Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

01/05/2020

Trùng lặp lịch sử : tranh công ngày 30/4/1975 (làm nhớ chuyện Đàng Trên)

Xem bàn luận các nơi, nhất là mạng xã hội, thì thấy hiện thực vào ngày hôm qua (30/4/2020, kỉ niệm 45 năm thống nhất đất nước), trích dẫn theo bác Hiệu Minh

"Ai là người đã chấp bút soạn thảo văn kiện đầu hàng cho tướng Dương Văn Minh ngày 30-4-1975 tại Đài phát thanh Sài Gòn? Suốt mấy chục năm, cả ông Bùi Văn Tùng và ông Phạm Xuân Thệ đều trả lời: Tôi! Hỏi tờ giấy nháp đâu, cả hai đều nói bị thất lạc.

Tháng 4-1975, trung tá Bùi Văn Tùng là chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203 thuộc Quân đoàn 2, ông Phạm Xuân Thệ là là đại úy trung đoàn phó trung đoàn 66 bộ binh, cũng thuộc Quân đoàn 2. Cả hai đều vào Dinh Độc Lập sáng 30-4-1975 cùng chứng kiến sự đầu hàng của chính quyền Sài Gòn.
Năm nay 30-4-2020 sau 45 năm, VTV chỉ nói đến Đại tá Tùng, dường như không còn "Alternative Fact - sự thật thứ 2" từ phía tướng Thệ."


Viết một cách chua chát hơn, đưa cặp Lý Thông - Thạch Sanh ra để luận, thì có bạn Kiều Mai Sơn. Bạn viết:

"Kỷ niệm 45 năm ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2020) công chúng nhắc nhiều tới Chính ủy Bùi Tùng - người thảo lời tuyên bố đầu hàng cho Tổng thống VNCH Dương Văn Minh. Năm nay, ông Tùng đã 90 tuổi, sức yếu. Cựu chiến binh của Lữ đoàn tăng thiết giáp 203 có đơn đề nghị Nhà nước tuyên dương Anh hùng cho ông. Đây là một tín hiệu vui đối với một chàng Thạch Sanh họ Bùi.

Những tưởng chàng Lý Thông họ Phạm sẽ dám đối diện với sự thật và nếu không đủ can đảm, đủ thành khẩn nói lời xin lỗi vì đã bịa chuyện thì cũng im lặng. Nhưng không, chàng vẫn lên báo Lao động Thủ đô kể chuyện vào dinh Độc Lập và nói từ TÔI thành CHÚNG TÔI. (Xin lỗi, nếu nói chúng tôi thì các chiến sĩ Quân đoàn 2 năm đó ai cũng nói được)."

1. Đại khái, là riêng sự kiện tranh công soạn thư đầu hàng cho tổng thống Dương Văn Minh đọc vào sáng ngày 30/4/1975, theo ngôn ngữ dân gian, thì có một Thạch Sanh là Bùi Tùng, và một Lý Thông là Phạm Xuân Thệ.

Chuyện dân gian thì kể Lý Thông đã cướp công Thạch Sanh.

Đã ồn ào nhiều năm nay về chuyện Lý Thông - Thạch Sanh này, cứ vào mỗi dịp chuẩn bị đến ngày 30/4.

2. Chuyện của thế kỉ XX và thế kỉ XXI này, với mình, thì khá thú vị, vì chính nó giúp mình có thêm một động lưc để hoàn thành một cái khảo cứu đang còn dang dở về nhà Mạc thời kì Cao Bằng.

Nhiều năm nay, đã cho công bố nhiều khảo cứu nền tảng kêt hợp khảo sát điền dã và đọc thư tịch cũ/tư liệu tại chỗ về nhà Mạc thời kì Cao Bằng (ví dụ có thể đọc ở đây hay ở đây).

Một sự kiện quan trọng là việc vua Mạc Kính Cung bị phía Lê - Trịnh bắt sống và giải về Thăng Long vào đầu thập niên 1620. Cho dù vương triều Mạc ở Cao Bằng còn tiếp nối đến 1680s, tức hơn một nửa thế kỉ nữa, nhưng sự kiện Mạc Kính Cung, còn gọi là vua Càn Thống (vì niên hiệu của ông là Càn Thống), bị bắt đó vô cùng quan trọng trong cán cân lực lượng giữa Cao Bằng - Thăng Long, tức giữa Đàng Trên - Đàng Ngoài.

3. Thế lực Cao Bằng đã suy yếu đi rất nhiều sau khi vua Càn Thống bị bắt. 

Bởi vậy, sau này, các quan lại phía Lê Trịnh cũng đã từng có sự tranh công: ai đã bắt sống được Càn Thống ?

Đọc các gia phả hay tư liệu của các dòng họ vốn là tướng lĩnh Lê Trịnh trong các  trận đánh lên Cao Bằng đầu thập niên 1620, thì mới vỡ lẽ: có ít nhất, đến thời điểm hiện tại, có 3 người nhận là bắt sống Càn Thống !

Đại khái chuỗi chuyện Lý Thông - Thạch Sanh luôn có trong đời thực ở mọi thời đại.

Dưới là sưu tập một ít về hai vị giải phóng quân Bùi Văn Tùng và Phạm Xuân Thệ (đưa hai mẩu của Hiệu Minh và Kiều Mai Sơn lên đầu tiên, tư liệu thì bổ sung dần bên dưới đó). Còn chuyện nhà Mạc thì sẽ viết rõ trong bài học thuật.

Ngày 1 tháng 5 năm 2020,
Giao Blog















Tháng 5 năm 2020,
Giao Blog

---





CÂU CHUYỆN NGƯỜI THẢO ĐƠN ĐẦU HÀNG 
Chả lẽ có hai sự thật? Ai là người đã chấp bút soạn thảo văn kiện đầu hàng cho tướng Dương Văn Minh ngày 30-4-1975 tại Đài phát thanh Sài Gòn?
Suốt mấy chục năm, cả ông Bùi Văn Tùng và ông Phạm Xuân Thệ đều trả lời: Tôi!
Hỏi tờ giấy nháp đâu, cả hai đều nói bị thất lạc.
Tháng 4-1975, trung tá Bùi Văn Tùng là chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203 thuộc Quân đoàn 2, ông Phạm Xuân Thệ là là đại úy trung đoàn phó trung đoàn 66 bộ binh, cũng thuộc Quân đoàn 2.
Cả hai đều vào Dinh Độc Lập sang 30-4-1975 cùng chứng kiến sự đầu hàng của chính quyền Sài Gòn.
Năm nay 30-4-2020 sau 45 năm, VTV chỉ nói đến Đại tá Tùng, dường như không còn “Alternative Fact – sự thật thứ 2” từ phía tướng Thệ.
Thật lòng mà nói ông Thệ không cần soạn cái văn bản ấy cũng lên tướng, cũng thành anh hùng.
Mong các nhà lịch sử đừng bắt thế hệ tương lai phải băn khoăn Fact và Alternative Fact vì chính điều đó làm giảm giá trị của bên thắng cuộc.
Đó là điều rất … tệ.
HM.
https://hieuminh.wordpress.com/2020/05/01/van-kien-dau-hang-ngay-30-4-1975-fact-va-alternative-fact/?fbclid=IwAR1roLGxg7eoKlR69GtKyl9hXNpMD_l6PhQTYr6jXkakVBZd5sW4JZUY8_0




Chả lẽ có hai sự thật?
Ai là người đã chấp bút soạn thảo văn kiện đầu hàng cho tướng Dương Văn Minh ngày 30-4-1975 tại Đài phát thanh Sài Gòn?
Suốt mấy chục năm, cả ông Bùi Văn Tùng và ông Phạm Xuân Thệ đều trả lời: Tôi!
Hỏi tờ giấy nháp đâu, cả hai đều nói bị thất lạc.
Tháng 4-1975, trung tá Bùi Văn Tùng là chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203 thuộc Quân đoàn 2, ông Phạm Xuân Thệ là là đại úy trung đoàn phó trung đoàn 66 bộ binh, cũng thuộc Quân đoàn 2.
Cả hai đều vào Dinh Độc Lập sang 30-4-1975 cùng chứng kiến sự đầu hàng của chính quyền Sài Gòn.
Năm nay 30-4-2020 sau 45 năm, VTV chỉ nói đến Đại tá Tùng, dường như không còn "Alternative Fact - sự thật thứ 2" từ phía tướng Thệ.
Thật lòng mà nói ông Thệ không cần soạn cái văn bản ấy cũng lên tướng, cũng thành anh hùng.
Mong các nhà lịch sử đừng bắt thế hệ tương lai phải băn khoăn Fact và Alternative Fact vì chính điều đó làm giảm giá trị của bên thắng cuộc.
Đó là điều rất … tệ.



2. Kiều Mai Sơn


1/ Kỷ niệm 45 năm ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2020) công chúng nhắc nhiều tới Chính ủy Bùi Tùng - người thảo lời tuyên bố đầu hàng cho Tổng thống VNCH Dương Văn Minh. Năm nay, ông Tùng đã 90 tuổi, sức yếu. Cựu chiến binh của Lữ đoàn tăng thiết giáp 203 có đơn đề nghị Nhà nước tuyên dương Anh hùng cho ông. Đây là một tín hiệu vui đối với một chàng Thạch Sanh họ Bùi.
Những tưởng chàng Lý Thông họ Phạm sẽ dám đối diện với sự thật và nếu không đủ can đảm, đủ thành khẩn nói lời xin lỗi vì đã bịa chuyện thì cũng im lặng. Nhưng không, chàng vẫn lên báo Lao động Thủ đô kể chuyện vào dinh Độc Lập và nói từ TÔI thành CHÚNG TÔI. (Xin lỗi, nếu nói chúng tôi thì các chiến sĩ Quân đoàn 2 năm đó ai cũng nói được).
2/ Cùng lúc đó, có người gửi cho tôi bài viết trên BBC của ông Phạm Cao Phong ở Pháp viết về vai trò của cố nhà báo Bùi Tín tại dinh Độc Lập 30/4/1975. Lại thêm một tiếng nói lạc lõng. Chỉ tiếc rằng công chúng ngày nay vì mải làm kinh tế cho nên khá hời hợt với những chuyện lịch sử, để dễ tin những chuyện nhà báo Bùi Tín kể và những con nhang đệ tử của chàng Lý Thông họ Bùi gốc làng Bặt thêu dệt thêm.
Cụ Bùi Tín mất đã 2 năm. Tôi không muốn làm cái việc triệu cái thây ma của quá khứ về. Nhân việc bài trên BBC có thông tin không đúng cho nên xin có đôi điều nói lại cho rõ như sau:
Một là, ở Việt Nam không có chuyện không thừa nhận sự có mặt của ông Bùi Tín ở dinh Độc Lập vào ngày 30/4/1975. Người Việt Nam trong nước chỉ muốn nói cho người Việt Nam hải ngoại rõ rằng: ông Bùi Tín là NHÀ BÁO của QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM có mặt tại dinh Độc Lập nhưng không phải TRƯA mà là CHIỀU 30/4/1975.
Khi đó, ông Bùi Tín mang quân hàm Thượng tá và có mặt còn những vị quân hàm cao hơn ông, là cán bộ chỉ huy (chứ không phải anh nhà báo) như Đại tá Nguyễn Công Trang, Thiếu tướng Vũ Nam Long... Không thể có chuyện lính chiến đấu - nhất là những người dày dạn kinh nghiệm như Chính ủy Bùi Tùng lại đi xin ý kiến chỉ đạo của cái ông nhà báo - cho dù ông ta mang quân hàm Thượng tá. Đồng nghiệp có mặt cùng ông Bùi Tín ngày hôm đó có mặt ở dinh Độc Lập chưa phải đã chết hết. Nhà báo Nguyễn Trần Thiết vẫn còn sống. Nhà báo Khắc Tiếp, người đứng tên chung cuốn sách về những tướng lĩnh Sài Gòn với ông Bùi Tín vẫn còn sống - đã sắp vào tuổi 100.
Từ bài bút chiến rất kiên quyết và vạch rõ Mặt thật của cán bộ cũ Bùi Tín do phóng viên báo Quân đội Nhân dân viết hồi 199x đến nay, xin nhắc lại, người Việt Nam trong nước chỉ đặt cho đúng việc nhà báo Bùi Tín có mặt tại dinh Độc Lập CHIỀU 30/4/1975 chứ không phải TRƯA như ông nhận xằng lúc sinh thời.
Hai là, từ khi ra hải ngoại rồi không trở về, nhà báo Bùi Tín lần lượt viết Hoa xuyên tuyết, Mặt thật, kể chuyện cho các ký giả quốc tế, trả lời, bình luận trong nhiều vai. Có nhiều lần ông tự nhận mình là người thảo tuyên bố đầu hàng cho Tổng thống VNCH Dương Văn Minh, rồi lại tự nhận mình ra lệnh đưa Đại tướng Minh Big đến Đài phát thanh tuyên bố đầu hàng... Toàn những việc của Lý Thông cướp công người khác.
Những người thuộc BÊN THỨ BA như kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thái cựu Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn, nhà báo Kỳ Nhân - hãng thông tấn AP, nhà báo Hà Huy Đỉnh hay Boerries Gallasch (CHLB Đức) là những người có mặt tại dinh Độc Lập đều chứng minh rất rõ: Người thảo tuyên bố đầu hàng cho Tổng thống VNCH Dương Văn Minh là Chính ủy Bùi Tùng chứ không phải Bùi Tín hay Phạm Xuân Thệ.
Năm 2010, ông Bùi Tín cố vớt vát để nói lại, không nhận mình là người thảo tuyên bố đầu hàng (bài vẫn còn trên VOA) nhưng cố nhận là mình nói câu: - Các ông không còn gì để đàm phán...
Thực ra đó vẫn là câu của Chính ủy Bùi Tùng.

Năm 2015, trả lời phỏng vấn ông Phạm Cao Phong thì ông Bùi Tín nói oang oang: CHIỀU HÔM ĐẤY KHI TÔI VÀO DINH ĐỘC LẬP... Có lẽ ông Phạm Cao Phong đã quên câu chuyện của năm 2015 mà thòng vào chuyện năm 2018 trước khi còn điêu điếu ngừng tiếng?
Các ông có thể quên nhưng bạn đọc thì còn lưu lại tất cả những điều các ông nói.
3/ Người Việt Nam có câu thành ngữ do cổ nhân răn dạy "đừng cố đấm ăn xôi". Lại có truyện dân gian Thạch Sanh - Lý Thông. Lịch sử có thể phải viết nhiều song sự thật chỉ có một. Dù có lắt léo đến thế nào thì ai cũng vẫn trở về đúng vị trí của người đó trước ngọn bút Đổng Hồ./.

https://www.facebook.com/son.kieumai/posts/1409372439249079





---



BỔ SUNG


17.

Chưa năm nào kỷ niệm 30/4 lại “nóng bỏng” như năm nay. Hễ mở facebook là thấy tràn ngập bài viết và lời bình về sự kiện trưa 30/4/1975, mà tâm điểm của tranh luận, cãi vã là: Ai là người soạn thảo lời đầu hàng cho Tổng thống Dương Văn Minh đọc. Phần đông nghiêng về ủng hộ đại tá Bùi Văn Tùng, chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203 là tác giả của bản thảo lịch sử đó. Một số tờ báo “lề phải” như Lao Động, Nông Nghiệp, Tuổi Trẻ... cũng đã công khai ủng hộ như thế. Đặc biệt, năm nay đạo diễn NSUT Phạm Việt Tùng trưng ra ban dân thiên hạ bộ phim tài liệu điều tra dài cả tiếng đồng hồ với tiêu đề “ Sự thật trưa 30/4/1975” qua Yuootube. Nhưng... vì chưa có ý kiến của những cơ quan có trách nhiệm nên cuộc tranh cãi vẫn kéo dài năm này qua năm khác, năm sau sôi động và bức xúc hơn năm trước. Nhất là khi “Lò thiêu tham nhũng, tiêu cực” do TBT Nguyễn Phú Trọng khởi xướng, thì làn sóng đấu tranh đòi công bằng, lẽ phải và minh bạch sự thật càng bùng phát.
Trong cái miên man của cộng đồng mạng và truyền thông báo chí về sự kiện trên, tôi nhận được Tạp chí TRI ÂN của Hội HỖ TRỢ GIA ĐÌNH LIỆT SĨ VIỆT NAM ra số 14 - Đặc san 30/4, do ông Đỗ Phú, Tổng biên tập mang đến tận nhà biếu (vì tôi có bài viết đăng trong đó về CCB Trần Trọng Trang, đại trưởng C7 anh hùng , e40 pháo binh Tây Nguyên). Tạp chí này có trụ sở tại 36 Hoàng Diệu, trong khuôn viên của BQP.
Tôi đặc biệt ấn tượng với loạt bài về kỷ niệm 30/4 nhưng không phải là những diễn văn hay hoạt động chào mừng mà là nói về “Dương Văn Minh và những ngày cuối tháng 4 năm 1975” của nhà văn Trình Quang Phú (trang 23). Trong đó có đoạn:
“ ...Chúng tôi đến biệt thự Hoa Lan của ông Dương Văn Minh nằm trên đường Võ Văn Tần (ngày đó là đường Trần Quý Cáp). Dù được Lý Quý Chung giới thiệu trước, nhưng ông Minh vẫn dè dặt. Sau hồi lâu trao đổi lại, ông nhìn tôi và chậm rãi nói: Moa nói với toa như thế này (ông vẫn quen dùng tiếng Pháp Toa (toi): Anh, Moa (Moi): Tôi), toa có thể ghi vào sổ tay. Nếu moa không vì dân tộc này, không thương đồng bào, không muốn Sài Gòn đổ máu thì moa không nhận làm Tổng thống. Moa nhận để là gì khi moa biết quân giải phóng đã vào sát Sài Gòn. Moa muốn đánh nhau thì moa đã không lệnh cho cơ quan DAO của Mỹ phải rút khởi Việt Nam trong vòng 24 giờ. Moa đồng ý để nhóm Nguyễn Đình Đầu ròi nhóm Trần Ngọc Liễng vào trại David để thông báo với quân giải phóng là quân đội của moa không chống cự, moa chờ Việt cộng vào và Mặt trận Dân tộc Giải phóng nói sao moa làm y vậy. Moa có biết gì về Tuyên bố 26 tháng 4 của Mặt trận giải phóng đâu, chỉ biết đó là tuyen bố hòa bình thì moa liền cho tuyên bố “thực hiện đúng tuyên bố 26/4 của Chính phủ cách mạng miền Nam”. Cũng chính vì thế, moa mời toàn bộ nội các vào Dinh Độc Lập để chờ cách mạng vào bàn giao, xét cho kỹ thì thực sự ý định bàn giao cũng là cách đầu hàng lịch sự mà thôi”...
Cũng trong bài viết này, tác giả đã nhắc lại lời tuyên bố trên Đài phát thanh Sài Gòn của Tổng thống Dương Văn Minh lúc 9 giờ 30 phút ngày 30/4/1975 (trước hai giờ xe tăng 390 húc đổ cổng Dinh ĐL – VP). Toàn văn như sau:
“ Đường lối chủ trương của chúng tôi là hòa giải và hòa hợp dân tộc để cứu sanh mạng đồng bào. Tôi tin tưởng sâu xa vào sự hòa giải của người Việt Nam để khỏi phí phạm xương máu người Việt Nam. Vì lẽ đó tôi yêu cầu tất cả các anh em chiến sĩ Cộng hòa hãy bình tĩnh, và ở đâu ở đó. Chúng tôi cũng yêu cầu anh em chiến sĩ Chính phủ cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ngưng nổ súng. Chúng tôi ở đây chờ gặp Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam để cùng nhau thảo luận về lễ bàn giao chính quyền trong vòng trật tự, tránh sự đổ máu vô ích của đồng bào”...(tất nhiên sau đó ta đã yêu cầu ông DVM phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện vì đã có chỉ đạo từ trên sau khi nghe tin Tổng thống DVM đọc lời tuyên bố trên -VP).
Một bài viết khác (trang 26) của Đỗ Minh Khôi có tựa đề: “Lý Quý Chung nghề làm báo từ tuổi 20 đến khi...”. Mở đầu bài viết là hàng chữ đậm:
“ Hồi 9h35 phút, ngay sau khi Dương Văn Minh phát tuyên bố “Chuyển giao quyền hành” thì Chính ủy chiến dịch Hồ Chí Minh Phạm Hùng đã phát mệnh lệnh hỏa tốc đến các mặt trận, các mũi tiên công: Địch đang dao động tan rã, các cánh quân hãy đánh mạnh, tiến nhanh, chiếm các mục tiêu đã quy định. Hội quân tại Dinh Độc Lập. Địch không còn có gì để thương lượng bàn giao. Chúng phải đầu hàng vô điều kiện. Tiến lên! Tiến lên toàn thắng”.
Đoạn viết về buổi gặp gỡ giữa Lý Quý Chung tại nhà Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh kể lại rằng:
“... Tình cờ tại đây họ cũng gặp ông Bùi Văn Tùng, Chính ủy cánh quân tiến vào Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975. Cuộc gặp gờ vui vẻ, Lý Quý Chung hòa vào không khí chung đó, mạnh dạn nói với Chính ủy Bùi Văn Tùng: Hôm đưa ông Dương Văn Minh đến đài phát thanh, thấy anh kê giấy lên đùi viết lời tuyên bố đầu hàng cho Tổng thống Dương Văn Minh, chỉ có mấy hàng, anh viết đi viết lại, tôi và Nguyễn Hữu Thái (Chủ tịch Tổng Hội sinh viên Sài Gòn) cứ muốn tham gia giúp anh mà không dám. Anh Tùng nói: “viết ngắn gọn mới khó, lại là lời tuyên bố lịch sử rất quan trọng, nó là lời tuyên bố để kết thúc cuộc chiến 30 năm, nên càng phải thận trọng hơn”. Lý Quý Chung lại hỏi tiếp “Vì sao các anh không chấp nhận cho bàn giao như Bảo Đại năm 1945”. Chính ủy Tùng cười: “Mệnh lệnh của cấp trên là như vậy, phải đầu hàng, không thương lượng bàn giao”.
Như vậy, qua các bài viết trên đã nhắc lại và khẳng định hai sự kiện đặc biệt của ngày 30/4, đó là lời tuyên bố trên Đài phát thanh Sài Gòn của Tổng thống Dương Văn Minh lúc 9 giờ 30 phút ngày 30/4/1975 và tâm sự của ông trước khi đọc tuyên bố trên. Điều này xưa nay ít được nhắc đến và cũng ít người được biết. Lời tuyên bố của ông DVM trước khi quân ta vào Dinh ĐL 2 tiếng đồng hồ tuy góp phần làm tan rã nhanh hơn sự kháng cự tuyệt vọng của ngụy quyền Sài Gòn, hạn chế đổ máu hơn cho cả hai phía...nhưng không hề làm giảm đi chiến thắng vang dội lẫy lừng của ta. Chuyện DVM phải tuyên bố “đầu hàng vô điều kiện” là tất yếu và đã được ta chỉ đạo trước đó qua điện khẩn của Chính ủy Phạm Hùng (Chính ủy Bùi Văn Tùng cũng đã nói như vậy chứ không phải là sáng kiến sáng tạo của riêng cá nhân ai mà lâu nay ai đó cứ “lăng xê”).
Sự kiện thứ hai là Chính ủy Bùi Văn Tùng chính là người soạn thảo tuyên bố đầu hàng của DVM thông qua lời kể của nhân chứng có mặt trưa 30/4 tại Dinh ĐL là Lý Quý Chung. Thiết nghĩ đã quá đủ để chấm dứt bàn cãi về chuện này, dù cơ quan có trách nhiệm có lên tiếng hay không.
Còn danh hiệu Anh hùng ư? Hãy dành cho những người đã ngã xuống như hàng trăm chiến sĩ đã hy sinh trong "cửa ngõ thép" Xuân Lộc, trong cửa mở Đồng Dù, hay những chiến sĩ trên 9 chiếc xe tăng bị địch bắn cháy ở Lăng Cha Cả, trên cầu Sài Gòn...ngay trước giờ chiến thắng. Họ mới là những Anh hùng BẤT TỬ./.
Việt Phát, 14/5/2021





https://www.facebook.com/vietphat.nguyen.52090/posts/1163843170793867



16.


Như các bạn đã biết, sau rất nhiều cố gắng với sự giúp đỡ của cộng đồng mạng và các đồng đội, trong 2 năm vừa qua nhóm LXT chúng tôi đã tìm được 3 chiến sĩ thân cận, gần gũi nhất với Chính ủy Lữ đoàn XT203 Bùi Văn Tùng trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Đó là liên lạc Nguyễn Văn Phúc- người Thanh Hóa, lái xe con Trần Xuân Mộc ở Bắc Giang và lái xe TG K63 Trần Đức Khang ở Cao Bằng. Trong 3 anh em, chỉ có liên lạc Phúc do có con làm ăn ở phía Nam nên đã có đôi lần đến thăm thủ trưởng cũ của mình, còn hai chiến sĩ Khang và Mộc thì từ ngày xa thủ trưởng đến nay dã hơn 40 năm chưa một lần gặp lại. Khi gặp Khang và Mộc, hỏi các anh có nguyện vọng gì thì các anh nói: “Muốn được vào thăm Chính ủy một lần!”.
Khi kể lại chuyện này, rất nhiều CCB XT cũng như người thân của LXT đã động viên chúng tôi cố gắng đáp ứng nguyện vọng đó của các anh. Không chỉ vậy, họ còn sẵn sàng đóng góp về mặt vật chất nữa. Cảm cái nghĩa tình đó, BQT nhóm LXT đã quyết định tổ chức chuyến đi cho 3 chiến sĩ vào thăm thủ trưởng cũ của mình vào đúng dịp kỷ niệm 30.4.2021. Và tôi là người chịu trách nhiệm tổ chức mọi mặt cho chuyến đi. Cho đến thời điểm này, chuyến đi đã thành công mỹ mãn. Tôi xin có ít dòng báo cáo về chuyến đi trước các quê LXT, các bạn và tất cả những người quan tâm.
Để chuẩn bị cho chuyến đi, chúng tôi đã thống nhất kế hoạch qua điện thoại. Khi 3 anh em nhất trí đi thì tiến hành mua vé máy bay (28.4 vào và 3.5 ra), đề nghị BTL TTG giúp đỡ về nơi ăn ở... Tuy nhiên, do có ý định tổ chức Gặp mặt LXT nhân dịp 30.4 vào ngày 27.4 nên chúng tôi đã mời các anh về HN từ ngày 26.4. Và mọi việc đã diễn ra đúng như dự tính. Ngày 27.4 với các anh thật là vui bởi đã nhận được rất nhiều đồng đội cũ sau hơn 40 năm xa cách. Chúng tôi cũng hỏi nguyện vọng của từng người để thiết kế một chương trình thật hợp lý.
Trưa 28.4, đoàn chúng tôi lên sân bay để bắt đầu chuyến đi. Háo hức nhất là LXTG Trần Đức Khang bởi đây là lần đầu tiên anh được đi máy bay, cái gì cũng lạ lẫm, mới mẻ. 16 giờ, chúng tôi có mặt tại TP HCM. Quê Đinh Quang- Phó TBLL CCBTTG TPHCM mời đoàn về nhà dùng cơm. Thật cảm động bởi sự đón tiếp thịnh tình của gia đình quê Quang và các quê đại diện TTG TPHCM. Tiệc vui kéo dài mãi đến 21h đoàn mới về Cơ quan Thường trực BTL TTG tại phía Nam để nghỉ ngơi.
Ngày 29.4- Theo chương trình đoàn đi thăm lại một số địa điểm liên quan đến trận hành tiến tiến công vào SG 46 năm trước. Từ SG, chúng tôi chạy thẳng ra bên ngoài Thủ Đức rồi quay trở lại. Đến từng điểm, ba anh em họ lại hồi tưởng: chỗ này Lữ trưởng Tài hạ lệnh đưa cao xạ 37 ly hạ nòng bắn vào Trường Võ bị, chỗ này Chính ủy cùng mấy anh em mai táng các liệt sĩ đưa từ phía trước về... Sau đó, chúng tôi vào khu vực cổng trường võ bị Thủ Đức định tìm nơi xe 707 hy sinh nhưng địa hình thay đổi quá nhiều, ko xác định được. Tiếp tục quay về lại Sài Gòn, đến đầu cầu Rạch Chiếc thì LX Mộc khẳng định vị trí AH Ngô Văn Nhỡ- Tiểu đoàn trưởng XT1 hy sinh. Về gần đến cầu Sài Gòn thì cố gắng xác định vị trí các xe tăng cháy và nơi xe chỉ huy của Lữ phó TMT TRần Minh Công trúng đạn pháo... Tiếp đó, cả đoàn theo HDV Đinh Quang tới một vị trí có thể ngắm toàn bộ hình dạng cong cong của cây cầu lịch sử- nơi đã diễn ra trận kịch chiến sáng 30.4.1975. Sau khi ăn trưa, đoàn qua cầu chạy theo đúng lộ trình mà chiếc TG K63 chở chính ủy Bùi Văn Tùng đã chạy ngày 30.4.1975. Trên đường đi cũng xác định vị trí chiếc xe 866 của Lê Tiến Hùng trúng đạn. Điểm tập kết cuối cùng của chương trình tham quan hôm đó là tại cổng Dinh Độc Lập. Tại đây, liên lạc Phúc và LXTG Khang thống nhất với nhau về vị trí dừng xe, hành động của từng người... Còn LX Mộc thì chỉ chỗ anh lấy con Jeep trắng (của cảnh sát), bỏ lại con GAS69 già cỗi tại đó... Ngày thứ nhất đã trôi qua đúng như chương trình dự kiến. Hơi mệt nhưng ai cũng phấn khởi.
Ngày thứ hai- 30.4: Theo dự kiến, đoàn sẽ hội quân cùng với Hội SVCS Thành cổ và Hội CCBTTG TPHCM thăm lại dinh Độc Lập, thăm Chính ủy trong buổi sáng, sau đó sẽ trở ra thăm chiến trường xưa khu vực Long Thành, Bà Rịa- Vũng Tàu, viếng các liệt sĩ tại NTLS Long Thành.
Đúng 8 giờ sáng, đoàn đã có mặt tại Dinh. Tất cả địa hình, địa vật, nội thất của dinh được bảo tồn vẫn như ngày xưa dường như đã đánh thức những ký ức đã ngủ quên mấy chục năm trong các anh. Họ thi nhau kể trưa hôm đó họ đã đứng ở đâu, làm gì, thấy gì... Và họ chụp ảnh với nhau. Rất nhiều ảnh.
9.30- giờ phút mong đợi nhất của chuyến đi đã đến- thăm Chính ủy Bùi Văn Tùng, người thủ trưởng kính mến của họ. Không biết có phải do biết tin 3 chiến sĩ gần gũi nhất với mình sẽ vào thăm mình mà chính ủy khỏe ra hay không mà thần sắc của cụ hôm đó rất tốt, trông khỏe mạnh, tươi tắn hơn hôm đoàn làm phim “Chuyện thật 30.4.1975” đến thăm. Và kỳ diệu nhất là khi từng người lính đến gần cụ, qua lời giới thiệu của con trai Bùi Hải dường như cụ đã nhận ra họ với nét biểu cảm rất rõ trên gương mặt. Khi mọi người chúc tụng, tặng hoa... cụ cũng cười và vỗ tay theo. Ngại thủ trưởng mệt, đoàn không dám nấn ná quá lâu. Hơn 10 giờ, đoàn lưu luyến rời tư gia thủ trưởng với hy vọng thủ trưởng sẽ vượt qua ngưỡng bách niên để chứng kiến những đổi thay, tiến bộ.
Sau khi dự liên hoan cùng Hội Cựu SVCS Thành cổ, đoàn lên đường trực chỉ Long Thành. Giữa trưa nên đường cao tốc chỉ hơi bị ùn tắc. Điểm đến chiều nay của đoàn là NTLS Long Thành- nơi có khá nhiều liệt sĩ của Lữ đoàn XT203 hy sinh trong các ngày 26,27,28,29.4.1975. Có điều buồn là do đi phối thuộc với Sư 304 và 325, công tác bảo đảm là do BB chịu trách nhiệm, TBLS đưa về quân y của BB nên nay trên bia đều ghi nhầm đơn vị! Và một trong các LS đó là Nguyễn Kim Duyệt- pháo hai con “sứt môi” 380 của tôi.
Thắp hương LS xong, đoàn tiếp tục hành trình về Vũng Tàu. Tại đây, đoàn được anh Đậu Văn Hóa- nguyên GV Trường SQTTG, nay là Chủ tịch HĐQT KDL Hồ Mây đón tiếp và chiêu đãi. Mấy anh em có buổi tham quan rất lý thú toàn bộ khu du lịch, ai cũng gật gù thán phục đầu óc và tài năng của người CCB TTG đã tạo dựng nên một cơ ngơi ko hề nhỏ tại Vũng Tàu. Và cũng thật trân quý tấm lòng thơm thảo, tình nghĩa của anh đối với các CCB TTG. Rất vui, trong buổi tối hôm đó lại tình cờ gặp được quê Định- CCB cT4/d2/203- đơn vị đánh chiếm BR-VT nay đang sống tại Vũng Tàu.
Ngày thứ ba- 1.5: Theo chương trình, ngày hôm nay đoàn sẽ về thăm lại chiến trường xưa ở khu vực Nước Trong, thăm Trường TG Long Thành (nay là T700), thăm một số gia đình đồng đội và đến thăm gia đình các cháu con CS liên lạc Nguyễn Văn Phúc đang sống tại Biên Hòa. Khi biết LX Mộc có đứa cháu ruột đang sống ở TT Long Thành, đoàn quyết định bổ sung vào chương trình. Do lâu ngày ko vào, địa hình thay đổi cộng với trí nhớ giảm sút... nên hơi mất thời gian một chút song mọi người đều vui vẻ, nhất là chú cháu của LX Mộc.
Nhưng cũng vì vậy mà chương trình dừng lại Nước Trong phải giảm bớt thời gian vì tại BH, một LXT khác đang chờ- đó là nguyên Tiểu đoàn trưởng 1003 Ng Ý Thức. Trưa hôm đó, anh em chú cháu lại giao lưu và lại hát vang bài Binh chủng ca. Chiều hôm đó, đoàn ghé thăm CCB TTG Huỳnh Bá Lưu và thắp hương cho Vũ Hòa Bình- phu nhân của anh, một thành viên nhiệt tình của LXT không may qua đời 2 năm trước.
Chiều hôm đó, cả đoàn đến thăm gia đình cháu Phương- con trai CCB Nguyễn Văn Phúc. Liên lạc Phúc có 3 con trai thì 2 cháu đã lập nghiệp tại Đồng Nai này. Đó là hai thanh niên vừa có tri thức vừa có dũng khí nên đã khá “ăn nên làm ra” tại miền đất đầy tiềm năng này. Sau bữa liên hoan thân mật, đoàn chúng tôi về lại TP HCM, còn Phúc tách đoàn ở lại chơi với cháu.
Ngày thứ tư- 2.5: Theo kế hoạch, đây là ngày “tùy nghi di tản” để anh em đi thăm thú thêm nơi nào mình thích, đặc biệt là mua chút quà về cho người thân, gia đình. Tuy nhiên, khi nghe tin Covid-19 đang bùng phát trở lại, hai anh em Khang Mộc quyết định “yêu nước” bằng cách ở nhà cho khỏe.
Ngày 3.5: Chuyến bay VN0248 đưa đoàn về HN lúc trưa. LX Mộc thỉnh thoảng về quê nên khá thạo chuyện xe cộ. HDV chỉ phải đưa ra bến xe bus là ổn. Riêng với TĐ Khang thì thật sự khó khăn. Lại phải tra xem có xe nào chạy Cao Bằng trong buổi chiều ko, thế rồi đặt vé, hẹn điểm đón... Nhưng dường như Trời cũng chiều người, khi đang ngồi xe điện ra điểm đón ngoài QL2 thì thấy 1 xe Cao Bằng đang đón khách. Thế là Khang lên xe lúc 12h và 7 h tối đã về đến nhà. Còn Mộc đã về đến nhà từ nửa chiều.
Chuyến đi sẽ thật mỹ mãn nếu không có chút “sạn”: Ý định thăm lại Trường 700- nơi 46 năm trước là Trường TG Long Thành và những người LXT 203 đã đổ máu để giải phóng đã ko thực hiện được. Lý do là vị Hiệu trưởng HMK (vốn cũng đã biết nhau tuy mình ko trực tiếp dạy) đã từ chối ko cho vào nếu chưa được sự đồng ý của BTL. Nhưng cay nhất là khi điện thoại, sau khi mình tự giới thiệu xong thì anh ta cộc lốc, trống không: “Có việc gì thế?”. Mình ngỡ ngàng- phông văn hóa của một SQ cao cấp mà như thế ư? Hay là tại khi còn ở cơ quan, mình đã quá nghiêm khắc khi đi kiểm tra, gặp thằng nhớ lâu, thù dai đến tận bây giờ. He he...
Nhưng dù có chút sạn đi chăng nữa thì vẫn có thể nói chuyến đi này đã thành công tốt đẹp. Thay mặt LXT và 3 anh em Khang, Mộc, Phúc xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của các bạn, các quê, của đồng chí Tư lệnh BC TTG và cơ quan Thường trực phía Nam, của Hội CCB TTG TP HCM, quê Đinh Quang, quê Ý Thức và nhất là các em Hoa Quynh Bui, Hải Bùi ...




















https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=1148967012217080&id=100013113750568



15.










DINH ĐỘC LẬP TRƯA 30/4/1975: Những vấn đề cần làm rõ!
Thứ sáu, 21 Tháng 8 2020 14:24

 

Ai soạn lời tuyên bố đầu hàng?

 

Những thông tin nhiễu loạn của báo chí gần đây về sự kiện lịch sử diễn ra trưa 30/4/1975 đã khiến những người trong cuộc – những nhân chứng lịch sử - thực sự bức xúc. Những nhân chứng sống ấy tôi đã gặp và trao đổi trên điện thoại. Đó là Thiếu tướng Hoàng Trọng Tình, Đại tá Phùng Bá Đam, Đại tá Đậu Đình Lực, Đại tá Bùi Văn Quyệt, Trung tướng Phạm Xuân Thệ và các anh Nguyễn Văn Nhu, Bàng Nguyên Thất, Nguyễn Huy Hoàng. Xin không nêu lại từng ý kiến, chỉ tổng hợp chung nhất, làm rõ những nội dung sau.

Thời khắc thu lời tuyên bố đầu hàng  của Dương văn Minh. Đồng chí Phạm Xuân Thệ  (đứng bên phải) - Ảnh: KỲ NHÂN

1-VÌ SAO ĐỒNG CHÍ BÙI VĂN TÙNG NHẬN LÀ ĐƯA DƯƠNG VĂN MINH RA ĐÀI PHÁT THANH VÀ SOẠN CHO DƯƠNG VĂN MINH ĐỌC TUYÊN BỐ ĐẦU HÀNG?

-Vì đồng chí Bùi Văn Tùng thay mặt Quân Giải phóng tiếp nhận lời tuyên bố đầu hàng của tổng thống ngụy quyền Sài Gòn Dương Văn Minh nên sau ngày 30/4/1975 một số đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Quân đội tưởng đồng chí Tùng đã làm tất cả các việc đó. Ngày 16/5/1975, đồng chí Bùi Văn Tùng vinh dự được Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng ôm hôn tại Dinh Độc Lập...

Bắt nội các Chính quyền Sài Gòn ra Đài phát thanh. Đồng chí Thệ (bên phải); Bàng Nguyên Thất (bên trái) và Nguyễn Văn Nhu (cầm súng ngắn đi sau Dương Văn Minh) - Ảnh: Kỳ Nhân

-Vì tại Hội nghị Quân chính Quân đoàn ở Thủ Đức (Sài Gòn) tháng 12/ 1975 chỉ nói đồng chí Phạm Xuân Thệ bắt Dương Văn Minh ra Đài phát thanh, không nói đồng chí Thệ soạn thảo cho Dương Văn Minh đọc.

Dự hội nghị có Thượng tá Lê Khả Phiêu lúc đó là Chủ nhiệm Chính trị Quân đoàn. Chính ủy Bùi Văn Tùng dự. Trung đoàn phó Thệ không dự vì đang chỉ huy đánh Fullro tại Lâm Đồng. Do Hội nghị kết luận có nội dung chưa đúng nên lịch sử của Lữ đoàn xe tăng 203 ban đầu viết: Chính ủy Bùi Văn Tùng soạn thảo cho Dương Văn Minh đọc và xe tăng 843 của đại đội trưởng Bùi Quang Thận xô đổ cổng Dinh Độc lập. (Vì lãnh đạo Quân đoàn muốn xe đại đội trưởng đi đầu - là xe T54 của Liên Xô còn xe 390 của Trung Quốc). Đến năm 1995, khi nhà báo Pháp Francoise De Mulder đưa tấm ảnh ra, mới xác định xe tăng 390 vào Dinh trước.

Tác giả (thứ hai bên trái) gặp các nhân chứng - 5/2020.  Từ phải qua: Phùng Bá Đam, Nguyễn Huy Hoàng,  Phạm Xuân Thệ và Bàng Nguyên Thất

Tác giả trò chuyện với nhân chứng. Từ phải qua: Đại tá Đậu Đình Lực và vợ chồng anh Nguyên Thất (tháng 5/2020 tại Hà Nội)

Từ năm 1985, khi báo Quân đội nhân dân đăng bài của Đào Văn Sử về sự thật người soạn thảo lời tuyên bố đầu hàng…thì Ban Bí thư yêu cầu Bộ Quốc phòng điều tra làm rõ. Từ đó các cuốn lịch sử Quân đoàn 2, Sư đoàn 304, Lữ đoàn xe tăng 203 và Trung đoàn bộ binh 66 được chỉnh sửa, thống nhất, không còn ý kiến thắc mắc.

- Sau năm 1975, ông Borries Gallasch - nhà báo Đức -  xuất bản cuốn: “TP.HCM – Giờ khắc số O – những phóng sự về kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm”, có đoạn: “Sự lộn xộn chấm dứt khi người chỉ huy của Quân giải phóng được giao nhiệm vụ của việc bàn giao chính quyền, Chính ủy Bùi Văn Tùng xuất hiện”. Câu này không đúng với sự thật lịch sử. Không có nhân chứng sống nào xác nhận việc này. Cũng không có tấm ảnh nào ghi lại.

- Nhiều lần đồng chí Bùi Văn Tùng đã kể cho báo Tuổi Trẻ và Sài Gòn Giải Phóng, Đài TNND Thành phố… theo như nội dung trên.

Tác giả trò chuyện với  Đại tá Phùng Bá Đam (bên phải) tại Hà Nội

Tác giả gặp nhân chứng Nguyễn Văn Nhu (bên trái) tại TP.Hồ Chí Minh

 

2- SỰ MÂU THUẪN, TRÁI LOGIC KHI NÓI ĐỒNG CHÍ TÙNG ĐƯA DƯƠNG VĂN MINH RA ĐÀI

- Nếu đồng chí Bùi Văn Tùng có mặt ở Dinh cùng đồng chí Phạm Xuân Thệ thì sao đồng chí Tùng không xuất hiện trước Dương Văn Minh mà chỉ có đồng chí Thệ yêu cầu Dương Văn Minh ra Đài tuyên bố đầu hàng. Đồng chí Tùng đi cùng ai, ai làm chứng nghe đồng chí nói? Không có ai.

- Bằng chứng là khi đồng chí Thệ cùng các cán bộ, chiến sỹ vào Dinh thì gặp Chuẩn tướng ngụy Nguyễn Hữu Hạnh. Ông Hạnh giới thiệu Dương Văn Minh cùng nội các thì Dương Văn Minh nói với đồng chí Thệ: “Chúng tôi đã biết Quân giải phóng tiến vào nội đô, đang chờ quân giải phóng vào để bàn giao”. Đồng chí Thệ nói kiên quyết: “Các ông đã bị bắt làm tù binh, các ông phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, không có bàn giao gì cả”, Ông Minh nghe vậy liền rút trong túi ra khẩu súng ngắn Browning đặt lên bàn. Đồng chí Thệ nhận súng. Khẩu súng này đang ở Bảo tàng Quân đội. Các cán bộ, chiến sĩ chứng kiến sự kiện này hầu hết còn sống, kể lại rất giống nhau.  Cuối năm 1993 tôi (Đào Văn Sử) cùng Đại tá, nhà báo Nguyễn Trần Thiết đến thăm ông Nguyễn Hữu Hạnh tại nhà riêng (TP.HCM). Tôi gợi lại chuyện ấy và đưa tấm ảnh anh Thệ ra. Ông nhớ ngay, nói; “Đúng ông này nè. Bữa đó ông ấy cầm súng ngắn, hăng lắm, cứ làm dữ với ông Minh”. Năm 2005 tôi lại ghi được hình ảnh ông Thệ và ông Hạnh trò chuyện tại Dinh.

- Nếu nói đồng chí Tùng dẫn Dương Văn Minh ra Đài thì tại sao không mời ông Minh lên xe của đồng chí cho an toàn. Là cán bộ lãnh đạo lữ đoàn, đồng chí Tùng phải biết đây là việc rất hệ trọng, không thể rời ông Minh, nhỡ ông ấy xổng mất thì sao?

Thực tế lịch sử là: Khi đồng chí Thệ yêu cầu Dương Văn Minh ra Đài phát thanh để tuyên bố đầu hàng thì Dương Văn Minh muốn ngồi tại Dinh, sợ ra ngoài không an toàn. Đồng chí Thệ nói: “Ông yên tâm, Quân giải phóng đã làm chủ Sài Gòn. Họ bắn súng chào mừng chiến thắng. Chúng tôi bảo đảm an toàn cho ông ra đài phát thanh”. Đồng chí Thệ kể: “Chúng tôi đưa họ đi theo cầu thang, xuống sảnh Dinh, đến bãi cỏ thì ông Minh chỉ sang bên trái mời tôi lên xe riêng của ông. Tôi nói: “Tôi có xe để đưa các ông đi”. Thế là hai ông lên xe Jeep, biển số: LĐ 15770. Đây là xe chiến lợi phẩm đơn vị lấy từ Đà Nẵng.

Chiến sĩ Đào Ngọc Vân lái xe. Tôi bố trí ông Dương Văn Minh ngồi ghế trên, bên cạnh lái xe. Tôi ngồi ngoài, bên ông Minh để giữ an toàn cho ông, đề phòng bất trắc. Ông Vũ Văn Mẫu ngồi giữa, hàng ghế sau. Hai bên ông là Trung úy Phùng Bá Đam (Trưởng tiểu ban cán bộ trung đoàn) và Trung úy Nguyễn Văn Nhu (Trợ lý tác chiến). Hai chiến sĩ truyền đạt ngồi hai bên vai xe là Nguyễn Huy Hoàng và Bàng Nguyên Thất. Để bảo đảm an toàn, chúng tôi còn cho hai xe tải chở bộ đội của Đại đội 2 hộ tống, bám sát xe Jeep”.

Cả 6 cán bộ chiến sĩ trên xe ấy hiện nay còn khỏe mạnh, tỉnh táo và kể rất trùng khớp nhau.

- Nếu đồng chí Tùng thể hiện vai trò chỉ huy thì sau khi Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng xong phải đưa ông Minh và ông Mẫu trở lại Dinh chứ?

Thực tế là đồng chí Thệ cùng các cán bộ chiến sĩ Trung đoàn 66 lại đưa hai ông về Dinh.

- Cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 66 đều nói khi vào Dinh không nhìn thấy đồng chí Tùng. Cũng không có nhà báo nào chụp được ảnh đồng chí Tùng tại Dinh khi đưa Dương Văn Minh ra Đài.

- Chỉ có một tấm ảnh đồng chí Tùng bên cạnh nhà báo Đức Borries Gallasch tại sân Dinh. Có tờ báo coi đó là minh chứng đồng chí Tùng vào Dinh đưa Dương Văn Minh ra đài. Không đúng. Với biểu cảm của gương mặt đồng chí Tùng và mọi người lúc đó thì lộ rõ sự an nhàn, thư thái, không còn gì căng thẳng, khẩn trương. Các nhà báo trong hình cũng thản nhiên, không có ý thức săn tin nữa. Đó là ảnh chụp sau khi Dương Văn Minh đã từ Đài về Dinh rồi.

- Khi hội thảo hỏi đồng chí Tùng rằng ai lái xe chở đồng chí vào Dinh, trên xe có ai đi cùng… thì đồng chí không nói được.

- Tại hội thảo ngày 19/10/2005 (TP.HCM), có khá đông các nhân chứng lịch sử: Trung tướng Phạm Xuân Thệ; Đại tá Bùi Văn Tùng; Đại tá Bùi Quang Thận (nguyên đại đội trưởng xe tăng thuộc Lữ đoàn 203); Đại tá Phùng Bá Đam; đại diện Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương, Cục Tuyên huấn Tổng cục Chính trị; ông Hà Huy Đỉnh, nguyên chủ bút báo Kinh tế thị trường (chế độ cũ)… cùng nhiều nhân chứng, đại biểu khác. Tôi được mời với cương vị là nhà báo viết bài phát hiện ra nhân chứng Phạm Xuân Thệ đầu tiên năm 1985. Ông Hà Huy Đỉnh chất vấn đồng chí Bùi Văn Tùng:

- Tôi xin được hỏi ông Bùi Tùng. Ông ra đài phát thanh bằng xe gì?

 Đồng chí Tùng lộ rõ sự bất ngờ, không kịp phản ứng, lặng im nhìn ông Hà Huy Đỉnh. Ông Đỉnh tiếp luôn:

- Chính là xe hơi của tôi. Chính tôi cho ông quá giang, đưa ông đến đài, sau ông tướng này. Ông không nên nói sai như vậy!

Đồng chí Bùi Tùng như đã nhớ ra, cúi đầu xuống bàn, không tranh luận. (Thường thì chỉ huy lữ đoàn đi xe thiết giáp).

- Các cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 8 của Trung đoàn 66 đánh chiếm Đài Phát thanh rồi canh giữ Đài trưa 30/4/1975 cũng khẳng định: Khi đồng chí Thệ và các cán bộ dẫn ông Minh, ông Mẫu đến đài một lúc sau ông Tùng mới xin vào Đài, tiếp đó là nhà báo Đức, ông Hà Huy Đỉnh và ông Nguyễn Hữu Thái.

- Trong cuốn: “TP.HCM – Giờ khắc số O – những phóng sự về kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm”, nhà báo Đức Borries Gallasch viết, có đoạn: “Là một người châu Âu duy nhất, là một nhà báo duy nhất, tôi chứng kiến đại tướng Minh “lớn” - tổng thống của Việt Nam cộng hòa, đã bị bắt bởi Phạm Xuân Thệ, chỉ huy của Doan – Don - Son của Quân đội giải phóng. Tay cầm súng ngắn đã lên đạn…” Như vậy nhà báo này phủ nhận việc đồng chí Bùi Văn Tùng bấy lâu nhận là bắt Dương Văn Minh ra Đài.

3-AI SOẠN LỜI TUYÊN BỐ ĐẦU HÀNG CHO DƯƠNG VĂN MINH ĐỌC?

- Khi đại úy Phạm Xuân Thệ cùng anh em trung đoàn đưa ông Minh, ông Mẫu đến Đài Phát thanh, đại úy Trương Quang Siều, Tiểu đoàn trưởng và đại úy Hoàng Trọng Tình, Chính trị viên Tiểu đoàn 8 (Sau này là Thiếu tướng, Phó chính ủy Quân khu 4), ra đón, báo cáo đồng chí Thệ: “Tiểu đoàn 8 đã hoàn thành nhiệm vụ, chiếm được Đài Phát thanh Sài Gòn!” Đồng chí Tình dẫn đoàn lên tầng hai rồi vào một phòng rộng có bàn ghế. Hai chiến sĩ trung đoàn vội theo nhà báo Kỳ Nhân đến khu Làng báo chí Thảo Điền tìm nhân viên kỹ thuật Đài đến làm việc.

Mọi người thấy sự gấp rút để Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng cho nên cùng nhau soạn thảo nhanh. Cùng với đồng chí Thệ soạn thảo là các cán bộ cơ quan trung đoàn: Trung úy Nguyễn Văn Nhu, Trung úy Phùng Bá Đam, Trung úy Trịnh Ngọc Ước, Thiếu úy Đinh Thái Quang. Mọi người cùng góp ý kiến để đồng chí Thệ viết. Câu “đầu hàng vô điều kiện” là của Nguyễn Văn Nhu nhắc. Khi làm gần xong thì đồng chí Tùng vào. Đồng chí Tùng giới thiệu tên, chức danh rồi nói: “Tôi vào Dinh, tưởng các anh là người của Quân đoàn nên không tham gia. Khi biết các anh là người Trung đoàn 66 đã đưa Dương Văn Minh ra Đài Phát thanh, tôi vội rượt theo”. Khi soạn xong, đồng chí Thệ đưa đồng chí Tùng xem. Đồng chí Tùng nói: “Các anh làm thế là được rồi”. Đồng chí Thệ đưa bản thảo cho ông Minh. Ông chê chữ viết xấu, không đọc được.  Đồng chí Đinh Thái Quang cầm tờ pơ luya trên bàn đưa cho ông Minh. Đồng chí Thệ đọc cho ông Minh chép lại. Khi đọc: “Tôi, đại tướng Dương Văn Minh, tổng thống chính quyền Sài Gòn…” thì ông Minh đề nghị:“Cấp chỉ huy cho tôi xưng là đại tướng thôi. Vì ông Trần Văn Hương không làm nên tôi mới đảm nhận 2 ngày”. Chúng tôi không chịu. Đồng chí Tùng nói: “Dù một ngày, một giờ ông cũng phải xưng danh là tổng thống…”.

- Như vậy bản soạn thảo là trí tuệ tập thể do đồng chí Thệ chủ trì, có đồng chí Tùng tham gia.

- Đến khi đồng chí Quang mở máy ghi âm để thu thì cuộn băng bị rối. Đồng chí Phùng Bá Đam tìm được một chiếc cặp có nhiều băng ghi âm đưa cho đồng chí Quang. Đó là chiếc cặp của Nguyễn Văn Thăng – Trưởng hệ thống truyền thanh Sài Gòn. Chiếc cặp này đồng chí Đam đã trao cho Bảo tàng Quân đội lưu giữ. Nhưng ngay lúc đó nhà báo người Tây Đức Borrries Gallasch đưa máy ghi âm ra rồi ông tự lắp băng, mở máy thu lời đầu hàng của Dương Văn Minh. Khi thu xong lời ông Minh đầu hàng, đồng chí Thệ nói:

- Đề nghị anh Tùng chức vụ cao nhất ở đây thay mặt Quân giải phóng chấp nhận lời tuyên bố đầu hàng.

Đồng chí Tùng không nhận, nói “thôi anh làm luôn đi” nhưng mọi người phân tích thêm, đồng chí Tùng đồng ý rồi viết nháp trên tờ giấy pơ luya ở trên bàn, sau đó đọc vào máy ghi âm.

- Ghi âm xong thì các nhân viên Đài Phát thanh kịp đến mở máy làm việc, phát đi trên sóng lời tuyên bố đầu hàng của Dương Văn Minh.

- Điều lạ là sau khi thu xong lời chấp nhận đầu hàng của Dương Văn Minh, đồng chí Tùng vo viên bản thảo ấy, ném vào góc nhà. Nhà báo Hà Huy Đỉnh lặng lẽ nhặt bỏ túi. Đồng chí Tùng nhìn thấy, đến lấy lại rồi xé vụn ra. Bởi vậy năm 2005 khi thấy bản thảo tại Bảo tàng Quân đoàn 2, các nhân chứng nói rõ đây là bản chép lại, không phải gốc.

4-VỀ BẢN THẢO GỐC TẠI BẢO TÀNG?

Trên mạng xã hội và trên vài tờ báo dẫn ra tấm ảnh chụp bản thảo đã cũ, nhàu, rách lem nhem nói rằng đây là bản soạn thảo gốc ông Tùng viết cho Dương Văn Minh đọc - tư liệu “sống” - do ông Bùi Văn Tùng đưa ra, còn gì tranh cãi nữa?

Thực ra, trước đây đồng chí Bùi Văn Tùng đã kể rồi (trích từ băng ghi âm):

“Ngay chiều hôm đó, Cục Chính trị Quân đoàn đến hỏi tôi 2 bản thảo thì tôi lục hết trong cái túi dết của tôi đựng tài liệu không có và tôi nói rằng: Có thể hai bản thảo này tôi vứt ở sọt rác Dinh Độc Lập rồi. Đồng chí bảo tôi là tìm lại thử, thì lục sọt rác ở trong đó không có. Sau tôi rờ vào trong túi quần thì hai cái bản này đã vò rồi. Tôi đưa cho đồng chí… … ở Cục Chính trị Quân đoàn chiều ngày 30/4/1975. Sau đó đồng chí Trà – Chủ tịch Quân quản hỏi tôi lấy hai bản này thì tôi nói: Báo cáo anh là Cục Chính trị Quân đoàn đã lấy rồi.”

Các cơ quan và cấp trên gặng hỏi đồng chí Tùng đã đưa cho ai ở Cục Chính trị thì đồng chí bảo quên rồi!?

Thực chất là: Bản soạn thảo gốc và bản thảo Dương Văn Minh chép đều do đồng chí Phạm Xuân Thệ giữ, bỏ vào túi áo. “Đêm ấy về Bộ Nội vụ của quân ngụy nghỉ, tôi tắm xong, thay bộ quần áo mới, bỏ bộ cũ đi, mệt quá, không nhớ có hai bản thảo trong túi áo.” – Đồng chí Thệ kể lại. Bộ quần áo chiến trận đồng chí Thệ bỏ đi là đồng chí đã mặc từ khi chỉ huy tiểu đoàn 9 đánh địch tại căn cứ Nước Trong (27/4/1975) cho đến hôm vào Dinh.

Nhà nước ta và Lịch sử QSVN đang rất cần bản gốc của tờ soạn thảo cho Dương Văn Minh đầu hàng để đưa vào BẢO VẬT QUỐC GIA nhưng không có.

Có lần đồng chí Tùng kể: “Khi Viện Bảo tàng Quân đội đưa đồng chí Hải vào Quân đoàn ở Phú Bài thì …đồng chí bảo tôi chép – cố gắng chép đúng cái chữ gạch xóa, chép lại cái bản này để đồng chí đưa về Viện Bảo tàng…”, Hiện nay Viện Bảo tàng Quân đội đã bỏ, không còn trưng bầy bản chép tay này.

Gần đây đồng chí Tùng đưa ra bản photocopy đăng các báo, nói là photo từ bản gốc. (Không có gốc thì photo sao được!? Vì sao bản gốc thì mất mà giữ bản photo làm gì?) Nếu đồng chí Tùng nói bản gốc thì khoa học hình sự sẽ xác định bản thảo viết khi nào? Rõ ngay. Vì vậy lịch sử nước ta đành phải lấy cuốn NHẬT KÝ TÁC CHIẾN CHIẾN DỊCH của Quân đoàn làm BẢO VẬT QUỐC GIA của sự kiện này.

Năm 1994 tôi (Đào Văn Sử) gặp Thiếu tướng Dương Văn Nhựt – bộ đội ta (em trai Dương Văn Minh - người đã từng làm binh vận, địch vận với Dương Văn Minh), nhờ ông gửi thư hỏi ông Dương Văn Minh (đang ở Mỹ) để rõ hơn về người soạn lời tuyên bố đầu hàng. Ông Nhựt nói ngay: “Tôi biết tánh anh tôi khó lắm. Ổng không nói gì đâu!”

5-NHỮNG NGHI VẤN TỪ NHÂN CHỨNG THỨ BA

Theo như phim “Chuyện kể 30/4 – Nhân chứng thứ ba” phát trên VTV1 thì nhân chứng thứ nhất là cán bộ, chiến sĩ ta; nhân chứng thứ hai là nội các chính quyền Sài Gòn và nhân chứng thứ ba là nhà báo Đức Borries Gallasch, ông Nguyễn Hữu Thái và các nhà báo khác.

Nhà báo Đức Borries Gallasch: Ông không biết tiếng Việt. Mọi thông tin ông đều hỏi từ nhà báo Hà Huy Đỉnh và những người biết tiếng Pháp.

Bởi vậy, có người hỏi: bộ đội ta vào Dinh không mang quân hàm, không bảng tên mà sao ông vẫn phân biệt được đồng chí Tùng và đồng chí Thệ?

- Sách của ông viết việc đưa Dương Văn Minh ra đài phát thanh (dịch ra tiếng Việt, xuất bản năm 2010): “Minh và Mẫu leo lên chiếc xe jeep được bảo vệ bởi hai chiến sĩ giải phóng. Chính ủy Tùng và một người lính khác lên chiếc xe thứ hai… Chỉ có hai chiếc xe này của chúng tôi chạy giữa thành phố lúc ấy” (trang 120). Rất khác với sự thật lịch sử - lúc đó có nhiều xe trên đường.

- Ông Borries Gallasch vào Đài phát thanh sau khi các đồng chí Trung đoàn 66 đã vào trước, soạn thảo gần xong bản tuyên bố đầu hàng. Nhưng trang 120 của cuốn sách viết như tưởng tượng ra một không gian khác: “Chúng tôi ngồi bất động một lát. Mẫu quạt khuôn mặt ông bằng một quyển sách. Minh và Tùng ngồi trên hai chiếc ghế bành và tôi ngồi giữa họ tại một chiếc bàn nhỏ để bên cạnh, trong lúc đó Tùng thảo văn kiện đầu hàng trên một mảnh giấy màu xanh.” Không hề có cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 66 ở đó.

Những điều ông viết ở trên không có nhà báo nào ghi lại được. Ông là nhà báo quốc tế thì lúc đó tư duy nghề nghiệp sẽ mách bảo ông phải chụp ngay sự kiện. Nhưng ông không có một tấm ảnh nào khi bắt Dương Văn Minh ra Đài và cũng không có tấm ảnh nào tại Đài khi soạn văn bản và tuyên bố đầu hàng. Cũng có người nêu vấn đề về người dịch Dương Đình Bá đã chuẩn chưa? Hiện nay viện lịch sử đang tìm cuốn sách bản tiếng Đức để đối chiếu.

- Hơn nữa ông Hà Huy Đỉnh tại hội thảo nói là: Borries Gallasch cùng ông Tùng đi nhờ xe của ông. Nhưng sách lại viết Borries Gallasch đi nhờ xe ông Tùng. Về việc này, Borries Gallasch nhầm hay ông Hà Huy Đỉnh nhầm?

Đến bây giờ đồng chí Tùng vẫn không trả lời được: “Ai lái xe đưa đồng chí ra Đài phát thanh và đi trở lại Dinh?”

Ông Nguyễn Hữu Thái: Thường được giới thiệu là KTS Nguyễn Hữu Thái. Trong phim của hãng TFS giới thiệu lập lờ ông Thái nguyên là Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn. Thực chất thì ông Thái chỉ làm Chủ tịch Tổng hội từ năm 1962 đến 1964, sau đó ông đi cải tạo rồi đi lính ngụy lên đến đại úy thì nghỉ. Trước giờ giải phóng năm 1975 ông Thái không có vai trò gì với sinh viên và ngụy quân. Vì có mối quan hệ từ trước với Dương Văn Minh nên ngày 30/4 ông cùng nhà báo Hà Huy Đỉnh vào Dinh.

Khi ông Thái vào Dinh thì đại úy Phạm Xuân Thệ cùng các cán bộ, chiến sĩ đã vào phòng khánh tiết mời Dương Văn Minh ra Đài Phát thanh Sài Gòn tuyên bố đầu hàng.

Nhưng ông Thái đã từng viết trên báo Sài Gòn Giải phóng và kể trên báo QĐND, rồi nói trên phim rằng ông vào vận động ông Minh đầu hàng, ông cùng dẫn ông Minh ra Đài Phát thanh. Chưa hết, ông còn hướng dẫn ông Bùi Quang Thận lên tầng cao treo cờ giải phóng. Rồi ông cùng ông Hà Huy Đỉnh mỗi người cầm một lá cờ phất. Vô lý. Ông Thái không thể phân thân để làm nhiều việc như vậy trong thời khắc lịch sử diễn ra rất nhanh. Trước đây đồng chí Bùi Quang Thận kể rất rõ việc treo cờ chỉ có một mình. Văn bản đồng chí Thận viết gửi lại cũng nói rõ như vậy. Hiện Trung tướng Phùng Khắc Đăng còn giữ văn bản này. Năm 1995, đồng chí Thận kể lại tại Dinh, tôi trực tiếp nghe cũng như vậy. Hôm ấy có cả Trung tướng Nguyễn Văn Thái cùng nghe.

Khi đến Đài Phát thanh, cứ theo như ông nói thì Quân giải phóng chẳng có vai trò gì. Ông có công góp phần vào việc ông Minh tuyên bố…Thực chất thì ông Thái và đồng chí Tùng đi nhờ xe nhà báo Đỉnh, đến Đài sau mọi người.

Cuốn sách của ông Nguyễn Hữu Thái viết về ngày 30/4/1975 đăng tấm ảnh lịch sử của nhà báo Kỳ Nhân lúc thu âm tại Đài Phát thanh. (Tấm ảnh nổi tiếng đang ở các bảo tàng và đã in nhiều sách). Nhưng rất lạ, tấm ảnh bị cắt hết hình đồng chí Phạm Xuân Thệ (bên phải) tay cầm hai bản thảo…Đây là hành vi vi phạm bản quyền tấm ảnh và thực sự là cố tình cắt xén lịch sử! Một sự bất tín, vạn sự bất tin!

VỀ BỘ PHIM CỦA TFS PHÁT TRÊN HTV:

Ngày 12/6/2007, trong buổi làm việc của đoàn cán bộ Tổng cục Chính trị với Thành ủy TP. Hồ Chí Minh, về bộ phim này, có nhiều đại biểu tham dự: Nhà sử học, PGS, Tiến sĩ Phan Xuân Biên, Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TP. Hồ Chí Minh; nhà báo Huỳnh Văn Nam, Giám đốc Đài Truyền hình TP. Hồ Chí Minh; Thiếu tướng, PGS, TS. Trịnh Vương Hồng, nguyên Viện trưởng Viện lịch sử Quân sự; Đại tá, TS. Trần Ngọc Long, Tổng biên tập Tạp chí Lịch sử Quân sự và đại diện Cục Chính trị Quân khu 7. Tôi được mời với tư cách là nhà báo viết bài phát hiện ra đồng chí Phạm Xuân Thệ năm 1985. Có nhiều ý kiến khác nhau giữa những người làm bộ phim này với các đại biểu quân đội. Đồng chí Phan Xuân Biên gợi ý cho các bên phát biểu làm sáng tỏ, không kết luận. Bài phân tích của Đại tá, TS. Trần Ngọc Long trên cơ sở những luận cứ lịch sử khoa học và những nghiên cứu sâu về sự kiện này đã có sức thuyết phục lớn với các đại biểu dự họp.

Cuối cùng nhà báo Huỳnh Văn Nam, Giám đốc Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh đã phát biểu, nhận rõ sự thật lịch sử. Với thái độ khách quan, cầu thị, đồng chí nói: “Tôi rất tiếc là HTV đã đưa ra chiếu bộ phim này hơi vội vã. Nếu trước khi đưa công chiếu, chúng tôi tham khảo ý kiến các đồng chí thì tránh được sự sai lệch này”.

  qBài và ảnh:ĐÀO VĂN SỬ

----------------------- 

Trên báo Lao Động ngày 1/5/2016 dẫn lời đồng chí Phạm Xuân Thệ nhận người soạn thảo cho Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng là ông Bùi Văn Tùng. Đồng chí Thệ đã phủ nhận là bài viết sai hoàn toàn sự thật. Đồng chí Thệ không hề nói như vậy. Ngày 9/5/2020 tác giả Xuân Hải (hiện là Trưởng ban Thời sự báo Lao Động) đã đến nhà riêng xin lỗi đồng chí Thệ.

Trên Laodong Online đã bóc toàn bộ lời dẫn sai về đồng chí Thệ và đã đính chính.

 

Tác giả Xuân Hải (bên trái) đến xin lỗi đồng chí Phạm Xuân Thệ - ngày 9/5/2020


http://www.cuuchienbinhtphcm.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=6813%3Adinh-c-lp-tra-3041975-nhng-vn-cn-lam-ro-&catid=77%3Aky-niem-ve-chien-tran&Itemid=187&fbclid=IwAR1zNUtxSQ4ZQJ2KhIAeqaQKWgcW78SgfSnjY1tw2ff1m-O28OLzWwAf0JQ



14. Ngày 6/5/2021

1/ Năm 2004, Viện Lịch sử Quân sự (Bộ Quốc phòng) thống kê được 13 nhân chứng nhận mình là người bắt tướng Đờ Cát.
Có 2 người diễn thuyết ngày 17/8/1945 mà năm nào Cách mạng tháng Tám cứ mạnh ai người đấy viết.
Vài cụ nhận cắm cờ trên nóc Phủ Khâm sai (19/8/1945).
Có cụ thì bị Tây bắt khai báo đồng đội, thường niên chả bao giờ dám đi họp, đến khi các đồng chí mất cả rồi thì tên được đưa vào sách Việt Minh thành Hoàng Diệu....
2/ Ngày 30/4/1975 có mấy ông cắm cờ trên nóc dinh Độc Lập? Xưa nay ta chỉ biết có ông Bùi Quang Thận. Nhưng nghe ông Thận kể lại sự kiện tại Hội thảo 19/10/2005 ở dinh Độc Lập cũng buồn cười.
Ông Thận kể là mình lao vào dinh thì đập mặt vào cửa kính. Đau điếng. Ông thật thà nói mình là ở rừng ra, văn hoá lớp 7, ngắn chữ, nếu dài chữ thì ông đi bắt Dương Văn Minh chứ.
Có người hỏi ông Thận là bị đập mặt cửa kính chỗ nào? Ông đáp là đi hết thảm đỏ, lên lầu rẽ phải. Người ở dinh nói làm gì có cái cửa kính nào? Một người khác lại nói cửa kính là đi ra ngoài ban công... Nói chung, sự kiện đến người trong cuộc nhớ cũng chưa chính xác đâu.
3/ Bây giờ xuất hiện thông tin mới từ cựu chiến binh e66: Có 2 người cắm cờ trên nóc dinh Độc Lập.
Người thứ 2 đó là tiểu đội phó Trần Đức Tình.
Tôi không biết nhân chứng Trần Đức Tình hiện ở đâu, chỉ xin nêu thông tin dưới đây:
"Cùng lúc đó đại đội trưởng Bùi Quang Thận cán bộ xe 843 cùng tiểu đội phó Trần Đức Tình trèo lên tòa nhà lớn treo lá cờ mặt trận giải phóng. Lá cờ sao vàng nửa đỏ nửa xanh tung bay trên nóc dinh Độc Lập lúc 11 giờ 30 phút, báo hiệu Sài Gòn được hoàn toàn giải phóng".
Xin lưu ý đây là cờ Mặt trận DTGP. Nhiều ông nói bậy là cờ đỏ sao vàng.
Tôi cố tình hỏi kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thái rằng lá cờ đỏ sao vàng được ông Bùi Quang Thận kéo lên thế nào? Ông Thái nói:
- Đâu có. Cờ Mặt trận DTGP chứ. Nên nhớ rằng lúc đó mọi người rất có ý thức chính trị, không có cả người nói tiếng Bắc lên Đài phát thanh vì dễ bị vu cáo là miền Bắc xâm lược miền Nam. Bởi vậy, khi tôi nói với 1 anh chỉ huy nói giọng Bắc lên phát biểu, ảnh xua tay và kêu tôi nói đi./.
P/s: Ai có thông tin về tiểu đoàn phó Trần Đức Tình thì cho nhà cháu xin với ạ.


https://www.facebook.com/son.kieumai/posts/1709857542533899









13.

Cựu chiến binh Nguyễn Văn Hùng (nhà lý luận phê bình Đông La) viết trên pê-tê-bóc đề nghị Trung tướng Phạm Xuân Thệ khởi kiện Đạo diễn Phạm Việt Tùng.
Cá nhân tôi ủng hộ cả 2 tay đề nghị này.
Cứ phải mạnh mẽ thì sự thật nó mới tòi ra chóng vánh./.
P/s: Các bác bỏ phiếu cho ai bây giờ, bác Tùng hay bác Thệ?

https://www.facebook.com/son.kieumai/posts/1709471662572487



12.


Khi tranh cãi, người thông minh thấy đuối lý là im luôn, còn những người dốt sẽ cãi chày cãi cối và càng chứng tỏ mình sai. Những người bênh vực ông Bùi Tùng là như thế. Bài trước tôi viết trang Google.Tienlang nhiệt tình quá hoá phá hoại thì lần này chúng nó cũng lại “chơi xấu” ông Bùi Tùng khi đưa ra “Báo cáo của ông Bùi Tùng gửi cho Viện Lịch sử Quân sự ngày 30/5/1990” và cho là “Tài liệu toàn cảnh về sự kiện 30-4-1975 lần đầu được công bố”. Hành động này chẳng khác gì vạch áo cho thiên hạ xem lưng ông Tùng vì trưng ra chứng cớ ông Bùi Tùng nói điêu và cướp công.
Là một trong những cán bộ chỉ huy trực tiếp trận đánh nhưng ông Bùi Tùng viết báo cáo rất sơ sài và không chính xác. Như trên đường hành tiến, chiếm Dinh Độc lập, ông Bùi Tùng viết xe 843 của anh Bùi Quang Thận dẫn đầu, đi sau là xe 390 của anh Vũ Đăng Toàn. Nhưng thực tế do hai xe 390 và 843 đôi lúc phải dừng lại để bắn xe địch nên đã đổi vị trí dẫn đầu cho nhau (hai trưởng xe kể mình đều dẫn đầu đều một phần có lý). Khi vượt qua cầu Thị Nghè thì xe 390 đã dẫn đầu nhưng lại đến cổng Dinh Độc lập sau vì lạc đường là vì như thế. Giây phút hai xe húc cổng Dinh Độc lập ông Tùng cũng viết sai là: “Bùi Quang Thận đã ra lệnh lái xe Lữ Văn Hòa tăng tốc độ đã cùng với xe 390 húc đổ cánh cổng sắt trước dinh tiến thẳng sát thềm nhà”. Thực tế, xe 843 đi theo đường Thống Nhất (nay là Lê Duẩn) húc cổng phụ bị kẹt lại vì chết máy, tiếp theo xe 390 theo hướng Công Lý (nay là Nam kỳ khởi nghĩa) chạy tới, rẽ phải húc tung cánh cổng chính, chính là xe đầu tiên vào sân Dinh.
Đặc biệt, viết bản báo cáo ông Bùi Tùng cũng đã tự tố mình nói điêu, chính ông là người cướp công chứ không phải anh Phạm Xuân Thệ. Ông viết:
“Lúc này người chỉ huy có cấp hàm và chức vụ cao nhất của quân đội ta tại dinh độc lập là đồng chí trung tá Nguyễn Tất Tài lữ đoàn trưởng và trung tá Bùi Văn Tùng chính ủy lữ đoàn (chế độ hai thủ trưởng). Nên mọi việc tại dinh phải trật tự nhất nhất theo kỷ luật quân đội, kỷ luật chiến trường, các cấp dưới thuộc quyền và phối thuộc đều phải chấp hành theo mệnh lệnh của chúng tôi, mặt khác để quân ngụy thấy rõ kỷ luật của quân đội cách mạng”.
Ông Tùng đã viết đúng suy nghĩ của ông khi kể lại sự việc sau 15 năm, nhưng ông viết sai thực tế trong ngày 30-4-1975. Ngày 29/4/1975, lãnh đạo Quân đoàn 2 đã tổ chức “Binh đoàn thọc sâu” để tiến công chiếm Dinh Độc lập và Đài Phát thanh, gồm Trung đoàn 66 bộ binh mà Phạm Xuân Thệ là Trung đoàn phó, và Lữ đoàn Thiết giáp 203 mà Bùi Tùng là Chính uỷ. Như vậy hai đơn vị có nhiệm vụ ngang nhau, hợp đồng tác chiến, anh Phạm Xuân Thệ không phải quân của ông Tùng mà cùng trong nhóm cán bộ chỉ huy Binh đoàn. Thứ hai ông đã viết sai suy nghĩ của ông trong sáng ngày 30-4-1975, bởi lúc đó ông tưởng anh Thệ là “người của quân đoàn”. Thiếu tướng Hoàng Trọng Tình, nguyên Phó chính ủy Quân khu 4, trong chiến dịch Hồ Chí Minh là chính trị viên Tiểu đoàn 8 thuộc Trung đoàn 66, đơn vị được giao nhiệm vụ đánh chiếm đài phát thanh, kể:
“Anh Thệ là người chắp bút Lời tuyên bố đầu hàng của Tổng thống Dương Văn Minh. Được viết gần xong thì chúng tôi thấy một người cao lớn bước vào tự giới thiệu là Bùi Văn Tùng, chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203. Sau những lời chào hỏi, đồng chí Bùi Văn Tùng nói: “Vào dinh Độc Lập, tưởng các anh là người của quân đoàn thực hiện nhiệm vụ nên tôi không tham gia. Khi biết các anh là cán bộ Trung đoàn 66 đưa Dương Văn Minh, Vũ Văn Mẫu sang đài phát thanh, tôi theo luôn”.
Như vậy, khi ở trong Dinh Độc lập, không có chuyện ông Tùng thấy mình là cấp cao nhất nên đã chỉ huy việc bắt Dương Văn Minh, đưa sang Đài Phát thanh, rồi soạn thảo Lời đầu hàng cho DVM luôn như ông “bịa” ra sau 15 năm.
Thực tế ông Bùi Tùng đến Dinh Độc lập bằng xe thiết giáp sau anh Phạm Xuân Thệ. Khi nhóm anh Thệ bắt và buộc DVM lên xe jeep của anh Thệ, ông Tùng đã đi theo, và theo Nhà báo Hà Huy Đỉnh, ông đã cho ông Tùng và Borries Gallasch đi “quá giang”. Chính vì vậy mà ông đã đến sau và khi nhóm anh Thệ soạn Lời đầu hàng cho DVM gần xong thì ông và nhóm Gallasch, Nguyễn Hữu Thái, Hà Huy Đỉnh, v.v… mới tới.
***
Có nhiều bằng chứng hiển nhiên, tin cậy chứng tỏ ông Bùi Tùng viết báo cáo sai và có ý tranh công nhóm anh Phạm Xuân Thệ. Vì thế Cuộc tọa đàm của Viện Lịch sử quân sự Việt Nam ngày 19/10/2005 đã bác bỏ ý của ông Tùng chứ không phải vì thiên vị anh Thệ.
Nhân chứng thứ nhất thật thú vị là lại là chính ông Tùng. Tôi đã kỳ công tìm ra được một video được quay ngay sau 30-4-1975 còn lưu trên mạng (https://www.youtube.com/watch?v=HEzFq2gmpFs), trong đó chính ông Tùng đã xác nhận công trạng của đích danh anh Phạm Xuân Thệ:
“Sau khi chiếm Dinh Độc lập, bắt Dương Văn Minh, TT Nguỵ quyền SG, ra đài phát thanh để tuyên bố đầu hàng không điều kiện. Tôi và đ/c Phạm Xuân Thệ, Trung đoàn phó Trung đoàn bộ binh giải Dương Văn Minh ra đài phát thanh”.
Như vậy, chính ông Tùng đã chứng tỏ sau 15 năm ông “nói điêu”. Khi viết báo cáo, ông đã “quên” luôn việc làm và tên anh Phạm Xuân Thệ trong ngày 30-4-1975, ông đã gọi anh Thệ là “một cán bộ rất trẻ”. Cụ thể, ông đã “sáng tác” là: “Có một cán bộ rất trẻ đề nghị: “Hay là ta đi bằng hai xe jeep”. Tôi đồng ý. Đồng chí cán bộ trẻ và một hai bộ đội ta cùng với Minh, Mẫu lên xe đầu. Tôi cùng hai chiến sỹ lên xe sau”. Thực tế, hôm đó vì tưởng anh Thệ là người của quân đoàn nên ông Tùng không tham gia và đã đi theo. Vậy thì làm gì có chuyện anh Thệ phải “xin ý kiến” ông Tùng?
Nhân chứng thứ hai cũng rất quan trọng bởi chính là Thượng tướng Nguyễn Hữu An, năm 1975 là thiếu tướng, Tư lệnh Quân đoàn 2, người chỉ huy cao nhất các đơn vị chiếm Dinh Độc lập và Đài Phát thanh vào ngày 30-4-1975. Trong Hồi ức của mình, ông đã viết công trạng của đích danh anh Phạm Xuân Thệ chứ không “quên” như báo cáo của ông Tùng:
“Trung đoàn phó Phạm Xuân Thệ cùng một số chiến sĩ của Trung đoàn 66 và cán bộ Lữ đoàn 203 vượt lên gác, vào hội trường nơi nội các Dương Văn Minh đang có mặt đầy đủ. Dương Văn Minh đứng dậy lên tiếng: “Thưa ngài chỉ huy, chúng tôi đã sãn sàng để bàn giao lại chính quyền cho quý vị”. Phạm Xuân Thệ đã trả lời dứt khoát bắt Dương Văn Minh phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện”. (Theo MAI DÂN, http://www.cuuchienbinhtphcm.vn, 06 Tháng 5- 2015)
Còn nhiều nhân chứng nữa, họ còn tận mắt chứng kiến sự thật lịch sử chứng tỏ ông bùi Tùng báo cáo sai.
Phạm Duy Đô, nguyên Thượng uý, đại đội trưởng thuộc trung đoàn 116 đặc công, người sáng 30-4 ngồi cùng xe anh Phạm Xuân Thệ, đã tận mắt chứng kiến nhóm anh Thệ bắt Dương Văn Minh:
“Khi xe dừng, tôi và các đồng đội nhảy xuống. Tôi lao lên ban công, rút là cờ trong túi ra phất báo hiệu cho các xe tăng tiến vào, rồi cắm lại trên đó chạy xuống dưới. Khi tôi kéo rèm ra thì phát hiện Tổng thống Dương Văn Minh và nội các đang trong phòng họp. Ngay lúc đó đồng chí Thệ ôm súng AK (chắc nhầm vì anh Thệ cầm súng ngắn) đứng trước cửa không cho Dương Văn Minh và nội các chống trả hay bỏ trốn”.
Thú vị là ở ngay trong những bài viết bênh vực ông Tùng và cả những nhân chứng mà Trần Đăng Khoa tin tưởng nhất để dựa vào bênh ông Tùng cũng có những chi tiết chứng minh ông Tùng “nói điêu”, nhưng Khoa đã cố tình lờ đi, như Borries Gallasch, trong cuốn Ho - Tschi - Minh Stadt, được viết từ năm 1975. Borries Gallasch đã viết:
“Là một người châu Âu duy nhất, là một nhà báo duy nhất, tôi chứng kiến đại tướng Minh “lớn” - tổng thống của VN cộng hòa, đã bị bắt bởi Phạm Xuân Thệ, chỉ huy của đoàn Đông Sơn thuộc quân đội giải phóng. Tay cầm súng ngắn đã lên đạn, một khẩu K54 của Nga, Thệ rất phấn khích la lớn yêu cầu ông Minh ra đài phát thanh”.
Trần Đăng Khoa cũng đăng lại bài của CAO MINH, với lời tán đồng: “TÔI ĐỒNG Ý VỚI TÁC GIẢ. BÀI VIẾT RẤT HAY. HAY VÀ ĐÚNG”, nhưng bài này cũng có đoạn chứng tỏ ông Bùi Văn Tùng nói sai khi nhận công bắt Dương Văn Minh. Lời chứng của một cơ sở tình báo không quen anh Thệ nên càng khách quan hơn:
“Cơ sở tình báo có mặt lúc ấy là kỹ sư Tô Văn Cang mô tả: “... Một bộ đội đội nón cối có huy hiệu sao vàng (sau này mới biết là đại úy Phạm Xuân Thệ, trung đoàn phó trung đoàn bộ binh 66) súng lên đạn cầm tay lăm lăm cùng hai trợ lý từ phía cầu thang giữa chạy lại. Nguyễn Hữu Hạnh nói ông Minh đã tuyên bố bàn giao chính quyền. Người bộ đội đẩy ra và la lớn: “Không có bàn giao gì hết. Hãy xếp hàng hai lại, nhanh lên!”. Cang giơ tay xin nói cũng bị ngăn lại và la: “Xếp hàng lại”. Cang vẫn mạnh dạn: “Không! Tôi là người của Mặt trận, thuộc đoàn 22, của tướng Ba Trân, bộ đội tiền phương”.
Lão cựu chiến binh Bùi Văn Quyệt thuộc QĐ2 nói rất dí dỏm, rất dân dã, nhưng rất đúng: “Thưa Nhà thơ TĐK, không ai bắt được cá lại bỏ vào giỏ người khác, ông Tùng bắt ông Minh sao không đưa lên xe mình mà lại để lên xe ông Thệ? Không bao giờ có chuyện đó đâu vì ông Tùng khôn lắm!”
Tôi nghĩ, về chuyện bắt DVM, thực tế, có thể ông Bùi Tùng đến sau anh Thệ, khi gặp Dương Văn Minh cũng nói này nọ, nhưng như trong thể thao và tất cả các phát minh sáng chế, người ta chỉ công nhận người đầu tiên mà thôi!
***
Thật tiếc, thực tế anh Phạm Xuân Thệ và những người trong nhóm bắt DVM luôn nói sự thật lịch sử và luôn kể công ông Bùi Tùng. Ngược lại, ông Bùi Tùng và đám lưu manh, từ một phần đến toàn phần, đã phủ nhận công trạng của nhóm anh Phạm Xuân Thệ.
Ông Bùi Tùng sinh năm 1930, đã 91 tuổi, tức vào hàng cô chú tôi. Năm 1975 tôi là binh nhất thì ông đã là Trung tá, lính trẻ chúng tôi hồi ấy coi to như núi. Ông chắc đã có rất nhiều chiến công để mọi người nhớ ơn và cảm phục. Tiếc là sau giải phóng, trong hoà bình, khi danh và lợi lên ngôi, ông đã bị tư duy xôi thịt của bọn bất hảo dắt mũi nên đã có những việc làm sai, tranh công, vi phạm đạo đức và kỷ luật quân đội, cố tình không chấp hành kết luận của cấp trên. Ông đã tiếp tay cho bọn xấu muốn lộn ngược lịch sử, gây rối, chúng luôn bu vào những vụ việc thuộc chính thống để chống phá như “cụ Kình ở Đồng Tâm”, vụ Hồ Duy Hải, và cả vụ ông và anh Thệ. Chúng muốn làm xáo trộn cuộc sống thanh bình mà ông và đồng đội đã từng đổ rất nhiều mồ hôi và máu để có được! Thật buồn thay!
5-5-2021
ĐÔNG LA


Tôi có vào trang locliec của bạn Thiên Lý, thấy trang Google.TienLang đăng hai bài phỏng vấn Đạo diễn PHẠM VIỆT TÙNG nhắc lại chuyện ông Tùng-ông Thệ. Ông Việt Tùng cho là ông Phạm Xuân Thệ “nói dối 5 lần”; ông Thệ “nên xin lỗi lịch sử, xin lỗi Đảng, xin lỗi nhân dân, xin lỗi những người đồng chí đồng đội của mình và xin lỗi ông Bùi Văn Tùng vì đã ăn gian và nhận vơ công trạng, làm thay đổi, sai lệch lịch sử”; và “ông Thệ tranh công treo cờ trên nóc Dinh Độc Lập với ông Thận”. Google.TienLang một trang mà tôi đã vài lần viết, có nhiệt tình cách mạng, nhưng đôi khi dốt thì thành ra phá hoại!
Là người đã viết một loạt bài sau khi đọc hàng trăm tài liệu liên quan đến những người trong cuộc và những nhân chứng, tôi thấy ông Phạm Việt Tùng sai hoàn toàn, ông Phạm Xuân Thệ cần phải kiện ông Việt Tùng ra toà vì xuyên tạc lịch sử và xúc phạm nhân phẩm công dân.
Sai lầm của ông Việt Tùng do ông chỉ nghe một phía những người ủng hộ ông Bùi Tùng.
Ông Việt Tùng cho rằng mình đã nghe băng cassette ghi âm lời ông Dương Văn Minh, rồi so sánh thấy khớp với bản chép tay của ông Bùi Văn Tùng, ông đã khẳng định ông Bùi Tùng chính là người soạn lời đầu hàng cho ông Dương Văn Minh, ông Thệ nói dối và cướp công.
Đại tá Nhà báo Đào Văn Sử, nguyên Trưởng Đại diện phía Nam Báo Quân đội nhân dân, người có dự hội thảo tại TP Hồ Chí Minh về chuyện “ông Tùng, ông Thệ”, được tổ chức do Viện Lịch sử Quân sự VN 19-10-2005, có đủ ông Thận, ông Tùng, ông Thệ và những người cùng nhóm bắt ông Minh đã chứng kiến việc này. Ông Đào Văn Sử cho biết bản viết cho Dương Văn Minh đọc anh Thệ đã lấy bỏ vào túi áo và làm mất rồi. Còn tờ giấy pơ luya màu lục anh Bùi Tùng viết lời chấp nhận đầu hàng của Dương Văn Minh, khi đọc xong, anh Tùng vo lại rồi ném vào góc tường. Ông Hà Huy Đỉnh (nhà báo chế độ cũ) lặng lẽ nhặt bỏ túi. Anh Bùi Tùng nhìn thấy liền lấy lại xé vụn ra. Bản thảo hiện đang ở Bảo tàng Quân đoàn 2 là do anh Tùng nghe băng ghi âm, chép lại. Điều này đã được anh Tùng và các nhân chứng đã nêu ra và tháng 10/2005 được các nhân chứng xác nhận lại. Ông Tùng không nói gì khác.
Như vậy, thực tế không có bản gốc những văn bản lịch sử, nên ông Việt Tùng nói như trên là sai, xuyên tạc lịch sử, vu khống ông Phạm Xuân Thệ.
Còn chuyện ông Việt Tùng nói “ông Thệ tranh công treo cờ trên nóc Dinh Độc Lập với ông Thận không được”. Theo lời của chính ông Phạm Xuân Thệ: “Sau khi vượt cầu Thị Nghè đến Thảo Cầm Viên có một người vác lá cờ Giải phóng chạy vội ra phía xe chúng tôi… tôi hỏi ông ta đường vào Dinh Độc lập… Sau khi chiếc xe tăng húc đổ hàng rào trước cổng Dinh Độc lập, chiếc xe chúng tôi cũng theo sau thẳng tiến vào… Đồng chí Đào Ngọc Vân với tay lấy lá cờ của người đàn ông đi theo chỉ đường. Người đàn ông thấy vậy liền bảo: đây là cờ của tôi chứ? Thấy vậy, tôi hô: “Cờ của ai cũng cứ mang lên mà cắm”. Như vậy, cùng lúc Bùi Quang Thận lên treo cờ trên nóc dinh, dưới sân, Đào Ngọc Vân, lái xe jeep của Phạm Xuân Thệ, cũng lấy lá cờ của người đàn ông đi theo chỉ đường, chạy lên ban công phất cờ. Ngoài ra còn có Trung úy Phạm Duy Đô thuộc Trung đoàn 116 đặc công, cũng ngồi cùng xe với Đại úy Phạm Xuân Thệ, cũng đã lao lên ban công, rút lá cờ trong túi ra phất báo hiệu cho các xe tăng tiến vào. Trên ban công, mọi người thường thấy hai người phất cờ là vì như vậy.
Như vậy, ông Việt Tùng nói như trên cũng lại phạm tội xuyên tạc lịch sử, vu khống anh hùng Phạm Xuân Thệ. Anh Thệ “kể công” cắm cờ là chuyện phất cờ ở ban công chứ không tranh công treo cờ trên nóc dinh.
Còn chuyện treo cờ trên nóc dinh cũng cần ghi đầy đủ hơn. Đoàn người theo Bùi Quang Thận cắm cờ đã theo chỉ dẫn của Vũ Quang Chiêm lên nóc dinh. Bùi Quang Thận và nhóm người lên đến tầng thượng, ra cột cờ. Vì lá cờ địch được chằng buộc rất kỹ nên Bùi Quang Thận phải dùng răng cắn đứt mép rồi xé ra. Lúc này, Trần Đức Tình, chiến sĩ thuộc Đại đội 6, Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 9, Sư đoàn 304, QĐ2, cũng đã có mặt trên nóc dinh. Thấy Bùi Quang Thận cứ dứt dứt không đứt, Tình nói:
-Thôi tội gì, tôi có dao đây!
Nói xong, anh cầm dao cắt rời mối nối góc cờ địch với dây kéo.
Như vậy công treo cờ trên nóc dinh không chỉ có Bùi Quang Thận mà còn có góp sức của Trần Đức Tình!
***
Theo Đại tá Nhà báo Đào Văn Sử, chuyện lộn xộn “Ông Tùng-ông Thệ” xuất phát từ hồi tháng 12-1975, Quân đoàn 2 họp ở Thủ Đức, đã thống nhất anh Thận cắm cờ thì xe 843 là xe đầu tiên, còn xe 390 rắc rối là xe của Trung Quốc nên có thắc mắc gì thì cũng thôi luôn vì sau đó TQ lại đánh mình. Quân đoàn cũng kết luận ông Tùng làm hết vì ông Tùng cấp cao nhất lúc đó. Cuộc họp đó chỉ có ông Tùng được dự, ông Thệ mới là đại uý không được dự.
Sau thời gian dài, chính Đại tá Đào Văn Sử đã được nghe ông Phạm Xuân Thệ kể ra sự thật và đã viết bài đăng lên báo Quân đội nhân dân. Đại diện Quân đoàn 2 đã đến báo gặp Tổng biên tập là Thiếu tướng Trần Công Mân phản ứng, yêu cầu đính chính vì báo viết khác với tài liệu Lịch sử của Quân đoàn, đề nghị kỷ luật ông Sử đưa thông tin sai. Ông Mân nói với ông Sử: “Mình tin vào lời cam đoan của cậu, và thấy nó lo-gic, nhưng nếu cấp trên điều tra thấy cậu sai là phải bị kỷ luật đấy!” Nhưng rồi Ban Bí thư đã cho người điều tra và thấy ông Sử viết đúng. Quân đoàn 2 đã phải sửa lại lịch sử Quân đoàn cho đúng với sự thật. Viện Lịch sử Quân sự VN đã dựa vào văn bản đã sửa này. Nhưng khi truyền thông vẫn đưa tin mâu thuẫn giữa lời ông Tùng với ông Thệ. Bộ Quốc phòng lại giao cho Viện Lịch sử Quân sự VN nghiên cứu và 19-10-2005, Viện mới tổ chức toạ đàm có đủ ông Thận, ông Tùng, ông Thệ và những người cùng nhóm bắt ông Minh như ông Phùng Bá Đam, rồi nhiều nhân chứng khác như ông Hà Huy Đỉnh, v.v… Người chất vấn đầu tiên không phải nhóm ông Thệ mà là ông Hà Huy Đỉnh, một nhà báo cũ ở SG. Ông Đỉnh hỏi: “Xin hỏi ông Bùi Tùng, ông sang đài phát thanh bằng xe gì?” Ông Tùng lúng túng, không trả lời. Ông Đỉnh tiếp: “Chính là xe của tôi. Tôi cho ông quá giang, đưa ông sang đài sau ông tướng này (Phạm Xuân Thệ). Ông không nên nói sai như thế!” Ông Tùng đã im lặng. Cuối cùng, buổi toạ đàm đã kết luận anh Thệ nói đúng. Ông Tùng lúc đó im lặng nhưng sau lại đi nói là Viện Lịch sử Quân sự VN thiên vị anh Thệ. Cuối năm 2006, Đài HTV lại phát bộ phim tài liệu bênh vực ông Tùng. Ngày 12-6-2007, đoàn cán bộ của Tổng Cục Chính trị đã làm việc với Thành uỷ TPHCM về bộ phim này, có mặt ông Huỳnh Văn Nam, giám đốc đài, và nhiều người có chức trách và liên quan. Ông Đào Văn Sử cũng được mời, chứng kiến ông giám đốc đài Huỳnh Văn Nam nói là “rất tiếc” khi đã “vội vã” phát bộ phim mà không tham khảo ý kiến các nhà sử học quân đội, nên đã có những “sai lệch”.
Như vậy, theo Đại tá Nhà báo Đào Văn Sử, chuyện “ông Tùng, ông Thệ” đã được Ban Bí thư “cho người điều tra”, Bộ Quốc phòng đã giao cho Viện Lịch sử Quân sự VN nghiên cứu và toạ đàm, giám đốc đài truyền hình đã nhận sai, đó là tất những điều đã xác nhận ông Thệ đúng, ông Tùng sai. Thú vị là có thêm một lời chứng của chính ông Tùng ngay sau 30-4-1975. Dù chưa hoàn toàn chính xác vì ông nói từ điểm nhìn của ông, nhưng ông đã xác nhận ông cùng Phạm Xuân Thệ bắt và buộc Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng ở đài phát thanh, không như sau này ông “đấu tranh”, đòi cắt hết “công” của nhóm Phạm Xuân Thệ và được bọn xuyên tạc lịch sử gào thét ủng hộ. Ông Tùng nói:
“Sau khi chiếm Dinh Độc lập, bắt Dương Văn Minh, TT Nguỵ quyền SG, ra đài phát thanh để tuyên bố đầu hàng không điều kiện. Tôi và đ/c Phạm Xuân Thệ, Trung đoàn phó Trung đoàn bộ binh giải Dương Văn Minh ra đài phát thanh” (xem https://www.youtube.com/watch?v=HEzFq2gmpFs)
***
Cùng với ĐẠO DIỄN PHẠM VIỆT TÙNG bênh vực ông Bùi Tùng xuyên tạc lịch sử và vu khống, xúc phạm anh hùng Phạm Xuân Thệ, còn có ông Nhà thơ Trần Đăng Khoa và ông Nhà văn Nguyễn Khắc Nguyệt, cựu lính tăng, cũng to mồm không kém. Tôi đã viết kỹ nay chỉ nhắc lại vài ý. Nguyễn Khắc Nguyệt đã viết sách, kể mình là lính xe tăng, có mặt trong đoàn tăng tiến về Dinh Độc lập ngày 30-4-1975, nhưng Nguyễn Khắc Nguyệt cũng đã viết sai. Nguyễn Khắc Nguyệt viết mọi người được hướng dẫn xe qua cầu Thị Nghè vượt qua 7 ngã tư rẽ trái là tới Dinh Độc lập nhưng xe Bùi Quang Thận rẽ trái ngã tư thứ 6 thì gặp người phụ nữ hỏi đường, Bùi Quang Thận thấy Dinh Độc lập là “ngôi nhà mầu trắng thấp thoáng phía xa”. Thực tế, nếu vượt qua 6 ngã tư thì đã đến đường Pasteur, Dinh Độc lập đã sừng sững trước mặt rồi!
Theo chính anh Bùi Quang Thận kể, anh được hướng dẫn vượt qua 4 ngã tư, nhưng đã không nhớ, khi đến một ngã tư anh lệnh cho xe rẽ trái, chạy hết một dãy phố đến một ngã ba đầu một con đường lớn có chiếc cổng sắt lớn dẫn vào một công viên ghi “SỞ THÚ SÀI GÒN”. Khi thấy một phụ nữ, anh hỏi đường thì thấy, nhìn thẳng ở cuối đường Thống Nhất, Dinh Độc Lập là khu nhà bề thế như nằm sau rừng cây. Như vậy, Bùi Quang Thận khi qua cầu Thị Nghè đã rẽ ngay ngã tư đầu tiên đến cổng Thảo Cầm viên, ngã ba Lê Duẩn-Nguyễn Bỉnh Khiêm bây giờ! Có vậy mới thấy Dinh Độc lập phía xa xa, như nằm sau rừng cây, chính là công viên phía trước dinh kéo dài tới Nhà thờ Đức Bà!
Nguyễn Khắc Nguyệt cũng bịa đặt hoàn toàn khi viết về xe 843, sau khi chết máy vì húc không đổ cổng phụ dinh Độc lập, đã khởi động lại được, và: “Trong xe 843 Hoả… lao vào sân dinh… Hoả tăng ga cho xe 843 chạy song song với xe 390. Hai chiếc xe như hai người lính cận vệ hai bên cho người đại đội trưởng của mình”. Đây là cảnh không có ai thấy và không có thước phim hay tấm ảnh nào chứng thực, mà chỉ có một sự thực, vào lúc xe 390 vừa ngừng, Trưởng xe Vũ Đăng Toàn định cầm cờ nhảy xuống xe, lên cắm cờ, Lê Văn Phượng vỗ vai Toàn:
-Thôi anh, đã có đồng chí Thận đang cầm cờ chạy theo xe mình vào kia rồi!
Toàn nghe Phượng, khi Bùi Quang Thận chạy đến ngang xe 390, anh nói anh em sẵn sàng chi viện, mình xách khẩu AK nhảy xuống bảo vệ Bùi Quang Thận cầm cờ tiến vào Dinh.
Tôi đã viết, thiểu năng nhận thức là điều không đáng trách, nhưng “thiểu năng” như Nguyễn Khắc Nguyệt mà lại lấy mình làm chuẩn đi đòi công minh cho lịch sử, rồi còn đi phỉ báng, kéo bầy đàn phỉ báng những anh hùng thì không thể chấp nhận được. Tiếc là đây lại là loại lỗi hệ thống có trong tất cả các lĩnh vực của đất nước chúng ta, góp phần “làm loạn” không ít!
Theo tôi, anh Thệ nên thuê luật sư kiện tất cả bọn xuyên tạc lịch sử và xúc phạm anh!
Cũng xin nhờ ông Đại tá Nhà báo Đào Văn Sử chuyển bài này giúp tôi đến anh Phạm Xuân Thệ, đến các cá nhân và cơ quan có trọng trách về chính trị tư tưởng, về lịch sử quân đội!
3-5-2021
ĐÔNG LA
https://www.facebook.com/donglasg/posts/3011842655705101




11.

Lúc này chưa ai biết đến cuốn sách " THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - GIỜ KHẮC SỐ KHÔNG "của nhà báo Tây Đức .17 năm sau ( năm 2007) ,cuốn sách này mới được biết đến và Báo Tuổi trẻ dịch đăng năm 2007 ( nhân chứng thứ ba ), chính thức có giấy phép xuất bản và phát hành năm 2010.
Tư liệu này được đăng lên fb 30/4/2020 .
Do có thắc mác bản đánh máy ( tư liệu trong bài viết này ) chắc chắn không phải là người đánh máy chuyên nghiệp , có thể do tự tay Chính uỷ đánh máy ( vì tính chất quan trọng của nó , và như ông có ghi nhận khi gửi cho Phó Chính uỷ BTL TTG là chỉ có hai bản ,trong đó có một bản gửi VLS Quân Sự ) ,nên sau đó có hỏi lại gia đình Chính uỷ Bùi Văn Tùng thì được biết : khi chính uỷ về hưu tại TPHCM có tham gia cựu chiến binh phường ..... Khi đó ông mua về một cái máy chữ và hay tự tay ngồi gõ các báo cáo .....
Chỉ một chi tiết này thôi cũng nhìn thấy phẩm chất anh bộ đội Cụ Hồ của chính uỷ Bùi Văn Tùng . Ông đã chọn cách im lặng về sự thật của mình ( tự tay đánh máy để một bản gửi báo cáo đến viện Lịch sử quân sự , một bản báo cáo thủ trưởng cũ , trực tiếp của mình ) , ông không khoe khoang , làm ồn ào trên dư luận .
Chỉ có một điều thắc mắ : Bản báo cáo này Chính Uỷ Bùi Văn Tùng gửi báo cáo đến Viện LS Quân sự từ năm 1990 còn được lưu giữ không ?
Tư liệu và bài viết năm 2020 như đươi đây và xin treo lại
MỘT VĂN BẢN ĐƯỢC LƯU GIỮ 30 NĂM
Phát hiện trong thư viện gia đình của Ông ĐÀO VĂN XUÂN ( nguyên phó Chính uỷ BTL TTG có một bản báo cáo của Chính uỷ BÙI VĂN TÙNG đề ngày 30/5/1990 .Văn bản này được đánh máy chữ gồm 08 trang giấy poluya ( loại giấy sử dụng cho đánh máy chữ , dùng giấy than vào thời điểm 1990) .
Qua nộidung thư tay của Chính uỷ Bùi Văn Tùng gửi Ông Đào Văn Xuân ( kèm theo văn bản ) thì được biết văn bản này là của Chính uỷ Bùi Văn Tùng và chỉ có 02 bản . 01 bản gửi Viện Lịch sử quân sự thuộc Bộ Quốc Phòng và 01 bản gửi ông Đào Văn Xuân có tính chất thông báo , xin ý kiến và để ông Đào Văn Xuân lưu giữ .
Đây chính là văn bản mà ông Đào Văn Xuân đã nhắc đến trong thư gửi ban Biên tập báo " XƯA VÀ NAY " năm 2006 .
Văn bản có tính chất báo cáo tường thuật sự việc này ( năm 1990 ) có trước rất lâu ( trước 17 năm ), trước khi cuốn sách " THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - GIỜ KHẮC SỐ KHÔNG của nhà báo Tây Đức được đạo diễn Phạm Việt Tùng phát hiện , được Báo Tuổi trẻ dịch đăng năm 2007 ( nhân chứng thứ ba ) và chính thức có giấy phép xuất bản và phát hành năm 2010.
Lý do , nguyên nhân tại sao có văn bản này ( một dạng báo cáo ) từ năm 1990 ( Chính uỷ Bùi Văn Tùng nghỉ hưu năm 1984 ) thì qua bản thư tay của Chính uỷ Bùi Văn Tùng không nhắc đến , và đến nay một nguòi đã trên 90 tuổi , lại bị tai biến nhiều lần , một người thì đã về với tổ tiên nên không tìm hiểu được .
Thôi thì bất ngờ thấy tài liệu này thì cứ đưa lên để cùng đọc và cùng đi tìm đến sự thật một cách trung thực , khách quan và không làm tổn thương , xúc phạm đến bất cứ ai - những người trong cuộc
Vì văn bản dài , gần như tường thuật về sự kiện ,nên dẫn lại sẽ chia làm hai phần cho dễ đọc .
P/s vì đây là tài liệu cá nhân nên đã xin phép gia đình Chính Uỷ Bùi Văn Tùng và gia đình cho biết gia đình ko có tài liệu này ,và xác nhận bút tích thư tay chính là của Chính uỷ Bùi Văn Tùng . Vì tài liệu gửi cho Ông Đào Văn Xuân nên toàn quyền sử dụng tài liệu là do ông Đào Văn Xuân ( nay là gia đình ) quyết định
( dưới đây là Nội dung văn bản )
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP TỰ DO HẠNH PHÚC
Thành phố Hồ Chí Minh Ngày 30 tháng 5 năm 1990
KÍNH THƯA
Về sự kiện trưa ngày 30/4/1975 tại phủ tổng thống ngụy quyền Sài Gòn và tại đài phát thanh Sài Gòn (cũ ), với tôi đó là trách nhiệm chấp hành nghiêm túc mệnh lệnh về chính trị bộ tư lệnh Quân đoàn giao cho và với lương tâm của mình bắt Dương Văn Minh đầu hàng càng sớm càng đỡ tốn xương máu .
Để đánh chiếm một trong năm mục tiêu quan trọng bậc nhất , Bộ tư lệnh Quân đoàn 2 quyết định lấy Lữ đoàn xe tăng 203 tổ chức thành Lữ đoàn cơ giới đặc nhiệm được phối thuộc thêm I tiểu đoàn bộ binh , I tiểu đoàn pháo binh, I tiểu đoàn pháo cao xạ , I tiểu đoàn công binh dưới sự chỉ huy trực tiếp của bộ chỉ huy lữ doàn với nhiệm vụ : sau khi bộ binh ở Nước Trong mở xong cửa mở , lữ đoàn có nhiệm vụ tấn công trong hành tiến đánh lướt nhanh qua các mục tiêu trên đường tiến công tiến thẳng vào đánh chiếm phủ tổng thống ngụy là nhiệm vụ trước mắt . Nhiệm vụ tiếp sau theo trục lộ 4 cùng các đơn vị bạn tham gia tấn công giải phóng Cần Thơ nếu kẻ thù ngoan cố chạy về phía tây . Theo lệnh quân đoàn chúng tôi phối thuộc cho 3 sư đoàn bộ binh , mỗi sư I đại đội xe tăng để dánh chiếm vòng ngoài từ Nước Trong – Long Thành , Cát Lái – Bà Rịa , Vũng Tàu với chiều dài gần 80 cây số để mở của cho pháo 130 ly vào chiếm trận địa tại Nhơn Trạch và cho lữ đoàn chúng tôi thọc sâu vào Sài gòn theo nhiệm vụ đã quy định. Trưa 29/4 sư đoàn bạn mới mở xong cửa ở Nước Trong nhưng vì không tổ chức truy kích, nên chúng tôi hành tiến đến sông Buông thì cầu đã bị địch phá sập . Lập tức công binh quân đoàn tiến lên sửa chữa cầu . Tại đông cầu sông Buông tối 29/4, đồng chí thiếu tướng tư lệnh Nguyễn Hữu An và đồng chí Đại tá Công Trang phó chính ủy quân đoàn còn tiếp tục nhấn mạnh nhiệm vụ cho tôi và đồng chí Nguyễn Tất Tài về công việc đánh chiếm dinh Độc Lập ( bài đồng chí Công Trang kể , Hồng Lân ghi , báo QĐND số 5389 ngày 30/4/1976) và liên tiếp có mệnh lệnh trên điện đài và bằng giấy ( có bản sao chụp kèm theo ) theo dõi cuộc tấn công trong hành tiến của chúng tôi mà nhiệm vụ được giao từ đầu .
Khi tiến qua cầu sông Đồng Nai chúng tôi gặp đồng chí Tống Viết Dương chỉ huy đặc công miền ( B2 ) đang chiếm giữ các cầu trên xa lộ , đề nghị đồng chí Tài cho đặc công lên xe tăng cùng tham gia chiến đấu vì các đồng chí rất thạo đường sá ở Sài Gòn . Chúng tôi đồng ý. Chúng tôi là quân cơ động của Bộ hoạt động ở chiến trường Quảng Trị , nay tấn công vào một thành phố lớn trong tay của lữ đoàn trưởng chỉ có một bản đồ cũ do quân đoàn phát cho , đường sá thay đổi nhiều , xa lộ Sài Gòn – Biên Hòa không có trong bản đồ . Khi lữ đoàn chúng tôi tham gia giải phóng Đà nẵng , tôi có xin được bản đồ lộ trình xe buýt Sài Gòn Chợ Lớn Gia Định , nên trong mệnh lệnh tấn công vào Sài Gòn tất cả cán bộ chiến sỹ trong lữ đoàn đều hiểu rõ : ‘ Đến ngã tư Hàng Xanh quẹo trái theo đường Hồng Thập Tự ( Xô Viết Nghệ Tĩnh ngày nay ) đánh chiếm 7 ngã tư quẹo trái là dinh Độc Lập .
Trên đường hành tiến chúng tôi bị đánh chặn tại Long Bình , ngã ba Vũng Tàu .Chúng lại dùng pháo bắn chặn dọc đường . Chúng tôi phải cho xe tăng vào đánh chiếm trường Thủ Đức ( Trường Cây Mai ) . Tại đó bộ đội xe tăng đánh rất dũng cảm chiếm được khu vực trường và xe tăng 707 đã đánh địch đến viên đạn cuối cùng và hy sinh đến người chiến sỹ xe tăng cuối cùng . Nhân dân khu vực này đã chôn cất và lập đền thờ anh em ( Xã Tăng Nhơn Phú anh hùng ). Trận chiến đấu ác liệt nhất là trận đánh chiếm và vượt cầu Sài Gòn . Chúng tôi nhận lệnh của tư lệnh quân đoàn là phải nhanh chóng chiếm và vượt cầu với bất cứ giá nào , không để địch đánh sập cầu. Tiểu đoàn I xe tăng dẫn đầu đội hình ra lệnh hai xe tăng T54 đi đầu tăng tốc độ vượt cầu .Cả hai xe tăng của ta đều bị chiếc xe tăng M 48 của địch đứng bên tây vòm cầu bắn cháy ( cầu Sài Gòn cong nên phía đông cầu chỉ nhìn thấy tháp pháo nhỏ của xe tăng địch ). Chúng tôi ra lệnh cho tiểu đoàn I triển khai đội hình để bắn địch bên kia cầu và tàu chiến của chúng trên sông Sài Gòn .Bộ binh phối thuộc cho lữ đoàn cũng cùng tham gia chiến đấu . Đồng chí tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn I Ngô Văn Nhỡ mở cửa nắp xe đứng thẳng người dùng điện đài và cả ký hiệu bằng tay chỉ huy bắn chi viện và vượt cầu. Một loạt đạn bên kia cầu bắn qua trúng đồng chí và đồng chí ngã gục hy sinh trên tháp pháo xe tăng . Đồng chí Trần Minh Công lữ đoàn phó kiêm tham mưu trưởng lên chỉ huy vượt cầu . Khi xe thiết giáp của tôi tiến cách cầu 2,3 trăm mét , tôi nhìn về phía sau thấy đồng chí Hoàng Đan phó tư lệnh quân đoàn và đồng chí Nam Long phái viên của Bộ ngồi phía sau xe của tôi. Các đồng chí bỏ xe con và leo lên xe thiết giáp chỉ huy của tôi ở Thủ Đức hay ở cầu Rạch Chiếc nhưng tôi không biết .Đơn vị chúng tôi vừa có một xe thiết giáp chỉ huy do lữ đoàn phó Trần Minh Công chỉ huy vừa bị trúng đạn của địch ở cầu nhưng nhẹ còn chiến đấu được, một cán bộ công binh của quân đoàn hy sinh, số anh em phụ trách điện đài vừa hy sinh vừa bị thương.Tôi biết anh Hoàng Đan và Nam Long đi không đúng vị trí chỉ huy, nếu các anh có việc gì tôi phải chịu trách nhiệm, nên tôi mời các anh xuống xe lập sở chỉ huy ở đó. Tại cầu Sài Gòn sau một đợt chiến đấu ta đã bắn cháy chiếc xe M 48 ở tây vòm cầu. Lửa khói và đạn cháy nổ trong xe bao phủ cả một đoạn cầu nơi chiếc xe đang cháy . Do cầu rộng đồng chí Công đã khéo léo cho đại đội xe tăng của đại đội trưởng Bùi Quang Thận vừa chiến đấu vừa vượt qua khói lửa và đạn đang nổ để chiếm cầu, vì lửa và đạn nổ trong xe không ảnh hưởng gì đối với xe tăng T 54 của chúng ta . Sau đó đội hình cả lữ đoàn của chúng tôi vượt qua cầu . Địch một số rút chạy về ngã tư Hàng Xanh bắn chặn ta . Tại đây ta bắn cháymột xe tăng của địch . Địch lại chặn ta tại cầu Thị Nghè và cũng tại đây ta bắn cháy một xe tăng M 41và một xe M 113 của địch.Tuy mệnh lệch đã chỉ rõ đường vào dinh tổng thống ngụy quyền, nhưng trên xe có đặc công và biệt động chỉ đường nên chúng tôi tiến đánh dinh Độc Lập bằng hai hướng: theo đường Thống Nhất (đường Lê Duẩn ngày nay) và đường Hồng Thập Tự. Dẫn đầu là hai xe tăng, xe 843 do trưởng xe Đại đội trưởng Bùi Quang Thận và xe 390 do trưởng xe chính trị viên đại đội Phạm Đăng Toàn. Đến cách dinh Độc Lập độ ba, bốn trăm mét pháo thủ số I xe 843 Thái Bá Minh thấy cờ vàng ba sọc đỏ vẫn đang bay trên nóc dinh Độc Lập chưa có dấu hiệu gì đầu hàng nên đề nghị trưởng xe cho bắn pháo. Khi phổ biến mệnh lệnh ở nhà chúng tôi đã nói rõ với đơn vị là theo chỉ thị của cấp trên đánh vào Sài gòn cố gắng với sự tổn thất nhỏ nhất, nên Bùi Quang Thận đã bình tĩnh hô tạm ngừng và ra lệnh lái xe Lữ Văn Hòa tăng tốc độ đã cùng đã cùng với xe 390 húc đổ cánh cổng sắt trước dinh tiến thẳng sát thềm nhà. Đoàn xe tăng tiến thêm mấy chiếc nữa váo dinh còn chạy theo các đường bao quanh phủ tổng thống ngụy .Thận và một số chiến sỹ nhẩy xuống xe, Thận cầm theo lá cờ cắm trên xe lao nhanh lên cầu thang, không mở được cờ ngụy nên đã xé rách diềm cờ và kéo cờ của chính phủ cách mạng lâm thời Cộng Hòa Miền Nam Việt nam lên . Lá cờ sao vàng nửa đỏ nửa xanh mà chúng tôi đã phát cho từng chiếc xe tăng làm ký hiệu và sẽ cắm nơi mục tiêu mình chiếm lĩnh .
Lúc này người chỉ huy có cấp hàm và chức vụ cao nhất của quân đội ta tại dinh độc lập là đồng chí trung tá Nguyễn Tất Tài lữ đoàn trưởng và trung tá Bùi Văn Tùng chính ủy lữ đoàn ( chế độ hai thủ trưởng ). Nên mọi việc tại dinh phải trật tự nhất nhất theo kỷ luật quân đội , kỷ luật chiến trường , các cấp dưới thuộc quyền và phối thuộc đều phải chấp hành theo mệnh lệnh của chúng tôi, mặt khác để quân ngụy thấy rõ kỷ luật của quân đội cách mạng . Đồng chí Phạm Duy Đô quyền đại đội trưởng đặc công theo các xe tăng dẫn đầu vào trước , thấy chúng tôi vào ra báo cáo “Chính phủ ngụy và cả Dương Văn Minh đều ở trong dinh, mời các thủ trưởng vào giải quyết. Thấy chúng tôi vào Dương Văn Minh nói ngay “ chúng tôi chờ các ông vào để bàn giao “. Tôi bực mình nói ngay : “ Các ông chẳng còn gì để mà giao, chỉ có một việc là đầu hàng không điều kiện “
Lúc này đồng chí Nguyễn Tất Tài lữ đoàn trưởng, Trần Minh Công, Dương Xuân Tụ lữ đoàn phó lo việc điều chỉnh đội hình quanh dinh để phòng địch phản kích, phái một bộ phận ra giải phóng cảng Sài gòn. Đồng chí Lê Minh, chủ nhiệm chính trị lữ đoàn lo việc trong dinh và chờ cấp trên vào báo cáo. Tôi thường xuyên được thông báo cấp trên nên biết rằng năm cánh quân đang tiến vào Sài Gòn vì đâu đâu cũng nghe tiếng súng nổ gần, miền Tây Nam Bộ và các đảo chưa giải phóng, nên việc đầu tiên là phải đưa tổng thống ngụy đi đầu hàng không điều kiện càng đỡ tốn xương máu. Tôi hỏi một người đứng cạnh Minh( sau tôi mới biết đó là Nguyễn Hữu Hạnh ):” Đường dây ra đài phát thanh còn dùng được không ? ”. Người ấy nói : “ thưa ông hư rồi “ ( Thật ra sau này tôi mới biết là bên đài phát thanh họ chạy hết ). Tôi nói với Dương Văn Minh : “ Anh phải ra đài phát thanh tuyên bố đầu hàng không điều kiện “. Người ấy nói : “ Thưa ông,đại tướng ra ngoài sợ phe đối lập ám hại “. Tôi nói thẳng : “ Cả thành phố Sài Gòn quân giải phóng đã tràn ngập , Dương Văn Minh đi là đi với chúng tôi “. Dương Văn Minh ưng thuận . tôi định đi bằng hai xe thiết giáp , nhưng như các đồng chí đều biết , xe chiến đấu của chúng ta đồng thời cũng làm nhiệm vụ hậu cần xoong nồi lủng củng , chậu và ra đường lúc này không tiện . có một cán bộ rất trẻ đề nghị ( I ) : hay là ta đi bằng hai xe jeep “ . Tôi đồng ý .Đồng chí cán bộ trẻ và một hai bộ đội ta cùng với Minh Mẫu lên xe đầu .Tôi cùng hai chiến sỹ lên xe sau . Thấy xe rộng một người thấp , đầu hình như búi tó , nói tiếng Việt rất sõi xin đi tôi cho lên xe, tôi tưởng là phóng viên người Nhật ( sau này anh Thành tín Bùi Tín cho tôi biết đó là Hà Huy Đỉnh nhà báo ở Sài Gòn ). Một người Âu nói tiếng Pháp hỏi tôi biết tiếng Pháp không . tôi nói tôi biết .Người ấy tự xưng là người Tây Đức sẽ nói tốt cho quân cho quân giải phóng xin đi , tôi cho lên xe và bu theo một vài nhà báo phương tây nữa .
Đến đài phát thanh không một bóng người , tôi đang lo sợ không hoàn thành được việc . May sao có mấy sinh viên , thanh niên ( sau này người ta gọi là thanh niên sinh viên 30 tháng 4 ) thấy có Dương Văn Minh họ chạy lại. Tôi hỏi : “ Các anh có biết nhân viên đài phát thanh họ chạy nấp ở đâu không ?”. một anh trả lời :” Họ còn làm việc hồi chín giờ , nghe xe tăng quân giải phóng vào họ chạy nấp gần đây thôi, chú giải phóng yên tâm , chúng em sẽ tìm họ được ngay “. tôi nói tiếp ; ‘ Các em cố gắng tìm họ về ngay …( Đoạn này bị mờ không rõ chữ )
( còn nữa )
Một văn bản đã đươc lưu giữ 30 năm .
(Phần tiếp)
Tôi , Minh , Mẫn , anh em bộ đội đi kèm theo Minh và các nhà báo vào một căn phòng hơi hẹp ở đài phát thanh . tôi và minh ngồi trên trên một chiếc ghế đệm dài . sau nhiều đêm mất ngủ , người thấm mệt , tôi bừng tỉnh người toát đầy mồ hôi , nghĩ : “ chết mẹ , nếu Minh nói trên đài không đúng ý đồ của mình thì nguy tovì mình phải chịu trách nhiệm “ . tôi liền quay sang Minh nói : “ Anh tuyên bố đầu hàng không điều kiện là phải theo những điều kiện của chúng tôi ‘. Minh nói : ‘ Thưa ông , ông muốn những điều kiện như thế nào xin ghi cho “. tôi lại phải vắt óc suy nghĩ cách mạng sống chết chỉ có hai vấn đề cơ bản là quân đội và chính quyền , lúc này không được dài dòng . Sẵn tập pơ-luya xanh nhạt trên bàn tôi lấy một tờ thảo chữ viết bằng bút máy bi to và rõ . thảo xong (2) tôi đưa cho Minh. Minh xem xong và nói : “ “ Thưa ông , đề nghị ông bỏ hai chữ tổng thống “ . Tôi hỏi lại : “ anh lấy cương vị gì để ra lệnh cho sỹ quan và binh sỹ anh hạ vũ khí đầu hàng vô điều kiện và anh đứng cương vị nào để giải tán được chính quyền của anh từ trung ương đến địa phương , phải là người cầm đầu của chính quyền này chứ , mà theo tôi biết người cầm đầu của chính quyền này là tổng thống ? “. Minh nói:” đúng , đúng , ông nói đúng , nhưng thưa ông tôi không thích cái tổng thống này , dân chúng và binh sỹ họ cũng không thích tổng thống này , chỉ cần để đại tướng là họ sẽ nghe theo tôi “. Tôi bực mình và nghiêm sắc mặt nói với Minh : “ anh chỉ có sỹ quan và binh sỹ của anh thôi.Anh nói anh không thích tổng thống này là không đúng . Chính anh đã nhận tổng thống từ tay Trần Văn Hương và anh đã làm tổng thống ba ngày rồi , tại sao anh nói anh không thích ?”. Đuối lý , Minh chịu.Tôi lại bảo : “ Đây là những điều kiện của chúng tôi , còn lời tuyên bố đầu hàng không điều kiện của anh thì anh phải ghi lại”.trong khi Minh đang chép lại lời đầu hàng , tôi lại nghĩ có kẻ đầu hàng thì phải có người chấp nhận đầu hàng , nếu không dân chúng tưởng do lòng tốt của Minh và tự Minh đơn phương đầu hàng , chứ không phải do ta đánh tận vào sào huyệt và bắt chúng phải đầu hàng . Nên tôi lấy giấy thảo tiếp .Chiến dịch Hồ Chí Minh là một chiến dịch rất lớn ,nhiều quân đoàn tham gia và rất nhiều cấp tướng chỉ huy. Còn tôi chỉ là trung tá chính ủy cấp lữ đoàn nên tôi chỉ ghi : “ Tôi thay mặt quân giải phóng Miền nam Việt nam , đơn vị đánh chiếm dinh Độc Lập long trọng tuyên bố thành phố Sài gòn đã hoàn toàn giải phóng , chấp nhận sự đầu hàng của tướng Dương Văn Minh tổng thống chính quyền Sài Gòn (3)”. Cơ quan chính trị của chúng tôi cũng có máy ghi âm nhưng không vào kịp , phải mượn máy ghi âm của nhà báo Tây Đức. pin yếu ,tìm pin mới trong đài phát thanh để thay .Minh lúc đầu nói chưa gãy gọn , xóa ghi lại. khi hai lời phát của Minh và tôimáy đã ghi âm xong thì nhân viên đài phát thanh đều chạy về và họ vui vẻ làm việc. Tôi hỏi máy móc có hư hỏng gì không. Anh chị em trả lời máy phát tốt nguồn điện được .họ đưa chúng tôi xuống phòng bá âm có kính ngăn đôi . Kỹ thuật viên ra lệnh im lặng , chúng tôi chứng kiến máy phát đi lời đầu hàng không điều kiện của tổng thống ngụy quyền và lời chấp nhận đầu hàng của tôiđại diện quân giải phóng đánh chiếm dinh Độc Lập . Sau đó Vũ Văn Mẫu xin có mấy lời để đồng bào sài gòn yên tâm. Anh chị em trong đài bảo tôi :” Đề nghị chú giải phóng cho cuộn băng có bài hát giải phóng nào để phát kèm theo bản tin này cho rôm rả .”Chúng tôi là người lính chiến làm gì có mang theo băng nhạc , nên tôi nói luôn : “ Từ nay đến chiều tối anh chị em ở đài phải phát bản tin này đi lại nhiều lần trên các làn sóng và chiều tối nay đài phát thanh chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa Miền nam Việt Nam sẽ vào , anh chị em muốn gì sẽ có tất cả . Xong việc anh em bộ đội đi kèm Dương Văn Minh từ dinh Độc Lập ra nay lại đi kèm đưa trả về dinh Độc Lập .
Tôi về đến dinh thì các đồng chí chỉ huy cấp quân đoàn đã vào và đang thảo các mệnh lệnh kế tiếp .Tôi không nghe ai phê phán việc tôi đã làm , chỉ nghe anh em kể lại là anh Công Trang phó chính ủy quân đoàn hỏi :” Ai đưa Dương Văn Minh đi đâu ?”. anh em bộ đội xe tăng trả lời : “ Thủ trưởng Tùng đưa Minh ra đài phát thanh buộc tuyên bố đầu hàng không điều kiện “ . Ngay chiều hôm đó cục chính trị quân đoàn đến hỏi tôi lấy hai bản thảo . Tôi lục mãi trong túi dết mang tài liệu vẫn không thấy ,chắc là mình vứt bỏ sọt rác ở đài phát thanh .May sao tôi thò vào túi quần thì lấy ra hai bản thảo đã vò nhưng chưa nát .Sau đó đồng chí Trần Văn Trà chủ tịch quân quản có hỏi về tôi hai bản thảo , tôi nói đã giao cho cục chính trị quân đoàn 2 rồi .
Đến năm giờ chiều cùng ngày , chúng tôi được lệnh của quân đoàn giao toàn bộ dinh Độc Lập lại cho quân đoàn 4 . Đồng chí Lê minh chỉ giao lại toàn bộ chùm chìa khóa vừa to lại vừa rất nặng. Toàn bộ xe tăng chúng tôi đều rút ra ở trước các vườn cây trước dinh’ án binh bất động “ vì nhân dân Sài gòn đủ các hạng người cứ bao quanh lấy các xe của chúng tôi . Tối hôm ấy anh em phải ăn lương khô không thể nổi lửa nấu cơm được. Cả ngày 1/ 5 /1975 cũng vậy ,người đến trước dinh ngày càng đông . May sao các má ở Sài gòn đã chở lên rất nhiều cơm và thức ăn và dưa cải muối kho với thịt và tôm , tất cả đều cho vào túi nilon trên các chiếc xe lam và cả ngày hôm ấy chúng tôi khỏi phải nổi lửa giữa rừng người trước dinh tổng thống ngụy quyền .Tối 1/5/1975 chúng tôi hành quân về Long Bình theo mệnh lệnh của quân đoàn .tôi về Long Bình vừa mệt vừa đau bụng quân y cho thuốc kháng sinh thì khỏi ( Tháng 10/1975 ra Bắc bác sỹ bệnh viện 108 thấy nguy kịch vì tôi bị viêm ruột thừa mãn tính đã từ lâu , nhiều lần uống kháng sinh nên đã chuyển thành cấp tính phải mổ ngay ), tôi đã phải tiếp nhiều nhà báo , nhà văn như anh Thành Tín , Nguyên Ngọc , Duy Kháng , Phạm Thiều , Thanh Tịnh, Tô Minh Nguyệt ..vv.., nhưng tôi không nói gì nhiều , các anh hỏi gì tôi nói nấy . Ba bốn ngày sau đó tại sở chỉ huy quân đoàn đóng ở Thủ Đức ( trường Cây Mai ) có cuộc họp quân chính gồm các thủ trưởng , sư , lữ toàn quân đoàn . trước khi họp đồng chí Nguyễn Hữu An thiếu tướng Tư lệnh quân đoàn nói vui : “ Hôm nay giải oan cho đồng chí Tùng “ rồi đồng chí ấy nói tiếp : “ Hôm qua tôi đi họp tại Bộ chỉ huy chiến dịch , các đồng chí thủ trưởng ở bộ chỉ huy rất khen đồng chí Tùng giải quyết rất tốt công việc ở dinh Độc Lập . Để thảo chính xác bản đầu hàng cho Dương Văn Minh và dõng dạc đọc lời chấp nhận đầu hàng của người chiến thắng . các đồng chí trên gửi lời về biểu dương đồng chí Tùng . Cả cuộc họp vỗ tay hoan nghênh lời biểu dương của cấp trên .
Bác Tôn vào thăm nhân dân Miền Nam, ngày 17/5/1975 tại hội trường Thống Nhất ( dinh Độc Lập cũ ).Bác thăm quân đội mà đại biểu là các tướng lĩnh của năm cánh quân .tôi được đồng chí Lê Linh chính ủy quân đoàn cho phép được đi dự và bảo tôi chuẩn bị kể chuyện bắt Dương Văn Minh đầu hàng cho Bác Tôn nghe thời gian từ 5-7 phút không được nói dài vì hội nghị còn nhiều người phát biểu . hội nghị gồm các đồng chí ủy viên Bộ Chính Trị và các đồng chí chỉ huy cao cấp của quân đội . Tôi biết thân phận mình là cán bộ có quân hàm thấp nhất nên tìm một góc tối để ngồi . Sau khi Bác Tôn đọc lời khen quân đội , đến đồng chí Nguyễn Bá Phát nói về hải quân đánh chiếm các đảo , đồng chí Lê Văn Tri nói về hoạt động của không quân trong chiến dịch , đồng chí Hoàng Minh Thi đọc lời hứa hẹn của quân đội với Bác Tôn . Tôi cứ tưởng mình nói sau cùng . Thật không ngờ sau khi Bác Tôn đọc lời khen quân đội , đại tướng Văn Tiến Dũng đứng lên hỏi : “ Đồng chí Tùng ngồi đâu lên kể chuyện bắt Dương Văn Minh đầu hàng cho Bác Tôn nghe “. Tôi bị động, đỏ mặt lúng túng đứng tại chỗ..Đồng chí Đại tướng lại nhắc : “ không được đồng chí ra giữa này “.Với bẩy phút tôi kể vắn tắt như trong bài viết này . Sau đó, Đại tướng lại bảo tôi : “ Đồng chí tùng đại diện quân đội đến để Bác Tôn hôn quân đội “.Bác thì thấp , tôi thì cao , tôi ôm Bác, Bác ôm chặt tôi hôn tôi và nước mắt tôi chảy ròng . tôi nghĩ rằng công lao to lớn này thuộc về các anh hùng liệt sỹ người người lớp lớp đã ngã xuống trong cuộc chiến tranh giải phóng vĩ đại này . Sau đó đồng chí Lê Đức Thọ mang đến cho tôi một ….. to ( chữ bị nhòe , mất ) đồng chí ôm hôn và khen tôi . Tôi giữ quả măng cụt ấy mang về tặng đồng chí Nguyễn Tất Tài lữ đoàn trưởng của tôi .
Tại Long Bình Đảng ủy lữ đoàn họp xét khen thưởng cho cán bộ và chiến sỹ trong toàn lữ đoàn. các đồng chí nhất trí đề nghị lên trên tặng đồng chí Tài và tôi huân chương quân công hạng 3 trong chiến dịch này. Tôi đề nghị huân chương quân công chỉ nên đề nghị tặng thưởng cho đồng chí Tài lữ đoàn trưởng còn những việc làm của tôi đó là nhiệm vụ và trách nhiệm của một cán bộ chính trị, nếu các đồng chí có đề nghị tôi chỉ xin nhận đề nghị huân chương chiến công mà thôi .Vài tháng sau đó tôi được Nhà nước tặng thưởng huân chương giải phóng hạng nhất .
Sự việc trên đay tôi chưa kể cho ai ngoài các nhà báo nhà văn chủ động đến hỏi tôi vì tôi cho việc làm của mình là do trách nhiệm lương tâm và đó cũng là việc bình thường của người Đảng viên , người cán bộ cách mạng .
Nay các đồng chí muốn biết cuộc chiến đấu của lữ đoàn xe tăng 203 trong ngày 30 tháng 4 năm 1975 và phần việc nhỏ của tôi làm vào thời điểm trưa hôm ấy , tôi xin kể lại để các đồng chí rõ .
Người viết
Bùi Văn Tùng
(1) Đồng chí cán bộ rất trẻ đó sau này về đơn vị tôi mới biết đó là Đại úy Phạm Xuân Thệ . Mặt tốt của đồng chí và một số anh em bộ đội ta là lúc nào cũng đi kèm sát Dương Văn Minh từ dinh Độc lập ra đài phát thanh và ngược lại, nên tôi đỡ lo vì có việc gì xẩy ra với Minh đã có anh em mình kèm chặt.
(2) ( 3) Hai bản thảo gốc này nhà bảo tàng quân đoàn 2 cất giữ trong kho . khi anh Trọng ở viện bảo tàng quân đội đến tôi lấy tài liệu, tôi đề nghị anh Trọng lên quân đoàn 2 lấy hai bản thảo gốc đó .Những bản trưng bày tại viện bảo tàng quân đội , Viện bảo tàng cách mạng TP Hồ Chí Minhvà những nhà bảo tàng khác là những bản sao chụp…..( mất chữ )…

















https://www.facebook.com/groups/Xetang2016/permalink/2061377664002117/


10.

Chủ Nhật, 2 tháng 5, 2021

“SỰ THẬT TRƯA 30/4/1975”- TRUNG TƯỚNG PHẠM XUÂN THỆ ĐÃ NÓI DỐI 5 LẦN!

Chính ủy Bùi Tùng cùng đại úy Phạm Xuân Thệ dẫn giải ông Dương Văn Minh ra đài phát thanh (Hình cắt ra từ clip)

Mời xem Phim Tài liệu (Mở link dưới): 

SỰ THẬT TRƯA 30/04/1975

Nhà báo chiến trường, nghệ sĩ ưu tú Phạm Việt Tùng, nói về con đường 46 năm đi tới bộ phim “Sự thật trưa 30/4/75”.

Chấm dứt cuộc tranh cãi kéo dài 46 năm.

Bộ phim Tài liệu điều tra “Sự thật trưa 30/4/75” do Nhà báo, nghệ sĩ ưu tú Phạm Việt Tùng đạo diễn, vừa được trình chiếu vào dịp 30/4/2021 đã gây xôn xao dư luận.

PV: - Thưa đạo diễn Phạm Việt Tùng, ông nói ông đã phát hiện trung tướng Phạm Xuân Thệ nói dối 5 lần?

Nhà báo Phạm Việt Tùng: Đúng vậy.

Ông Phạm Xuân Thệ đã nhận mình là người soạn thảo tuyên bố đầu hàng cho Tổng thống Sài Gòn Dương Văn Minh đọc trên Đài Phát thanh Sài Gòn vào trưa 30/4/1975. Sự thật là người soạn thảo bản tuyên bố đầu hàng và kêu gọi tướng lĩnh và binh lính Việt Nam Cộng hòa buông vũ khí ngừng chiến là ông Bùi Văn Tùng, lúc đó là trung tá, chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203. 

Để che giấu sự nói dối này, trung tướng Phạm Xuân Thệ đã tiếp tục 4 lần nói dối. Và chúng tôi đã phải đi lần tìm theo lịch sử, làm nhiều bộ phim tài liệu về sự kiện này cho đến khi tôi hoàn toàn chứng minh được ông Thệ nói dối.

Từ trước năm 2000, tôi đã được nghe những người lính tăng phàn nàn về việc đại úy Phạm Xuân Thệ, một Trung đoàn phó trung đoàn bộ binh 66 phối thuộc trong cuộc tiến quân vào Sài Gòn và có mặt tại Dinh Độc Lập trưa 30/4/1975 lại cứ nhận là mình thảo bản tuyên bố đầu hàng. Trong khi thủ trưởng của họ, khi đó là trung tá Bùi Văn Tùng, chính ủy của Lữ đoàn xe tăng 203, đơn vị tiên phong của Quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập, mới là người thực sự soạn thảo tuyên bố đầu hàng. Những người lính này đã được chứng minh là những người tiên phong có mặt, làm nhiệm vụ bảo vệ cho đầu não cán bộ của bên ta, những lời nói của họ khiến tôi lưu ý.

Ngày 20/11/2004, tôi đến gặp Đại tá Bùi Văn Tùng, lúc đó đã nghỉ hưu ở TP Hồ Chí Minh. Đại tá Bùi Văn Tùng có đưa tôi xem một bức thư của ông Nguyễn Tất Tài, tư Lệnh Lữ đoàn 203 gửi cho ông từ năm 1996, phàn nàn về việc trong một cuộc họp của Quân đoàn 2 nói chuyện lịch sử về ngày 30/4, trong đó ông Phạm Xuân Thệ đã nói cứ như ông ấy là người chỉ huy chiến dịch. Ông Bùi Văn Tùng đã giữ bức thư đó gần 10 năm, nhưng cũng không lên tiếng về những gì ông Thệ nói. Tôi đã giữ bức thư đó cho đến tận bây giờ. Bắt đầu từ năm 2005, tôi bắt tay vào đi tìm sự thật về việc ai là người soạn bản tuyên bố đầu hàng cho Tổng thống Sài gòn Dương Văn Minh.

Chính ủy Bùi Tùng dẫn giải Dương Văn Minh ra đài phát thanh (Hình cắt ra từ clip)

Khi tôi đến gặp ông Phạm Xuân Thệ, cùng với ông Trần Gia Thái, khi đó là giám đốc Đài PT&TH Hà Nội, tôi phát hiện ông Thệ đã nói dối. Ông Thệ không công nhận ông Bùi Văn Tùng có mặt ở Dinh Độc Lập tại thời điểm đó.

Trung tướng Phạm Xuân Thệ đang nói dối các nhà báo

Ông Thệ bảo phải đến 30 phút sau ông mới biết ông Bùi Văn Tùng. Ông Thệ nói: Sau khi áp giải Tổng thống Minh cùng nội các Sài Gòn đến Đài Phát thanh, khoảng 20-30 phút sau ông Tùng mới có mặt tại Đài. Ông Tùng hỏi tôi “Anh là ai?”. Tôi nói “Tôi là đại úy Phạm Xuân Thệ, Trung đoàn phó trung đoàn E66...”. Đó là điều thứ nhất ông Thệ nói dối.

Sau này Tổng cục Chính trị đã xác nhận ông Bùi Văn Tùng có mặt ở Dinh Độc Lập. Ở một nơi nghiêm túc như buổi tiếp nhận đầu hàng và chuyển giao quyền lực ở trung tâm chính trị đầu não của một chế độ như Dinh Độc Lập, việc làm của những nhân vật cao cấp hàng đầu luôn thu hút được sự chú ý của tất cả mọi người, được canh gác nghiêm ngặt, cẩn mật và có thứ tự trên dưới. Ông Bùi Văn Tùng có thể không biết hết được những người cấp dưới của ông là ai, nhưng không thể có chuyện những cấp dưới, cấp thấp hơn ông ở xung quanh đó, lại không biết ông Tùng là ai và có cấp bậc gì, đeo quân hàm gì, đang làm chức năng nhiệm vụ gì được.

Ông Thệ nói văn bản đầu hàng Tổng thống Dương Văn Minh đọc, phát đi trên sóng phát thanh là do ông soạn ra. Nhưng những lời ông Thệ nhắc lại trong bộ phim do TTXVN phỏng vấn ông Thệ so với bản ghi âm lời ông Dương Văn Minh trưa ngày 30/4/75 không giống nhau. Tình cờ tôi được ông Nguyễn Hữu Thái cho biết ông Nguyễn Nhã, một nhà nghiên cứu lịch sử- văn hóa, đã thu âm lại bản phát thanh đó trong lúc đi tản cư nghe được vào trưa 30/4/75. Đó cũng là bản thu âm duy nhất chúng ta có được đến giờ. Ông Nguyễn Nhã đã cho tôi mượn cái băng này và cho phép tôi được sao chép lại làm nhiều bản. Lúc đó tôi chưa thực sự tin ông Thệ “ăn gian”. Đêm hôm ấy, tôi nghe đi nghe lại, tôi thấy nội dung lời tuyên bố đầu hàng của Tổng thống Dương Văn Minh không giống với lời ông Thệ đã nói lúc trước. Tôi phát hiện điều thứ 2 ông Thệ nói dối. Lúc đó, tôi kinh ngạc đến mức không ngủ được. Tôi tin tôi đã tìm ra sự thật thứ 2 bị vùi lấp.

Chúng tôi hiện vẫn còn giữ được ảnh chụp (tại bảo tàng Quân đoàn 2) bản viết tay Lời tuyên bố đầu hàng của Tổng thống Dương Văn Minh, nét chữ của ông Bùi Văn Tùng, có cả những chỗ gạch xóa.

Bản viết tay Lời tuyên bố đầu hàng của Tổng thống Dương Văn Minh với bút tích của Chính ủy Bùi Tùng hiện lưu ở Bảo tàng Quân đoàn 2

Câu chữ trong bản viết tay này rất khớp với lời tuyên bố đầu hàng của ông Dương Văn Minh đọc đã phát đi trên sóng phát thanh. Trong khi đó ông Phạm Xuân Thệ lại không đưa ra được bản viết tay nào, và lời ông Thệ tự công bố nội dung ông viết cho Tổng thống Minh cũng không khớp gì với Tuyên bố đầu hàng Tướng Minh đã đọc. Bộ Chính sử Nam Bộ kháng chiến do Thủ tướng Võ Văn Kiệt làm Trưởng ban soạn thảo, thiếu tướng Trịnh Vương Hồng-Viện trưởng viện Lịch sử quân đội đã ký, người chắp bút là ông Hoạt... cũng đã công nhận bản viết tay này là chữ của ông Bùi Văn Tùng, do ông Bùi Văn Tùng soạn thảo. Thế nhưng ông Phạm Xuân Thệ vẫn nhận công trạng này về mình. Đó là ông Thệ nói dối điều thứ 3.

Ông Thệ bảo “Chúng tôi bàn với nhau phân công ông Bùi Tùng”. Nói như thế là ông Thệ không hiểu gì mà lộ ra sơ hở mình nói dối. Vì lúc đó ông Bùi Văn Tùng là Chính ủy Lữ đoàn, người chỉ đứng sau Lữ Đoàn trưởng, người phụ trách về Chính trị cao nhất của phía bên ta ở Dinh Độc Lập lúc đó. Chỉ có ông Tùng mới đủ tư cách là người đối thoại và thực hiện những nhiệm vụ chính trị như thảo văn kiện đầu hàng, rồi tiếp nhận đầu hàng. Mà Lữ đoàn thì là cấp trên của Trung đoàn. Ông Thệ chỉ là Trung đoàn phó một trung đoàn bộ binh phối thuộc, sao đủ tư cách mà đòi phân công cho ông Tùng đi làm việc? Đó là chưa nói đến năng lực, trình độ của một Chính ủy như ông Tùng.

Kỷ luật quân đội là kỷ luật thép, cấp dưới phải tuyệt đối phục tùng cấp trên. Ông Bùi Văn Tùng là một trung tá. Khi đó, chúng ta xét duyệt phong cấp tá rất khó khăn. Phải là cấp Nhà nước ra quyết định chứ không phải quân đội tự phong hàm cho cán bộ của mình. Một đại úy lại có thể phân công một trung tá đi làm việc, chuyện lạ đời chỉ có ông Thệ nghĩ ra!

Trong một bài báo lưu chiểu quốc tế, ông Thệ nói “Chữ tôi xấu nên tôi đọc cho ông Dương Văn Minh chép”. Ông Dương Văn Minh lúc này là đại tướng, mang tư cách là Tổng thống của chính quyền Sài Gòn. Dù đã đầu hàng nhưng ông cũng không thể đi làm một việc vô lý là chép theo lời một đại úy phía đối phương. Ông Thệ cũng không đưa ra được bản viết tay mà ông cho là Dương Văn Minh đã “chép lại”. Kho tàng tư liệu lịch sử cũng không giữ được một văn kiện nào như thế cả. Đó là điều thứ tư ông Thệ nói dối.

Thực chất là ông Dương Văn Minh đã đọc đi đọc lại bản viết tay văn kiện đầu hàng do ông Bùi Văn Tùng soạn thảo đó, ông Minh còn đề nghị bỏ chữ Tổng thống, nhưng ông Tùng không đồng ý. Họ tranh luận, sau đó ông Minh đồng ý đọc theo bản ông Tùng viết.

Chúng tôi còn được cung cấp những tư liệu của một nhà báo người Đức là Boerries Gallasch, do bà Alice Kelley Gallasch, vợ ông, tìm đến thăm và tặng lại gia đình ông Tùng đúng dịp 30/4 năm 2010. Đây là mắt xích rất quan trọng trong quá trình phơi bày sự thật ra ánh sáng. Rất nhiều tư liệu và di sản của ông B.Gallasch về ngày 30/4/75 tại Việt Nam đã được bà Alice gửi tặng sau khi bà trở thành bạn của gia đình ông Bùi Văn Tùng.

Qua lời kể của bà Alice Kelley Gallasch, thì Boerries Gallasch là 1 trong 3 nhà báo (đều là người nước ngoài) hiếm hoi có mặt tại Dinh Độc Lập vào trưa ngày 30/4/75. Khi đó, ông Gallasch đã xin ông Bùi Văn Tùng cho đi nhờ xe jeep để đến Đài Phát Thanh để kịp ghi lại khoảnh khắc lịch sử tuyên bố đầu hàng của Tổng thống Sài Gòn và chuyển giao chế độ.

Với ông B.Gallasch, trung tá Bùi Văn Tùng là ân nhân của ông, là ân nhân của cả tuần báo Tấm Gương và tin tức báo chí toàn thế giới vì ông Tùng đã giúp ông B. Gallasch thu thập tin tức và cung cấp kịp thời cho bạn đọc năm châu quan tâm đến cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Quyết định tình cờ và sáng suốt của Chính ủy Bùi Văn Tùng lúc đó đã giúp thời khắc lịch sử thiêng liêng của dân tộc được đóng dấu, được lắng đọng lại qua những thước phim và ghi chép của một nhà báo người Tây Đức. Bởi khi đến Đài Phát thanh thì Đài không hoạt động vì tất cả đã đi sơ tán. Lời thu âm của Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa khi đó đã được thu lại bằng máy catset của nhà báo Tây Đức này rồi cả ông Minh và ông Tùng đều cẩn thận nghe đi nghe lại 3 lần, sau đó mới được phát sóng trên toàn bộ lãnh thổ miền Nam, yêu cầu toàn bộ tướng lĩnh và binh lính miền Nam ngừng chiến. Chiếc catset này cũng được bà Gallasch tặng lại cho gia đình ông Bùi Văn Tùng.

Trong số tư liệu của ông B.Gallasch còn có bức ảnh ông chụp chung với Chính ủy Bùi Văn Tùng rồi các bức ảnh có mặt ông Tùng cùng với ông Dương Văn Minh tại Dinh Độc lập cũng như tại Đài khi ông Minh đọc lời kêu gọi đầu hàng. Những sự thật ấy không ai có thể chối cãi được.

Bà Alice Kelley Gallasch đã trở thành người bạn thân thiết của gia đình Đại tá Chính ủy Bùi Văn Tùng

Sự thật là ông Phạm Xuân Thệ đã nhận vơ công trạng và ăn gian lịch sử khi tự nhận mình là người soạn thảo văn kiện đầu hàng cho tổng thống Dương Văn Minh. Để bao che cho lời nói dối ấy, ông Thệ đã phải bao biện bằng rất nhiều lời nói dối khác mà càng nói càng hở. Ông Thệ là người sống và làm việc lâu năm trong quân ngũ, không hiểu sao những tri thức tối thiểu như đại úy không thể sai phái trung tá, trung đoàn phó thấp cấp hơn Chính ủy lữ đoàn, binh chủng bộ binh phối thuộc binh chủng tăng thiết giáp (trong một trận tiến công, xe tăng là đội tiên phong, rồi đến bộ binh và các binh chủng khác. Không thể có chuyện binh chủng xe tăng phối thuộc bộ binh)... Những tri thức này mà vị trung tướng quân đội, anh hùng lực lượng vũ trang lại có thể nhầm lẫn cũng là điều lạ kì. Có thể hiểu vì dễ “nhầm lẫn” tri thức tối thiểu đó nên ông Phạm Xuân Thệ mới dễ dàng “nhầm lẫn” sự thật lịch sử, mới để xảy ra câu chuyện thật giả lẫn lộn?

Khi đã chứng minh được ông Thệ nói dối, khi đã tập hợp được tư liệu khá đầy đủ, chúng tôi bắt tay vào làm phim. Một bộ phim chưa thể đột phá vào lớp lớp những thứ na ná sự thật đã bủa vây nhận thức con người trong một thời gian dài. Vậy nên tôi làm nhiều phim. Tôi hợp tác với Đài HTV TPHCM làm phim “Trưa 30/4/1975”. Bộ phim gây ồn ào cả nước.

Trong cuộc họp ngày 12/6/2007, bên nghiên cứu Lịch sử Quân đội nói họ sẽ ghi nhận và trở về báo cáo cấp trên. Nhưng sau đó không có gì thay đổi.

Đạo diễn Phạm Việt Tùng tại buổi làm việc với Viện Lịch sử quân sự  ngày 12/6/2007

Tôi lại làm bộ phim “Chuyện kể về anh bộ đội cụ Hồ”... Và sau khi tư liệu tập hợp đủ đầy, sau mấy chục năm, suy nghĩ thật chín mùi, tôi cùng các đồng nghiệp quyết định làm bộ phim “Sự thật trưa 30/4/75” này. Bộ phim lần này được sự giúp đỡ của rất nhiều bạn bè, đồng nghiệp của tôi.

PV: Vậy thì mục tiêu theo đuổi đến gần nửa thế kỷ về sự thật lịch sử của ông là gì, thưa ông?

Nhà báo, nghệ sĩ ưu tú Phạm Việt Tùng: Tôi đã nói trước những nhà nghiên cứu lịch sử quân đội và nhiều học giả, “Kinh tế mất đi chúng ta có thể làm lại. Nhưng lịch sử thì chỉ có một thôi”.

Thành quả cách mạng của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta rất to lớn, cần phải được ghi lại thật cụ thể và chi tiết, nhưng chúng ta chưa làm được một bộ sử xứng đáng. Vì lí do này hay lí do kia, vẫn còn khá nhiều sạn, còn sai sót. Lịch sử phải là sự thật, không thể là “sử giả”, là giả dối. Đó là di sản chúng ta truyền lại cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau. Không thể bắt họ vái thứ đồ rởm, ca ngợi nhầm được. Bác Hồ dạy, chúng ta không sợ sai lầm, phát hiện sai thì phải sửa. Một nhà nghiên cứu văn hóa nói “Khi làm cách mạng chúng ta không tránh khỏi có lúc sai lầm. Chúng ta đã nhìn thẳng vào sự thật, chúng ta đã dũng cảm sửa sai. Có thế mới khắc phục được hậu quả của Cải Cách ruộng đất 1954, đưa tới xây dựng một hậu phương miền Bắc xã hội chủ nghĩa vững chắc làm tiền đề cho chiến thắng giải phóng miền nam 1975. Chúng ta dũng cảm làm công cuộc Đổi mới từ 1986, khắc phục những nhận thức còn sai lầm ấu trĩ, đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng, ổn định và phát triển theo con đường kinh tế thị trường định hướng xã hội Chủ nghĩa, mới có đất nước ta độc lập và phát triển như ngày hôm nay.

Chúng ta biết sửa sai mới có thể khiến dân tin Đảng, đi theo Đảng, gắn bó với Đảng. Cả Hiến Pháp, cả những chính sách lớn của Đảng, của Nhà nước bị sai còn sửa được. Lịch sử có còn chỗ ghi chép lại chưa đúng, vì sao lại không thể sửa?”.

Lịch sử rất quan trọng, là tấm gương cho thế hệ sau soi chiếu. Gương giả thì thì họ soi thế nào? Hậu quả sẽ không thể lường hết được. Sách giáo khoa lịch sử chưa được sửa lại mấy chi tiết này. Tôi mong muốn sau bộ phim này, các nhà viết sử, các nhà giáo dục, những người làm chính sách, hãy rà soát lại thật kĩ những gì chúng ta đã làm, đã viết, để nhặt hết những hạt sạn trong bộ sử vĩ đại về những chiến công của dân tộc ta. Ông Thệ có thế nhầm lẫn nhưng chúng ta không thể để lịch sử nhầm lẫn theo ông Thệ. Ông Thệ có thể nói dối nhưng lịch sử dân tộc thì không thể gian dối theo.

Mong muốn thứ hai của chúng tôi khi làm bộ phim này là những người anh hùng thầm lặng như 4 chiến sĩ trên chiếc xe tăng 390 ngày đó và Chính ủy Bùi Văn Tùng cần được Tổ quốc ghi công, Nhà nước nên trao cho họ những danh hiệu xứng đáng. Đến những người như ông Phạm Xuân Thệ, Bùi Quang Thận đã được phong Anh hùng mà những người thực sự có công đầu, nay đã được chứng minh, mà lại thầm lặng không được ai biết đến thì thật đáng tiếc. Công lao của những người lính xe tăng và nhất là của chính ủy Bùi Văn Tùng là rất lớn trong việc kết thúc chiến tranh và tiết kiệm xương máu. Dù kịch bản đầu hàng trước đó chưa hề chuẩn bị sẵn, nhưng khi tình huống phát sinh, thời cơ đến, ông Bùi Văn Tùng đã kịp thời nghĩ ra và soạn thảo ngay một văn kiện đầu hàng tức thời, yêu cầu ông Dương Văn Minh phải theo mình đến Đài Phát Thanh kêu gọi binh lính ngừng chiến. Hành động ấy không khác gì ông đã bấm nút tắt cho cuộc chiến tranh kéo dài 20 năm trên toàn cõi nước ta. Hành động ấy cũng góp phần tiết kiệm biết bao xương máu của những người lính giải phóng quân và cả của người lính Việt Nam Cộng hòa, đem lại hạnh phúc cho biết bao gia đình Việt Nam khi được đón những người con ra lính còn được trở về sau ngày thống nhất. Tôi được biết, chỉ riêng ngày 30/4/75 thôi, phía bên ta vẫn có hàng ngàn giải phóng quân ngã xuống, còn chưa kể biết bao người trở về với vết thương chiến tranh. Mất mát gì cũng tìm lại được. Chỉ có mất mát con người thì không gì bù đắp nổi. Chúng ta sẵn sàng hy sinh cho độc lập và thống nhất Tổ quốc. Nhưng nếu có thể tiết kiệm được, vì sao chúng ta không trân trọng?

Bởi vậy tôi nói hành động của Chính Ủy Bùi Văn Tùng lúc đó chính là chiến công có ý nghĩa to lớn và đầy sáng tạo, đầy nhân văn là sự thật. Đó là tư duy của người chỉ huy yêu nước, yêu dân, thương và hiểu lính, hiểu sâu sắc về cuộc chiến tranh. Bởi vậy, trong tâm thức những người lính của ông Tùng, cho đến hôm nay, sau gần nửa thế kỷ, ông không chỉ là một thủ trưởng tuyệt vời, ông chính là một vị anh hùng thật sự, một người lính yêu hòa bình. Nhân dân cũng đòi hỏi chúng ta phải thừa nhận ông Tùng là Anh hùng chính bởi chiến công này. Mặc dù ông Tùng chưa bao giờ lên tiếng đòi lại sự thật, cũng chưa bao giờ ông nói mong muốn mình được phong anh hùng. Đức tính giản dị của anh bộ đội cụ Hồ vẫn khiến ông làm một người lính cống hiến trọn vẹn và an nhàn hưởng tuổi già bên con cháu.

Từ nhiều năm nay, do bị ảnh hưởng của bệnh tai biến, ông đã dần quên rất nhiều thứ, nhiều người. Nhưng đến nay, ở tuổi 92, hàng ngày mọi sinh hoạt phải nhờ người thân chăm lo, Chính ủy Bùi Văn Tùng vẫn cầm tờ báo Quân đội nhân dân để đọc như một thói quen. Thời gian của người anh hùng không còn nhiều. Có thể ông không cần. Nhưng trách nhiệm của chúng ta là phải bù đắp những gì còn thiếu sót, làm những việc chưa kịp làm. Cần phải phong Anh hùng cho Chính ủy Bùi Văn Tùng. Dư luận nhân dân và anh em cựu chiến binh xe tăng ngày ấy mong muốn điều đó. Những người lính trên chiếc xe tăng 390 ngày ấy giờ đã mất đi 1 người cũng tha thiết mong muốn điều đó.

Mong muốn thứ ba của tôi là ông Phạm Xuân Thệ nên xin lỗi lịch sử, xin lỗi Đảng, xin lỗi nhân dân, xin lỗi những người đồng chí đồng đội của mình và xin lỗi ông Bùi Văn Tùng vì đã ăn gian và nhận vơ công trạng, làm thay đổi, sai lệch lịch sử.

 ***

Để ngày 30/4/75 ấy đi vào lịch sử mãi mãi là trang vàng chói lọi và hoàn bích, không một vết mờ. Để chúng ta không phải nuối tiếc vì những gì chưa kịp làm. Thời gian không mãi đợi chúng ta. Chiến tranh đã qua đi từ lâu rồi. Cần phải nhanh chóng hoàn thiện bộ lịch sử để chúng ta có thể khép lại những trang sử ấy và thênh thang bước sang những trang mới.

PV:- Xin cảm ơn ông!

Hải Nguyệt (thực hiện)

=======

Mời xem các bài liên quan:

1. 30/4/1975: ĐIỀU CHƯA SÁNG TỎ VÀ MỘT "ÂM MƯU" BẤT THÀNH

2. Kết: XE TĂNG 390 LÀ XE VÀO DINH ĐỘC LẬP TRƯA 30.4.1975 SỚM NHẤT

3. Đạo diễn, NSUT Phạm Việt Tùng: "CÓ NHỮNG SỰ THẬT 30/4/1975 CẦN LÀM SÁNG TỎ ĐỂ KHÔNG PHẢI XẤU HỔ TRƯỚC LỊCH SỬ

4. “SỰ THẬT TRƯA 30/4/1975”- TRUNG TƯỚNG PHẠM XUÂN THỆ ĐÃ NÓI DỐI 5 LẦN!

https://googletienlang2014.blogspot.com/2021/05/su-that-trua-3041975-trung-tuong-pham.html




9.

“Loại sách lịch sử không chứa đựng chút dối trá nào cực kỳ buồn chán”. Đó là một câu danh ngôn của thi hào Pháp Anatole France. Ở nước ta, sự kiện 30/4/1975 lịch sử đã trải qua được gần nửa thế kỷ nhưng có một vấn đề, vốn tưởng là đơn giản, lại trở thành một đề tài tranh cãi hàng chục năm qua, có thể được xếp vào loại “lịch sử không hề buồn chán”. Đó là chuyện về vai trò của ông trung tá Bùi Văn Tùng và anh đại úy Phạm Xuân Thệ trong sự kiện Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, vốn lại bùng lên trong những ngày kỷ niệm 45 năm Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước gần đây, sau những bài viết của nhà thơ Trần Đăng Khoa và một số báo điện tử bênh vực ông Tùng. Điều đáng nói là nó kéo theo hệ lụy nghiêm trọng khi không ít người, bao gồm nhiều cựu chiến binh, dù chưa biết đúng sai thế nào đã vội tin vào đó và có thái độ không tốt đối với AHLLVT trung tướng Phạm Xuân Thệ.

Thiết nghĩ đây là một việc khá nghiêm trọng, không chỉ ảnh hưởng đến uy tín các cá nhân nói riêng, QĐNDVN nói chung mà còn dẫn đến cái nhìn lệch lạc, suy diễn về những trang sử hào hùng của dân tộc, tôi đã cố gắng tìm hiểu rất nhiều tài liệu liên quan với mong muốn tìm rõ ngọn ngành câu chuyện này.

Tuyen-bo-dau-hang-DVM


SỰ KHỞI ĐẦU CỦA RẮC RỐI

Mọi sự rắc rối bắt đầu từ năm 1985, đúng 10 năm sau sự kiện tại Dinh độc lập 30/4/1975, khi một bài báo của nhà báo Đào Văn Sử đăng trên báo QĐND, khẳng định rằng đại úy Phạm Xuân Thệ mới chính là người bắt giữ nội các Dương Văn Minh và đưa ra đài phát thanh để tuyên bố đầu hàng.

Nội dung bài báo ghi chi tiết những sự việc từ hôm đơn vị của Phạm Xuân Thệ giải phóng căn cứ Nước Trong, Đồng Nai (27-4-1975) đến khi tiến vào Dinh Độc Lập, đặc biệt là từ thời điểm nhóm anh Thệ vào bắt nội các ngụy đến khi Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng. Lời kể của anh Thệ như sau:

“Khi tôi cùng anh em cán bộ trung đoàn 66 bước tới cửa phòng khánh tiết thì toàn bộ nội các chính quyền Sài Gòn lục tục đứng dậy. Một người cao lớn, mặt vuông vức, đeo kính trắng, mặc quân phục màu rêu bước lên. Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh liền giới thiệu với tôi: “Báo cáo cấp chỉ huy, đây là ông Dương Văn Minh, tổng thống...”. Ông chỉ tay vào một người hơi thấp, trán cao, mặc com-lê đen, giới thiệu: “Đây là thủ tướng Vũ Văn Mẫu”. Ông Mẫu khẽ cúi đầu chào đáp lễ. Dương Văn Minh bước tới, nói thận trọng: “Chúng tôi biết Quân giải phóng tiến vào nội đô. Chúng tôi đang chờ Quân giải phóng vào để bàn giao!”. Nghe tới đó, tôi phản ứng rất tự nhiên, giọng kiên quyết: “Các ông đã bị bắt làm tù binh. Các ông phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, chứ không có gì để bàn giao!”.

Không khí trùng hẳn xuống. Trước thái độ kiên quyết của tôi, Dương Văn Minh bị bất ngờ, tỏ vẻ lúng túng, cúi đầu xuống. Tôi nói: “Các ông phải ra ngay Đài phát thanh Sài Gòn tuyên bố đầu hàng!”.
Nghe bên ngòai vẫn còn tiếng súng nổ, binh lính địch đang cảnh hỗn quân hỗn quan nên Dương Văn Minh lộ rõ sự lo lắng, ngồi xuống ghế thở dài: “Xin cấp chỉ huy cho tuyên bố đầu hàng tại Dinh, ra ngòai phố lúc này không an tòan!”.
- Sài Gòn đã giải phóng, chúng tôi bảo đảm an tòan cho các ông!

Nghe tôi nói vậy, Vũ Văn Mẫu trao đổi nhỏ với Dương Văn Minh rồi đứng dậy nói: “Xin tuân lệnh cấp chỉ huy”.

Thực lòng, lúc đó tôi không hiểu về kỹ thuật thu băng của đài, cứ tưởng phải ra tận đài phát thanh mới tuyên bố được! Chúng tôi yêu cầu Dương Văn Minh và Vũ Văn Mẫu đi theo ra ngòai. Các quan chức chính quyền Sài Gòn trong phòng nhốn nháo, xôn xao bàn tán...

Khi bước xuống hết bậc cầu thang, Dương Văn Minh chỉ tay sang bên trái nói với tôi: “Mời các ông lên xe!”. Tôi nói: “Chúng tôi đã có xe!”. Dương Văn Minh đành theo chúng tôi lên xe Jeep. Tôi và Dương Văn Minh ngồi ghế trên. Phía sau là Vũ Văn Mẫu và các anh Phùng Bá Đam, Đinh Thái Quang... Xe chúng tôi chuyển bánh cũng là lúc xe tăng và các loại xe khác chở bộ đội ta từ các hướng đã dồn về khu vực trước cổng Dinh Độc Lập.

Đến Đài phát thanh, các đồng chí Trương Quang Siều, tiểu đoàn trưởng và Hoàng Trọng Tình, chính trị viên tiểu đoàn 8, vui mừng chạy ra đón chúng tôi. Siều báo cáo tôi: “Tiểu đoàn 8 đã hòan thành nhiệm vụ, chiếm được Đài phát thanh Sài Gòn!”. Ngay sau đó các anh cùng chúng tôi dẫn Dương Văn Minh lên tầng 2 vào phòng thu. Các nhân viên của đài đã bỏ chạy. Đồng chí Tình yêu cầu người bảo vệ đài đi tìm nhân viên đến làm việc. Trong lúc chờ đợi, tôi tranh thủ trao đổi với các đồng chí đi cùng về nội dung bản tuyên bố đầu hàng của Dương Văn Minh. Ngay sau đó một đồng chí bộ đội dáng người cao lớn, đội mũ cứng bước vào hỏi chúng tôi: “Các anh ở đâu, đơn vị nào?”. Tôi trả lời: “Tôi là Đại úy Phạm Xuân Thệ, Phó đòan Đông Sơn!” (Đông Sơn là biệt danh của trung đòan bộ binh 66). Đồng chí đó tự giới thiệu: “Tôi là Bùi Tùng, trung tá, chính ủy lữ đòan xe tăng 203. Tôi tưởng các anh là người của Quân đoàn nên tôi không tham gia. Tôi vào Dinh, biết Dương Văn Minh đã ra Đài phát thanh nên tôi đến đây luôn!”. Tôi nói: “May quá, bây giờ chúng ta cùng làm…” Thế là anh Tùng cùng chúng tôi thảo tiếp nội dung lời tuyên bố đầu hàng để Dương Văn Minh đọc. Vì tôi viết khó xem, ông Minh loay hoay đọc mãi không xuôi. Ông nói: “Cấp chỉ huy đọc lại cho tôi chép”. Đồng chí Đinh Thái Quang (trợ lý câu lạc bộ) đưa giấy bút cho ông Minh chép. Khi tôi đọc đến từ “tổng thống”, ông Minh dừng lại đề nghị: “Chỉ nên nói là đại tướng thôi, chức tổng thống tôi mới nhận từ ông Trần Văn Hương...”. Anh Tùng và chúng tôi không đồng ý. Anh Tùng nói: “Không được. Dù anh làm một ngày, một giờ cũng phải chịu trách nhiệm...”. Dương Văn Minh đành chấp nhận, tiếp tục viết. Viết xong, tôi cầm lên xem lại rồi đưa cho anh Tùng xem. Đến khi đồng chí Quang mở máy ghi âm để thu thì cuộn băng bị rối. Đồng chí Phùng Bá Đam tìm được một chiếc cặp có một số băng ghi âm đưa cho Quang. Nhưng ngay lúc đó một nhà báo người Đức đưa máy ghi âm ra cho chúng tôi mượn; rồi ông tự lắp băng, mở máy thu lời đầu hàng của Dương Văn Minh. Tôi nói:
- Đề nghị anh Tùng chức vụ cao nhất ở đây thay mặt Quân giải phóng chấp nhận lời tuyên bố đầu hàng.
Anh Tùng lấy bút ra viết nháp rồi đọc dõng dạc:
- Tôi, Bùi Tùng, đại diện lực lượng Quân giải phóng miền Nam Việt Nam long trọng tuyên bố, Thành phố Sài Gòn đã được hoàn toàn giải phóng. Chúng tôi chấp nhận sự đầu hàng của Dương Văn Minh, tổng thống chính quyền Sài Gòn...
Công việc ghi âm xong thì cũng là lúc đồng chí Tình đã đưa được các nhân viên Đài phát thanh đến mở máy làm việc, phát đi trên sóng lời tuyên bố đầu hàng của Dương Văn Minh. Lúc đó là 11 giờ 30 phút.
Khi chúng tôi yêu cầu Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, nhà báo Đậu Ngọc Đản (phóng viên thông tấn quân sự, sau này là Tổng biên tập Tạp chí Truyền hình Việt Nam) đã chụp hình. Tấm hình hiện nay còn lưu tại Bảo tàng Quân đội.
Sau đó, chúng tôi lại đưa Dương Văn Minh và Vũ Văn Mẫu đi xe Jeep về Dinh Độc Lập.”

Sau khi bài báo được đăng, đại diện lãnh đạo Quân đoàn 2 đã đến Tòa soạn báo QĐND gặp Tổng biên tập phản ứng, yêu cầu đính chính vì bài viết có nhiều chi tiết sai với cuốn lịch sử Quân đoàn, đồng thời còn kiến nghị cơ quan cấp trên xử lý phóng viên đưa thông tin sai với tư liệu lịch sử! Lý do: theo lịch sử quân đoàn và thông tin chính thống bấy giờ, việc chỉ huy bắt nội các ngụy và đưa ra đài phát thanh tuyên bố đầu hàng là dưới sự chỉ huy của trung tá Bùi Văn Tùng, chính ủy lữ đoàn tăng thiết giáp 203.

Không lâu sau đó, Ban bí thư Trung ương đã cho điều tra về vụ việc này và đưa ra kết luận rằng bài viết đã đúng. Chính nhờ đó, trung tá Phạm Xuân Thệ được bổ sung vào đoàn đại biểu thanh niên Việt Nam dự Festival Thanh niên thế giới tại Mátxcơva 1985.

Cũng cần nói thêm, trước khi vai trò của anh Thệ được “khám phá”, đã có một người khẳng định mình mới chính là người đầu tiên tiếp xúc nội các Dương Văn Minh (chứ không phải ông Bùi Văn Tùng như thông tin chính thống thời đó). Người đó chính là Bùi Tín, bấy giờ đã trở thành một phó tổng biên tập báo Nhân Dân. Điều này đã được một số tác giả nước ngoài tin tưởng và dẫn lại trong sách của họ, đáng kể như cuốn Vietnam: A history của Stanley Karnow (xuất bản năm 1983) và cuốn Điệp viên hoàn hảo của Larry Berman (xuất bản năm 2007).Sau khi lưu vong, Bùi Tín vẫn thường xuyên khẳng định về vai trò này của mình cho đến tận khi chết, dù rằng những người nghiên cứu đã chỉ ra rằng đó chỉ là sự bịa đặt của ông ta.

Cũng trong 1985 duyên nợ ấy, quyển sách 30 tháng 4, nhiều tác giả, được xuất bản, trong đó có hồi ký của ông Nguyễn Trần Thiết, người cùng Bùi Tín đến Dinh độc lập ngày 30/4/1975, lại kể rằng cái câu nổi tiếng “các ông không còn gì để bàn giao” là của Bùi Tín nói với Dương Văn Minh(!?).
Từ câu chuyện trên, cũng có thể việc Ban bí thư nhanh chóng cho điều tra kỹ lưỡng về sự kiện này một phần là do có sự can dự của nhân tố mới Bùi Tín, một nhân vật quan trọng trong hệ thống chính trị - tuyên truyền bấy giờ. Và nhìn từ góc độ nào đó, mọi sự rắc rối đều đến từ giới báo chí chứ chẳng phải từ hai nhân vật chính kia.
BuiTin_DuongVanMinh_daosichanga
Trang 87 sách 30 tháng 4 ( xuất bản năm 1983), bài của Nguyễn Trần Thiết.

NGƯỜI HÙNG “ĐỘC BÁ” MƯỜI NĂM

Quay ngược trở lại thời kỳ sau 30/4/1975 đến trước khi bài báo của nhà báo QĐND Đào Văn Sử ra đời, vai trò của ông Bùi Tùng được khẳng định là người chỉ huy bắt giữ Dương Văn Minh, ông Thệ chỉ là tuân lệnh làm theo.

Điều này cũng dễ hiểu khi đơn vị của ông Tùng (lữ đoàn 203) là đơn vị đầu tiên tiến vào dinh Độc Lập, treo cờ giải phóng trên nóc dinh, ông Tùng lại là người thay mặt QĐNDVN tuyên bố chấp nhận lời đầu hàng của Dương Văn Minh trực tiếp trên sóng phát. Về mặt hình thức thì ông Tùng là cấp chỉ huy khá cao cấp, lại là chính ủy (mang ý nghĩa chính trị), vóc dáng lại cao lớn (nhiều lời chứng sau này hay kể về ngoại hình của ông Tùng để củng cố cho vai trò chỉ huy của ông ấy). Mọi thứ đều cực kỳ hợp lý và thuận lợi cho “báo cáo” nên ông Tùng nhanh chóng được vinh danh trong lịch sử quân đoàn, lịch sử quân đội và lịch sử đất nước.

Trong mười năm đó thì ông Thệ im lặng, các đồng đội trong nhóm của ông Thệ trực tiếp dẫn giải Dương Văn Minh ngày ấy cũng im lặng. Và theo lời nhà báo Đào Văn Sử thì ông Thệ chỉ kể với mình về những gì thực sự xảy ra trong buổi trưa lịch sử ấy như một lời tâm sự riêng tư (tôi đoán rằng có thể nhờ một chút hơi men) và năn nỉ không đưa lên báo vì “dễ bị mọi người coi là tranh công và có thể bị kỷ luật vì can tội nói trái với sự kiện lịch sử mà Đảng ủy, Bộ tư lệnh Quân đòan đã kết luận bằng văn bản”. Lưu ý, thời điểm này (1985), ông Thệ chỉ là trung tá (ngang hàm với ông Tùng của 10 năm trước đó) và ông Sử còn là một phóng viên trẻ (30 tuổi) nhưng họ đã vượt qua nỗi sợ kỷ luật để làm rõ sự thật. Bởi đây không đơn giản chỉ là vấn đề “ai làm, ai không làm” mà là ảnh hưởng đến uy tín của cả một quân đoàn, của các lãnh đạo quan đoàn. Ông trung tá Phạm Xuân Thệ không chỉ phải chống lại ông Tùng mà còn là chống lại cả ban lãnh đạo quân đoàn khi đưa ra “kịch bản” khác với quyết định trước đó.

Như vậy, chính ông Thệ là người chịu áp lực và rủi ro thời điểm đưa vụ việc ra ánh sáng chứ không phải để đến khi ông lên tướng rồi mới ung dung “lật kèo” như các ông kiểu Trần Đăng Khoa suy diễn. Cũng chính nhờ sự lên tiếng ấy của ông Thệ, của ông Sử, hàng loạt thông tin khác từ các nhân chứng mới được khai thác, chấm dứt tình trạng “anh hùng độc bá” của ông Tùng, để cuối cùng hình thành nên tình trạng “lưỡng long tranh châu” kéo dài hàng chục năm nay.

ÔNG TÙNG CÓ PHẢI LÀ NGƯỜI BẮT GIỮ NỘI CÁC DƯƠNG VĂN MINH?

Năm 2005, tổ công tác của Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (Viện LSQS VN) đã tập hợp được 24 bài báo viết về trung tá Bùi Văn Tùng ở Dinh Độc lập và Đài Phát thanh Sài Gòn. Trong đó hầu hết các tác giả ghi lời kể trực tiếp của Trung tá Tùng rằng khi ông cùng bộ đội tiến vào Dinh Độc Lập, nhìn biết ông là chỉ huy, Dương Văn Minh đã nói với ông: “Thưa ông, chúng tôi đang chờ các ông đến để bàn giao”. Trung tá Tùng đã nói: “Các ông chẳng còn gì để bàn giao, chỉ có đầu hàng không điều kiện. Ông phải ra ngay Đài Phát thanh để tuyên bố đầu hàng”. Ông Tùng cũng nêu việc ông và các cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 203 tổ chức đưa Dương Văn Minh và Vũ Văn Mẫu sang Đài phát thanh để đọc lời đầu hàng.

Tuy nhiên, nếu đọc các bài báo hoặc xem các bộ phim tài liệu những năm gần đây về vụ việc này thì có thể thấy, ông Tùng hầu như không đề cập gì đến việc bắt giữ nội các Dương Văn Minh, dẫn giải ra đài phát thanh (như được kể trong giai đoạn “anh hùng độc bá” và một số sách báo trước đây) mà chỉ tập trung vào việc “đòi bản quyền” bản tuyên bố đầu hàng viết cho Dương Văn Minh.

Như vậy, chỉ riêng điểm này thôi đã cho thấy không phải tất cả những gì ông Tùng nói ra đều là đúng, nếu không muốn nói là “sự thật cũ” đã bị co rút đi ít nhất là phân nửa!

Vậy ông Tùng có mặt tại Dinh độc lập thời điểm trước khi Dương Văn Minh được đưa ra đài phát thanh không?

Theo nhiều lời kể thì là có. Nhưng có thể ông Tùng đến sau đội ông Thệ và không tham gia vào việc bắt giữ và dẫn giải Dương Văn Minh, thậm chí không tiếp xúc với đội của ông Thệ và Dương Văn Minh. Điều này phù hợp với lời kể của ông Thệ rằng chỉ gặp ông Tùng tại đài phát thanh và ông Tùng bảo tưởng đội anh Thệ là của quân đoàn nên không tham gia và nó cũng giải thích vì sao không hề có một hình ảnh nào của ông Tùng tại dinh độc lập bấy giờ, kể cả trong đoạn phim dẫn giải Dương Văn Minh của Neil Davis, dù lúc đó tất cả các máy ảnh máy quay đều hướng về tâm điểm này.

Vậy giả sử ông Tùng đến gặp ông Thệ sau khi ông Thệ bắt được nội các Dương Văn Minh thì ông Thệ có phải “không thể trèo lên đầu Bùi Tùng được, vì anh Tùng là cấp trên, là chỉ huy cao nhất, Trung tá, Chính uỷ lữ đoàn, còn anh Thệ mới chỉ là Đại uý, Trung đoàn phó, vị trí và cấp bậc cách xa anh Tùng lắm, nên anh Thệ không dám chơi chội” như lời ông nguyên thượng tá nhà thơ Trần Đăng Khoa nói không?

Câu trả lời là Không!

Ông Thệ tuy cấp bậc quân hàm nhỏ hơn ông Tùng nhưng ông Thệ là chỉ huy của một đơn vị khác (trung đoàn 66 thuộc sư đoàn 304), có nhiệm vụ riêng chứ không phải thuộc quyền chỉ huy của ông Tùng. Đơn vị của ông Thệ có nhiệm vụ phối hợp cùng lữ đoàn xe tăng của ông Tùng đánh chiếm Dinh Độc Lập và nên lưu ý, thông thường các đơn vị bộ binh (như của ông Thệ) mới là lực lượng chiếm lĩnh, làm chủ trận địa, địa bàn (xe tăng xung kích). Do đó, người có quyền ra lệnh cho ông Thệ trong trường hợp này phải là cấp chỉ huy trực tiếp (trung đoàn trưởng, chính ủy trung đoàn) hoặc cấp trên ngành dọc (lãnh đạo sư đoàn 304, lãnh đạo quân đoàn 2...). Đấy là chưa kể đến lợi ích tập thể: chiến công của nhóm ông Thệ là của chung trung đoàn 66, sư đoàn 304, đâu thể dễ dàng chuyển giao cho một đơn vị khác (lữ đoàn 203) bởi dẫu cùng thuộc quân đoàn 2 nhưng họ là những đơn vị khác nhau, có truyền thống, có nhiệm vụ, vinh quang khác nhau (tất nhiên, đối với lãnh đạo quân đoàn 2 thì chiến công thuộc về đơn vị nào thuộc quân đoàn thì cũng là chiến công của quân đoàn cả). Do đó, cho dù ông Tùng có xuất hiện tại dinh, gặp nhóm ông Thệ thì cũng không thể ra lệnh cho ông Thệ kiểu “hãy để tù binh lại cho tôi” được. Và ngược lại, nếu ông Tùng bắt được nội các Dương Văn Minh trước ông Thệ thì lại càng chẳng thể xảy ra chuyện đưa đội hàng binh ấy cho đội ông Thệ áp giải đi đài phát thanh, còn mình lẽo đẽo theo sau.

Một điều cần lưu ý nữa là trung đoàn 66 cũng chính là đơn vị có nhiệm vụ đánh chiếm đài phát thanh Sài Gòn (do tiểu đoàn 8 đảm nhiệm) nên ông Thệ biết được đài đã được chiếm giữ. Do đó, ông Thệ mới tự tin đưa Dương Văn Minh và Vũ Văn Mẫu ra đài để tuyên bố đầu hàng.

BẢN THẢO TUYÊN BỐ LỊCH SỬ HIỆN Ở ĐÂU?

Trong buổi trưa lịch sử tại Đài phát thanh Sài Gòn ấy, có ba tuyên bố được đưa ra, bao gồm:

1. Tuyên bố đầu hàng vô điều kiện của Dương Văn Minh, tổng thống ngụy
2. Lời kêu gọi người dân, công viên chức trở lại sinh hoạt bình thường của Vũ Văn Mẫu, thủ tướng ngụy.
3. Tuyên bố chấp nhận đầu hàng của Đại diện Quân Giải phóng miền nam Việt Nam.

Trong ba văn bản trên thì đã xác định rằng văn bản số 2 do ông Mẫu tự viết tự đọc, văn bản số 3 do ông Tùng tự viết tự đọc. Mâu thuẫn chỉ nằm ở văn bản số 1: ai đã viết lời đầu hàng cho ông Minh?
Theo lời kể của ông Thệ thì đây là “tác phẩm” chung của ông Thệ, các đồng đội đi cùng và ông Tùng (đến sau). Các bản kết luận điều tra sau này (từ 1985) đều khẳng định nội dung tương tự. Tuy nhiên ông Tùng thì khẳng định ông ấy là “tác giả” duy nhất.

Vậy thì, bản thảo đó nằm ở đâu?

Theo ông Thệ thì “Bản thảo đó tôi đút vào túi áo. Khi xong việc ở đài phát thanh, quay về đơn vị để tắm rửa, giặt giũ, thay quân phục, tôi quên lấy bản thảo này ra nên đã mất luôn”.

Còn ông Tùng thì bảo: “Do không ý thức được giá trị của nó, nên tôi đã vò bản thảo và đút vào túi quần. Sau đó, tôi đã trao lại cho cán bộ chính trị quân đoàn theo yêu cầu của họ”.

Thế nhưng, thực tế thì không có một văn bản gốc nào cả! Hiện tại có ít nhất hai bản thảo chép lời tuyên bố đầu hàng của ông Minh trưng bày tại Bảo tàng quân đoàn 2 và Bảo tàng quân đội. Cả hai bản này đều là chữ ông Tùng nhưng đều là bản sao chép lại. Theo ông Bùi Văn Quyệt, nguyên phó phòng tổ chức quan đoàn 2, thì các bản này là của ông Tùng chép lại theo yêu cầu của lãnh đạo quân đoàn, do không có bản gốc.
Banthao-tuyenbodauhang-daosichanga
Ba bản thảo lưu truyền trên mạng.

Những năm gần đây, ông Tùng cũng thường đưa ra một bản photo (ép plastic), không rõ là ông photo từ bản nào ra nhưng hỏi bản gốc thì không có. Lưu ý rằng, nếu thực sự có một bản gốc thì đó có thể sẽ là một bảo vật quốc gia (như đối với xe tăng 390 và 438). Và nếu ông Tùng đưa ra được bản gốc đó thì mọi sự tranh cãi sẽ chấm dứt và ông thậm chí lại được vinh dự hơn rất nhiều khi bản viết tay của mình lại trở thành bảo vật muôn đời.

Ngay cả bản thảo lời chấp nhận đầu hàng của Dương Văn Minh, do chính ông Tùng viết và đọc, thì ông Hà Huy Đỉnh, trong lần đối chất với ông Tùng tại cuộc hội thảo do Viện lịch sử quân sự tổ chức (2005) cũng khẳng định: “Sau khi cầm tờ giấy đọc vào máy ghi âm, ông Tùng đã vo tròn và vứt nó vào góc tường. Với ý thức lịch sử, tôi vội nhặt nó lên và cho vào túi áo. Nhưng ông Tùng đã phát hiện ra và lấy lại tờ giấy và xé nát trước mặt chúng tôi”. Thật là khó hiểu!

Tóm lại, theo lời của ông Thệ, trước sau như một, thì tờ giấy đã bị mất còn theo lời ông Tùng thì lại có nhiều ngoắt nghoéo nhưng điều quan trọng nhất là bản gốc đâu thì ông lại không đưa ra được.

AI ĐÃ VIẾT LỜI TUYÊN BỐ ĐẦU HÀNG CHO DƯƠNG VĂN MINH?


Như lời ông Thệ kể ở trên (từ năm 1985) thì ông Thệ và các đồng chí đi cùng đang soạn lời tuyên bố đầu hàng cho Dương Văn Minh thì ông Tùng tới nên mời ông Tùng cùng soạn thảo. Tức là ông Thệ không nhận đó là “tác phẩm” của riêng ông mà là của chung các cán bộ E66 cùng ông Tùng (lữ 203). Điều đặc biệt duy nhất là bản thảo do ông Thệ viết, và do chữ khó đọc, ông Minh không đọc được nên ông Thệ đọc lại cho ông Minh tự viết.

Lời kể của ông Thệ thì được hầu hết nhân chứng thuộc trung đoàn 66 (là lực lượng chủ yếu có mặt tại đài phát thanh lúc đó) xác nhận khi được tổ công tác của Viện lịch sử quân sự phỏng vấn. Đặc biệt, thiếu tướng Hoàng Trọng Tình (nguyên chính trị viên tiểu đoàn 8, lực lượng chiếm giữ đài phát thanh bấy giờ) trong các bài trả lời phỏng vấn sau này cũng kể một câu chuyện giống như ông Thệ đã kể, thậm chí là chi tiết hơn:
“Trong lúc chờ tổ trinh sát đi tìm nhân viên đài phát thanh thì anh Phạm Xuân Thệ cùng các trợ lý Phùng Bá Đam, Đinh Thái Quang, Nguyễn Văn Nhu thống nhất nội dung thảo lời tuyên bố đầu hàng vô điều kiện cho Dương Văn Minh. Anh Thệ là người chắp bút. Lời tuyên bố đầu hàng của Tổng thống Dương Văn Minh được viết gần xong thì chúng tôi thấy một người cao lớn bước vào tự giới thiệu là Bùi Văn Tùng, chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203. Sau những lời chào hỏi, đồng chí Bùi Văn Tùng nói: “Vào dinh Độc Lập, tưởng các anh là người của quân đoàn thực hiện nhiệm vụ nên tôi không tham gia. Khi biết các anh là cán bộ Trung đoàn 66 đưa Dương Văn Minh, Vũ Văn Mẫu sang đài phát thanh, tôi theo luôn”. Đồng chí Thệ phấn khởi mời đồng chí Tùng cùng điều hành nhiệm vụ.”.

Đặc biệt, nếu quan sát kỹ bức ảnh chụp khi Dương Văn Minh chuẩn bị thu âm lời tuyên bố đầu hàng, bức ảnh duy nhất trong đài phát thanh thời khắc lịch sử ấy, ta có thể thấy nó gói ghém đúng câu chuyện được kể ở trên: Ông Thệ (ngoài cùng bên phải) tay cầm một tờ giấy nhỏ (phù hợp với việc soạn lời tuyên bố), ông Minh cũng cầm trên tay một tờ giấy (phù hợp với việc ông chép lại lời tuyên bố đầu hàng). Và trong bức ảnh cực kỳ quan trọng này cũng không có hình bóng ông Tùng đâu cả.
Nha-bao-Duc-Borries-Gallasch-ngoi-ben-canh-Duong-Van-Minh
Duong Văn Minh chuẩn bị thâu âm. Chú ý tay anh Thệ và ông Minh đều cầm mảnh giấy ghi chép. Danh tính nhân vật (từ trái qua phải: Ông Cả (quân báo E66), sinh viên phía sau ông Cả không rõ mặt; người quay lưng là ông Hà Thúc Huy - trưởng toán sinh viên, Borries Gallasch, Dương Văn Minh, ông Đam và ông Ước (bộ đội E66), ông Hà Huy Đỉnh, ông Nguyễn Hữu Thái, ông Phạm Xuân Thệ.

Về phía ông Tùng thì không có nhân chứng nào là người của lữ đoàn 203 có mặt ở đài phát thanh nhưng ông lại được một số nhân chứng thuộc “lực lượng thứ ba” như ông Nguyễn Hữu Thái, Huỳnh Ngọc Chênh,.. ủng hộ. Những ông này thì không có chứng cứ gì đặc biệt mà cũng chỉ nói kiểu “tôi nhớ là…”. Cho đến hơn chục năm trước, thì một nhân chứng đặc biệt xuất hiện, đúng hơn là “di sản” của nhân chứng: cuốn sách Ho-Tschi-Minh-Stadt : die Stunde Null (Thành phố Hồ Chí Minh: giờ số không) của nhà báo Đức Börries Gallasch, phóng viên nước ngoài duy nhất có mặt tại Đài phát thanh bấy giờ). Theo bản dịch tiếng Việt của báo Tuổi trẻ thì Gallasch kể “Trong khi đó, Tùng đang dự thảo bài phát biểu đầu hàng của Minh trên một tờ giấy màu xanh”. Đây chính là cơ sở vững mạnh để một loạt bài báo, phóng sự sau này được làm để bênh vực ông Tùng, khẳng định sự thật lịch sử, theo tinh thần như Trần Đăng Khoa đã thốt lên: “đây mới là tư liệu đáng tin cậy nhất về sự kiện lịch sử này”.

Thế nhưng liệu lời nói của một “ông Tây” có đúng là hoàn toàn khách quan, hoàn toàn chính xác?

Thứ nhất, ông phóng viên Tây Đức này không hề biết tiếng Việt nên căn cứ vào đâu mà ông ta khẳng định tờ giấy đó là “bài phát biểu đầu hàng của Minh”?

Thứ hai, cần phải biết khoảng thời gian diễn ra tại đài phát thanh là khá dài và lộn xộn, người gọi tìm kỹ thuật viên, người bàn thảo, người viết lách (ít nhất là có ông Mẫu cũng viết, ông Thệ cũng viết,..) thì làm sao ông Gallasch phân biệt được ông nào viết cái gì? Chả phải ông Tùng cũng tự viết bản tuyên bố chấp nhận đầu hàng đó sao?

Và ông Gallasch đã “tập làm văn” như sau: “Một khoảnh khắc trôi qua, chúng tôi ngồi và không biết làm gì. Mẫu phe phẩy một quyển sách mỏng làm quạt, Minh và Tùng ngồi trên hai ghế đệm, tôi ngồi giữa hai người, trên một chiếc bàn nhỏ. Trong khi đó, Tùng đang dự thảo bài phát biểu đầu hàng của Minh trên một tờ giấy màu xanh. Vũ Văn Mẫu tỏ ra hài lòng, nét mặt ông ta hân hoan như đây chính là chiến công của cá nhân ông vậy”.

Ở đây, có thể thấy, Gallasch đã “gộp” tất cả những khoảng khắc, diễn biến của việc viết lách của tất cả mọi người vào một thời điểm: ông Tùng đang viết bản tuyên bố chấp nhận đầu hàng (văn bản số 3). Lý do là tất cả mọi người, kể cả ông Mẫu là người viết lời kêu gọi sau tuyên bố của Dương Văn Minh, đều tỏ ra rảnh rỗi và thư giãn, điều chỉ có thể có được khi mục tiêu quan trọng nhất (lời tuyên bố đầu hàng của tổng thống ngụy) đã hoàn thành. Và cái tờ giấy màu xanh ấy đã bị ông Tùng “xé nát” như lời kể của ông Hà Huy Đỉnh.

CHẤT LƯỢNG NHÂN CHỨNG


Trong khi tất cả các nhân chứng của ông Thệ, là những cán bộ chiến sĩ E66 tham gia vào sự kiện lịch sử ấy, đều nhớ như in thời khắc lịch sử ấy và kiên định trong lời kể của mình (dù độc lập trên các báo hay trong các cuộc điều tra) thì các nhân chứng của ông Tùng tỏ ra không vững vàng lắm.

1. Börries Gallasch: Ông này là nhân chứng “vững vàng” nhất, đơn giản vì những gì ông ấy viết ra là gần với thời điểm tranh cãi nhất và quan trọng là ông ấy chỉ có cơ hội “nói một lần”. Tuy nhiên, do trở ngại về ngôn ngữ nên những gì ông ấy nghe được thì phải thông qua lời người khác dịch lại. Chưa kể là về yếu tố “sáng tác” (cho người đọc phương Tây), Gallasch hoàn toàn có thể đã suy diễn, cá nhân hóa vấn đề theo góc nhìn của mình mà phân tích trên đây của tôi về việc viết lách là một ví dụ.
Có thể kể thêm một số mâu thuẫn giữa lời kể trong sách của Gallasch với các nhân chứng khác như sau:

- Kể về việc rời dinh Độc Lập ra Đài phát thanh, Gallasch viết: “chính ủy Tùng và một chiến sĩ nữa trèo lên chiếc xe Jeep thứ hai. Tôi đứng ngay cạnh đó, vừa bám chặt lấy ông ta, vừa năn nỉ bằng tiếng Pháp xin được đi theo và ông ta gật đầu. Đỉnh và tôi nhảy lên phía sau của xe Jeep; xe lăn bánh, chỉ có hai xe Jeep của chúng tôi chạy giữa một thành phố đang sôi sùng sục, nhưng dường như mọi lo sợ cũng bỗng nhiên biến mất”.

Còn lúc rời Đài phát thanh về Dinh thì Gallasch viết: “Thì ra, để thưởng công, tôi được phép lái chiếc xe Jeep đưa chính ủy Tùng trở lại dinh tổng thống. Chúng tôi đi ra đường, tôi ngồi vào tay lái, chính ủy Tùng ngồi bên cạnh. Nhưng tôi không gặp may, tôi không nổ được máy, không biết nổ máy một xe Jeep như thế nào? Người lái xe của chính ủy vốn đã không thích thú gì để tôi làm thay chức năng của anh ta, dứt khoát từ chối chỉ dẫn cho tôi cách nổ máy. Trong khi đó, chính ủy Tùng cũng hết kiên nhẫn chờ thêm. Chúng tôi trèo lên một xe khác”.

Thực tế thì sao? Ông Tùng không hề có xe Jeep nào cả, có thể ông đã đến dinh trên một chiếc xe tăng. Ngày hôm đó ông Tùng đi nhờ xe của ông Hà Huy Đỉnh. Chính trong cuộc hội thảo của Viện lịch sử quân sự năm 2005, ông Đỉnh cũng đã “đối chất” với ông Tùng về vấn đề này. Và suốt 45 năm qua, người ta cũng chả thể tìm được những chiến sĩ lữ 203 nào đi cùng với ông Tùng đến Đài phát thanh. Còn theo lời ông Gallasch thì chả lẽ ông chính ủy to như thế, chả lẽ lại không “điều khiển” được anh lính lái xe? Vậy thì làm sao yêu cầu ông trung đoàn phó đơn vị khác giao tù binh quan trọng bậc nhất cho mình như lời ông Trần Đăng Khoa đây?

Ở chiều ngược lại, những người có mặt trên xe ông Thệ đều được làm rõ, thậm chí đến cả vị trí ngồi: ở hàng ghế đầu có ông Thệ ngồi bìa phải, ông Dương Văn Minh ngồi giữa, ông Đào Ngọc Vân lái xe. Hàng ghế sau có ông Phùng Bá Đam (trợ lý cán bộ trung đoàn), ông Vũ Văn Mẫu, ông Nguyễn Khắc Nhu (trợ lý tác chiến E66); hai bên thành xe là ông Bàng Nguyên Thất (chiến sĩ thông tin) và ông Nguyễn Huy Hoàng (chiến sĩ thông tin).

- Kể về sự kiện xe tăng húc cổng dinh, Gallasch “văn” thế này: “Ba chiếc xe tăng với những lá cờ to quá khổ của Mặt trận Giải phóng đang lăn bánh tới cổng sắt hướng về khu vườn của dinh, súng bắn loạn xạ, trút đạn lên không trung. Những phát súng thể hiện niềm hân hoan, dàn giao hưởng của chiến thắng, phút giây của vinh quang! Chiếc xe tăng đầu tiên đã húc đổ cánh cổng, lăn bánh thẳng trên bãi cỏ nhằm chính hướng dinh lao tới, hai chiếc xe tăng còn lại vòng sang bên trái và bên phải, rồi cả ba xe tăng cùng dừng lại trước mặt tiền của dinh. Khoảng 20-30 xe tăng khác tiến vào theo. Tôi chạy ra ban công, chụp ảnh lia lịa. Thật là một khung cảnh ngoạn mục. Và rồi chỉ huy của chiếc xe tăng dẫn đầu, tay trái cầm súng, tay phải cầm cờ xông lên cầu thang, suýt xô ngã cả tôi”.

Thực tế thì sao? Chỉ có 2 xe tăng 843 và 390 “dẫn đầu”, đúng hơn là 843 dẫn đầu nhưng bị mắc kẹt ở cổng, 390 vượt lên húc đổ cổng chính. Trong khi đó theo Gallasch thì cả 3 xe tăng đều suôn sẻ lao đến đậu ngay trước mặt dinh. Người cầm cờ lên cắm dinh Độc Lập là đại úy Thận, đại đội trưởng, là ở xe tăng 438, mắc kẹt tại cổng phụ nên ông ấy phải xuống xe, chạy băng qua khuôn viên rộng giữa cổng và dinh, chứ không phải như mô tả của Gallasch là ở xe tăng đầu tiên húc cổng (tức là 390), đậu ngay trước mặt dinh. Đại đội 4 của ông Thận tấn công vào dinh có khoảng chục chiếc xe tăng thôi nhưng Gallasch lại “văn” lên thành 20-30 chiếc.

Đấy, chuyện ngay trước mắt hàng trăm người, hàng chục phóng viên báo ảnh các loại mà Gallasch kể có chính xác đâu? Ấy vậy mà những ông như Trần Đăng Khoa đã vội vơ vào mà hít hà: "Không tin ông này thì tin ai?”.

Cũng về tác phẩm của Gallasch, khi được chuyển thể sang tiếng Việt lại chứa đựng những mâu thuẫn mới, không rõ hữu ý hay vô tình.

Ví dụ như trong phần nói về sự xuất hiện của ông Tùng tại dinh Độc Lập, báo Tuổi Trẻ viết: Sự hoang mang chấm dứt khi người chỉ huy của quân giải phóng, chính ủy Bùi Văn Tùng xuất hiện”. Còn theo bản dịch của ông Trần Ngọc Quyên, Nguyên Tham tán Công sứ, Phó Đại sứ ĐSQ Việt Nam tại CHLB Đức, về sự kiện này như sau: Sự lộn xộn thực sự diễn ra khi tư lệnh Bộ chỉ huy tiếp nhận đầu hàng của chính phủ Cách mạng Lâm thời, chính ủy Bùi Văn Tùng tham gia vào kịch bản”. Cùng một sự việc, hai cách dịch trái ngược nhau!

2. Nguyễn Hữu Thái:
Ông Thái nguyên là Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn (1963-64), sau đi lính ngụy, lên đến chức đại úy nhưng bị chính quyền Thiệu nghi ngờ bắt giam. Tuy nhiên ông Thái quen biết ông Dương Văn Minh và thường được ông Minh giúp đỡ, kể cả việc yểm trợ ông Thái ra tranh cử quốc hội năm 1971.
Ông Thái là đồng hương Đà Nẵng với ông Bùi Tùng, cùng với ông Kỳ Nhân (phóng viên AP lúc đấy), được báo chí gọi là bộ ba Đà Nẵng ở Dinh Độc Lập. Ông Thái khá thân với ông Tùng và thường xuyên trên “tuyến đầu” giúp bạn trong vụ “đòi công lý” này.
Thế nên, trong các lời kể của ông Thái có thể thấy mất đi hoàn toàn sự khách quan, thường cố ý bỏ qua vai trò của ông Thệ và đề cao vai trò bản thân.

Hãy xem một số lời kể của ông Thái dưới đây:

- “Ông Thái cho biết sáng 30/4/1975, ông cùng với một số trí thức chuẩn bị lực lượng để chiếm Đài phát thanh Sài Gòn. Khi quân giải phóng tiến vào dinh Độc Lập, ông và những người có mặt tại đây đã giúp trung úy Bùi Quang Thận cắm cờ giải phóng lên nóc dinh” – Trích 45 năm trước, có một chương trình phát thanh lịch sử.

- "Lúc này, quân giải phóng và anh em sinh viên đã chiếm giữ Đài phát thanh Sài Gòn nhưng không ai vận hành được máy móc. Sau mấy phút tìm kiếm, Nguyễn Hữu Thái tìm được Trần Văn Bảng, là kĩ thuật viên phát thanh và lập tức yêu cầu anh này cho đài hoạt động ngay.”. – Trích 45 năm trước, có một chương trình phát thanh lịch sử.

- “Ông Thái mượn nhà báo Đức Borries Gallasch chiếc máy cassette để thu lời đầu hàng vô điều kiện của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh và lời chấp nhận sự đầu hàng ấy của chính quyền cách mạng do Phó Chính ủy Bùi Văn Tùng viết”. – Trích 45 năm trước, có một chương trình phát thanh lịch sử.
-
Nói chung là chỗ nào cũng có vai trò của ông Thái!

Nhưng xem xét kỹ lưỡng thì thấy thế này:

- Về việc chiếm đài phát thanh Sài Gòn, theo lời kể của thiếu tướng Hoàng Trọng Tình (chính ủy tiểu đoàn 8, E66 lúc đấy) thì do đại đội 5 thực hiện. Cùng với đó là đại đội 7 đánh chiếm Cục an ninh quân đội phía đối diện. Tại đây, một số tốp địch không chịu đầu hàng, ngoan cố chống cự nên một chiến sĩ đại đội 7 đã hi sinh. Có vẻ việc đánh chiếm khu vực này không đơn giản là reo hò và cắm cờ dành cho sinh viên như cách mà ông Thái kể.

- Cũng thiếu tướng Hoàng Trọng Tình kể về việc tìm kiếm nhân viên kỹ thuật đài rằng phải nhờ ông già bảo vệ đi tìm, nhưng may có nhà báo Kỳ Nhân tới, dẫn đi vào cư xá Báo chí và đài phát thanh mới tìm được hai người. Vậy mà ông Thái nhoằng cái mấy phút đã tìm được một anh kỹ thuật viên và “lập tức yêu cầu anh này cho đài hoạt động ngay” cứ như thể ông ta là người nắm quyền chỉ huy ở chỗ đó.

- Về chiếc máy thu âm của Gallasch thì trong sách của mình, ông này ghi là do ông Tùng mượn nhưng theo ông Thái thì ông Thái mới là người mượn.

- Ông Thái kể là ông ta và ông Huỳnh Văn Tòng đã giúp ông Thận cắm cờ Giải phóng trên nóc dinh Độc Lập nhưng theo lời kể của ông Thận thì chỉ có một người dẫn ông Thận lên nóc dinh bằng thang máy. Và lời kể của ông Thận thì phù hợp với hồi ký của ông Lý Quí Chung rằng chính ông Chung là người đã đưa ông Thận vào thang máy, lên sân thượng để thay cờ.

Vai trò của mình thì ông Thái đề cao (hay khoa trương) như thế nhưng vai trò của ông Thệ lại bị ông Thái “gạt bỏ” thẳng thừng.

Trong bài “30-4-1975, Dương Văn Minh và tôi” – ông Thái kể “Phải ra ngay đài phát thanh, tôi tháp tùng xe của Chính ủy Bùi Văn Tùng cùng các nhà báo Tây Đức Von Boric Gallasch và Hà Huy Đĩnh đưa Tổng thống Dương Văn Minh, Thủ tướng Vũ Văn Mẫu và Tổng trưởng Thông tin Lý Quý Chung ra đài phát thanh”.

Rõ ràng là ông Minh, ông Mẫu được đội ông Thệ đưa đi, ông Thái chỉ “đi theo” (trên một xe khác) nhưng ông ta lại kể như thể mình là nhóm áp giải vậy.

Khi ông Thái cho ra sách nói về ngày 30-4-1975, ông ta đã lấy tấm ảnh lịch sử chụp ở đài phát thanh Sài Gòn làm ảnh bìa nhưng lại … cắt cúp hết hình ảnh của ông Phạm Xuân Thệ!

Vậy thử hỏi, những lời chứng, lời kể của ông Thái đáng tin được bao nhiêu?
NguyenHuuThai-biasach

VỀ MỘT SỐ PHÓNG SỰ, SÁCH LÀM THEO HƯỚNG “NHÂN CHỨNG THỨ BA”

Bộ phim tư liệu “Dinh Độc Lập trưa 30/4/1975” của HTV9 làm năm 2006 là bộ phim đầu tiên dựa vào cuốn sách của Gallasch để khẳng định ông Tùng viết bản tuyên bố cho Dương Văn Minh. Do đó, tháng 6/2007, đoàn cán bộ Tổng cục chính trị đã đến làm việc với Thành ủy Tp.HCM về vấn đề này. Theo đại tá nhà báo Đào Văn Sử, khách mời trong buổi làm việc này, thì có nhiều đại biểu có trách nhiệm tham dự: Nhà sử học, PGS, Tiến sĩ Phan Xuân Biên, Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TP. Hồ Chí Minh, nhà báo Huỳnh Văn Nam, Giám đốc Đài truyền hình TP Hồ Chí Minh, Thiếu tướng, PGS, TS. Trịnh Vương Hồng, nguyên Viện trưởng Viện lịch sử Quân sự; Đại tá, TS. Trần Ngọc Long, Tổng biên tập Tạp chí Lịch sử Quân sự và đại diện cục Chính trị Quân khu 7.
Cuối cùng nhà báo Huỳnh Văn Nam, Giám đốc Đài truyền hình TP Hồ Chí Minh đã phát biểu, nhận rõ sự thật lịch sử. Với thái độ khách quan, cầu thị, ông nói: Tôi rất tiếc là HTV đã đưa ra chiếu bộ phim này hơi vội vã. Nếu trước khi đưa công chiếu, chúng tôi tham khảo ý kiến các đồng chí thì tránh được sự sai lệch này.

Từ đó đến nay, HTV đã ngưng không chiếu bộ phim này nữa nhưng vẫn còn những cơ quan báo chí hình như vẫn dựa theo các tư liệu cũ, nói không đúng sự kiện lịch sử và còn cố tình bình luận, gây hoài nghi, gợi ra vấn đề cán bộ quân đội ta tranh công, đổ lỗi…

Một ấn phẩm đáng chú ý nữa là bộ sách “Lịch sử Nam Bộ kháng chiến 1954 - 1975". Để biên soạn phần về sự kiện 30/4/1975, hội đồng biên soạn đã tổ chức tọa đàm với “những người thuộc lực lượng thứ ba” năm 2006, tức là cùng thời điểm HTV làm bộ phim tư liệu “Dinh Độc Lập trưa 30/4/1975” nói trên. Kết quả thì đã rõ, sau đó ban soạn thảo căn cứ hoàn toàn vào “tác phẩm” của Gallasch để đưa vào cuốn sử. Như vậy chắc hẳn là Tổng cục chính trị chỉ làm việc với HTV chứ chưa từng làm việc với ban soạn thảo bộ sách sử này (có lẽ vì bộ sách này đến 2011 mới phát hành).

Điều đáng ngạc nhiên là trong phần nói về sự kiện tại Dinh Độc Lập, cuốn sử này viết:
“Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh hướng dẫn các chỉ huy quân Giải phóng vào phòng họp, nơi Tổng thống Dương Văn Minh và Nội các Sài Gòn đang chờ “bàn giao”, gồm các trung tá Nguyễn Tân Tài, Bùi Văn Tùng, Lữ đoàn trưởng và Chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203 thuộc Quân đoàn 2; Đại úy Phạm Xuân Thệ Trung đoàn phó Trung đoàn 66 và một số cán bộ chiến sĩ khác”.

Theo thông tin này thì “đoàn cán bộ” của quân Giải phóng lúc đó là đi cùng nhau và bao gồm cả trung tá Nguyễn Tất Tài (không phải Tân Tài), lữ trưởng 203. Không rõ thông tin này ban soạn thảo dựa vào đâu nhưng theo lời kể của hầu hết các nhân chứng chủ chốt thì không có ông này thời điểm đó. Mà giả sử có một đoàn đầy đủ ban bệ như vậy cùng vào thì người chỉ huy cao nhất phải là ông lữ trưởng Nguyễn Tất Tài chứ không phải ông Bùi Văn Tùng. Và sự điều phối công việc (đưa Dương Văn Minh đi đài phát thanh) sẽ không thể như những gì đã xảy ra (như đã phân tích ở trên).

Nói chung, đọc phần này của cuốn sách còn nhiều chi tiết khác “lọng cọng” so với lời kể của các nhân chứng của cả E66 và lữ đoàn 203 nhưng tôi sẽ không đi vào chi tiết nữa.

LỜI KẾT


Trong phạm vi bài viết và những dữ liệu nắm bắt được, người viết không có tham vọng khẳng định chính xác ai là người đã soạn thảo lời tuyên bố đầu hàng cho Dương Văn Minh mà chỉ phân tích để tìm ra kết quả hợp lý nhất giữa các nguồn dữ liệu ấy.

Thật ra, nếu tiếp tục đào sâu thì còn thấy rất nhiều mâu thuẫn giữa các lời chứng, nhưng bài viết chỉ trình bày những vấn đề quan trọng nhất, những nhân chứng quan trọng nhất. Tuy nhiên qua đó đủ thấy, dù là “chứng” (hình ảnh) hay “cung” thì sự hợp lý đều thuộc về phía ông Thệ.

Sự việc này đúng ra có thể “ra ngô ra khoai” từ 35 năm trước khi lãnh đạo quân đội nói chung và lãnh đạo quân đoàn 2 nói riêng đã điều tra và “chấp nhận” sự thực. Điều này không đơn giản chút nào vì lịch sử quân đoàn, lịch sử quân đội, báo cáo lãnh đạo Đảng và Nhà nước,… tất cả đã “hoàn hảo” trong suốt mười năm, bỗng dưng bị lật lại và chứng tỏ lãnh đạo quân đoàn đã sai người, sai việc.
Tuy nhiên ông Tùng, nhiều khả năng là do sự “quân sư” của những người khác mà nhiệt tình nhất là ông Thái, đã không chấp nhận điều đó. Và sự việc lại cứ được “bới ra” bởi những người “nông nổi” như ông Trần Đăng Khoa, thậm chí con gái ông Tùng còn “kể lể” trên BBC Việt ngữ, một chuyên trang chống cộng mà hẳn một chính ủy thâm niên như ông Tùng phải rõ hơn ai hết.

Dư luận, đặc biệt là dư luận CCB, nhiều người không tìm hiểu mà chỉ tin vào uy tín của những ông như Trần Đăng Khoa nên cũng tin luôn vào câu chuyện “Lý Thông tranh công” mà ông Khoa kể, để rồi mặc nhiên xúc phạm ông Thệ. Một số báo đài được nước cũng đu theo, đăng tin như đúng rồi mà không quan tâm đến việc “tiên phong” HTV đã từng “việt vị”. Một kịch bản đúng chất thời đại mạng xã hội: một ông trung tướng cậy quyền thế, cướp công của một ông đại tá già! Kẻ yếu thế luôn được bênh vực vô điều kiện, bất chấp sự thực như thế nào!

Nhưng nếu lịch sử đúng như lời ông Thệ kể thì thử hỏi: ai đã bênh vực, đã thương cảm cho anh đại úy trẻ nửa thế kỷ trước khi chiến công của mình bị đặt vào tay người khác ở “cấp cao hơn anh rất nhiều”? Ai đã chia sẻ, cổ vũ anh trung tá Thệ của 35 năm trước đi tìm sự thật cho mình trước áp lực của các cấp lãnh đạo, của các đơn vị bạn?

Cho nên, bản kết luận của Viện lịch sử quân sự rằng (1) ông Thệ là người bắt giữ Dương Văn Minh, (2) nhóm ông Thệ phối hợp cùng ông Tùng viết bản tuyên bố đầu hàng cho Dương Văn Minh và (3) ông Tùng tự viết, tự đọc tuyên bố chấp nhận đầu hàng của Dương Văn Minh, là một kết luận vừa hợp lý, vừa “đẹp” chứ chẳng hề là “chia xôi chia thịt giữa làng” như ông cựu thần đồng thơ mỉa mai.

Đại tá nhà báo Đào Văn Sử kể rằng có đồng nghiệp chỉ trích ông có lỗi lớn nhất là đưa anh Phạm Xuân Thệ lên báo, khiến làng báo tốn bao giấy mực, chẳng đi đến đâu, chỉ thêm rắc rối! Có thể ông bạn đồng nghiệp đó chỉ nói vui thế thôi nhưng rắc rối thì lại là sự thật và ngày càng rắc rối nhờ sự hỗ trợ của mạng xã hội và những người không dám, hoặc không có khả năng đi đến tận cùng của sự thật. Và nếu như không có được một quyết định dứt khoát, công khai, thuyết phục của các cấp lãnh đạo liên quan thì sự rắc rối này sẽ còn mãi phát triển, như chuyện HTV từ bỏ “nhân chứng thứ ba” thì lại có VTV nhảy vào làm lại, lịch sử quân đội một đằng còn lịch sử Nam Bộ một nẻo,… Điều đó sẽ mãi là một cái ung nhọt đâm vào uy tín quân đội nhân dân Việt Nam nói chung, uy tín các chứng nhân lịch sử nói riêng.
0


Đọc thêm: https://www.daosichanga.com/2020/05/su-that-ve-nguoi-soan-tuyen-bo-dau-hang-Duong-Van-Minh.html#ixzz6Mfcx5gbO
Cám ơn bạn đã ghé thăm Daosichanga.com
Under Creative Commons License: Attribution Non-Commercial
Follow us: @daosichanga on Twitter | daosichanga on Facebook


https://www.daosichanga.com/2020/05/su-that-ve-nguoi-soan-tuyen-bo-dau-hang-Duong-Van-Minh.html?utm_source=feedburner&utm_medium=feed&utm_campaign=Feed:+tung79+(T%C3%B9ng+blog)#axzz6MfcBONmR






8. Một tiếng nói khác

"
45 NĂM ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN
(30/4/1975 - 30/4/2020)

66 NĂM
CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
(7/5/1954 - 7/5/2020)

"Hồ Chí Minh, Điện Biên Phủ, Chi Lăng, Đống Đa... là những dấu mốc bằng vàng về lịch sử oai hùng của dân tộc Việt Nam..." (Võ Đại tướng)
Vui như tết, nhưng có nhiều người nói dối, nhiều người tin lời nói dối... xin phép các tác giả bài viết cho lý mỗ chép ra đây.
*****
Kiềng Ba Chân

Chuyện sẽ chẳng là gì.... khi mà có những kẻ muốn xét lại lịch sử.... với một mục đích duy nhất là “chỉ ra những chi tiết lịch sử bị “sai”, để từ đó, quy chụp lại toàn bộ hệ thống lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc là “sai lầm”....
Nói trắng ra, đó là một lũ khốn nạn....
Song, điều đáng buồn là có một bộ phận người trẻ, thiều tư duy, bị những “sự nguỵ biện, đánh tráo khái niệm” kia dẫn dắt.... mà bỏ qua năng lực tư duy độc lập của bản thân để đánh giá và nhìn nhận vấn đề.... âu bị gọi là “bò đỏ” cũng không oan....
Hãy dùng cái nhìn khách quan, tổng thể.... để xem xét các vấn đề lịch sử.... đừng soi mói, cắt cúp, quy chụp,.... nó thể hiện sự ngu dốt có hệ thống trong tư duy của người đánh giá đấy.....
————————————————
Về việc thảo lời tuyên bố đầu hàng và tuyên bố chấp nhận sự đầu hàng của Dương Văn Minh, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam đã ghi rất rõ:
Tại đài phát thanh đồng chí Phạm Xuân Thệ cùng các cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 66 tổ chức soạn thảo lời Tuyên bố đầu hàng cho Dương Văn Minh. Văn bản đang được soạn thảo, thì Trung tá Bùi Văn Tùng – Chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203 xuất hiện. Từ đó, bộ phận cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 66 dưới sự chỉ đạo của đồng chí Bùi Văn Tùng tiếp tục soạn thảo và hoàn chỉnh lời Tuyên bố đầu hàng cho Dương Văn Minh đọc vào máy ghi âm để phát trên đài phát thanh.
Riêng lời Tuyên bố chấp nhận đầu hàng của Tổng thống Dương Văn Minh do đồng chí Bùi Văn Tùng soạn thảo và trực tiếp đọc trên đài phát thanh.
Trên đây là toàn bộ dữ liệu của Viện lịch sử cung cấp. Khớp với lời khai sau cuối của các nhân chứng. Đáng lý ra chẳng có gì bàn cãi.
——————————————
Tuy nhiên, nhà thơ Trần Đăng Khoa và một số người đặt vấn đề: Ai là người soạn thảo văn bản đầu hàng cho Dương Văn Minh? Sau đấy trưng ra bản viết tay của đại tá Bùi Xuân Tùng.
Thì đúng thực tế trung tá Bùi Văn Tùng có bản viết tay của chính mình. Tuy vậy nhà thơ không cần tìm hiểu dữ liệu, phải có cái nhìn bao quát, trước đấy ai mới là người soạn thảo văn bản đầu hàng cho Dương Văn Minh trước chứ?
Không ai khác, chính đại úy Phạm Xuân Thệ và đồng đội cùng đơn vị là người soạn thảo trước, bằng chứng tấm ảnh lịch sử để lại, đại úy Thệ cầm trên tay mảnh giấy soạn thảo đầu hàng. Việc trung tá Tùng vào sau, tiếp tục soạn thảo hoàn chỉnh, ông Tùng giữ lại được bản thảo viết tay của mình, có ai nói trung tá Tùng không phải là người soạn thảo đâu?
Nhà thơ Trần Đăng Khoa còn viết, ngay trưa 30/4/1975 ông Thệ chỉ là một đại úy, cấp bậc, quân hàm nhỏ hơn ông Tùng thì không có chuyện vượt mặt ông Tùng. Câu này chưa hoàn toàn đúng đâu nhà thơ ơi. Nhà thơ nên nhớ, ông Thệ vào dinh Độc Lập trước ông Tùng (các nhân chứng đã rõ ràng) bắt sống toàn bộ nội các Dương Văn Minh. Trung tá Tùng vào sau, trung tá Tùng không thể nhân danh quân hàm to hơn, khác đơn vị lại ép buộc được đại úy Thệ thi hành mệnh lệnh mình đâu nhà thơ? Khi đại úy đang làm nhiệm vụ đơn vị mình giao thì chỉ có thể phối hợp để thực hiện nhiệm vụ tốt hơn thôi. Ví dụ, ngay cả anh đại tá qua cổng, tác phong chưa tốt, chiến sĩ cảnh vệ có quyền nhắc nhở, chỉnh đốn cơ mà? Thậm chí các mục tiêu trọng yếu không được phép để mất, chiến sĩ có quyền khống chế, tiêu diệt cơ mà?
Nhà thơ Trần Đăng Khoa còn viết, ông Thệ là đại úy quân sự, không thể có lời văn như vậy được, chỉ cán bộ chính trị mới có lời văn gãy gọn, chỉnh mỉnh. Lại sai nữa rồi nhà thơ. Nhà thơ có biết một Trần Đăng Khoa học tiểu học mà viết được bài Hạt gạo làng ta, nức tiếng cả nước không? Hạt gạo làng ta không phải là của ông đại tá Trần Đăng Khoa mãi sau này đâu? Sau này dù có đại tá, nhà thơ cũng đâu viết được bài thơ để đời nào khác?
Việc phong anh hùng LLVT xét ra nhiều yếu tố như ai vào Dinh Độc Lập bắt sống nội các Dương Văn Minh? Ai áp tải Dương Văn Minh sang đài phát thanh? Chính đại úy Thệ và đồng đội, rồi sau đấy mới có sự tham gia của trung tá Bùi Văn Tùng. Khi xông vào căn phòng sào huyệt địch, dù là phút cuối, ai dám chắc rằng ổ sào huyệt địch không có sự phản kháng? Khi áp tải một Tổng thống ngụy, ngồi cùng xe, ai dám chắc giữa chốn loạn lạc, những viên đạn kẻ thù không nhằm vào ông Thệ và giết luôn TT ngụy Dương Văn Minh cho hả sự cùng quẫn, tức tối...
Chỉ cần những yếu tố ấy thì ông Thệ hoàn toàn xứng đáng được phong anh hùng. Nhưng như chúng ta thấy, sau khi giải phóng xong chưa có ông nào được phong anh hùng cả. Chỉ mãi tận sau, mải miết gắn bó nghiệp nhà binh, ông Thệ nghỉ hưu từ năm 2008, mãi đến năm 2011 ông Thệ mới được BQP phong anh hùng LLVT.
Điều đó chứng tỏ rằng, không phải vì được phong AHLLVT thì ông Thệ mới có cơ hội tiến thân lên làm Tư lệnh quân khu 1 như bạn bè trong fb Trần Đăng Khoa thêu dệt, bịa đặt.
Thực tế phong AHLLVT là sự bó đũa chọn cột cờ, chứ gần chữ Anh hùng hay Anh hùng thầm lặng hi sinh thì đất nước mình, bất kì liệt sĩ nào cũng xứng đáng. Rất, rất nhiều tấm gương xứng đáng.
Xét cho cùng, danh hiệu cá nhân là chiến công chung, mang ơn đồng đội đưa thân chắn đạn cho mình còn sống. Và những người còn sống, được trở về với mẹ, với vợ là may mắn lắm rồi. Đồng đội mình chưa được phong, dưới góc nhìn của mình thì cũng nên nhớ những điều trên để mà phát ngôn có trách nhiệm, khiêm tốn cùng nhau...
Dựa vào khả năng viết lách để chỉ viết một góc nhìn, thiếu đi sự bao quát toàn cục là hoàn toàn phiến diện. Cái tai hại hơn nữa việc làm đấy sẽ dẫn dắt, hướng lái, mớm lời cho dư luận chửi bới, mất niềm tin vào lịch sử, mất niềm tin vào quân đội nhân dân. Điều này, hơn ai hết các thế lực thù địch đang rất hả hê. Chúng nó bảo, quân đội gian dối, lịch sử gian dối, cái chế độ gian dối. Các ông cầm bút, các ông nghe đau lòng không?
Nguồn:
Bài viết: Kiềng Ba Chân
Video 1 & 2: fb Bùi Văn Quyệt







"
https://www.facebook.com/fsfsfsfdsf3/posts/1300989213625312






"
Lịch sử Nan bộ là lịch sử khu vực Nam bộ, chứ không phải của trung ương ,còn ông nhà báo Đức không biết tiếng Việt ,làm sao ông ta biết bản viết nào của ai.(khi ông ta xin đi nhờ xe ông Tùng ông ấy phải nói bằng tiếng Pháp với ông Tùng đấy bạn ạ)

"
https://www.facebook.com/buivan.quyet.1291/posts/160355062175637





7. Nghệ sĩ Cao Minh viết ngày 27/4/2017 (nghệ sĩ này đã từ trần tháng 4 năm 2019)


"
Vô cùng thương tiếc Nhà báo. Nghệ sỹ nhiếp ảnh Cao Minh, đã từ trần 9h 15' ngày 5-4-2019 ( Tức 1-3-Kỷ Hợi, thọ 64 tuổi ) Lễ viếng 10h ngày 7-4-2019 tại nhà tang lễ bệnh viện Bạch Mai Hà Nội. Chi hội Đống Đa, tổ chức đến viếng NB NSNA Cao Minh, mời các NS gặp nhau tại nhà tang lễ bệnh viện Bạch Mai vào 9h 45' ngày 7-4-2019 ( Chủ nhật tới ). Rất mong các NS có mặt đúng giờ. Xin cảm ơn !!!
"
https://www.facebook.com/vanminh.tran.7967747/posts/584600218682903




"


Tôi đã đề cập đến vấn đề này với họa sĩ Lê Trí Dũng (người lính của Lữ đoàn xe tăng 203, Quân đoàn 2 ngày ấy ), khi chúng tôi cùng ngồi cà phê, cách đây hai năm. Và hôm nay mới thành hình hài qua con chữ.
Trước hết phải khẳng định rằng người ta đã quên hay cố tình quên vì lý do nào đó đối với ông: Trung tá Bùi Văn Tùng, chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203, Quân đoàn 2 lừng danh. Trước cuộc chiến tranh và sau khi kết thúc chiến tranh, được đánh dấu bằng mốc lịch sử 30-4-1975; Bùi Văn Tùng vẫn chỉ là một cán bộ quân đội đã tham gia chiến tranh và nghỉ hưu với quân hàm Đại tá, như những cán bộ quân đội khác.
Ấy thế nhưng, trung úy Bùi Quang Thận- người cắm cờ trên nóc Dinh Độc Lập, sau là đại tá Bùi Quang Thận, sau khi mất được 2 năm đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng ( cho dù đã quá muộn ).
Ở đây không có sự so sánh giữa Bùi Văn Tùng và Bùi Quang Thận, bởi mỗi người có một nhiệm vụ khác nhau. Nhưng, công việc của một người cắm cờ ( xin lỗi vong linh anh Bùi Quang Thận ) mà bất kỳ người lính nào cũng có thể làm được, làm sao có thể sánh nổi cách xử lý vô cùng tài tình các tình huống liên quan đến cả một dân tộc như ông Bùi Tùng.
Mười mấy năm nay có một nhân vật đã nhảy ra tự nhận những việc của ông Bùi Văn Tùng làm trong thời khắc lịch sử 30-4-1975 là do mình làm. Người ấy không xa lạ, chính là trung tướng Phạm Xuân Thệ, nguyên Tư lệnh Quân đoàn 2, Tư lệnh Quân khu 1. Phạm Xuân Thệ chính là đại úy Phạm Xuân Thệ - trung đoàn phó trung đoàn bộ binh 66 được nhắc tới trong các tài liệu, văn bản về ngày 30-4-1975. Và, lịch sử đã bị thay đổi, có công lớn của Viện Lịch sử quân đội, Bùi Tùng bị gạt ra để Phạm Xuân Thệ là nhân vật chính. Gần 20 năm nay những người trong cuộc, những người hiểu biết và dư luận phẫn uất mỗi khi gần đến ngày 30-4-1975. Ông Nguyễn Hữu Thái, nguyên Chủ tịch Tổng hội sinh viên Sài Gòn những năm 1963-1964, người có mặt chứng kiến, tham dự, và tác động phần nào vào thời khắc lịch sử ấy, sau nhiều năm im lặng đã phải lên tiếng bác bỏ sự đánh tráo lịch sử bằng cuốn sách: “Chuyện ít biết về ngày giải phóng Sài Gòn 30-4-1975”, xuất bản năm 2013.
Trước đó, nhân dịp kỷ niệm 35 năm ngày thống nhất đất nước, ngày 27-4-2010, vợ của nhà báo Đức Borries Gallasch được mời sang thăm Việt Nam, bà đã tặng cuốn sách của chồng “ Thành phố Hồ Chí Minh – Giờ khắc số O ”. Cuốn sách đã kể lại đầy đủ và chi tiết những việc làm của chính ủy Bùi Văn Tùng và những người khác trong thời khắc lịch sử của ngày 30-4-1975. Cuốn sách được tạp chí “ Xưa và Nay” dịch đăng, sau đó NXB Thời Đại xuất bản.

Gạt ra ngoài những việc trên, chúng ta xem xét Bùi Văn Tùng trong bối cảnh lịch sử của ngày 30-4-1975.
Theo những tài liệu đã công bố và không bị sửa trước kia và theo lời thuật của Nguyễn Hữu Thái thì, khi ông Bùi Văn Tùng – người có quân hàm cao nhất của quân đội cách mạng vào phòng khánh tiết, nơi đang tập trung toàn bộ nội các của tổng thống Dương Văn Minh; ông Minh đã nói: “ Thưa ông, chúng tôi đang chờ các ông vào để bàn giao”. Chính ủy Bùi Văn Tùng đã nói: “ Các ông chẳng còn gì để mà giao. Các ông chỉ có đầu hàng vô điều kiện”. Sau đó là việc đưa tổng thống Dương Văn Minh sang đài phát thanh để đọc tuyên bố đầu hàng và kêu gọi binh lính VNCH buông súng, ngừng bắn, chấm dứt nổ súng phản kháng. Ông Bùi Văn Tùng đã tự tay thảo tuyên bố đầu hàng vô điều kiện cho tổng thống Dương Văn Minh đọc.
Nguyên văn lời đầu hàng của Tổng thống Dương văn Minh đọc theo văn bản do chính ủy Bùi Văn Tùng soạn thảo:
“Tôi, Dương Văn Minh, Tổng thống chính quyền Sài Gòn, kêu gọi Quân lực Việt Nam Cộng hòa hạ vũ khí đầu hàng không điều kiện quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam. Tôi tuyên bố chính quyền Sài Gòn từ trung ương đến địa phương phải giải tán hoàn toàn. Từ trung ương đến địa phương trao lại cho Chính phủ Cách mạng Lâm thời Miền Nam Việt Nam” .
Tiếp đó là lời chấp nhận đầu hàng của chính ủy Bùi Văn Tùng:
“Chúng tôi đại diện lực lượng quân Giải phóng miền Nam Việt Nam long trọng tuyên bố Thành phố Sài Gòn đã được giải phóng hoàn toàn, chấp nhận sự đầu hàng không điều kiện của tướng Dương Văn Minh, Tổng thống chính quyền Sài Gòn”.
Trong lời kể của đại tá Bùi Quang Thận sau này, khi xe tăng còn cách Dinh Độc Lập khoảng 50m, đại đội trưởng Bùi Quang Thận đã ra lệnh cho pháo thủ nạp đạn và bắn thẳng vào dinh nhằm thị uy. Hai lần bắn đạn đều không nổ. Thật là vận may của lịch sử. Nếu như quả đạn đại bác nổ thì không biết những sự việc gì sẽ diễn ra, và, nếu như nội các của tổng thống Dương Văn Minh bị trúng đạn...
Trong những phút cuối cùng của chiến tranh, những người đến đích đầu tiên là những người lính chiến đấu, cùng với họ là chỉ huy có thể là đại đội, tiểu đoàn hoặc trung đoàn. Sự thật lịch sử vào 11 giờ 30 phút ngày 30-4-1975, xe tăng của lữ đoàn 203 cùng các chiến sĩ bộ binh của trung đoàn 66, sư đoàn 304 và nhiều chiến sĩ đặc công tiến vào Dinh Độc Lập đầu tiên. Chỉ huy xe tăng cao nhất là đại đội trưởng, trung úy Bùi Quang Thận và chính trị viên đại đội, trung úy Vũ Đăng Toàn; chỉ huy bộ binh cao nhất là đại úy, trung đoàn phó trung đoàn 66 Phạm Xuân Thệ; chỉ huy đặc công có đại đội trưởng Phạm Duy Đô. Cơ sở tình báo có mặt lúc ấy là kỹ sư Tô Văn Cang mô tả: “ ...Một số bộ đội ta đang vây nhóm Dương Văn Minh, Vũ Văn Mẫu. Một bộ đội đội nón cối có huy hiệu sao vàng ( sau này mới biết là đại úy Phạm Xuân Thệ, trung đoàn phó trung đoàn bộ binh 66 ) súng lên đạn cầm tay lăm lăm cùng hai trợ lý từ phía cầu thang giữa chạy lại. Nguyễn Hữu Hạnh nói ông Minh đã tuyên bố bàn giao chính quyền. Người bộ đội đẩy ra và la lớn: “ Không có bàn giao gì hết. Hãy xếp hàng hai lại, nhanh lên!”. Cang giơ tay xin nói cũng bị ngăn lại và la: “ Xếp hàng lại”. Cang vẫn mạnh dạn: “ Không! Tôi là người của Mặt trận, thuộc đoàn 22, của tướng Ba Trân, bộ đội tiền phương”.”.
Trong khi những người chiến thắng có quân hàm cao nhất như đại úy Phạm Xuân Thệ, trung úy Bùi Quang Thận... còn đang bối rối, lúng túng không biết xử lý tình huống như thế nào, chỉ biết tập trung phía đối phương lại, trông giữ và chờ cấp trên vào giải quyết. Sự xuất hiện của chỉ huy lữ đoàn xe tăng 203 được ông Tô Văn Cang mô tả: Ngay lúc đó ban chỉ huy lữ đoàn xe tăng cũng kịp đến. Chỉ huy Nguyễn Tất Tài lệnh cho những chiếc tăng còn lại vây quanh Dinh đề phòng địch phản kích. Chính ủy Bùi Văn Tùng và chủ nhiệm chính chính trị Lê Minh xuống xe thiết giáp bước vội vào sảnh dinh. Đại đội trưởng đặc công Phạm Duy Đô chạy đến: “ Báo cáo, anh em đang giữ Dương Văn Minh và cả nội các ngụy ngồi trong đó. Mời thủ trưởng đến giải quyết”.
Nhà báo Borries Gallasch đã ghi nhận như sau: “ Sự hoang mang chỉ chấm dứt khi người chỉ huy của quân giải phóng, chính ủy Bùi Văn Tùng xuất hiện”.
Trung tá, chính ủy lữ đoàn xe tăng 203 Bùi Văn Tùng - một cán bộ trung cấp của quân đội Việt Nam đã làm nên một kỳ tích vào đúng thời điểm lịch sử. Bùi Văn Tùng đã lập nên một chiến công đặc biệt xuất sắc bằng sự xử lý một loạt các tình huống về sự kết thúc một cuộc chiến tranh trên các lĩnh vực quân sự, chính trị; về sự ổn định đại cuộc ở tầm quốc gia, quốc tế chỉ trong vòng hơn 2 tiếng đồng hồ.
Chúng ta thử nêu ra giả thiết vào thời điểm lịch sử của ngày 30-4-1975, không phải Bùi Văn Tùng mà là một cán bộ khác thì sự việc sẽ như thế nào?
Ví dụ đại úy Phạm Xuân Thệ được đứng ra giải quyết vấn đề này. Chúng ta đã biết đại úy Phạm Xuân Thệ là một trong những chỉ huy quân đội có quân hàm cao nhất, vào dinh Độc Lập sớm nhất và gặp nội các của tổng thống Dương Văn Minh sớm nhất. Nhưng bản chất ông Thệ là một cán bộ quân sự nên mọi cách giải quyết tình huống của ông Thệ đều theo cách của một người lính và tỏ ra lúng túng ( nhiều người vào hoàn cảnh này cũng đều lúng túng, không riêng ông Thệ). Theo thuật lại của các nhân chứng có mặt tại thời điểm ấy: Nhà báo Đức Borries Gallasch, kỹ sư Tô Văn Cang, ông Nguyễn Hữu Thái, thì thái độ cùng cách xử lý của ông Thệ như đã thuật phần trên. Trong khi chính ủy Bùi Văn Tùng thảo văn bản chấp nhận đầu hàng của lực lượng quân giải phóng miền Nam Việt Nam, nhà báo Đức Borries Gallasch đã kể lại khoảnh khắc này rất rõ: “ Trong lúc đấy mọi người dường như đang thư giãn và giảm phấn khích hơn so với một giờ trước. Đại úy Phạm Xuân Thệ, người đã bắt ông Minh trong dinh, vẫn còn lăm lăm khẩu súng trong tay. Ông ta nhắc đi nhắc lại với ông Minh về việc đầu hàng trên đài…”. Như vậy có thể khẳng định đại úy Phạm Xuân Thệ không đủ khả năng, trình độ để giải quyết những công việc vô cùng lớn và hệ trọng của đất nước vào thời khắc lịch sử đó. Đây cũng là việc bình thường.
Trường hợp thứ hai, nếu một lãnh đạo cấp cao hay một chính khách chính trị lão luyện sẽ xử lý thời khắc lịch sử này như thế nào? Chắc chắn họ sẽ không quát tháo, không tỏ ra quá mức là những người chiến thắng mà có thái độ áp đảo bên thua cuộc. Vậy họ sẽ trả lời thế nào khi tổng thống Dương Văn Minh nói: “Thưa ông, chúng tôi đang chờ các ông vào để bàn giao”. Và, khi sang đài phát thanh họ sẽ thảo lời đầu hàng của tổng thống Dương văn Minh, và với danh nghĩa của lực lượng chiến thắng chấp thuận đầu hàng của của Dương Văn Minh như thế nào...! Chắc chắn rằng không thể có lời đầu hàng và lời chấp nhận sự đầu hàng nào đầy đủ, đủ nghĩa, gắn gọn, cô đọng và đầy giá trị như hai bản thảo mà chính ủy Bùi Văn Tùng đã thảo. Có chăng, nếu người khác họ sẽ đề cao cá nhân trong lời chấp nhận đầu hàng; chẳng hạn như, họ sẽ thêm: “ Tôi, ......., đại diện lực lượng...”.
Vậy nguyên nhân nào trung tá Bùi Văn Tùng đã xử lý tình huống của thời khắc lịch sử một cách tài tình, khôn khéo, đầy mưu lược mà cũng đầy tính nhân văn của con người ( mặc dù thế của ông lúc ấy là người chiến thắng trước kẻ chiến bại )?. Nguyên nhân nào trung tá Bùi Văn Tùng đã chợt lóe sáng như một chính khách thực thụ vào thời khắc của lịch sử?.
Điều đầu tiên cần được khẳng định, trung tá, chính ủy Bùi Văn Tùng là sản phẩm, là con người ưu tú của dân tộc Việt Nam trong cuộc chiến tranh chính nghĩa của nhân dân. Từ một người nông dân ở Quảng Ngãi, Bùi Văn Tùng đã được tôi luyện trong quá trình chiến tranh chống xâm lược của dân tộc, và trở thành người cán bộ chính trị quân đội xuất sắc. Thứ hai, chính ủy Bùi Văn Tùng đã thụ hưởng và tiếp thu một cách tự nhiên, vô thức những phẩm chất, đức tính của dân tộc Việt Nam như: cần cù, chịu khó, bao dung, nhân ái, khiêm nhường, bất khuất, quật cường... Thứ ba, trưởng thành trong cuộc kháng chiến của dân tộc chống xâm lược, với cương vị người cán bộ chính trị trong quân đội; trung tá Bùi Văn Tùng đã tiếp thu, tiếp nhận và xử lý khôn khéo, bản lĩnh những tình huống chính trị trong những thời điểm quyết định ( Điều này có thể thấy rõ qua sự tin cậy của tướng Nguyễn Hữu An, tư lệnh trưởng quân đoàn 2. Khi còn ở Rừng Lá, tướng An đã dặn dò và giao mọi việc trong dinh Độc Lập phải do Bùi Văn Tùng trách nhiệm giải quyết. Qua đây cũng thấy tầm nhìn xa và sự tin tưởng chắc thắng của vị tướng tài ba Nguyễn Hữu An. Ngay khi cuộc chiến đấu vào giai đoạn cuối cùng quyết liệt nhất, tướng An đã nắm chắc lữ 203 sẽ vào dinh Độc Lập và Bùi Văn Tùng sẽ là người đứng ra giải quyết mọi việc). Điều thứ tư chính là phẩm chất con người của Bùi Văn Tùng đã quyết định vào thời khắc lịch sử, Bùi văn Tùng bỗng lóe sáng để giải quyết những vấn đề của đất nước, dân tộc mà chỉ những nhà lãnh đạo, những chính khách dày dạn kinh nghiệm và xuất sắc mới làm được.
42 năm đã trôi qua, cuộc chiến tranh đã lùi xa gần nửa thế kỷ, đại tá Bùi Văn Tùng nay đã ở tuổi 90; thế nhưng, những việc ông đã làm của 42 năm trước ông xứng đáng là một người anh hùng, một vị chính khách lỗi lạc của thời khắc lịch sử của dân tộc Việt Nam.
Huế, 23 giờ, ngày 27-4-2017
Cao Minh

"
https://www.facebook.com/caominhhm/posts/431914930506306




6. Ngày 3/5/2020, KMS đưa thêm một tư liệu quan trọng

"

Đề nghị tái bản, phổ biến cho toàn dân đọc

"Vào phòng bá âm, chúng tôi mời Dương Văn Minh và Vũ Văn Mầu ngồi xuống ghế, anh em chúng tôi bàn nhau soạn thảo lời tuyên bố đầu hàng. Mỗi người mỗi câu, mỗi ý, tôi là người chắp bút. Nội dung bản thảo như sau: “Tôi - đại tướng Dương Văn Minh, tổng thống chính quyền Sài Gòn xin tuyên bố đầu hàng vô điều kiện trước sức mạnh Quân giải phóng miền Nam Việt Nam, tôi kêu gọi chính quyền từ trung ương đến địa phương bỏ vũ khí, trao lại cho Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam”.
Ngay lúc đó, một người to cao, đội mũ cứng đến trước mặt tôi hỏi: Anh là ai? Tôi trả lời: Tôi là Phạm Xuân Thệ - Đoàn phó Đoàn Đông Sơn. Người đó tự giới thiệu: Tôi là Bùi Tùng - Trung tá, Chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203. Khi vào dinh Độc Lập chúng tôi thấy anh đã đưa Dương Văn Minh và Vũ Văn Mẫu ra đài phát thanh nên chúng tôi ra đây luôn. Tôi liền nói: May quá, chúng tôi đã đưa Dương Văn Minh và Vũ Văn Mẫu ra đây và đang cùng soạn thảo lời tuyên bố đầu hàng, mời anh cùng làm việc.
Sau khi viết xong, tôi đưa cho Dương Văn Minh xem, vì viết vội và chữ tôi khó đọc, nên Dương Văn Minh đề nghị tôi đọc lại cho ông ta chép. Tôi đồng ý, nhưng khi tôi dọc đến chữ “tổng thống”, ông ta dừng lại và nói: “Báo cáo chỉ huy, vì ông Hương bỏ chạy nên tôi mới lên đảm trách mấy ngày nay, tôi chỉ là đại tướng thôi”. Tôi liền nói: Dù chỉ nắm quyền một giờ hay một ngày, ông cũng là tổng thống của chính quyền Sài Gòn. Thấy tôi có thái độ cương quyết, Dương Văn Minh buộc phải chép tiếp nguyên văn bản thảo do chúng tôi đã soạn thảo.
Sau khi ông Minh viết xong toàn bộ lời tuyên bố đầu hàng, xem lại thấy đúng ý định của chúng tôi, tôi gọi đồng chí Thái Bá Quang - Trung úy, Trợ lý tuyên huấn Trung đoàn giữ chiếc cát sét Hi-ta-chi mang theo từ Đà Nẵng để ghi âm lời đọc của Dương Văn Minh. Khi đồng chí Quang ấn nút thu của chiếc cát sét thì băng lại bị rối. Chúng tôi làm đi làm lại nhiều lần vẫn không được. Thấy vậy, tôi đã phê bình đồng chí Quang là bảo quản máy không chu đáo.
Lúc này có một nhà báo nước ngoài người to và cao bước đến, ông ta đưa chiếc máy ghi âm của ông cho chúng tôi mượn để ghi lời tuyên bố đầu hàng của Dương Văn Minh. Sau này tôi mới biết đó là ông Morít - một nhà báo của Cộng hoà Liên bang Đức.



"



"
Đêm 28 rạng ngày 29 tháng 4, các đơn vị của Trung đoàn 66 đã tập kết ở ngã ba Thái Lan, cạnh trục đường số 15 đi vào căn cứ Nước Trong. Đây là một rừng cao su rậm rạp. Từ lúc này, Trung đoàn 66 nằm trong đội hình lực lượng đột kích thọc sâu của Quân đoàn 2. Căn cứ vào ý định thọc sâu và sử dụng lực lượng của quân đoàn, trung đoàn tổ chức bố trí đội hình chiến đấu như sau: Đại đội 2 của Tiểu đoàn 7, mỗi tiểu đội ngồi trên một chiếc xe tăng của phân đội đi đầu trong đội hình dẫn Lữ đoàn xe tăng 203. Lực lượng còn lại của Tiểu đoàn 7 ngồi trên xe thiết giáp và xe ô tô. Cứ mỗi trung đội ngồi trên một chiếc ô tô. Sau đội hình Tiểu đoàn 7 và tiểu đoàn xe tăng của Lữ đoàn 203 là đội hình Tiểu đoàn 8 và Tiểu đoàn 9, mỗi trung đội cũng ngồi trên một chiếc ô tô vận tải quân sự.

Để thực hành tiến công trong hành tiến, chúng tôi bố trí bộ đội ngồi trên xe theo tư thế luôn sẵn sàng chiến đấu, có thể phát huy được hỏa lực, hoặc khi nhảy ra khỏi xe triển khai đội hình chiến đấu được ngay. Tôi được phân công chỉ huy Tiểu đoàn 7 đi đầu đội hình tiến công hành tiến của trung doàn. Tôi đi trên chiếc xe Jeép do dồng chí Đào Ngọc Vân, quê ở Thanh Hóa lái, đi cùng với tôi còn có đồng chí Nguyễn Khắc Nhu - Trung úy, Trợ lý tác chiến, một chiến sĩ vệ binh, một chiến sĩ truyền đạt là đồng chí Nguyễn Huy Hoàng và đồng chí Bàn Nguyên Thất - chiến sĩ thông tin 2 oát.

Đến 15 giờ ngày 29 tháng 4, khi đội hình hành tiến của Tiểu đoàn 7 đã triển khai xong, tôi dùng máy thông tin 2 oát báo cáo về Ban chỉ huy Trung đoàn là Đại đội 2 Tiểu đoàn 7 đã nhập vào đội hình xe tăng, mọi công tác chuẩn bị đã sẵn sàng. Đúng 17 giờ, lực lượng thọc sâu xuất phát. Xe chúng tôi và xe Ban chỉ huy Tiểu đoàn 7 đi sau phân đội xe tăng đi đầu của tiểu đoàn xe tăng thuộc Lữ đoàn 203. Đến 19 giờ ngày 29 tháng 4, phân đội xe tăng đến cầu sông Buông. Trên trời có rất nhiều tiếng máy bay các loại, nhưng không thấy chúng đánh phá (sau này tôi mới biết đó là các máy bay địch chở người di tản và một số sĩ quan, công chức cao cấp của ngụy bỏ chạy ra Vũng Tàu). Do cầu sông Buông bị địch phá hỏng, nên đội hình hành tiến phải tạm dừng chờ bộ đội công binh của quân đoàn và sư đoàn khắc phục. Đến 21 giờ tối 29 tháng 4, Binh đoàn thọc sâu lại tiếp tục hành tiến. Do cầu yếu, chỉ từng xe một vượt cầu nên mất khá nhiều thời gian. Khoảng 23 giờ tối 29 tháng 4, đầu đội hình đến ngã ba Long Bình và đầu cầu xa lộ qua sông Đồng Nai. Đây là một chiếc cầu lớn và quan trọng trên xa lộ Sài Gòn - Biên Hoà, bộ đội đặc công của ta đã đánh chiếm và chốt giữ từ mấy ngày trước. Ngay tại đầu cầu xa lộ, do đêm tối, chiếc xe tăng đi đầu lao lên dải phân cách nên bị đội bụng, xích quay tại chỗ không chạy được nên toàn bộ đội hình phải dừng lại.

Sau đó, chúng tôi phải cho bộ đội xuống xe và tìm cách khắc phục sự cố được bằng cách kéo chiếc xe tăng bị đội bụng lùi lại. Tới gần 24 giờ tối 29 tháng 4, đội hình hành tiến thọc sâu theo đường xa lộ Sài Gòn - Biên Hòa lao thẳng về hướng Sài Gòn. Khoảng 3 giờ sáng ngày 30 tháng 4, chúng tôi đến ngã ba xa lộ Đại Hàn thì gặp địch đang tổ chức chốt chặn, chúng dùng hoả lực bắn vào đội hình của ta. Bộ phận đi đầu đội hình đã triển khai đội hình xe tăng và bộ binh đánh trả quân địch. Trận đánh diễn ra được khoảng từ 15 đến 20 phút thì địch bỏ chạy, bộ đội ta lại tiếp tục hành tiến. Khoảng 5 giờ sáng ngày 30 tháng 4, bộ đội ta qua cầu Rạch Chiếc, cầu này cũng đã có bộ đội đặc công ta đánh chiếm từ ngày hôm trước và kiên cường chốt giữ cầu không cho địch phá hoại. Đến 6 giờ sáng ngày 30 tháng 4, phân đội xe tăng đi đầu cùng Đại đội 2 đến đầu cầu Sài Gòn. Khi thấy xe tăng và bộ binh ta, quân địch đã chống trả quyết liệt. Trên đỉnh dốc cầu, địch bố trí các ụ súng dã chiến bằng thùng phi đổ đất đặt hoả khí chống tăng và mấy chiếc xe tăng M.41 liên tục bắn chặn vào phân đội xe tăng đi đầu của ta. Cùng lúc đó, địch ở hai bên đầu cầu phía bên kia sông Sài Gòn dùng hỏa lực xe tăng và pháo bắn thẳng bắn sang đội hình của chúng tôi rất ác liệt. Dưới sông Sài Gòn có nhiều tàu chiến và giang thuyền chạy ngang, chạy dọc mặt sông, chúng dùng pháo và các hoả khí bắn chặn quyết liệt về đầu cầu phía bắc. Lúc nàv, tôi báo cáo nhanh với dồng chí Trung đoàn trưởng là đội hình đi dầu bị địch bắn trả rất quyết liệt phải dừng lại triển khai chiến đấu. Trung đoàn trưởng Nguyễn Sơn Văn ra lệnh cho tôi chỉ huy triển khai Tiểu đoàn 7 phối hợp cùng lực lượng xe tăng của Lữ đoàn 203 nhanh chóng tiêu diệt địch, đánh chiếm cầu và vượt qua cầu bằng được, không để địch phá cầu. Tôi cùng Ban chỉ huy Tiểu đoàn 7 điều Trung đội ĐKZ 75 của tiểu đoàn, đồng thời trung đoàn cũng điều Đại đội ĐKZ 75 của trung đoàn lên phía trước. Ngay sau đó, hoả lực xe tăng, pháo 85 ly bắn thẳng của sư đoàn và ĐKZ 75, B.40, B.41, 12,7 ly của Tiểu đoàn 7 đồng loạt chế áp hỏa lực vào quân địch trên cầu, bên kia cầu và tàu của chúng dưới sông. Khoảng 20 phút sau, bộ đội ta bắn cháy 2 chiếc xe tăng M.41 trên đỉnh cầu Sài Gòn, bắn cháy và chìm 2 tàu chiến địch trên sông Sài Gòn, số tàu chiến địch còn lại vội chạy xuôi theo sông Sài Gòn.

Lúc này tôi quan sát thấy trên tháp pháo một chiếc xe tăng của ta có một đồng chí bi thương nặng gục xuống, chiến sĩ bộ binh và các đồng chí pháo thủ đưa đồng chí đó xuống mặt đường để băng bó, cấp cứu, được một lúc thì đồng chí đó hy sinh. Sau này tôi mới được biết đó là đồng chí Ngô Văn Nhỡ - Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn xe tăng đi đầu đội hình của Lữ đoàn 203. Tại đầu cầu Sài Gòn, ta bị địch bắn trả làm cháy 2 xe tăng, một xe bị đứt xích, hy sinh và bị thương một số đồng chí. Một số cán bộ, chiến sĩ của Tiểu đoàn 7 cũng bị thương vong ở ngay đầu cầu Sài Gòn.

Khoảng 7 giờ sáng ngày 30 tháng 4, địch vẫn chống trả rất quyết liệt, trận chiến đấu giữa ta và địch diễn ra liên tục và rất ác liệt. Đến khoảng 8 giờ sáng ngày 30 tháng 4, quân địch chống trả yếu ớt, sau đó bỏ chạy.

Lúc này đồng chí Hoàng Đan - Phó Tư lệnh Quân đoàn và đồng chí Trung đoàn trưởng Nguyễn Sơn Văn đã trực tiếp đến vị trí tôi đang chỉ huy Tiểu đoàn 7 chiến đấu. Đồng chí Hoàng Đan ra lệnh cho tôi phải nhanh chóng đưa bộ đội vượt qua cầu để chiếm giữ đầu cầu bên kia, không cho dịch phá cầu. Tôi ra lệnh cho Tiểu đoàn 7 lên xe bám theo lực lượng xe tăng nhanh chóng vượt qua cầu. Lúc này trên mặt cầu, hai chiếc xe tăng M.41 của địch đang cháy rất dữ dội, từng xe một phải lách thật nhanh đổ vượt qua vì lửa bốc rất cao, đạn trong xe tăng vẫn nổ dữ dội. Khi mấy chiếc xe tăng của ta qua được đầu cầu bên kia thì tôi cũng lên xe Jeep lao theo.

Đội hình hành tiến của lực lượng thọc sâu tiếp tục tiến thẳng vào nội đô Sài Gòn. Đến ngã tư Hàng Xanh, vì không biết đường vào nội đô nên xe chúng tôi phải dừng lại để hỏi dường. Lúc này địch đã rút khỏi cầu Sài Gòn chạy vào nội đô, nhưng nhân dân vẫn chưa dám ra đường, mà đóng kín cửa ở trong nhà. Chúng tôi phải vào nhà dân để hỏi đường vào dinh Độc Lập, có tiếng nói vọng ra: Quân giải phóng quẹo tay trái vượt qua cầu Thị Nghè thì đến dinh Độc Lập. Nghe thấy vậy, thế là chúng tôi nhảy vội lên xe, rẽ tay trái chạy thẳng đến cầu Thị Nghè. Lúc này đội hình hành quân của ta xe tăng và ô tô đan cài, xe nọ vượt xe kia không thành thứ tự hàng lối nào cả. Đến cách cầu Thị Nghè hơn 100 mét thì bộ phận đi đầu đội hình phải dừng lại vì gặp địch tổ chức bố trí cả xe bọc thép chốt chặn bên kia đầu cầu. Bộ phận xe tăng và bộ binh đi đầu lại tiếp tục triển khai chiến đấu. Trận chiến đấu diễn ra khoảng 20 phút, xe bọc thép địch bị xe tăng ta bắn nổ tung, bọn địch vội vã tháo chạy.

Sau khi vượt cầu Thị Nghè, lực lượng thọc sâu của Quân đoàn 2 đến Thảo Cầm Viên. Chúng tôi lại phải dừng lại để hỏi đường, vì lúc này đường vào thành phố rất nhằng nhịt, nhiều ngả đường khác nhau. Xe chúng tôi vừa dừng, thì thấy trong Thảo Cầm Viên có một người vác lá cờ Giải phóng chạy vội ra phía xe chúng tôi. Ông ta khoảng chừng 40 tuổi. Tôi hỏi ông ta đường vào dinh Độc Lập phải đi lối nào, ông ta bảo cho ông ta lên xe để chỉ đường. Như vậy, chiếc xe Jeep của tôi lúc này gồm có tôi ngồi ghế phía trước, đồng chí Đào Ngọc Vân lái xe, băng ghế phía sau và gác-đờ-bu xe có đồng chí Nguyễn Khắc Nhu - Trợ lý tác chiến, đồng chí Nguyễn Huy Hoàng - chiến sĩ truyền đạt, đồng chí Bàn Nguyên Thất - chiến sĩ thông tin 2 oát và người dân di theo chỉ đường. Sau đó, xe chúng tôi chạy thẳng từ cổng Thảo Cầm Viên theo một con đường rất lớn. Đến ngã tư đường Hồng Thập Tự - Mạc Đĩnh Chi, các loại xe của lực lượng thọc sâu của Quân đoàn 2 tràn lên, chia làm hai mũi lao thẳng về hướng dinh Độc Lập. Xe chúng tôi đi đến đâu, người đàn ông lại giới thiệu tên đường phố và những tòa nhà cao hai bên đường, như bên phải là tòa đại sứ Mỹ, bên trái là nhà thờ Đức Bà... Đến cách ngã ba khoảng 100 mét, chúng tôi thấy một tòa nhà trước mặt rất to, ông ta chỉ tay và nói to: Đó, dinh Độc Lập đó! Chiếc xe Jeep của tôi nhanh chóng lách vượt qua những xe tăng và xe chở bộ binh lao lên, cách hàng rào khoảng 50 mét, tôi thấy chiếc xe tăng thứ nhất khựng lại ở phía bên trái trước cây cột lớn của hàng rào sắt, lúc đó tôi chưa biết đó là cổng chính của dinh Độc Lập. Tôi thoáng nghĩ tại sao chiếc xe kia không húc đổ hàng rào mà lại dừng lại ở bên ngoài, thì liền thấy chiếc xe tăng thứ hai lao vào khoảng trống bên phải chiếc xe tăng thứ nhất đang dừng. Hàng rào bật ra, chiếc xe tăng thứ hai đi vòng bên phải vào trong sân tòa nhà lớn, chiếc xe Jeép của tôi lao theo sau chiếc xe thứ hai vượt qua hàng rào vừa bật ra. Khi qua hàng rào, tôi mới biết đây là cánh cổng của dinh Độc Lập, xe của tôi liền vòng bên trái đi vào sát tòa nhà. Lúc này, các chiến sĩ Đại đội 2 Tiểu đoàn 7 cùng các xe tăng của Lữ đoàn 203 đang tràn vào sân dinh Độc Lập. Lực lượng lính ngụy bảo vệ dinh và lực lượng lính biệt kích tăng cường bảo vệ dinh Độc Lập hoảng hốt, một số quăng súng, cởi quần áo ngồi sụp xuống chân tường, số đông tự chạy dồn về đồi đất góc sân phía tây dinh Độc Lập.
 Logged

hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 4142


« Trả lời #22 vào lúc: 15 Tháng Hai, 2019, 10:29:55 AM »

Chúng tôi nhanh chóng xuống xe. Đồng chí Đào Ngọc Vân với tay lấy lá cờ của người đàn ông đi theo chỉ đường. Người đàn ông ấy vội kéo lại và nói: Đây là cờ của tôi chứ. Thấy vậy tôi liền hô: Cờ của ai cũng cứ mang lên mà cắm. Thế là tôi cùng đồng chí Nhu, đồng chí Thất, đồng chí Hoàng, đồng chí Vân tay cầm súng trong tư thế sẵn sàng chiến đấu tiến vào toà nhà lớn và chạy lên tầng trệt của dinh Độc Lập. Khi vào đến sảnh chúng tôi gặp rất nhiều người, người vác máy quay phim, người cầm máy ảnh, người khoác túi nhốn nháo dưới sảnh ở chân cầu thang. Sau này tôi mới biết họ là các phóng viên, nhà báo trong và ngoài nước. Tôi đưa tay rẽ họ ra và hỏi một nhà báo người Việt: Tôi muốn lên cắm cờ trên nóc dinh Độc Lập thì đi theo đường nào? Có tiếng người trong đám đông nói ra: Quân giải phóng đi bên trái cũng được, đi bên phải cũng được. Anh nhà báo nói: “Ngài theo cầu thang bên tay mặt lên cũng được”. Lúc này tôi mới để ý thấy trước mặt tôi có hai đường để đi lên cầu thang. Tôi dẫn anh em chạy lên theo cầu thang bên trái, trong tay tôi lăm lăm khẩu súng ngắn K.54 đã lên đạn, đồng chí Nhu cũng cầm súng ngắn trên tay. Đồng chí Hoàng giương khẩu AK về phía trước, đồng chí Bàn Nguyên Thất đeo sau lưng máy 2 oát cũng đeo khẩu AK trước ngực, đồng chí Đào Ngọc Vân đeo AK sau lưng tay vác lá cờ và người dân chỉ đường cũng chạy theo chúng tôi. Khi đi lên bậc thang trên cùng nối vào hành lang, đến sảnh của lầu 1, tôi thấy một người to cao, mặc áo cộc tay màu xám chạy đến trước mặt. Ông giơ tay tự giới thiệu: Báo cáo cấp chỉ huy, tôi là chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh - phụ tá của tổng thống Dương Văn Minh. Toàn bộ nội các của chính quyền ông Minh đang trong phòng họp, mời cấp chỉ huy vào làm việc. Lúc này tôi mới biết toàn bộ nội các chính quyền Dương Văn Minh đang trong dinh Độc Lập. Vì trước đó tôi nghĩ họ đã bỏ chạy hết khi thấy Quân giải phóng tiến vào và nghĩ vào dinh Dộc Lập là chỉ để cắm cờ Quyết chiến quyết thắng lên nóc dinh mà thôi.

Trước tình huống này, chúng tôi không lên sân thượng để cắm cờ nữa. Sau khi tự giới thiệu xong, ông Hạnh dẫn chúng tôi đi khoảng chục bước, qua hành lang để vào một phòng rộng. Từ ngoài hiên nhìn qua tấm kính trong suốt tôi thấy đây là một gian phòng lớn, được trang trí đẹp, nền trải thảm xanh, các ghế ngồi bọc nhung, các cửa sổ che rèm trắng và ở trong phòng có rất đông người đang đứng, ngồi lộn xộn. Chúng tôi bước vào sát cửa, cửa kính mở ra, mọi người trong phòng đứng dậy cả, tôi thấy hai người, một người to cao mặc áo cộc tay màu xám đeo kính, một người thấp dậm, mặc com-plê rất sang trọng. Ông Nguyễn Hữu Hạnh chỉ tay vào người to cao, mang kính và giới thiệu: Đây là tổng thống Dương Văn Minh, sau đó ông chỉ tiếp vào người thấp mặc com-plê sang trọng nói: Đây là thủ tướng Vũ Văn Mẫu. Sau khi ông Hạnh giới thiệu xong, ông Dương Văn Minh bước lại gần và nói với tôi: Chúng tôi đã biết Quân giải phóng tiến công vào nội đô, chúng tôi đang chờ Quân giải phóng vào để bàn giao. Theo phản ứng tự nhiên, tôi nghiêm mặt, nói lớn: Các anh là kẻ thất bại, các anh bị bắt làm tù binh, các anh phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, không có bàn giao gì cả! Ai có vũ khí bỏ xuống giao cho Quân giải phóng!

Nghe tôi nói xong, nét mặt Dương Văn Minh thoáng chút bối rối và nói: Xin được bắt tay Quân giải phóng. Tôi liền gạt đi: Các anh là kẻ thù của chúng tôi, chúng tôi không bắt tay các anh! Nghe vậy, Dương Văn Minh cúi đầu, ông Vũ Văn Mẫu dịch lùi về hàng ghế định ngồi xuống. Lúc này, những thành viên trong nội các chính quyền Sài Gòn cũng tản dần ra ngồi xuống ghế. Tôi vẫn kiên quyết bắt Dương Văn Minh phải ra đài phát thanh để tuyên bố đầu hàng. Cùng thời gian trên, đồng chí Đào Ngọc Vân vác lá cờ Giải phóng chạy lên ban công sảnh tầng 2 dinh Độc Lập cùng một số chiến sĩ khác liên tục phất cờ báo hiệu quân ta đã chiếm được dinh Độc Lập.

Lúc này ngoài sân dinh Độc Lập và ngoài đường phố tiếng súng AK nổ rất nhiều, tôi biết là quân ta đang bắn súng để chào mừng chiến thắng, nhưng ông Minh và ông Mẫu vẫn nghĩ là đang còn nổ súng giao chiến nên ông Minh nói trong vẻ lo lắng: Ngoài đường phố súng nổ rất dữ, đi ra đài phát thanh không bảo đảm an toàn, cho chúng tôi được tuyên bố đầu hàng tại đây. Nhưng tôi suy nghĩ là phải đưa ra đài phát thanh để phát lên làn sóng mới lan truyền được khắp nơi và để quân đội ngụy Sài Gòn nhanh chóng bỏ vũ khí, kết thúc chiến tranh, nên chúng tôi kiên quyết bắt hai ông Minh và Mẫu phải ra xe để đến đài phát thanh. Lúc này, tiếng súng AK bên ngoài vẫn nổ mạnh. Tôi giải thích cho hai ông: Quân giải phóng đã làm chủ thành phố Sài Gòn nên bắn để chào mừng chiến thắng chứ không phải còn đánh nhau ngoài đường phố. Chúng tôi bảo đảm an toàn cho các ông.

Sau đó ông Minh và ông Mẫu nói nhỏ gì với nhau, tôi không nghe rõ, rồi các ông ấy chấp thuận theo chúng tôi xuống sân dinh Độc Lập để ra đài phát thanh. Lúc này, cán bộ, chiến sĩ của Trung đoàn 66 và Lữ đoàn 203 đã lên các tầng nhà rất đông. Chúng tôi đưa Dương Văn Minh và Vũ Văn Mẫu đi ra khỏi phòng họp. Khi xuống đến cửa sảnh, ông Minh giơ tay về phía bên trái của dinh Độc Lập chỉ vào một chiếc xe sang trọng và nói: Mời cấp chỉ huy lên xe của chúng tôi để đến đài phát thanh. Tôi chỉ vào chiếc xe Jeep bám đầy bụi đất và cắm lá ngụy trang nói với ông ta: Chúng tôi đã có xe để đưa ông đi!

Thế là tôi dẫn Dương Văn Minh và Vũ Văn Mẫu lên chiếc xe Jeep do đồng chí Đào Ngọc Vân lái để đi ra đài phát thanh. Trên xe lúc này, đồng chí Đào Ngọc Vân ngồi ở ghế lái, còn ghế bên cạnh tôi để Dương Văn Minh ngồi bên trong, tôi ngồi bên ngoài, Vũ Văn Mẫu và đồng chí Nhu, đồng chí Phùng Bá Đam - Trưởng tiểu ban Cán bộ Trung đoàn 66 ngồi ở băng ghế phía sau, còn đồng chí Thất và đồng chí Hoàng ngồi ở hai bên cạnh sườn xe. Ra khỏi cổng dinh Độc Lập, tôi bảo ông Minh chỉ đường để chúng tôi ra đài phát thanh. Vì đến lúc này chúng tôi vẫn chưa biết đài phát thanh ở vị trí nào. Trong phương án tác chiến của trung đoàn trước khi tiến công vào nội đô, theo nhiệm vụ thì Tiểu đoàn 7 cùng Lữ đoàn xe tăng 203 đánh chiếm dinh Độc Lập, Tiểu đoàn 8 đánh chiếm đài phát thanh Sài Gòn, Tiểu đoàn 9 đánh chiếm bộ tư lệnh hải quân ngụy và cảng Ba Son, nên tôi đoán chắc chắn ở đài phát thanh, Tiểu đoàn 8 Trung đoàn 66 đã chiếm giữ ở đó.

Ra khỏi cổng dinh Độc Lập, đi ngược lại con dường trước đây ít phút chúng tôi vừa tiến vào, tôi thấy xe tăng, ô tô chở bộ đội giải phóng và nhân dân thành phố đã đổ ra đông nghịt. Ông Minh nói với tôi: Xe cứ đi thẳng, đến cuối đường này thì rẽ trái. Tôi nhìn thấy quang cảnh ngoài đường và dưới các hàng cây trong dinh Độc Lập, xe tăng, ô tô của ta đã đỗ đầy, Quân giải phóng và nhân dân hòa lẫn nhau. Tôi hỏi ông Minh: Ông thấy sức mạnh của Quân giải phóng thế nào? Ồng Minh nói: Trước sức mạnh của Quân giải phóng, chúng tôi biết là chúng tôi sẽ thất bại. Tôi nói tiếp: Biết sẽ thất bại tại sao ông không đầu hàng từ trước, để đến khi chúng tôi đánh vào tận sào huyệt của các ông, các ông mói phải tuyên bố đầu hàng? Ông Minh nói: Khi Quân giải phóng chưa tiến quân vào nội đô, mà chúng tôi đã tuyên bố đầu hàng, bên dưới tôi nhiều người không đồng tình, họ khử chúng tôi mất.

Xe đi đến gần cổng Thảo Cầm Viên, ông Minh chỉ rẽ sang bên trái, sau đó lại chỉ rẽ tiếp về tay phải rồi ông Minh nói xe dừng lại. Ngay lúc đó tôi cũng đã nhận ra một số cán bộ, chiến sĩ của Tiểu đoàn 8. Chúng tôi xuống xe đưa ông Minh và ông Mẫu vào trong sân của đài phát thanh Sài Gòn. Lúc này, ở đài phát thanh Sài Gòn, Tiểu đoàn 8 Trung đoàn 66 đã chiếm giữ. Vừa vào đến sân thì tôi gặp Chính trị viên của Tiểu đoàn 8 Hoàng Trọng Tình chạy ra báo cáo với tôi: Theo mệnh lệnh của trung đoàn, Tiểu đoàn 8 đã đánh chiếm đài phát thanh, bảo đảm an toàn, giữ không cho dân vào phá. Tôi nói: Vậy là tốt, tôi đưa Dương Văn Minh và Vũ Văn Mẫu ra để tuyên bố đầu hàng, đồng chí dẫn tôi lên phòng làm việc của đài phát thanh. Thế là đồng chí Tình dẫn chúng tôi lên tầng 2 của tòa nhà đài phát thanh. Vào một căn phòng rộng, máy móc hiện đại còn nguyên, nhưng điện đã bị cắt, tôi thấy có nhiều máy móc và cả mi-crô trên bàn làm việc. Ngay lúc đó, một ông già chạy đến gặp chúng tôi và nói: Tôi là người bảo vệ gác cổng đài phát thanh, khi Quân giải phóng vào, nhân viên đài phát thanh bỏ chạy hết. Đồng chí Hoàng Trọng Tình cũng nói: Khi chúng tôi vào còn một số người mặc thường phục ở đây, nhưng bây giờ họ chạy đâu cả. Tôi hỏi người bảo vệ: Tìm nhân viên đài phát thanh ở đâu bây giò? Ông bảo vệ nói: Nếu Quân giải phóng muốn sử dụng đài phát thanh, chờ tôi chút xíu để tôi đi gọi họ.

Vào phòng bá âm, chúng tôi mời Dương Văn Minh và Vũ Văn Mầu ngồi xuống ghế, anh em chúng tôi bàn nhau soạn thảo lời tuyên bố đầu hàng. Mỗi người mỗi câu, mỗi ý, tôi là người chắp bút. Nội dung bản thảo như sau: “Tôi - đại tướng Dương Văn Minh, tổng thống chính quyền Sài Gòn xin tuyên bố đầu hàng vô điều kiện trước sức mạnh Quân giải phóng miền Nam Việt Nam, tôi kêu gọi chính quyền từ trung ương đến địa phương bỏ vũ khí, trao lại cho Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam”.

Ngay lúc đó, một người to cao, đội mũ cứng đến trước mặt tôi hỏi: Anh là ai? Tôi trả lời: Tôi là Phạm Xuân Thệ - Đoàn phó Đoàn Đông Sơn. Người đó tự giới thiệu: Tôi là Bùi Tùng - Trung tá, Chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203. Khi vào dinh Độc Lập chúng tôi thấy anh đã đưa Dương Văn Minh và Vũ Văn Mẫu ra đài phát thanh nên chúng tôi ra đây luôn. Tôi liền nói: May quá, chúng tôi đã đưa Dương Văn Minh và Vũ Văn Mẫu ra đây và đang cùng soạn thảo lời tuyên bố đầu hàng, mời anh cùng làm việc.
 Logged

hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 4142


« Trả lời #23 vào lúc: 15 Tháng Hai, 2019, 01:42:51 PM »

Sau khi viết xong, tôi đưa cho Dương Văn Minh xem, vì viết vội và chữ tôi khó đọc, nên Dương Văn Minh đề nghị tôi đọc lại cho ông ta chép. Tôi đồng ý, nhưng khi tôi dọc đến chữ “tổng thống”, ông ta dừng lại và nói: “Báo cáo chỉ huy, vì ông Hương bỏ chạy nên tôi mới lên đảm trách mấy ngày nay, tôi chỉ là đại tướng thôi”. Tôi liền nói: Dù chỉ nắm quyền một giờ hay một ngày, ông cũng là tổng thống của chính quyền Sài Gòn. Thấy tôi có thái độ cương quyết, Dương Văn Minh buộc phải chép tiếp nguyên văn bản thảo do chúng tôi đã soạn thảo. Sau khi ông Minh viết xong toàn bộ lời tuyên bố đầu hàng, xem lại thấy đúng ý định của chúng tôi, tôi gọi đồng chí Thái Bá Quang - Trung úy, Trợ lý tuyên huấn Trung đoàn giữ chiếc cát sét Hi-ta-chi mang theo từ Đà Nẵng để ghi âm lời đọc của Dương Văn Minh. Khi đồng chí Quang ấn nút thu của chiếc cát sét thì băng lại bị rối. Chúng tôi làm đi làm lại nhiều lần vẫn không được. Thấy vậy, tôi đã phê bình đồng chí Quang là bảo quản máy không chu đáo.

Lúc này có một nhà báo nước ngoài người to và cao bước đến, ông ta đưa chiếc máy ghi âm của ông cho chúng tôi mượn để ghi lời tuyên bố đầu hàng của Dương Văn Minh. Sau này tôi mới biết đó là ông Morít - một nhà báo của Cộng hoà Liên bang Đức.

Trong quá trình chúng tôi làm việc thì đồng chí Trịnh Viết Cả - Tiểu đội trưởng trinh sát Trung đoàn được nhà báo Kỳ Nhân biết nơi ở của nhân viên đài phát thanh Sài Gòn đã dẫn đường đến cư xá của họ và yêu cầu họ về đài phát thanh làm việc, đến lúc này họ cũng đã có mặt. Sau khi nhà báo nước ngoài ghi âm lời tuyên bố đầu hàng của Dương Văn Minh xong, thì chúng tôi mở máy nghe lại thấy đúng với nguyên văn bản soạn thảo.

Sau khi ghi âm xong lời tuyên bố đầu hàng của Dương Văn Minh, chúng tôi bàn nhau phải có lời chấp nhận tuyên bố đầu hàng. Lúc này đồng chí Bùi Tùng là người chỉ huy cao nhất ở đó nên chúng tôi đề nghị anh thay mặt Quân giải phóng chấp nhận lời tuyên bố đầu hàng. Đồng chí Tùng nói với tôi: Anh phát biểu luôn. Nhưng tôi nói: Anh là người miền Nam, thay mặt Quân giải phóng miền Nam Việt Nam, anh phát biểu đúng giọng hơn. Đồng chí Tùng nhất trí và đọc cho nhà báo nước ngoài ghi âm tiếp: Chúng tôi thay mặt Quân giải phóng miền Nam Việt Nam chấp nhận sự đầu hàng vô điều kiện của đại tướng Dương Văn Minh - tổng thống chính quyền Sài Gòn. Ngay sau đó, chúng tôi nói với nhân viên đài phát thanh: các anh mở máy làm việc theo hệ thống như trước lúc Quân giải phóng đánh chiếm đài phát thanh. Nhân viên đài phát thanh nói: Báo cáo các ông, toàn bộ máy móc của hệ thống đài phát thanh đã hoạt động tốt. Xin mời các ông làm việc. Ngay lúc này, Vũ Văn Mẫu đề nghị được phát biểu với nội dung là kêu gọi nhân dân Sài Gòn hãy bình tĩnh, Quân giải phóng đã làm chủ thành phố, không xảy ra tắm máu như những lời tuyên truyền trước đây, nhưng chúng tôi nói với ông ta là không cần thiết.

Sau đó, chúng tôi đưa Dương Văn Minh vào ngồi trước bàn làm việc. Nhà báo nước ngoài mở máy ghi âm lời tuyên bố đầu hàng của Dương Văn Minh vừa ghi âm xong chuyển sang máy phát của đài phát thanh Sài Gòn để phát trên sóng lời tuyên bố đầu hàng không điều kiện của tổng thống chính quyền Sài Gòn và lời chấp nhận đầu hàng của đại diện Quân giải phóng. Quang cảnh ở phòng phát thanh cũng được một nhà báo kịp ghi lại bằng hình ảnh (Tấm ảnh đó hiện được trưng bày tại Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam, với ký hiệu P7877c).

Sau khi lời tuyên bố đầu hàng của tổng thống Dương Văn Minh và lời chấp nhận đầu hàng của Quân giải phóng được công bố trên đài phát thanh Sài Gòn, chúng tôi lại đưa Dương Văn Minh và Vũ Văn Mẫu lên chiếc xe Jeep của tôi về dinh Độc Lập. Về đến dinh Độc Lập, tôi đã thấy Bộ Tư lệnh Sư đoàn có đồng chí Nguyễn Ân - Sư đoàn trưởng, đồng chí Trần Bình - Chính ủy và Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 cùng nhiều cán bộ cao cấp khác đang đứng ở sân dinh Độc Lập. Trong Bộ Tư lệnh Quân đoàn tôi chỉ mới biết đồng chí Nguyễn Hữu An là Tư lệnh Quân đoàn, vì khi thành lập quân đoàn ở ngoài Quảng Trị, chúng tôi đang chuẩn bị chiến đấu ở Quảng Đà. Đến tháng 9 năm 1974, sau khi giải phóng Thượng Đức, đồng chí Nguyễn Hữu An vào kiểm tra đơn vị nên tôi mới biết đồng chí là Tư lệnh Quân đoàn.
Khi đưa Dương Văn Minh và Vũ Văn Mẫu xuống khỏi xe Jeep, tôi báo cáo vối đồng chí Tư lệnh Quân đoàn Nguyễn Hữu An và đồng chí Sư đoàn trưởng Nguyễn An cùng một số đồng chí cán bộ của quân đoàn đang ở đó là tôi đã đưa Dương Văn Minh, Vũ Văn Mẫu ra đài phát thanh tuyên bố đầu hàng và đã đưa về đến đây. Có một cán bộ trong Bộ Tư lệnh Quân đoàn có mặt lúc đó đã phê bình tôi là đưa Dương Văn Minh, Vũ Văn Mẫu đi mà không báo cáo cấp trên. Tôi không biết nói sao, bởi thực lòng trong tình thế đó tôi chỉ nghĩ đơn giản là làm sao sớm để tổng thống ngụy quyền tuyên bố đầu hàng, chiến sự sè sớm chấm dứt, bớt đi những sự hy sinh không đáng có. Liền sau đó, đồng chí Sư đoàn trưởng Nguyễn Ân nói: “Đây là Thệ - Trung đoàn phó Trung doàn 66 Sư đoàn 304, sai đâu sẽ kiểm điểm sau, để cho đồng chí ấy về chỉ huy đơn vị”. Như gỡ được thế bí, tôi vội lùi ra. Cùng lúc đó, bất ngờ có một quả đạn cối nổ ngay trước cửa sân dinh Độc Lập. Đồng chí Nguyễn Văn Duyên - Phó phòng Tác chiến quân đoàn bị mảnh văng vào mặt, máu chảy đầm đìa. Mọi người vội vã chạy vào tầng trệt dinh Độc Lập. Sau đó, tôi được biết một đơn vị nào đó vào nội đô sau, tưởng ta chưa chiếm được dinh Độc Lập nên đã bắn cối vào.

Về sự kiện bắt tổng thống và nội các chính quyền Sài Gòn, Lịch sử Đảng bộ Quân đoàn 2 (1974-2009) và Lịch sử Đảng bộ Trung đoàn xe tăng 203 (1965-2010) viết: “Quân địch hoàn toàn tan rã. Được nhân dân và biệt động thành Sài Gòn dẫn dường, xe tăng của lữ đoàn, đi đầu đội hình là Đại đội xe tăng 4, theo đại lộ Hồng Thập Tự tiến vào đánh chiếm dinh Độc Lập, xe tăng 843 do dồng chí Đại đội trưởng Bùi Quang Thận trực tiếp làm trưởng xe, kíp xe gồm: Thái Bá Minh, Nguyễn Văn Kỳ và Lừ Văn Thái luôn dẫn đầu. Tiếp sau là xe 390 do Chính trị viên Đại đội Vũ Đăng Toàn chỉ huy, kíp xe gồm: Lê Đình Phượng, Nguyễn Văn Tập và Ngô Sỹ Nguyên (riêng pháo thủ Đỗ Cao Trường bị thương phải ở lại tuyến sau). Xe 843 tiến đến trước hàng rào dinh Độc Lập húc thẳng vào cổng phụ, bên cạnh cổng chính, xe bị mắc kẹt dừng lại. Ngay lúc dó, xe 390 lao lên húc đổ cổng chính dinh Độc Lập. Trung úy, Đại đội trưởng Bùi Quang Thận từ xe 843 cầm lá cờ Giải phóng, chạy lên cắm trên đỉnh nóc dinh tổng thống ngụy quyền Sài Gòn. Lúc ấy là 11 giờ 30 phút, ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Cùng thời gian, Trung đoàn phó Trung đoàn 66 Phạm Xuân Thệ và một số cán bộ, chiến sĩ lực lượng thọc sâu của Quân đoàn và biệt động thành tiến vào dinh Độc Lập bắt tổng thống Dương Văn Minh cùng toàn bộ những nhân vật chủ chốt của nội các chính quyền Sài Gòn. Ngay sau đó, đồng chí Phạm Xuân Thệ cùng một số cán bộ, chiến sĩ áp giải tổng thống Dương Văn Minh đến đài phát thanh. Trong lúc đồng chí Thệ và các đồng chí cán bộ Trung đoàn 66 soạn thảo nội dung lời tuyên bố đầu hàng thì đồng chí Bùi Văn Tùng, Chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203 đến, mọi người cùng bàn bạc, soạn thảo tiếp. Đồng chí Thệ đọc cho Dương Văn Minh chép lại nội dung bản tuyên bố đầu hàng. Dương Văn Minh buộc phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện trên đài phát thanh Sài Gòn.

Từ đài phát thanh Sài Gòn vừa được giải phóng, Dương Văn Minh tuyên bố “Tôi đại tướng Dương Văn Minh - tổng thống chính quyền Sài Gòn kêu gọi quân lực cộng hòa hạ vũ khí đầu hàng không điều kiện Quân giải phóng miền Nam Việt Nam. Tôi tuyên bố chính quyền Sài Gòn từ trung ương đến địa phương phải giải tán hoàn toàn, giao chính quyền từ trung ương đến địa phương lại cho Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam” (Lịch sử Quân đoàn 2 (1974-2004), Nxb Quân đội nhân dân, 2004, tr. 257, 258).

Dương Văn Minh vừa dứt lời, đồng chí Bùi Văn Tùng - Chính ủy Lữ đoàn 203 vinh dự thay mặt các đơn vị quân giải phóng đánh chiếm dinh Độc Lập, dõng dạc đọc lời tuyên bố: “Tôi đại diện lực lượng giải phóng miền Nam, đơn vị chiếm dinh Độc Lập, chấp nhận sự đầu hàng không điều kiện của tướng Dương Văn Minh - tổng thống chính quyền Sài Gòn. Tôi đại diện lực lượng giải phóng miền Nam Việt Nam tuyên bố: Thành phố Sài Gòn - Gia Định hoàn toàn giải phóng, chấp nhận sự đầu hàng không điều kiện của Dương Văn Minh, tổng thống chính quyền Sài Gòn”.
 Logged

hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 4142


« Trả lời #24 vào lúc: 15 Tháng Hai, 2019, 01:44:21 PM »

Sau lúc ấy, tôi lên xe về đơn vị. Sau đó tôi ra bộ tư lệnh hải quân ngụy để kiểm tra Tiểu đoàn 9. Lúc này Tiểu đoạn 9 đã chiếm giữ bộ tư lệnh hải quân và cảng Ba Son, nhưng một số người dân xô vào cảng Ba Son để cướp tài sản. Tôi ra lệnh cho Tiểu đoàn 9 phải bảo vệ không để cho dân vào cướp phá, đóng kín các cánh cổng và tổ chức canh gác chu đáo. Sau đó tôi về Ban chỉ huy Tiểu đoàn 9 đang đóng tại bộ tư lệnh hải quân ngụy. Lúc đó khoảng 5 giờ chiều, tôi đi tắm giặt và lấy trong ba lô bộ quần áo Tô Châu mới toanh ra mặc, còn bộ quần áo cũ do đã mặc nhiều ngày nên tôi bỏ luôn. Sau này, tôi cứ tiếc mãi vì không giữ lại bộ quần áo còn vương bụi đường mà tôi đã mặc trong giờ phút lịch sử đáng nhớ của dân tộc.

Khoảng 17 giờ 30 phút tối 30 tháng 4, tôi về Sở chỉ huy Trung đoàn đang ở tòa nhà Bộ Nội vụ chính quyền Sài Gòn cũ, ở trước cửa dinh Độc Lập, về phía tay trái cách khoảng 500 mét. Về đến đây tôi gặp đồng chí Nguyễn An - Sư đoàn trưởng đang ở sở chỉ huy Trung đoàn. Vừa thấy tôi, đồng chí Ân nói: Việc đưa Dương Văn Minh ra đài phát thanh, các cậu xử trí như thế là đúng đấy, không có gì sai sót đâu. Lúc bấy giờ tôi mới thở phào nhẹ nhõm...

Khoảng 18 giờ tối 30 tháng 4, chúng tôi nhận được lệnh của quân đoàn là bàn giao lại dinh Độc Lập cho đơn vị bạn, Trung đoàn trưởng và tôi cùng Sư đoàn trưởng lên xe đến dinh Độc Lập. Chúng tôi chỉ đạo Tiểu đoàn 7 bàn giao lại các vị trí đóng quân canh phòng cho một đơn vị của Quân đoàn 4, sau đó rút toàn bộ lực lượng Tiểu đoàn 7 và các đại đội trực thuộc ra khỏi dinh Độc Lập.

Tối 30 tháng 4, bộ phận hậu cần của trung đoàn tổ chức bữa ăn rất thịnh soạn, ngoài thịt hộp ra còn có cả thịt gà tươi, rau tươi và bia 333 để uống. Chúng tôi vừa ăn uống vừa chuyện trò rôm rả. Khoảng 21 giò tối chúng tôi hội ý, Ban chỉ huy Trung đoàn nắm tình hình các đơn vị xong thì về chỗ ở và lăn ngay ra sàn nhà để ngủ. Mặc dù thức trắng nhiều đêm, từ khi đánh địch ở Hàm Tân đến nay hầu như không đêm nào tôi được ngủ trọn giấc, nhưng tôi vẫn nằm trằn trọc mãi không sao ngủ được, suy nghĩ miên man, nhớ thương nhiều đồng đội đã hy sinh trước giờ toàn thắng, những hình ảnh của nội các chính quyền Sài Gòn trong thời khắc cuối cùng, hình ảnh một số người dân vào cướp phá ở cảng Ba Son, rồi nghĩ đất nước đã được hòa bình thống nhất, tôi sẽ được về thăm quê hương, cha mẹ, anh em và người vợ trẻ (chúng tôi cưới nhau mới được vài ngày tôi đã trở lại chiến trường chiến đấu từ năm 1973 đến nay chưa một lần gặp mặt)... Mãi đến 3 giờ sáng tôi mới thiếp di. Tang tảng sáng ngày 1 tháng 5, đồng chí công vụ gọi tôi mới choàng dậy. Bước ra ngoài sân, nhìn ra ngoài đường thấy nhân dân đi lại thanh bình, êm ả, lòng tôi càng nhớ quê hương, gia đình.

Sau khi ăn sáng xong, Ban chỉ huy Trung đoàn phân công tôi xuống chỉ huy Tiểu đoàn 9. Lúc này ở cảng Ba Son dân chúng kéo đến rất đông, vì ở đó có nhiều nhà kho chứa nhiều lương thực thực phẩm, vải vóc và các vật dụng khác. Tôi xuống đến nơi thì thấy rất nhiều người dân tụ tập ngoài cổng. Chúng tôi giải thích với nhân dân: Tài sản này trước đây của chính quyền Sài Gòn, bây giờ là của chính quyền cách mạng, cũng là của nhân dân, chúng tôi có nhiệm vụ canh giữ để nhân dân sử dụng sau này. Và họ đã nghe theo, dần dần giải tán. Sau đó, tôi đi kiểm tra vị trí đóng quân của các đại đội dọc theo các đường phố ven sông Sài Gòn, ở đây các đồng chí sĩ quan vẫn đang tất bật làm việc với những viên chức cũ của chính quyền Sài Gòn đến xin được trình diện và lấy giấy chứng nhận của Quân giải phóng là đã ra trình diện, vẻ mặt của họ lúc này trông rất khúm núm, sợ sệt. Các sĩ quan của ta cấp giấy chứng nhận cho họ và ghi thẻ căn cước vào sổ, sau đó giải thích và dặn họ: Cứ về nhà nghỉ ngơi, thực hiện theo đúng lệnh giới nghiêm của Ủy ban quân quản, khi nào có lệnh thì mang giấy này đến chính quyền cơ sở để làm việc.

Trưa ngày 1 tháng 5, tôi cùng các anh em trong cơ quan ở lại bảo đảm cho Tiểu đoàn 9 tổ chức hành quân về vị trí mới. Khi đội hình hành quân đến cầu xa lộ qua sông Đồng Nai chúng tôi gặp bộ phận vệ binh của trung đoàn chỉ đường cho chúng tôi đi tiếp theo đường số 15 qua cầu sông Buông sẽ có người đón.

Khoảng 20 giờ ngày 1 tháng 5, chúng tôi qua cầu sông Buông thì gặp bộ phận vệ binh của trung đoàn chỉ đường rẽ vào một làng nhỏ có một ngôi chùa rất đẹp. Đến đây tôi mới biết là chùa Phước Tân thuộc làng Phước Tân. Sở chỉ huy Trung đoàn 66 đóng tại ngôi chùa này, còn các đơn vị đóng quân trong rừng cao su và các làng bên cạnh. Đến hết ngày 2 tháng 5, cơ bản toàn bộ đội hình Trung doàn 66 đã rút khỏi nội đô thành phố Sài Gòn về vị trí trú quân mới an toàn.

Những ngày này, chúng tôi được sống trong không khí thanh bình của một làng quê ven thành phố Sài Gòn. Nhiệm vụ của chúng tôi là vừa củng cố lực lượng vừa làm công tác dân vận, tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và Chính phủ cho nhân dân. Cán bộ chính trị thì tổ chức nói chuyện thời sự và thông báo tình hình chiến thắng cho nhân dân nơi đơn vị đóng quân. Bộ đội tổ chức dọn vệ sinh đường sá, giúp các tổ chức quần chúng sinh hoạt và cùng nhân dân chuẩn bị tổ chức lẽ chào mừng chiến thắng.
"
https://www.quansuvn.net/index.php?PHPSESSID=ogru8vm80ne1e4qv2rnbsor2r1&topic=31363.20&fbclid=IwAR0J7rFEUECyEsBlPWb4YnqWplVCnTaiFCpFAK0GTB2Er_tlt9muzh6p0fo



5.

SỰ IM LẶNG HÈN NHÁT
Tôi là kẻ hậu sinh, không đứng về bên nào, mà chỉ là nạn nhân của cuộc "nội chiến Quốc-Cộng" giai đoạn 1954-1975. Tôi khao khát được biết sự thật bên ngoài những trang sử đang được viết bởi "bên thắng cuộc". Nhưng quá khó. Ngoài những gì đã công bố (đại loại như "ta thắng/địch thua", "quân ta anh dũng thiện chiến/quân địch hèn đớn bạc nhược"...), các nhà viết sử "quốc doanh" luôn im lặng và lảng tránh.
Ngay cả đến một sự kiện rất nhỏ, đã rõ mười mươi rồi, các vị cũng không đủ dũng khí để khẳng định sự thật. Câu hỏi: ai là người soạn văn bản tuyên bố đầu hàng cho Đại tướng Dương Văn Minh, Tổng thống Việt Nam cộng hoà, trưa ngày 30/04/1975, mà mấy hôm nay báo chí cũng như mạng xã hội ồn ào, thực tế đã có câu trả lời từ lâu. Nhân chứng lịch sử có. Hình ảnh có. Chứng cứ văn bản có. Vậy mà các "xử ra" ở tất cả các "Công ty TNHH viết sử một thành viên Việt Nam" vẫn ngậm tăm.
Nhân chứng: KTS Nguyễn Hữu Thái, nguyên Chủ tịch Tổng hội sinh viên Sài Gòn; cựu nhà báo - TS kinh tế Hà Huy Đỉnh; cựu nhà báo AP (Hoa Kỳ) Kỳ Nhân; ông Nguyễn Tân, cựu sinh viên Đại học Khoa học Sài Gòn; nhà báo Tây Đức Borries Gallasch.
Những bức ảnh: Có ít nhất 3 bức ảnh chụp ông Bùi Tùng cạnh Đại tướng Dương Văn Minh, trong đó có một bức ghi lại cảnh đoàn người đi từ Dinh Độc lập sang Đài phát thanh.
Văn bản: Trên thực tế, văn bản tuyên bố đầu hàng do trung tá Bùi Văn Tùng viết không hề bị mất hay thất lạc như tin đồn hiện nay. Nó đã được lãnh đạo Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 (QĐNDVN) cất giữ và sau này trao cho Bảo tàng Quân đoàn. Nhiều năm trước, phóng viên của một tờ báo (hình như là Tuổi trẻ) đã tiếp cận và "lén" chụp được (xem ảnh và video). Sau này, vì một lý do nào đó, hiện vật đó mới "biến mất" một cách khó hiểu khỏi Bảo tàng Quân đoàn 2. Việc tìm lại là không khó, nếu những kẻ xôi thịt không nhẫn tâm đốt bỏ để phục vụ cho âm mưu tranh công.
Trả lại cho Bùi Văn Tùng những gì thuộc về ông ta là điều không khó. Nhưng chỉ với một việc cỏn con thế thôi, các vị "xử ra" không làm nổi, thì hỏi ai còn dám tin vào "sự thật" mà các vị đã và đang công bố.
Ngẩng đầu lên tí đi. Và mở mồm hộ cái. Đừng im lặng hèn nhát như vậy nữa.





https://www.facebook.com/thanhson.mai.16/posts/3306843672667899


4.
30/04/2020 10:06

Ngày 30-4-1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử toàn thắng


QĐND Online - Thực hiện mệnh lệnh của Bộ Tư lệnh chiến dịch, đêm 29, rạng sáng ngày 30-4-1975, các binh đoàn chủ lực trên từng hướng đồng loạt tiến công vào nội đô, đánh chiếm các mục tiêu then chốt của chiến dịch.


 Ngày 29-4-1975, cơ bản hoàn thành kế hoạch cho việc tiến công vào nội đô Sài Gòn


 Ngày 28-4-1975, phá vỡ các khu phòng thủ, áp sát nội đô Sài Gòn


 Ngày 27-4-1975, giải phóng Bà Rịa và nhiều địa bàn quan trọng


 Ngày 26-4-1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh chính thức mở màn


Mở màn trận đột phá cuối cùng vào sào huyệt địch, trận địa pháo tầm xa đặt ở khu vực Nhơn Trạch (hướng Đông), Củ Chi, Hóc Môn (hướng Tây Bắc) bắn phá dữ dội sân bay Tân Sơn Nhất, bộ tổng tham mưu quân đội Sài Gòn. Sân bay Tân Sơn Nhất nhanh chóng bị tê liệt, một nửa số máy bay trên sân bay bị trúng đạn. Cùng lúc đó, quân ta bắt đầu ào ạt tiến công.
Ngày 30-4-1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử toàn thắng
Xe tăng Quân giải phóng húc đổ cổng Dinh Độc Lập trưa ngày 30-4-1975. Ảnh tư liệu
Hướng tiến công từ Tây Bắc, 5 giờ ngày 30-4, Quân đoàn 3 với lực lượng đột kích thọc sâu chủ yếu là Sư đoàn 10 tăng cường, từ bàn đạp dọc đường số 1 (phía bắc ngã ba Bà Quẹo), được pháo binh chiến dịch và pháo quân đoàn chi viện bắn phá liên tục vào sân bay Tân Sơn Nhất, Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn, Bộ tư lệnh quân dù, Bộ tư lệnh thiết giáp, Bộ tư lệnh không quân..., đã đồng loạt hành tiến bằng cơ giới hướng vào sân bay Tân Sơn Nhất và Bộ tổng tham mưu quân đội Sài Gòn. Sau khi tiêu diệt quân địch cố thủ ngã tư Bảy Hiền, đội hình thọc sâu Sư đoàn 10 tiếp tục phát triển. Đến trưa 30-4, Trung đoàn 24 (Sư đoàn 10) đã làm chủ hoàn toàn sân bay Tân Sơn Nhất, Trung đoàn 28 (Sư đoàn 10) làm chủ Bộ tổng tham mưu quân đội Sài Gòn.
Trên hướng Bắc Sài Gòn do Quân đoàn 1 đảm nhận, suốt đêm 29 rạng sáng ngày 30-4, theo chỉ thị của Bộ tư lệnh Quân đoàn, Sư đoàn 312 cho Trung đoàn 209, Trung đoàn 141 (thiếu), các đơn vị binh chủng kỹ thuật tăng cường, được 1 tiểu đoàn bộ đội địa phương hỗ trợ, thực hiện bao vây, ngăn chặn Sư đoàn bộ binh 5 (thiếu 1 trung đoàn) quân đội Sài Gòn ở cụm cứ điểm Lai Khê. Gần trưa ngày 30-4, địch ở cứ điểm Lai Khê kéo cờ trắng ra hàng.
Cùng thời gian, Bộ tư lệnh Quân đoàn sử dụng Trung đoàn 165 thuộc Sư đoàn 312 có 10 xe tăng yểm trợ và 2 đại đội bộ đội địa phương phối hợp, tiến công căn cứ Phú Lợi. Sau đó tiếp tục đánh chiếm thị xã và tiểu khu Bình Dương, bảo đảm hành lang cho lực lượng đột kích thọc sâu của Quân đoàn tiến vào thành phố.
Được Sư đoàn 312 tạo bàn đạp thuận lợi dọc Quốc lộ số 13, đội hình thọc sâu Sư đoàn 320B đập tan hệ thống phòng ngự chi khu quân sự Lái Thiêu, mở toang “cánh cửa cứng” cuối cùng trên hướng Bắc tiến vào nội đô Sài Gòn. Rạng sáng ngày 30-4, Trung đoàn 27 (Sư đoàn 320B) được tăng cường đại đội 3 xe tăng thuộc Lữ đoàn 202 phát triển tiến công cầu Bình Phước và bộ tư lệnh các binh chủng địch theo kế hoạch. Nhưng khi đến giáp cầu Vĩnh Bình, Trung đoàn 27 bị lực lượng địch phòng thủ ở đây chặn đánh quyết liệt. Cuộc chiến đấu giành giật cầu Vĩnh Bình diễn ra vô cùng ác liệt. Đến 8 giờ 30 phút, Trung đoàn 27 làm chủ cầu Vĩnh Bình, sau đó được nhân dân địa phương dẫn đường, đánh chiếm cầu Bình Phước và bộ tư lệnh các binh chủng ở Gò Vấp.
Mũi thọc sâu chủ yếu vào nội đô do Trung đoàn 48 (Sư đoàn 320B) đảm nhiệm đột phá tuyến phòng ngự địch chốt giữ cầu Bình Triệu, thọc sâu theo đường Bạch Đằng, Chi Lăng đánh vào bộ tổng tham mưu quân đội Sài Gòn.
Tại bộ tổng tham mưu quân đội Sài Gòn, trong khi Sư đoàn 10 (Quân đoàn 3) đánh chiếm cổng số 1 và cắm cờ trên nóc sở chỉ huy đại bản doanh thì Trung đoàn 48 cũng đánh chiếm được cổng số 2, khu điện toán, khu trung tâm truyền tin và cắm cờ chiến thắng lên nóc nhà trung tâm hành quân.
Ở hướng Tây Nam, đêm ngày 29-4, lực lượng đột kích chủ yếu của Đoàn 232 do Sư đoàn 9 đảm nhiệm tiến vào nội thành Sài Gòn theo ba trục chính. 10 giờ 30 phút, ngày 30-4, sau khi tiêu diệt các trung đoàn đối phương cản đường, lực lượng thọc sâu Sư đoàn 9 (chủ yếu là Trung đoàn 1 và Trung đoàn 2) đã vây chặt biệt khu Thủ đô. Không còn đường thoát, tướng Lâm Văn Phát, tư lệnh biệt khu thủ đô đã dẫn thuộc cấp ra đầu hàng và kêu gọi sĩ quan, binh lính thuộc quyền hạ vũ khí.
Trên hướng tiến công quan trọng Đông - Đông Nam, trưa ngày 29-4, nhận được chỉ thị của Thường trực Quân ủy Trung ương và Bộ Tư lệnh chiến dịch đã mật lệnh cho Quân đoàn 2 và Quân đoàn 4 “tiến công vào nội đô Sài Gòn” từ 16 giờ ngày 29-4-1975 (sớm hơn 12 giờ so với các hướng khác). Chấp hành mệnh lệnh, Bộ tư lệnh Quân đoàn 4 và Bộ tư lệnh Quân đoàn 2 tổ chức thực hiện ngay.
14 giờ ngày 29-4, Sư đoàn 325, Quân đoàn 2 đánh chiếm các mục tiêu còn lại ở khu vực Nhơn Trạch, bến phà Cát Lái (phía bắc) và thành Tuy Hạ. Rạng sáng ngày 30-4, được pháo binh (chủ yếu là pháo 85mm bắn ngắm trực tiếp) và xe tăng yểm trợ, Sư đoàn vượt sông Đồng Nai, đánh chiếm căn cứ hải quân Cát Lái, sau đó phát triển vào nội thành đánh chiếm bộ tư lệnh hải quân địch, phát động và hỗ trợ cho nhân dân Quận 9 nổi dậy giành quyền làm chủ.
Mũi đột kích thọc sâu của Quân đoàn 2 do Bộ tư lệnh tiền phương Quân đoàn trực tiếp chỉ huy. Số đầu xe hỗn hợp của lực lượng thọc sâu lên tới 400 chiếc (trong đó có khoảng 1/3 xe pháo, đạn quân đoàn thu hồi được trong các trận chiến đấu hoặc trên dọc đường tháo chạy địch bỏ lại). 5 giờ sáng ngày 30-4, đội hình thọc sâu hành tiến trên quãng đường xa lộ Biên Hòa - Sài Gòn dài gần 4km cùng các cánh quân trên bốn hướng chiến dịch đồng loạt tiến công vào nội đô Sài Gòn.
Dọc đường hành tiến, đội hình thọc sâu Quân đoàn 2 quét sạch các đồn, bốt, tuyến phòng ngự chốt chặn của đối phương.
Cũng trong buổi sáng 30-4, tại khu vực thành phố Biên Hòa, Bộ tư lệnh Quân đoàn 4 cho Sư đoàn 6 (được tăng cường Trung đoàn 3 - Sư đoàn 341), tiến công đánh chiếm sở chỉ huy quân đoàn 3 địch. Cùng lúc, Sư đoàn 341 đánh chiếm khu vực Hốc Bà Thức và phát triển vào Thủ Đức. 10 giờ, Trung đoàn 209 đánh chiếm sở chỉ huy sư đoàn 18, khu biệt động quân. Khoảng hơn 11 giờ, Trung đoàn 3 vượt cầu Ghềnh, tiến vào thành phố. Sư đoàn 7 (được tăng cường Trung đoàn 52, Quân khu 5) và các đơn vị binh chủng phối hợp đánh thọc sâu, tổ chức đánh địch ở ngã ba Tam Hiệp. Sau khi tiêu diệt địch ở Tam Hiệp, tổ chức vượt cầu Ghềnh, cầu yếu, xe tăng, thiết giáp không thể qua được, nên đội hình thọc sâu phải chuyển hướng sang cầu xa lộ Đồng Nai theo hướng Quân đoàn 2 tiến vào thành phố.
Đội hình thọc sâu Quân đoàn 2 sau khi đè bẹp một số mục tiêu quan trọng ở quận Thủ Đức, đã tiến sát cầu Sài Gòn. Tại đây ta gặp sự phản kích dữ dội của địch. Nhưng trước sự phối hợp hỏa lực hiệu quả và các mũi tiến công của quân ta, địch phải bỏ vũ khí tháo chạy.
9 giờ, lực lượng đi đầu binh đoàn đột kích thọc sâu của Quân đoàn 2 tiếp tục vượt cầu Sài Gòn, tiến về phía Dinh Độc Lập. Tại phía nam cầu, Phó tư lệnh Quân đoàn 2 chỉ thị cho cán bộ Lữ đoàn xe tăng 203 điều chỉnh Tiểu đoàn 2 thiết giáp dàn đội hình, giữ cự ly, bám Tiểu đoàn 1 xe tăng đi đầu; chỉ thị cho Ban chỉ huy tiền phương Trung đoàn 66 do Trung đoàn phó Phạm Xuân Thệ phụ trách chỉ huy cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 7 bám sát đội hình xe tăng tiến vào Dinh Độc Lập, Tiểu đoàn 8 tiến vào đánh chiếm Đài phát thanh.
Ngày 30-4-1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử toàn thắng
Nhân dân Sài Gòn đón chào quân giải phóng chiếm phủ tổng thống ngụy, trưa 30-4-1975. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Vượt qua sự chống trả quyết liệt ở cầu Thị Nghè, lực lượng thọc sâu cơ động dọc theo tường rào Thảo Cầm Viên. Tiểu đoàn 1 xe tăng do Đại đội 4 dẫn đầu, tiếp cận cổng chính Dinh Độc Lập. Xe tăng đi đầu mang số hiệu 843 do Đại đội trưởng Bùi Quang Thận chỉ huy quay nòng pháo, nhấn ga, húc vào cánh cổng bên trái (từ ngoài vào). Do đột ngột gặp sức cản lớn nên xe chết máy. Chiếc xe tăng mang số hiệu 390 do Chính trị viên Vũ Đăng Toàn chỉ huy đi sau vượt lên, lao vào húc đổ cánh cổng chính cửa Dinh Độc Lập.
11 giờ 30 phút ngày 30-4-1975 cờ Giải phóng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập. Đó chính là thời khắc báo hiệu Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã toàn thắng.
Cùng lúc đó, một số cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 66 do Trung đoàn phó Phạm Xuân Thệ chỉ huy tiến vào Dinh Độc Lập, nhanh chóng vào phòng Khánh tiết. Tổng thống Dương Văn Minh và các thành viên nội các chính quyền Sài Gòn đầu hàng. Các đồng chí Trung đoàn 66 đưa Dương Văn Minh và Vũ Văn Mẫu sang Đài phát thanh Sài Gòn đọc lời tuyên bố đầu hàng không điều kiện Quân giải phóng.
Phối hợp vối các hướng tiến công dũng mãnh của Quân giải phóng, các tầng lớp quần chúng nhân dân nhiều nơi trong nội đô, được các tổ võ trang công tác của Khu và Thành ủy hướng dẫn, đã nổi dậy chiếm công sở, kêu gọi chính quyền địch đầu hàng, bảo vệ an toàn cơ sở chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội.
LẬP THÀNH (tổng hợp)
https://www.qdnd.vn/45-mua-xuan-toan-thang/ngay-30-4-1975-chien-dich-ho-chi-minh-lich-su-toan-thang-616650




3.

29/04/2018 20:12


Ký ức ngày 30-4 lịch sử

QĐND - Đã gần 70 tuổi nhưng mỗi dịp tháng Tư về, hay có ai nhắc đến kỷ niệm nơi chiến trường, ông Đào Ngọc Vân ở số nhà 26, Ngô Văn Sở, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa, lại hào hứng kể về ký ức không thể nào quên, khi trưa 30-4-1975, ông lái chiếc xe Jeep áp giải tổng thống ngụy quyền Sài Gòn Dương Văn Minh đến đài phát thanh đọc bản tuyên bố đầu hàng.



Ký ức ngày 30-4 lịch sử
Ông Đào Ngọc Vân cùng bạn bè ôn lại những kỷ niệm của ngày 30-4 lịch sử.
Nhập ngũ năm 1972, sau thời gian huấn luyện, chiến sĩ trẻ Đào Ngọc Vân được biên chế về Đại đội 14, Trung đoàn 66, Sư đoàn 304. Nhớ về ngày 30-4-1975, ông Vân kể: Sáng 30-4, sau khi vượt qua các chốt ngăn chặn của địch, đơn vị tôi tiến thẳng vào Dinh Độc Lập. Tôi lái chiếc xe Jeep chở Đại úy Phạm Xuân Thệ, Trung đoàn phó Trung đoàn 66, cùng Trung úy Nguyễn Khắc Nhu, Trợ lý tác chiến của trung đoàn; Trung úy Phùng Bá Đam, Trợ lý cán bộ trung đoàn; Hạ sĩ Bàng Nguyên Thất, Chiến sĩ thông tin máy 2W; Binh nhất Nguyễn Huy Hoàng, Chiến sĩ thông tin truyền đạt, vượt lên phía trước. Gần đến Dinh Độc Lập, từ xa, tôi thấy cổng vẫn đóng nhưng ngay sau đó, hai chiếc xe tăng hùng dũng lao tới, chiếc thứ nhất húc vào cổng phụ nhưng bị mắc kẹt tại đó, chiếc thứ hai húc đổ cổng chính và lao vào sân. Anh Thệ chỉ thị cho tôi lái xe bám theo xe tăng qua cổng, tiến thẳng vào dinh, sau đó mọi người lên tầng hai tòa nhà.
Vừa bước vào cầu thang lên tầng trên thì chúng tôi gặp trợ lý của Dương Văn Minh. Ông ta đưa chúng tôi sang phòng họp gặp Dương Văn Minh. Chỉ vài phút sau, đồng chí Phạm Xuân Thệ yêu cầu Dương Văn Minh phải đến đài phát thanh tuyên bố đầu hàng không điều kiện và đi luôn bằng chiếc xe Jeep. Tôi lái xe, cùng anh Thệ và các đồng đội áp giải Dương Văn Minh đến đài phát thanh. Đến nơi, lúc này không có nhân viên kỹ thuật, anh Thệ yêu cầu cử người đi tìm nhân viên của đài về tiếp tục công việc. Một lúc sau, các loa phóng thanh Sài Gòn cùng phát lời tuyên bố đầu hàng vô điều kiện của Dương Văn Minh: "Tôi, đại tướng Dương Văn Minh, tổng thống chính quyền Sài Gòn, kêu gọi quân lực Sài Gòn hạ vũ khí đầu hàng không điều kiện Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam...".
Dương Văn Minh vừa dứt lời tuyên bố đầu hàng, đồng chí Bùi Văn Tùng, Chính ủy Lữ đoàn Xe tăng 203, thay mặt các đơn vị Quân Giải phóng đánh chiếm Dinh Độc Lập, dõng dạc đọc lời tuyên bố: "Tôi đại diện lực lượng giải phóng miền Nam, đơn vị chiếm Dinh Độc Lập, chấp nhận sự đầu hàng không điều kiện của tướng Dương Văn Minh, tổng thống chính quyền Sài Gòn...".
Kể đến đây, giọng ông Vân bỗng nghẹn lại vì xúc động. Ông cho biết: Nghe được những câu đó, tôi nhảy ra khỏi xe, ôm lấy đồng đội và người dân bên đường và hô to: "Giải phóng hoàn toàn miền Nam rồi... Giải phóng rồi... Giải phóng rồi...!". Cả thành phố sôi động trong những tiếng reo hò không ngớt.
Cho đến hôm nay, 43 năm đã qua nhưng niềm hạnh phúc ấy vẫn trào dâng trong ông. Hòa bình lập lại, ông Đào Ngọc Vân trở về quê và sau đó công tác tại Công ty Môi trường Thanh Hóa. Năm 2005, ông nghỉ hưu theo chế độ và hiện sống hạnh phúc cùng con cháu.
Bài, ảnh: THÀNH AN
https://www.qdnd.vn/hau-phuong-chien-si/tiep-lua-truyen-thong/ky-uc-ngay-30-4-lich-su-537686




2.

 27/04/2007 00:00


Chúng tôi đánh chiếm đài phát thanh ngụy quyền Sài Gòn


Chúng tôi đánh chiếm đài phát thanh ngụy quyền Sài GònChúng tôi đánh chiếm đài phát thanh ngụy quyền Sài Gòn
Xe tăng Quân giải phóng trên đường phố Sài Gòn ngày 30-4-1975

Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, tiểu đoàn 8 do tôi làm chính trị viên, đồng chí
Trương Quang Siều làm tiểu đoàn trưởng được giao nhiệm vụ chủ yếu là đánh chiếm đài phát thanh ngụy quyền Sài Gòn...

Thiếu tướng Hoàng Trọng Tình, Phó chính ủy Quân khu 4, trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử là chính trị viên Tiểu đoàn 8 thuộc Trung đoàn 66, Sư đoàn 304 (Quân đoàn 2), đơn vị được giao nhiệm vụ đặc biệt: Đánh chiếm đài phát thanh ngụy quyền Sài Gòn. 32 năm trôi qua, đến nay đồng chí vẫn không quên trận đánh lịch sử trưa ngày 30-4-1975.


Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, tiểu đoàn 8 do tôi làm chính trị viên, đồng chí Trương Quang Siều làm tiểu đoàn trưởng được giao nhiệm vụ chủ yếu là đánh chiếm đài phát thanh ngụy quyền Sài Gòn. Nói như vậy, bởi vì ngoài nhiệm vụ đó, Tiểu đoàn còn được Trung đoàn giao nhiệm vụ là đơn vị bộ binh đi đầu cùng xe tăng của đại đội đồng chí Bùi Quang Thận đánh chiếm dinh Độc Lập và Cục an ninh quân đội ngụy ở số 8 Nguyễn Bỉnh Khiêm, gần với đài phát thanh.
Đây là một vinh dự lớn và niềm tự hào của chúng tôi.
Sau khi nhận nhiệm vụ cùng với lữ đoàn xe tăng 203 đi đầu đội hình thọc sâu của Quân đoàn 2, Ban chỉ huy tiểu đoàn giao nhiệm vụ cho Đại đội 6 cùng với xe tăng đánh chiếm dinh Độc Lập, Đại đội 5 đánh chiếm đài phát thanh, lực lượng còn lại đánh chiếm Cục an ninh quân đội ngụy. Đêm 29-4-1975, Tiểu đoàn được trung đoàn phổ biến kế hoạch hiệp đồng lần cuối. Chúng tôi triệu tập các đồng chí đại đội trưởng, chính trị viên đại đội và các đồng chí chủ trì các phân đội giao nhiệm vụ bổ sung, động viên anh em trước khi xuất phát. Đồng chí chính ủy trung đoàn Lê Xuân Lộc xuống Tiểu đoàn, căn dặn: “Trung đoàn tin tưởng giao cho Tiểu đoàn 8 đánh chiếm hai mục tiêu quan trọng là do Tiểu đoàn đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tiến công tiêu diệt địch ở chi khu quận lỵ Thượng Đức (Quảng Đà), dẫn đầu đội hình sư đoàn tiến công thần tốc giải phóng Đà Nẵng”.
Nghe lời chính ủy, anh em chúng tôi vô cùng cảm động, nhưng thấy trách nhiệm của đơn vị rất nặng nề.
Khoảng nửa đêm 29-4-1975, tiểu đoàn bắt đầu vượt sông Buông tiến ra xa lộ Biên Hòa - Sài Gòn. Gần sáng ngày 30-4, chúng tôi cùng xe tăng nhanh chóng tiêu diệt quân địch chống cự trên cầu Xa Lộ rồi hành quân cấp tốc thẳng hướng Sài Gòn. Khi đội hình cách cầu Sài Gòn 500 mét thì trung đoàn trưởng Nguyễn Sơn Văn ra lệnh cho Tiểu đoàn triển khai đội hình chiến đấu. Cuộc chiến đấu giành giật cây cầu vô cùng ác liệt. Ta bị địch bắn cháy 2 xe tăng, riêng tiểu đoàn 8 chúng tôi bị thương và hy sinh gần chục đồng chí. Được Tiểu đoàn 7 chi viện, sau hơn 30 phút, quân ta làm chủ cầu Sài Gòn, buộc quân địch vứt súng đạn tháo chạy. 9 giờ 30 phút, tiểu đoàn chúng tôi cùng xe tăng tiến thẳng về dinh Độc Lập và đài phát thanh. Đến cầu Thị Nghè thì gặp địch chặn đánh, lực lượng xe tăng cùng Tiểu đoàn 8 và Tiểu đoàn 7 triển khai đội hình chiến đấu và nhanh chóng đánh tan quân địch.
Vượt qua cầu Thị Nghè, Đại đội 6 cùng với Tiểu đoàn 7 và Đại đội 4 của Lữ đoàn xe tăng 203 tiến vào dinh Độc Lập, còn chúng tôi nhờ dân chỉ đường tiến theo đường Nguyễn Bỉnh Khiêm vào đánh chiếm Đài phát thanh. Đúng 10 giờ 30 phút, Đại đội 5 chiếm toàn bộ đài phát thanh. Đồng chí Toàn, trung đội trưởng Trung đội 1 nhanh chóng hạ cờ ba que xuống, kéo cờ Giải phóng lên. Đó cũng là giờ phút thiêng liêng nhất của cán bộ, chiến sĩ có mặt ở đài phát thanh.
Cùng thời gian Đại đội 5 chiếm đài phát thanh, Đại đội 7 đã chiếm Cục an ninh quân đội, rồi nhanh chóng triển khai đội hình chốt giữ các điểm quan trọng trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm. Một số tốp địch không chịu đầu hàng, ngoan cố chống cự. Có một chiến sĩ của Đại đội 7 đã ngã xuống và đó là chiến sĩ cuối cùng của Tiểu đoàn hy sinh trong chiến dịch Hồ Chí Minh.
Khoảng 11 giờ chúng tôi thấy đồng chí trung đoàn phó Trung đoàn 66 Phạm Xuân Thệ đi xe Jeep do đồng chí Đào Ngọc Vân lái đến đài phát thanh. Tôi và đồng chí tiểu đoàn trưởng Trương Quang Siều ra đón và báo cáo: “Chúng tôi đã hoàn thành nhiệm vụ, chiếm giữ đài an toàn, nhưng chưa tìm được nhân viên”. Anh Thệ biểu dương Tiểu đoàn 8 hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, rồi nói nhỏ với chúng tôi: “Tôi đưa Dương Văn Minh và Vũ Văn Mẫu đến đây tuyên bố đầu hàng”. Lúc đó tôi mới biết người ngồi ghế trước với anh Thệ là tổng thống Dương Văn Minh, người ngồi sau cùng với anh em trợ lý Trung đoàn 66 là thủ tướng Vũ Văn Mẫu. Chúng tôi đưa mọi người đi lên tầng 2 của đài rồi vào buồng máy. Lúc này nhân dân cùng một số tàn binh đổ ra đường rất đông. Tiểu đoàn tổ chức canh phòng cẩn mật, đề phòng những chuyện không hay có thể xảy ra.
Sau khi Dương Văn Minh và Vũ Văn Mẫu ngồi vào vị trí, tôi xuống nhờ ông già bảo vệ đi tìm nhân viên đài phát thanh. Rất may lúc đó có nhà báo Phạm Kỳ Nhân, phóng viên hãng AP thường trú tại Sài Gòn xin dẫn. Chuẩn úy Trần Viết Cả và tiểu đội trưởng trinh sát Đinh Văn Lâm cùng đi với nhà báo Phạm Kỳ Nhân tìm nhân viên đài phát thanh. Ba người đến cư xá báo chí và đài phát thanh thì tìm được hai chuyên viên kỹ thuật của đài.
Trong lúc chờ tổ trinh sát đi tìm nhân viên đài phát thanh thì anh Phạm Xuân Thệ cùng các trợ lý Phùng Bá Đam, Đinh Thái Quang, Nguyễn Văn Nhu thống nhất nội dung thảo lời tuyên bố đầu hàng vô điều kiện cho Dương Văn Minh. Anh Thệ là người chắp bút. Lời tuyên bố đầu hàng của Tổng thống Dương Văn Minh được viết gần xong thì chúng tôi thấy một người cao lớn bước vào tự giới thiệu là Bùi Văn Tùng, chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203. Sau những lời chào hỏi, đồng chí Bùi Văn Tùng nói: “Vào dinh Độc Lập, tưởng các anh là người của quân đoàn thực hiện nhiệm vụ nên tôi không tham gia. Khi biết các anh là cán bộ Trung đoàn 66 đưa Dương Văn Minh, Vũ Văn Mẫu sang đài phát thanh, tôi theo luôn”. Đồng chí Thệ phấn khởi mời đồng chí Tùng cùng điều hành nhiệm vụ.
Sau khi lời tuyên bố đầu hàng được hoàn tất, đồng chí Thệ đưa cho Dương Văn Minh đọc. Nhưng vì chữ khó xem nên đồng chí Thệ phải đọc cho ông ta chép. Dương Văn Minh chép xong, đồng chí Đinh Thái Quang mở máy ghi âm để ghi lời tuyên bố đầu hàng, nhưng máy không ghi được. Trong lúc đồng chí Quang đang loay hoay sửa máy thì có một nhà báo nước ngoài đề nghị dùng máy của ông, ghi âm toàn bộ lời tuyên bố đầu hàng của tổng thống Dương Văn Minh: “Tôi, đại tướng Dương Văn Minh, tổng thống chính quyền Sài Gòn xin tuyên bố đầu hàng vô điều kiện trước sức mạnh quân giải phóng miền Nam Việt Nam…”. Sau khi Dương Văn Minh đọc xong thì đồng chí Bùi Văn Tùng là người chỉ huy cao nhất ở đó thay mặt quân giải phóng chấp nhận lời đầu hàng của tổng thống Dương Văn Minh.
Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, sáng hôm sau, Tiểu đoàn bàn giao đài phát thanh cho Sư đoàn 7 bộ đội Miền bảo vệ.
Thiếu tướng Hoàng Trọng Tình
Hải Hưng (ghi)

https://www.qdnd.vn/phong-su-dieu-tra/dieu-tra/chung-toi-danh-chiem-dai-phat-thanh-nguy-quyen-sai-gon-479157





1.



30/04/2007 06:07 GMT+7

TT - Trong phần tường thuật dưới đây, nhà báo chuyên nghiệp Borries Gallasch đã trả lời một cách chắc chắn về vấn đề gây tranh cãi hàng chục năm qua: người đã thảo lời tuyên bố đầu hàng cho tổng thống Dương Văn Minh.

RMM5mXjv.jpg
Đại tá Bùi Văn Tùng

TT - Trong phần tường thuật dưới đây, nhà báo chuyên nghiệp Borries Gallasch đã trả lời một cách chắc chắn về vấn đề gây tranh cãi hàng chục năm qua: người đã thảo lời tuyên bố đầu hàng cho tổng thống Dương Văn Minh.



Thảo văn kiện
Sau một vài phút, ông Dương Văn Minh, ông Vũ Văn Mẫu và ông Bùi Văn Tùng rời khỏi phòng, theo sau là những người đã có mặt tại đây để sang đài phát thanh. Chúng tôi bước xuống cầu thang ra bãi cỏ, đến ngang chỗ vòi phun nước, tổng thống Dương Văn Minh và thủ tướng Vũ Văn Mẫu leo lên một chiếc xe jeep được bảo vệ bởi hai chiến sĩ giải phóng (đại úy Phạm Xuân Thệ đi xe này - TS). Chính ủy Bùi Văn Tùng và một người lính khác lên chiếc xe thứ hai. Tôi đang đứng ngay cạnh chiếc xe jeep nói chuyện với ông chính ủy bằng tiếng Pháp, cố gắng xin ông ta để được lên xe. Ông gật đầu đồng ý. Luật sư Đỉnh với bộ râu dài cũng leo lên chiếc xe jeep này và chúng tôi lái đi. Chỉ có hai chiếc xe này của chúng tôi chạy giữa thành phố lúc ấy - một thành phố đã từng sôi sục mà nay sự sợ hãi bỗng nhiên được làm dịu đi - qua tòa đại sứ Mỹ trống hoác, đến đài phát thanh nằm trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Chúng tôi đi vào phòng thu nhỏ trên lầu một. Những kỹ thuật viên đã lấy chân dung của Thiệu từ trên tường xuống và ném qua cửa sổ ra sân. Chúng tôi ngồi bất động một lát. Ông Mẫu quạt mặt mình bằng một quyển sách. Tổng thống Dương Văn Minh và chính ủy xe tăng Bùi Văn Tùng ngồi trên hai chiếc ghế và tôi ngồi giữa họ tại một chiếc bàn nhỏ. Ông Tùng thảo văn kiện đầu hàng trên một mảnh giấy màu xanh.
WG8hNwA4.jpg
Trung tá chính ủy Bùi Văn Tùng và nhà báo Borries Gallasch tại dinh Độc Lập ngày 30-4-1975 (Ảnh tư liệu gia đình của Borries Gallasch)
Ông Mẫu trông có vẻ hài lòng. Ông tỏ ra như thể chiến thắng này là chiến thắng của ông. Người thành lập và phát ngôn cho lực lượng thứ ba, mà mới tuần trước đã giải thích cho tôi tại sao nhóm trung lập của ông ấy sẽ là một nhân tố cần thiết cho bất cứ một tương lai chính trị nào ở Nam VN, nay tuyên bố rằng: “Không còn lực lượng thứ nhất nữa nên chúng ta không còn cần đến lực lượng thứ ba, hòa giải dân tộc diễn ra sớm hơn dự định. Bây giờ dù muốn hay không chúng ta cùng làm việc cho nhân dân ta”. “Không phân biệt chính kiến?”. “Đúng, chúng ta có khác nhau về quan điểm nhưng những điểm khác nhau đó chỉ hướng chúng ta đi đến một mục đích chung”.
Chính ủy Tùng đã rất khó viết. Ông ngồi bất động trong khi thảo ra được một vài từ rồi đến từ nữa, rồi lại thay thế bằng những từ khác. Sau 30 năm chiến đấu cho một mục đích, thật là khó để biết phải viết như thế nào.
Trong lúc đấy mọi người dường như đang thư giãn và giảm phấn khích hơn so với một giờ trước. Đại úy Phạm Xuân Thệ, người đã bắt ông Minh trong dinh, vẫn còn lăm lăm khẩu súng trong tay. Ông ta nhắc đi nhắc lại với ông Minh về việc đầu hàng trên đài.
Thời khắc lịch sử
Trên đường tìm kiếm tài liệu và gặp gỡ nhân chứng, vào tháng 3-2005, phóng viên Tuổi Trẻ đã đến Bộ tư lệnh Quân đoàn II đóng ở Bắc Giang (cách Hà Nội 80km). Trong khi xem xét kỹ từng hiện vật ở bảo tàng quân đoàn (lúc đó còn rất ngổn ngang vì đang sắp xếp trưng bày lại), phóng viên Tuổi Trẻ đã sửng sốt khi nhìn thấy bản thảo lời tuyên bố đầu hàng của tổng thống Dương Văn Minh. Đó là hai trang giấy pơluya màu xanh, nhăn nhúm và lấm lem bụi đường. Nhìn nét chữ thì biết ngay của đại tá Bùi Văn Tùng và cán bộ bảo tàng cũng xác nhận điều đó.
Điều đáng nói là ngay bên cạnh bản thảo viết tay của đại tá Tùng, chúng tôi lại thấy một bản thảo cùng nội dung, nhưng được một người nào đó viết. Trả lời thắc mắc này, cán bộ Bảo tàng Quân đoàn II nói rằng: Sợ bản thảo gốc bị mờ, giấy lại nhăn, khó đọc, nên bảo tàng cho người viết lại để dễ đọc.
Một lời giải thích khó có thể chấp nhận! Do vậy cán bộ bảo tàng đã không thể trả lời được câu hỏi tiếp theo: Điều gì sẽ xảy ra khi bản thảo của đại tá Tùng bị mất, và con cháu chúng ta sẽ chỉ nhìn thấy một bản thảo được ai đó viết lại?
Sau cuộc hội ý với cấp trên, sĩ quan tuyên huấn quân đoàn đã không đồng ý cho phóng viên sao chụp, ghi hình tư liệu này.

Đại tướng Dương Văn Minh im lặng. Dưới chiếc mũ cối, những người lính bộ đội nhìn ông Minh với vẻ tò mò. Họ vây quanh ông ta trong lúc phía bên ngoài vẫn còn nghe những tiếng nổ. Những người lính giải phóng đã thể hiện sự vui mừng không kìm nén được. Cuối cùng ông Minh đã lên tiếng, hỏi một người lính: “Em trai của tôi hiện nay ra sao? Khi nào tôi có thể gặp chú ấy?”. Đó là số mệnh của những người dân VN: người em của tổng thống là một tướng lĩnh trong quân đội miền Bắc VN và trong 20 năm anh em ruột thịt ở hai bên chiến tuyến (Tuổi Trẻ sẽ trở lại câu chuyện này trong một hồ sơ sắp tới).

Đại úy Thệ im lặng. Tất cả mọi người bỗng nhiên im lặng. Rồi một vài người lính giải phóng nói chuyện với tôi bằng tiếng… Nga. Họ trông thấy phù hiệu “Báo chí Đức” trên áo sơmi của tôi và tưởng tôi là nhà báo Đông Đức. Họ đã nói chuyện với tôi về Các Mác. Bạn tôi là Hà Huy Đỉnh đã giải thích cho họ rằng tôi là nhà báo Tây Đức. Mặt họ sầm xuống, tỏ ra nghi ngờ và e dè hơn.
Cuối cùng mọi người đã sẵn sàng, nhưng không ai trong số người này biết sử dụng máy ghi âm. Chính ủy Tùng hướng dẫn rất rõ ràng cho tôi những việc tôi phải làm: ông Minh cần phải đọc lại bản tuyên bố vào máy ghi âm của tôi, việc này được lặp đi lặp lại ba lần. Lần đầu tiên ông Minh chần chừ vì được yêu cầu phải đọc là: “Tôi, Dương Văn Minh, tổng thống chính quyền Sài Gòn”, nhưng ông ấy chỉ muốn nói: “Tôi, đại tướng Dương Văn Minh...”. Họ tranh luận qua lại và cuối cùng đi đến thỏa thuận: không nhượng bộ ông Minh. Ông Minh phải nói: “Tôi, đại tướng Dương Văn Minh, tổng thống của chính quyền Sài Gòn”. Nhưng ông Minh không đọc được bản viết tay của chính ủy Tùng và nói sai nhiều lần. Tất cả mọi thứ lại phải được đọc lại từ đầu. Cuối cùng đã xong. Ông Minh kết thúc âm giọng chính xác: “...miền Nam Việt Nam”.
Tôi cũng ghi âm lời phát biểu của ông Mẫu và ông chính ủy Tùng rồi chúng tôi đi vào phòng thu thanh. Tôi ngồi ngay trước micro và bật băng của ba bài phát biểu. Ông Minh ngồi bên tay trái tôi. Chính ủy Tùng, ông Mẫu đứng đằng sau chúng tôi. Kỹ thuật viên ngồi phía bên kia của kính ngăn yêu cầu bật máy lại, lần này để máy lại gần micro hơn và không quá to. Lúc này mọi sự đều tốt đẹp. Chính ủy Bùi Văn Tùng đã nói những gì với tôi mà tôi không hiểu. Hà Huy Đỉnh dịch lại. Tôi đã được ông cảm ơn về sự giúp đỡ của tôi và cho phép tôi chở ông về lại dinh Độc Lập trên chiếc xe jeep. Chúng tôi rời khỏi tòa nhà. Tôi ngồi sau tay lái và ông chính ủy ngồi ghế bên.
Tôi không thể nổ máy chiếc xe. Lúc ấy ông chính ủy trở nên sốt ruột và chúng tôi đã đi sang một chiếc xe khác, nơi tôi lại ngồi băng ghế sau. Chúng tôi lại đi qua những con đường của VN. Lúc ấy khoảng 2g chiều, những người lính của Mặt trận Giải phóng đã đứng gác tại tất cả các ngã tư và trên những con đường đã rất đông người. Chúng tôi đã đi mà không có bảo vệ. Sài Gòn đã chắc chắn ở trong tay của chính quyền cách mạng, không gặp sự kháng cự nào.
Tại dinh Độc Lập, tôi nhảy ra khỏi xe. Trên khuôn mặt bình thản của chính ủy Bùi Văn Tùng giấu một nụ cười. Rồi ông nói với tôi bằng một câu tiếng Đức mà ông biết: “Danke” (cảm ơn).
Hai ngày sau, ông Minh được tự do trở về nhà với vườn hoa phong lan của mình.
m5kE4CFO.jpg
Trong ảnh, Borries Gallasch ngồi cạnh ông Dương Văn Minh để chuẩn bị ghi âm lời tuyên bố đầu hàng. Đây là bức ảnh duy nhất ghi lại thời khắc lịch sử ở Đài phát thanh Sài Gòn ngày 30-4-1975.
Tác giả bức ảnh này là nhà báo Kỳ Nhân - một nhà báo đối lập trước năm 1975, lúc đó đang cộng tác cho Hãng tin AP (Mỹ). Khi nhìn thấy bức ảnh duy nhất này, cả George Esper và Peter Arnett (phóng viên chiến trường nổi tiếng, sau này làm cho CNN) đều thảng thốt: “Tấm ảnh này sẽ đi vào lịch sử!”.
Nhà báo Kỳ Nhân đã giao phim và ảnh cho AP. Sau đó ít ngày, George Esper và Peter Arnett đã “tặng” lại cho đại diện quân giải phóng là trung úy Phùng Bá Đam (nay là đại tá). Trước khi đi học, ông Đam có bàn giao phim và ảnh lại cho bộ phận tuyên huấn của Trung đoàn 66, Sư đoàn 304.

https://tuoitre.vn/ong-tung-da-thao-van-kien-dau-hang-199063.htm?fbclid=IwAR2R5pQroxbugNkTtNskKETFUnc38e3QVJ1w6q5MxKIqXI-MbIgSaOQn4uI
.

0.


18/01/2006 12:19

Kết quả nghiên cứu về sự kiện đánh chiếm dinh Độc lập và thảo lời tuyên bố đầu hàng cho Dương Văn Minh:




TP- Những năm vừa qua, các báo đài có nhiều bài viết về sự kiện bắt giữ nội các Dương Văn Minh ngày 30/4/1975 và soạn thảo các văn bản tuyên bố đầu hàng, lời chấp nhận sự đầu hàng của Dương Văn Minh.

Trong các bài viết đó có chứa đựng những thông tin mâu thuẫn nhau về vai trò của 2 cán bộ chỉ huy lúc đó là Trung tá Bùi Văn Tùng – Nguyên Chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203 (sau là Đại tá, đã nghỉ hưu) và Đại úy Phạm Xuân Thệ – Trung đoàn phó Trung đoàn bộ binh 66 thuộc Quân đoàn 2 (nay là Trung tướng, Tư lệnh Quân khu 1).
Theo chỉ đạo của Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam đã nghiên cứu làm rõ những mâu thuẫn trên.
Những thông tin mâu thuẫn
Tổ công tác của Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (Viện LSQS VN) đã tập hợp được 24 bài báo viết về trung tá Bùi Văn Tùng ở Dinh Độc lập và Đài Phát thanh Sài Gòn. Trong đó hầu hết các tác giả ghi lời kể trực tiếp của Trung tá Tùng rằng khi ông cùng bộ đội tiến vào Dinh Độc Lập, nhìn biết ông là chỉ huy, Dương Văn Minh đã nói với ông: “Thưa ông, chúng tôi đang chờ các ông đến để bàn giao”.
Trung tá Tùng đã nói: “Các ông chẳng còn gì để bàn giao, chỉ có đầu hàng không điều kiện. Ông phải ra ngay Đài Phát thanh để tuyên bố đầu hàng”. Ông Tùng cũng nêu việc ông và các cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 203 tổ chức đưa Dương Văn Minh và Vũ Văn Mẫu sang Đài phát thanh để đọc lời đầu hàng.
Nhưng trong các bài báo viết về Đại úy Phạm Xuân Thệ (xuất hiện muộn hơn các bài báo đầu tiên viết về Trung tá Tùng khoảng 10 năm; Tổ công tác sưu tầm được 10 tấm ảnh ghi hình đại úy Thệ tại Dinh Độc Lập và Đài Phát thanh Sài Gòn ngày 30/4/1975 và 16 bài báo viết về anh tại 2 địa điểm trên) lại có những chi tiết khác hẳn.
Hầu hết các bài báo này cũng đều ghi theo lời của đồng chí Thệ. Theo đó chính Đại úy Thệ là người đã dẫn bộ đội lên tầng 2 của Dinh Độc Lập. Tại đây anh thấy một người mặc bộ đồ quân phục màu sáng, áo cộc tay tươi cười nói: “Tôi là Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh – Phụ tá của Tổng thống Dương Văn Minh – báo cáo cấp chỉ huy: Toàn bộ Nội các của ông Minh đang trong phòng Khánh tiết, mời cấp chỉ huy vào làm việc”.
Sau đó, ông Nguyễn Hữu Hạnh còn giới thiệu ông Dương Văn Minh - Tổng thống và ông Vũ Văn Mẫu – Thủ tướng. Dương Văn Minh bước tới nói thận trọng: “Chúng tôi biết quân giải phóng tiến vào nội đô. Chúng tôi đang chờ quân giải phóng vào để bàn giao”. Đại úy Thệ nói: “Các ông đã bị bắt làm tù binh. Các ông phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện chứ không có gì để bàn giao”.
Về sự kiện ở Đài phát thanh, ông Tùng kể trong các bài báo rằng khi đưa một số nhân vật trong nội các Dương Văn Minh sang Đài phát thanh để đọc lời tuyên bố đầu hàng thì có cả Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 203, Trung tá Tài đi cùng. Đại úy Thệ áp tải xe chở Dương Văn Minh và Vũ Văn Mẫu còn ông Tùng đi xe bên cạnh.
Sau đó, ông đã một mình soạn thảo lời đầu hàng cho Dương Văn Minh và lời tiếp nhận đầu hàng để mình đọc. Còn ông Thệ thì kể: “Tôi dẫn Minh và Mẫu ra chiếc xe Jeep của mình. Tôi để Mẫu ngồi đằng sau với các chiến sĩ thông tin, còn Minh ngồi ghế trước giữa tôi và đồng chí lái xe”.
Sang tới Đài phát thanh, Đại úy Thệ dẫn hai ông Minh và Mẫu lên gác 2 vào phòng phát  chỉ cho họ ngồi xong thì thấy một người cao to mặc quân phục, đội mũ cứng từ ngoài bước vào. Người đó hỏi: “Anh là ai?”.
Sau khi Đại úy Thệ trả lời, người đó xưng danh: “Tôi là Bùi Tùng – Trung tá, Chính ủy Lữ đoàn 203. Tôi tưởng các anh là người của Quân đoàn nên tôi không tham gia gì. Khi nãy, thấy các anh đưa Minh ra đây, tôi liền cho xe bám theo luôn…”.
Theo lời kể của ông Thệ thì sau đó ông cùng ông Tùng cùng thảo lời tuyên bố đầu hàng, khi xong ông Tùng chữa lại lần cuối. Sau đó họ yêu cầu Dương Văn Minh đọc vào băng ghi âm. Và  ông Thệ chủ động bàn với ông Tùng nên có đại diện Quân giải phóng chấp nhận lời đầu hàng của Dương Văn Minh. Do ông Tùng có quân hàm và cấp chỉ huy cao hơn nên ông Thệ đã đề nghị ông Tùng đứng ra chấp nhận sự đầu hàng.
Trong số các bài báo, đáng chú ý có bài “Ai đã thảo bản tuyên bố đầu hàng cho Tổng thống Ngụy quyền Sài Gòn Dương Văn Minh?”, tác giả Lê Mã Lương đã dựa vào các nguồn sử liệu lưu giữ ở Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam (sách, ảnh và các hiện vật) để nêu lại sự kiện ở Đài Phát thanh khá giống với lời kể của ông Thệ.
Đặc biệt, ông Lương còn nêu vấn đề: “Chúng tôi đã gặp gỡ hàng chục nhân chứng lịch sử và xem lại hàng chục tấm ảnh chụp ở Dinh Độc Lập và Đài Phát thanh Sài Gòn không hiểu tại sao lại không có hình của Trung tá Bùi Tùng?”.
Các nguồn sử liệu thành văn
Bảy công trình nghiên cứu lịch sử mà Tổ công tác của Viện LSQS VN nghiên cứu, khảo sát (Lịch sử quân đoàn 2, 1974 – 1994; Tổng kết công tác tác chiến của Quân đoàn 2 trong Chiến dịch Hồ Chí Minh xuân 1975; Lịch sử Trung đoàn Xe tăng 203, 1965 – 2000…) đều ghi nhận một nội dung tương tự nhau là:
11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975, chiếc xe Jeep của Trung đoàn phó Phạm Xuân Thệ vọt theo xe tăng của Đại đội 4 (Lữ đoàn thiết giáp 203) do Đại đội trưởng Bùi Quang Thận chỉ huy tiến vào trước cửa Dinh Độc Lập. Trong lúc Đại đội trưởng Thận lên kéo cờ giải phóng trên nóc Dinh Độc Lập, Trung đoàn phó Thệ cùng với các cán bộ chiến sĩ của Trung đoàn xông lên gác tiến vào phòng họp nơi Tổng thống Ngụy quyền Dương Văn Minh và toàn bộ nội các có mặt đông đủ.
Một số cán bộ Trung đoàn 66 do đồng chí Thệ chỉ huy cùng các đồng chí cán bộ chỉ huy Lữ đoàn 203 và các cán bộ, chiến sĩ Binh đoàn thọc sâu của Quân đoàn 2 có mặt lúc đó đã buộc Dương Văn Minh phải chấp nhận đầu hàng không điều kiện.
Về sự kiện ở Đài phát thanh, cuốn Lịch sử Quân đoàn 2 (1974 – 1994) cho biết “Trong lúc đồng chí Phạm Xuân Thệ và các đồng chí cán bộ Trung đoàn 66 soạn thảo nội dung lời tuyên bố đầu hàng thì đồng chí Bùi Tùng – Chính ủy Lữ đoàn Xe tăng 203 đến… mọi người cùng tham gia soạn thảo tiếp để Dương Văn Minh đọc trên Đài phát thanh.
Vì chữ đồng chí Thệ khó đọc Dương Văn Minh không đọc nổi đồng chí Thệ phải đọc cho Dương Văn Minh chép lại…”. Cũng theo cuốn sách này thì Trung tá Tùng là người đã tuyên bố chấp nhận lời đầu hàng.
Các nhân chứng lịch sử
Những nhân chứng quan trọng như nguyên Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh, Tiến sỹ Kinh tế Hà Huy Đỉnh (nguyên chủ bút tờ Kinh tế thị trường Sài Gòn), Phạm Kỳ Nhân (nguyên phóng viên thường trú của Hãng AP tại Sài Gòn) – những người có mặt tại Dinh Độc Lập sáng 30/4/1975 đều xác nhận có gặp cả 2 ông Tùng và Thệ ngay từ những giây phút đầu quân Giải phóng tiến vào Dinh. Nhưng không ai trong họ nhớ rõ ai là người vào trước.
Ông Hạnh chỉ nhớ ông Thệ thì “nghiêm khắc, to tiếng”, ông Tùng thì “mềm mỏng, dễ gần”. Còn tổ chức đưa ông Minh và ông Mẫu sang Đài Phát thanh thì cả ông Đỉnh và ông Nhân đều  nói “chắc chắn là người của ông Thệ”.
Các ông Trần Minh Công – nguyên Trung tá, Lữ đoàn phó Tham mưu trưởng Lữ đoàn xe tăng 203 và ông Bùi Quang Thận (người cắm cờ trên Dinh) thì xác định những người vào Dinh đầu tiên là cán bộ, chiến sỹ Lữ đoàn 203, còn việc tổ chức bắt giữ Dương Văn Minh và Nội các Sài Gòn chủ yếu  là cán bộ chiến sỹ Trung đoàn 66 của Phạm Xuân Thệ.
Tất cả các nhân chứng nguyên là cán bộ chiến sỹ cũ của Trung đoàn 66 đều khẳng định nhớ như in thời khắc lịch sử đó và họ không thấy việc Trung tá Tùng tham gia hoặc điều hành việc đưa các ông Minh và Mẫu sang Đài Phát thanh.
Trong số 16 nhân chứng mà Tổ công tác trực tiếp phỏng vấn thì có tới hơn một nửa cho rằng cả ông Thệ, ông Tùng và một số trợ lý Trung đoàn 66 soạn thảo, chỉnh sửa lời tuyên bố đầu hàng cho Tổng thống Dương Văn Minh. Khi kể chi tiết, hầu hết các nhân chứng Trung đoàn 66 đều nói ông Thệ và các trợ lý của mình đang soạn thảo lời đầu hàng cho Dương Văn Minh thì ông Tùng mới xuất hiện.
Ông Thệ đã mời ông Tùng cùng tham gia hoàn chỉnh lời tuyên bố đầu hàng cho Dương Văn Minh. Riêng lời tuyên bố chấp nhận sự đầu hàng của Dương Văn Minh thì ông Tùng soạn thảo và trực tiếp đọc vào máy ghi âm để phát trên đài.
Tuy nhiên, khi được biết bản “bút tích duy nhất” do ông Tùng viết đã được ông Tùng trao lại và hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng Quân đoàn 2 thì nhân chứng Hà Huy Đỉnh đã kiên quyết bác bỏ.
Ông Đỉnh khẳng định: “Sau khi cầm tờ giấy đọc vào máy ghi âm, ông Tùng đã vo tròn và vứt nó vào góc tường. Với ý thức lịch sử, tôi vội nhặt nó lên và cho vào túi áo. Nhưng ông Tùng đã phát hiện ra và lấy lại tờ giấy và xé nát trước mặt chúng tôi”.
Trong Cuộc tọa đàm khoa học trao đổi thông tin một số vấn đề xung quanh sự kiện đánh chiếm Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975 được Viện LSQS VN tổ chức ngày 19/10/2005 tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phần tham dự gồm đại diện nhiều đơn vị có liên quan và các nhân chứng lịch sử, sau khi nghe báo cáo tổng hợp kết quả khảo sát nghiên cứu của Viện, hầu hết các ý kiến phát biểu đều bày tỏ sự nhất trí cao.
Từ các kết quả nghiên cứu khảo sát, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam đã có văn bản kết luận về một số vấn đề liên quan đến sự kiện đánh chiếm Dinh Độc Lập, trong đó khẳng định vai trò của đồng chí Phạm Xuân Thệ và các cán bộ chiến sĩ Trung đoàn 66 trong việc bắt giữ Dương Văn Minh và nội các Sài Gòn; Xác định rõ vai trò của đồng chí Bùi Văn Tùng và đồng chí Phạm Xuân Thệ trong việc thảo lời tuyên bố đầu hàng cho Dương Văn Minh và lời tuyên bố chấp nhận đầu hàng.
Trích kết luận của Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam
...
2 – Về việc bắt Tổng thống Dương Văn Minh cùng nội các chính quyền Sài Gòn ở dinh Độc Lập và áp giải Dương Văn Minh, Vũ Văn Mẫu sang đài phát thanh để tuyên bố đầu hàng:
Trong mũi tiến công thọc sâu bằng sức mạnh tổng hợp của quân đoàn 2 (gồm Lữ đoàn xe tăng 203, Trung đoàn bộ binh 66 và các lực lượng phối hợp) vào sào huyệt cuối cùng của chính quyền Sài Gòn, Đại đội 4 xe tăng (thuộc Lữ đoàn 203) là đơn vị tiến công, đột nhập vào dinh Độc Lập đầu tiên và đồng chí Bùi Quang Thận là người thực hiện việc kéo cờ giải phóng trên nóc Dinh.
Cùng lúc đó, một số cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 66 do Trung đoàn phó Phạm Xuân Thệ chỉ huy tiến vào dinh Độc Lập, lên tầng 2 bắt Tổng thống Dương Văn Minh cùng nội các ở phòng họp và áp giải Dương Văn Minh, Vũ Văn Mẫu sang đài phát thanh để tuyên bố đầu hàng.
3 – Về việc thảo lời tuyên bố đầu hàng và tuyên bố chấp nhận sự đầu hàng của Dương Văn Minh:
Tại đài phát thanh đồng chí Phạm Xuân Thệ cùng các cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 66 tổ chức soạn thảo lời Tuyên bố đầu hàng cho Dương Văn Minh. Văn bản đang được soạn thảo, thì Trung tá Bùi Văn Tùng – Chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203 xuất hiện. Từ đó, bộ phận cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 66 dưới sự chỉ đạo của đồng chí Bùi Văn Tùng tiếp tục soạn thảo và hoàn chỉnh lời Tuyên bố đầu hàng cho Dương Văn Minh đọc vào máy ghi âm để phát trên đài phát thanh.
Riêng lời Tuyên bố chấp nhận đầu hàng của Tổng thống Dương Văn Minh do đồng chí Bùi Văn Tùng soạn thảo và trực tiếp đọc trên đài phát thanh”.


Lê Xuân Sơn
(Theo tài liệu của Viện LSQSVN)


https://www.tienphong.vn/xa-hoi/trung-ta-bui-tung-khong-phai-la-nguoi-bat-giu-duong-van-minh-35516.tpo?fbclid=IwAR3Cff3I4HMafcMEH6qgWO56BFAg9I79WP2O6JDMf4o5Setuxx4q2MdSjBg

..

6 nhận xét:


  1. 6. Ngày 3/5/2020, KMS đưa thêm một tư liệu quan trọng

    "

    Son Kieu Mai
    1 giờ ·
    Đọc cuốn này thì rõ cả
    Đề nghị tái bản, phổ biến cho toàn dân đọc

    "Vào phòng bá âm, chúng tôi mời Dương Văn Minh và Vũ Văn Mầu ngồi xuống ghế, anh em chúng tôi bàn nhau soạn thảo lời tuyên bố đầu hàng. Mỗi người mỗi câu, mỗi ý, tôi là người chắp bút. Nội dung bản thảo như sau: “Tôi - đại tướng Dương Văn Minh, tổng thống chính quyền Sài Gòn xin tuyên bố đầu hàng vô điều kiện trước sức mạnh Quân giải phóng miền Nam Việt Nam, tôi kêu gọi chính quyền từ trung ương đến địa phương bỏ vũ khí, trao lại cho Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam”.
    Ngay lúc đó, một người to cao, đội mũ cứng đến trước mặt tôi hỏi: Anh là ai? Tôi trả lời: Tôi là Phạm Xuân Thệ - Đoàn phó Đoàn Đông Sơn. Người đó tự giới thiệu: Tôi là Bùi Tùng - Trung tá, Chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203. Khi vào dinh Độc Lập chúng tôi thấy anh đã đưa Dương Văn Minh và Vũ Văn Mẫu ra đài phát thanh nên chúng tôi ra đây luôn. Tôi liền nói: May quá, chúng tôi đã đưa Dương Văn Minh và Vũ Văn Mẫu ra đây và đang cùng soạn thảo lời tuyên bố đầu hàng, mời anh cùng làm việc.
    Sau khi viết xong, tôi đưa cho Dương Văn Minh xem, vì viết vội và chữ tôi khó đọc, nên Dương Văn Minh đề nghị tôi đọc lại cho ông ta chép. Tôi đồng ý, nhưng khi tôi dọc đến chữ “tổng thống”, ông ta dừng lại và nói: “Báo cáo chỉ huy, vì ông Hương bỏ chạy nên tôi mới lên đảm trách mấy ngày nay, tôi chỉ là đại tướng thôi”. Tôi liền nói: Dù chỉ nắm quyền một giờ hay một ngày, ông cũng là tổng thống của chính quyền Sài Gòn. Thấy tôi có thái độ cương quyết, Dương Văn Minh buộc phải chép tiếp nguyên văn bản thảo do chúng tôi đã soạn thảo.
    Sau khi ông Minh viết xong toàn bộ lời tuyên bố đầu hàng, xem lại thấy đúng ý định của chúng tôi, tôi gọi đồng chí Thái Bá Quang - Trung úy, Trợ lý tuyên huấn Trung đoàn giữ chiếc cát sét Hi-ta-chi mang theo từ Đà Nẵng để ghi âm lời đọc của Dương Văn Minh. Khi đồng chí Quang ấn nút thu của chiếc cát sét thì băng lại bị rối. Chúng tôi làm đi làm lại nhiều lần vẫn không được. Thấy vậy, tôi đã phê bình đồng chí Quang là bảo quản máy không chu đáo.
    Lúc này có một nhà báo nước ngoài người to và cao bước đến, ông ta đưa chiếc máy ghi âm của ông cho chúng tôi mượn để ghi lời tuyên bố đầu hàng của Dương Văn Minh. Sau này tôi mới biết đó là ông Morít - một nhà báo của Cộng hoà Liên bang Đức.

    Trả lờiXóa
  2. 7. Nghệ sĩ Cao Minh viết ngày 27/4/2017 (nghệ sĩ này đã từ trần tháng 4 năm 2019)


    "
    Trần Minh
    5 tháng 4, 2019 ·
    Vô cùng thương tiếc Nhà báo. Nghệ sỹ nhiếp ảnh Cao Minh, đã từ trần 9h 15' ngày 5-4-2019 ( Tức 1-3-Kỷ Hợi, thọ 64 tuổi ) Lễ viếng 10h ngày 7-4-2019 tại nhà tang lễ bệnh viện Bạch Mai Hà Nội. Chi hội Đống Đa, tổ chức đến viếng NB NSNA Cao Minh, mời các NS gặp nhau tại nhà tang lễ bệnh viện Bạch Mai vào 9h 45' ngày 7-4-2019 ( Chủ nhật tới ). Rất mong các NS có mặt đúng giờ. Xin cảm ơn !!!
    "
    https://www.facebook.com/vanminh.tran.7967747/posts/584600218682903




    "

    Cao Minh
    28 tháng 4, 2017 ·

    BÙI TÙNG – NGƯỜI ANH HÙNG, VỊ CHÍNH KHÁCH CỦA THỜI ĐIỂM LỊCH SỬ

    Tôi đã đề cập đến vấn đề này với họa sĩ Lê Trí Dũng (người lính của Lữ đoàn xe tăng 203, Quân đoàn 2 ngày ấy ), khi chúng tôi cùng ngồi cà phê, cách đây hai năm. Và hôm nay mới thành hình hài qua con chữ.
    Trước hết phải khẳng định rằng người ta đã quên hay cố tình quên vì lý do nào đó đối với ông: Trung tá Bùi Văn Tùng, chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203, Quân đoàn 2 lừng danh. Trước cuộc chiến tranh và sau khi kết thúc chiến tranh, được đánh dấu bằng mốc lịch sử 30-4-1975; Bùi Văn Tùng vẫn chỉ là một cán bộ quân đội đã tham gia chiến tranh và nghỉ hưu với quân hàm Đại tá, như những cán bộ quân đội khác.
    Ấy thế nhưng, trung úy Bùi Quang Thận- người cắm cờ trên nóc Dinh Độc Lập, sau là đại tá Bùi Quang Thận, sau khi mất được 2 năm đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng ( cho dù đã quá muộn ).

    Trả lờiXóa
  3. 8. Một tiếng nói khác

    "
    Trịnh Nguyễn Đĩnh cùng với Quyệt Bùi Văn.
    6 tháng 5 lúc 08:40 ·
    45 NĂM ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN
    (30/4/1975 - 30/4/2020)

    66 NĂM
    CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
    (7/5/1954 - 7/5/2020)

    "Hồ Chí Minh, Điện Biên Phủ, Chi Lăng, Đống Đa... là những dấu mốc bằng vàng về lịch sử oai hùng của dân tộc Việt Nam..." (Võ Đại tướng)
    Vui như tết, nhưng có nhiều người nói dối, nhiều người tin lời nói dối... xin phép các tác giả bài viết cho lý mỗ chép ra đây.
    *****
    NHỮNG KẺ MUỐN XÉT LẠI LỊCH SỬ, ĐÓ LÀ MỘT LŨ KHỐN NẠN
    Kiềng Ba Chân

    Chuyện sẽ chẳng là gì.... khi mà có những kẻ muốn xét lại lịch sử.... với một mục đích duy nhất là “chỉ ra những chi tiết lịch sử bị “sai”, để từ đó, quy chụp lại toàn bộ hệ thống lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc là “sai lầm”....
    Nói trắng ra, đó là một lũ khốn nạn....
    Song, điều đáng buồn là có một bộ phận người trẻ, thiều tư duy, bị những “sự nguỵ biện, đánh tráo khái niệm” kia dẫn dắt.... mà bỏ qua năng lực tư duy độc lập của bản thân để đánh giá và nhìn nhận vấn đề.... âu bị gọi là “bò đỏ” cũng không oan....
    Hãy dùng cái nhìn khách quan, tổng thể.... để xem xét các vấn đề lịch sử.... đừng soi mói, cắt cúp, quy chụp,.... nó thể hiện sự ngu dốt có hệ thống trong tư duy của người đánh giá đấy.....
    ————————————————
    Về việc thảo lời tuyên bố đầu hàng và tuyên bố chấp nhận sự đầu hàng của Dương Văn Minh, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam đã ghi rất rõ:
    Tại đài phát thanh đồng chí Phạm Xuân Thệ cùng các cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 66 tổ chức soạn thảo lời Tuyên bố đầu hàng cho Dương Văn Minh. Văn bản đang được soạn thảo, thì Trung tá Bùi Văn Tùng – Chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203 xuất hiện. Từ đó, bộ phận cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 66 dưới sự chỉ đạo của đồng chí Bùi Văn Tùng tiếp tục soạn thảo và hoàn chỉnh lời Tuyên bố đầu hàng cho Dương Văn Minh đọc vào máy ghi âm để phát trên đài phát thanh.
    Riêng lời Tuyên bố chấp nhận đầu hàng của Tổng thống Dương Văn Minh do đồng chí Bùi Văn Tùng soạn thảo và trực tiếp đọc trên đài phát thanh.
    Trên đây là toàn bộ dữ liệu của Viện lịch sử cung cấp. Khớp với lời khai sau cuối của các nhân chứng. Đáng lý ra chẳng có gì bàn cãi.
    ——————————————
    Tuy nhiên, nhà thơ Trần Đăng Khoa và một số người đặt vấn đề: Ai là người soạn thảo văn bản đầu hàng cho Dương Văn Minh? Sau đấy trưng ra bản viết tay của đại tá Bùi Xuân Tùng.
    Thì đúng thực tế trung tá Bùi Văn Tùng có bản viết tay của chính mình. Tuy vậy nhà thơ không cần tìm hiểu dữ liệu, phải có cái nhìn bao quát, trước đấy ai mới là người soạn thảo văn bản đầu hàng cho Dương Văn Minh trước chứ?

    Trả lờiXóa

  4. 11.

    Le Dao
    11 giờ ·
    Treo lại bài viết về một tài liệu của Chính uỷ Bùi Văn Tùng gửi Phó chính uỷ BTLTTG từ năm 1990.
    Lúc này chưa ai biết đến cuốn sách " THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - GIỜ KHẮC SỐ KHÔNG "của nhà báo Tây Đức .17 năm sau ( năm 2007) ,cuốn sách này mới được biết đến và Báo Tuổi trẻ dịch đăng năm 2007 ( nhân chứng thứ ba ), chính thức có giấy phép xuất bản và phát hành năm 2010.
    Tư liệu này được đăng lên fb 30/4/2020 .
    Do có thắc mác bản đánh máy ( tư liệu trong bài viết này ) chắc chắn không phải là người đánh máy chuyên nghiệp , có thể do tự tay Chính uỷ đánh máy ( vì tính chất quan trọng của nó , và như ông có ghi nhận khi gửi cho Phó Chính uỷ BTL TTG là chỉ có hai bản ,trong đó có một bản gửi VLS Quân Sự ) ,nên sau đó có hỏi lại gia đình Chính uỷ Bùi Văn Tùng thì được biết : khi chính uỷ về hưu tại TPHCM có tham gia cựu chiến binh phường ..... Khi đó ông mua về một cái máy chữ và hay tự tay ngồi gõ các báo cáo .....
    Chỉ một chi tiết này thôi cũng nhìn thấy phẩm chất anh bộ đội Cụ Hồ của chính uỷ Bùi Văn Tùng . Ông đã chọn cách im lặng về sự thật của mình ( tự tay đánh máy để một bản gửi báo cáo đến viện Lịch sử quân sự , một bản báo cáo thủ trưởng cũ , trực tiếp của mình ) , ông không khoe khoang , làm ồn ào trên dư luận .
    Chỉ có một điều thắc mắ : Bản báo cáo này Chính Uỷ Bùi Văn Tùng gửi báo cáo đến Viện LS Quân sự từ năm 1990 còn được lưu giữ không ?
    Tư liệu và bài viết năm 2020 như đươi đây và xin treo lại
    MỘT VĂN BẢN ĐƯỢC LƯU GIỮ 30 NĂM
    Phát hiện trong thư viện gia đình của Ông ĐÀO VĂN XUÂN ( nguyên phó Chính uỷ BTL TTG có một bản báo cáo của Chính uỷ BÙI VĂN TÙNG đề ngày 30/5/1990 .Văn bản này được đánh máy chữ gồm 08 trang giấy poluya ( loại giấy sử dụng cho đánh máy chữ , dùng giấy than vào thời điểm 1990) .

    Trả lờiXóa
  5. 12.

    Nguyễn Văn Hùng
    26 phút ·
    ĐÔNG LA
    ÔNG BÙI TÙNG CÓ CƯỚP CÔNG ANH PHẠM XUÂN THỆ?
    Khi tranh cãi, người thông minh thấy đuối lý là im luôn, còn những người dốt sẽ cãi chày cãi cối và càng chứng tỏ mình sai. Những người bênh vực ông Bùi Tùng là như thế. Bài trước tôi viết trang Google.Tienlang nhiệt tình quá hoá phá hoại thì lần này chúng nó cũng lại “chơi xấu” ông Bùi Tùng khi đưa ra “Báo cáo của ông Bùi Tùng gửi cho Viện Lịch sử Quân sự ngày 30/5/1990” và cho là “Tài liệu toàn cảnh về sự kiện 30-4-1975 lần đầu được công bố”. Hành động này chẳng khác gì vạch áo cho thiên hạ xem lưng ông Tùng vì trưng ra chứng cớ ông Bùi Tùng nói điêu và cướp công.

    Trả lờiXóa
  6. 17.

    Nguyễn Việt Phát
    1 giờ ·
    THÊM MỘT BẰNG CHỨNG SỰ THẬT TRƯA 30/4/1975
    Chưa năm nào kỷ niệm 30/4 lại “nóng bỏng” như năm nay. Hễ mở facebook là thấy tràn ngập bài viết và lời bình về sự kiện trưa 30/4/1975, mà tâm điểm của tranh luận, cãi vã là: Ai là người soạn thảo lời đầu hàng cho Tổng thống Dương Văn Minh đọc. Phần đông nghiêng về ủng hộ đại tá Bùi Văn Tùng, chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203 là tác giả của bản thảo lịch sử đó. Một số tờ báo “lề phải” như Lao Động, Nông Nghiệp, Tuổi Trẻ... cũng đã công khai ủng hộ như thế. Đặc biệt, năm nay đạo diễn NSUT Phạm Việt Tùng trưng ra ban dân thiên hạ bộ phim tài liệu điều tra dài cả tiếng đồng hồ với tiêu đề “ Sự thật trưa 30/4/1975” qua Yuootube. Nhưng... vì chưa có ý kiến của những cơ quan có trách nhiệm nên cuộc tranh cãi vẫn kéo dài năm này qua năm khác, năm sau sôi động và bức xúc hơn năm trước. Nhất là khi “Lò thiêu tham nhũng, tiêu cực” do TBT Nguyễn Phú Trọng khởi xướng, thì làn sóng đấu tranh đòi công bằng, lẽ phải và minh bạch sự thật càng bùng phát.

    Trả lờiXóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.