: giống lúa Khang Dân có gốc Trung Quốc, tức đời hiện đại mới tinh ! Vụ thành Dền thì trên Giao Blog, xem lại ở đây, gắn với tên tuổi của học giả Lâm Mỹ Dung.

12/02/2022

Dấu ấn của thời Tây Sơn : "tiên nhu chi bảo" hay "hòa nhu chi bảo"

Lần trước, chúng tôi đã đến thăm vườn nhà Nguyễn Huệ tại Bình Định, đọc lại ở đây (năm 2017).

Hôm nay, bàn về một dấu ấn của triều đại Tây Sơn trên tư liệu văn bản.

Hiện đang có hai thuyết. Một thuyết đọc là "Tiên nhu chi bảo", một thuyết đọc là "Hòa nhu chi bảo" cho hình dấu triện trên các văn bản thời Tây Sơn.

19/01/2019

"Phát ấn nửa đêm" song hành cùng "mua quan bán tước" : về lễ hội đền Trần 2019

Các nơi đang bàn về lễ phát ấn đền Trần (Nam Định) năm mới 2019.

Các cụ địa phương muốn khôi phục phát ấn vào nửa đêm cho "đúng với truyền thống". Là bởi, mấy năm vừa rồi, đã chuyển phát ấn nửa đêm sang phát ấn từ sáng sớm.

Võ sư Huỳnh thì nhận xét: "Kể từ ngày phát ấn thì nạn mua quan bán chức cũng tăng lên chóng mặt, sinh ra những quan chức, hư hỏng tham nhũng...trong những quan chức hư hỏng đó thì tỉnh nhà cũng góp phần không nhỏ".

Thế giới có "phát minh", "phát kiến", "phát hiện", ... Bình thường quá ! Riêng chỉ Đại Việt của chúng ta thời Đổi Mới này là có "phát ấn". Độc đáo rõ thế còn gì. Cần gì "phát minh", chỉ cần "phát ấn".

31/01/2017

Đầu năm, trở lại với ấn đền Trần : mở hồ sơ lưu trữ bên Pháp

Bài của Đinh Khắc Thuân và Cao Việt Anh - hai học giả của Viện Nghiên cứu Hán Nôm, đều có thời gian học tập và làm việc tại Pháp.

Đây là bản cho báo chí, còn bản cho hội thảo thì đã đi ở đây (hội thảo tháng 8 năm 2016), và bản cho tạp chí chuyên ngành thì chờ đọc ở đây (tạp chí Nghiên cứu & Phát triển số 6 năm 2016).

18/02/2016

Khảo cổ học Việt Nam nhãn tiền : 2010s

Có hai câu chuyện nhãn tiền về khảo cổ học Việt Nam, thấy sẵn trên blog này.

Thứ nhất là về giống lúa cổ gắn với nhóm Lâm Mỹ Dung (xem lại ở đây).

Thứ hai là về ấn chương thời Trần gắn với nhóm Trịnh Sinh, Hoàng Văn Khoán, Tống Trung Tín (xem lại ở đây).

17/02/2016

Ngó lại ấn Trần ở điện Kính Thiên, sau lễ khai ấn đầu năm 2016

Lễ khai ấn được thực hiện long trọng tại điện Kính Thiên vào ngày hôm qua (16/2/2016, tức mồng 9 Tết Bính Thân). Trong hàng quan khách dự lễ, có tân ủy viên Bộ Chính trị Trần Đại Quang. Xem lại ở đây.

07/05/2014

Báo chí Trung Quốc ngày 7-5-2014 : Việt Nam kỉ niệm 60 năm chiến dịch Điện Biên Phủ, cựu chiến binh nói về vai trò quan trọng của Trung Quốc

Hình ảnh trên báo chí Trung Quốc sáng ngày 7/5/2014:
Nguyên chú (Giao dịch):
Ảnh tư liệu, hình miêu tả trang phục của đội quân du kích Bắc Việt, phần vũ khí trang bị
là do Trung Quốc sản xuất

(Nguyên văn lời chú thích ảnh:  资料图:北越游击队装束示意图,武器装备部分是中国制造)

06/10/2013

"Hồ Chí Minh ấn" và "Võ Nguyên Giáp ấn" : Chữ Hán và triện khắc chữ Hán của Đại tướng (1950, 1957)



Trong một số cuốn hồi kí cách mạng, có thấy kể việc thời trẻ cụ Giáp từng nói tiếng Trung Quốc và viết chữ Hán. Chẳng hạn, ông Vũ Anh (p.16) có kể việc trước năm 1945, Việt Minh - hồi còn hoạt động bí mật ở biên giới Việt Trung  - từng tổ chức một cuộc nói chuyện ở Quế Lâm (Quảng Tây, Trung Quốc). Nguyên văn: "Hôm đó, anh Đồng nói bằng tiếng Pháp, anh Giáp nói bằng tiếng Trung Quốc. Người đến nghe rất đông...".