Đài VTC đã phát chương trình sau:
Home
Hiển thị các bài đăng có nhãn bách-việt-trùng-cửu-blog. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bách-việt-trùng-cửu-blog. Hiển thị tất cả bài đăng
02/05/2020
Về hệ thống Tứ Pháp (quan điểm của nhóm Bách Việt trùng cửu)
Có nhiều điểm chung trong quan điểm của nhóm này với nghiên cứu của tôi (có thể đọc bài mới xuất bản của tôi về thế giới quan Phật giáo Mật tông, ở đây).
Bách Việt trùng cửu là một nhóm học thuật mở, làm việc cần mẫn, bám sát thực địa và luận giải được tư liệu viết.
10/04/2020
Đế Thích và Hindu giáo thời kì sớm ở miền Bắc (bài Bách Việt trùng cửu)
Một tổng kết đến thời điểm hiện tại của nhóm Bách Việt trùng cửu.
Nhiều tìm tòi của nhóm này rất đáng trân trọng. Nhiều điểm trùng với kết quả nghiên cứu của tôi.
02/04/2020
Quốc tổ cũng e ngại Cô Vy, quê thì rào làng, quê thì bỏ không làm hội Thanh Minh
Hôm nay là ngày 2 tháng 4 năm 2020, nhằm ngày 10 tháng 3 âm lịch, thường niên sẽ là ngày giỗ vua Hùng - quốc tổ Đại Việt (về quốc tổ ở thế kỉ 20 và thế kỉ 21, thì tạm đọc bài ở đây).
Ngày giỗ tổ hàng năm thì đền Hùng nườm nượp người với người.
Ngày giỗ tổ hàng năm thì đền Hùng nườm nượp người với người.
Hôm nay, hội đền Hùng không được tổ chức. Nhưng cần ghi chú là: ở đền Hùng, vẫn có lễ dâng hương. Quan chức chính phủ trung ương và chính phủ địa phương đã triều kiến các vua Hùng bằng trang phục có thêm khẩu trang phòng tránh Cô Vy.
Các nơi thực hiện cách li toàn bộ xã hội. Có nơi thì rào làng, có nơi thì bỏ không làm hội Thanh Minh.
16/07/2019
Từ Đạo Hạnh chùa Thầy cũng là ngôi Đế Thích (bài Bách Việt trùng cửu)
Một giả thiết của Bách Việt trùng cửu, nhưng theo tôi là đi đúng hướng. Bản thân tôi cũng đang giải mã nhóm vấn đề Đế Thích. Ví dụ, trong quan hệ Đế Thích và Liễu Hạnh công chúa, thì có thể xem bài học thuật ở đây. Sau này, sẽ cập nhật bài chi tiết hơn nữa.
09/06/2019
Thiên Tiên Thánh Giáo ở Huế (bài của Bách Việt Trùng Cửu)
Bài phản ánh kết quả điều tra điền dã gần đây của bác BVTC.
13/05/2019
Tứ Pháp vốn không phải là các bà, tức các nữ thần (bài Bách Việt)
Một mường tượng khá thú vị của bác Bách Việt. Vẫn với lỗi nghĩ, lối cảm và lối viết quen thuộc.
Bác có thể đặt ra một hướng đi đúng. Một hướng tìm của chúng tôi, cũng chung một hướng véc-tơ với mường tượng của bác. Hướng đó của chúng tôi đã cụ thể hóa thành bài học thuật từ trước rồi, sẽ đưa lên Giao Blog khi có điều kiện.
Nhưng sự phân tích của bác thì cơ bản là còn chưa đạt. Tư liệu thì nhầm lẫn. Nhưng không sao. Căn bản là nghĩ kiểu "bách việt trùng cửu".
13/12/2018
Kí ức dân gian vượt hơn 1000 năm, sau được khảo cổ học chứng minh ?
Đại ý là những câu đối ở vùng làng xã phản ánh kí ức dân gian về lịch sử Thăng Long từ thời xa xưa, lúc Cao Biền sang cai trị đất An Nam. Tức là hơn 1000 năm trước. Câu đối ghi Cao Biền và quân Giang Tây sang đúc gạch đúc ngói xây thành Đại La - ngôi thành xưa nhất ở Hà Nội ngày nay.
Rồi một ngày, di tích hoàng thành Thăng Long phát lộ, mà tận đầu thế kỉ XXI, người ta mới thấy gạch ghi "quân Giang Tây" !
Đại ý là bác Bách Việt trùng cửu đang muốn trình bày như vậy. Nếu đúng thế thì khá chấn động !
26/10/2018
Triệu Đà là người Việt chính cống, có vợ quê Thái Bình (phụ họa thêm cho thuyết cũ của cụ Bùi Văn Nguyên)
Đây là phụ họa mới, vừa công bố, của bác Bách Việt trùng cửu. Thái Bình hóa ra là đất Bái của Lưu Bang ! Rồi, cái đầm cửa sông Trà Lý bây giờ, gọi là khu làng Đồng Xâm (Đồng Sâm) chạm bạc ấy, hóa ra, là kinh đô của Triệu Đà !
Nhiều năm về trước, cụ Bùi Văn Nguyên đã đưa ra thuyết Triệu Đà chính là con cháu của các vua Hùng bên ta, rồi lấy vợ Thái Bình và sinh ra chàng Trọng Thủy si tình ở đó. Đọc lại ở đây (tháng 6 năm 2015) cho tường.
Theo thuyết của cụ Bùi Văn Nguyên (và một số vị khác) thì kinh đô của các vua Hùng nghe đâu là nằm trong xứ Nghệ ngày nay. Không phải Phong Châu gì đâu. Đọc lại ở đây.
18/03/2018
Thêm một suy tưởng nữa về quốc hiệu "Đại Cồ Việt" và "Đại Việt"
Vấn đề "Đại Cồ Việt" đã từng đề cập, có thể xem lại ở đây.
14/03/2018
Một kiến giải về Đức Thánh Trần với Tam Phủ - Tứ Phủ
Bài của trang Bách Việt Trùng Cửu. Có nhiều kiến giải thú vị.
Lần này, tác giả đưa ra được một số suy luận khá sát thực, chứ không bát ngát như thường khi. Là bởi có tư liệu sát thực (dù vẫn còn là khá bát ngát với bạn đọc phổ thông).
Lần này, tác giả đưa ra được một số suy luận khá sát thực, chứ không bát ngát như thường khi. Là bởi có tư liệu sát thực (dù vẫn còn là khá bát ngát với bạn đọc phổ thông).
Bây giờ đưa thêm một cái ảnh về ngôi đền mà tác giả Bách Việt Trùng Cửu có đề cập trong bài, để đánh dấu rằng: bản thân tôi cũng rất quan tâm đến ngôi đền ấy, sẽ viết về nó trong thời gian tới. Ảnh được chụp ở một góc độ khác (do người khác chụp, vào năm 2017):
14/07/2017
Về Tứ Phủ Công Đồng (một luận giải của Bách Việt Trùng Cửu)
Bài viết có một số luận giải thú vị.
Vẫn như mọi khi, ý tưởng của Bách Việt Trùng Cửu thường chạy trước tư liệu. Hoặc tư liệu thì không đủ căn cứ cho ý tưởng. Có khi tư liệu với ý tưởng mỗi thứ chạy một đằng.
12/12/2015
Văn nghệ Thứ Bảy : Chân Định tứ linh thần
Đọc vui ngày Thứ Bảy.
Lối viết của Bách Việt trùng cửu thường pha trộn văn sử, lồng "chân" vào với "chân không".
Thuyết bảo Chân Định (vùng Thái Bình ngày nay) là quê gốc thật sự của Triệu Đà thì có thể thấy ở sách của cụ Bùi Văn Nguyên, tại đây.
Thuyết của cụ Bùi, được bác Phan Duy Kha phản luận rằng:
"Nếu Chân Định chỉ là quê hương Triệu Cao, bố nuôi Triệu Đà như GS Bùi Văn Nguyên khẳng định thì sao lại có anh em, họ hàng của Triệu Đà ở đấy. Hay là Triệu Cao “nuôi” cả anh em họ hàng nhà Triệu Đà? Thực ra, Chân Định là tên một huyện ở Thái Bình, chỉ mới xuất hiện từ thời Nguyễn, chứ không phải do Triệu Đà đặt như giải thích của GS Bùi Văn Nguyên. Qua việc trả lời này, ta thấy GS Bùi Văn Nguyên rất hàm hồ . Ông không tin vào Tư Mã Thiên, một sử gia người Tàu, sống gần như đồng thời với Nhà Triệu, mà lại tin vào ghi chép của một cuốn sách không rõ xuất xứ, có rất nhiều sai lêch, bịa đặt xuyên tạc lịch sử Việt Nam. Tôi sẽ còn đề cập đến vấn đề này trong một số bài viết kỳ sau."
Thuyết của cụ Bùi, được bác Phan Duy Kha phản luận rằng:
"Nếu Chân Định chỉ là quê hương Triệu Cao, bố nuôi Triệu Đà như GS Bùi Văn Nguyên khẳng định thì sao lại có anh em, họ hàng của Triệu Đà ở đấy. Hay là Triệu Cao “nuôi” cả anh em họ hàng nhà Triệu Đà? Thực ra, Chân Định là tên một huyện ở Thái Bình, chỉ mới xuất hiện từ thời Nguyễn, chứ không phải do Triệu Đà đặt như giải thích của GS Bùi Văn Nguyên. Qua việc trả lời này, ta thấy GS Bùi Văn Nguyên rất hàm hồ . Ông không tin vào Tư Mã Thiên, một sử gia người Tàu, sống gần như đồng thời với Nhà Triệu, mà lại tin vào ghi chép của một cuốn sách không rõ xuất xứ, có rất nhiều sai lêch, bịa đặt xuyên tạc lịch sử Việt Nam. Tôi sẽ còn đề cập đến vấn đề này trong một số bài viết kỳ sau."
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)