Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn du-lịch. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn du-lịch. Hiển thị tất cả bài đăng

03/07/2022

Khám phá thế giới kiểu Việt : những câu chuyện người Việt đi du lịch nước ngoài đầu thế kỉ XXI

Hồi thế kỉ XX, thì có những du khảo đặc biệt của cụ Vương Hồng Sển. Cụ đi chơi Nhật Bản hay Thái Lan, và nhiều nơi khác, rất kiểu Vương Hồng Sển, được thuật trong nhiều sách của cụ, mà tập trung nhất là trong Hơn nửa đời hư. Cụ thành thật đến độ: thuật lại chuyện đi Thái Lan cùng gia đình, mà đến tối vẫn rủ được đồng bọn đi khám phá Thái Lan ban đêm. Các ông này đồng lòng với nhau và thành công trong việc trốn vợ con mà đi lẽn đi. Các chàng ấy đi khám phá (cần đọc cụ thể trong sách của chàng Vương Hồng Sển).

Rất nể cụ Vương Hồng Sển, mà từ lâu rồi, là vì sự chân thực đó. Mình đọc cụ Vương từ hồi học đại học, tức là từ nửa đầu thập niên 1990.

Cụ Sển đã kể từ lâu rồi nhé, in thành sách đàng hoàng, mà tự kể về chính trải nghiệm của cụ. Tới khoảng 60 - 70 năm trước rồi, hoàn toàn không có gì mới. Chuyện của đầu thế kỉ XXI chỉ là bản cập nhật.

1. Những chuyện du lịch của người Việt Nam ra nước ngoài vào đầu thế kỉ XXI, trên Giao Blog, có thể đọc các du khảo của nhà văn Vương Chí Nhàn (ở đây, năm 2013) hay của nhà thơ Bùi Kim Anh (ở đây).

Đó là kể với tư cách người tham gia đoàn du lịch của những nhà văn nhà thơ.

07/11/2020

Văn nghệ Thứ Bảy : đến với sông Kỳ Cùng và chợ đêm Kỳ Lừa

Đang là thượng tuần của tháng 11 năm 2020. Tiết trời mát mẻ. Chúng tôi lên mạn Bắc, du lãng xứ Lạng.

1. Người ở xứ Lạng bày cho cách nói đùa khi cùng du lãng phố đi bộ Kỳ Lừa mới khai trương hồi tháng 10 năm nay, rằng: Kỳ Lừa thì là "kỳ lừa", mà cũng là "lừa cho đến kỳ cùng mới thôi".

Ban ngày thì tới công sở trong thành phố Lạng Sơn ở bên kia cầu, buổi tối thì về mặc áo chàm phong cách Tày đứng bán những món quà vặt cùng với ông xã ở bên trong cái xe bán hàng di động có mái che nhỏ. Một mặt là cán bộ của tính, một mặt khác thì là thương nhân trong phố chợ đêm Kỳ Lừa.

03/10/2020

Văn nghệ Thứ Bảy : "nước non Cao Bằng" xưa đang lồng trong "non nước Cao Bằng" nay

Những ngày cuối tuần, chúng tôi có du lãng vùng Cao Bình - kinh đô của của vương triều Mạc thời kì Cao Bằng (1593-1685). Về thời kì hơn 80 năm đó của nhà Mạc ở vùng biên viễn, thì trên Giao Blog có thể đọc nhanh ở đây (năm 2015) hay ở đây (năm 2017).

Quãng đường từ Hà Nội lên Cao Bằng lần này, chúng tôi đi một mạch từ sáng sớm, đi qua Thái Nguyên - Bắc Cạn mà lên thẳng mỏ thiếc Tĩnh Túc. Rút gọn thành Hà Nội - Tĩnh Túc (thị trấn Tĩnh Túc, huyện Nguyên Bình, Cao Bằng). Tức là không đi theo lối quen đi là phải qua thành phố Cao Bằng trước, rồi sau đó mới đi các tuyến địa phương huyện.

Trên xe, tôi theo thói quen, đọc lời ca dao cổ:

"Con cò lặn lội bờ sông,

Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non,

Nàng về nuôi cái cùng con,

Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng".

22/07/2020

Phát triển kinh tế ban đêm : vấn đề lập hay không các khu đèn đỏ

Lại một đợt luận bàn mới. Đại khái có một ý chính như sau: "Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Tổng Cục Du Lịch đang triển khai đề án kinh tế ban đêm trình Chính phủ vào năm 2021, đó là: Phải tư duy mở hơn về một số hoạt động lâu nay vẫn bị coi là nhạy cảm như mại dâm, cá cược, cờ bạc. Quy định hiện hành cấm nhưng thực tế các hoạt động này vẫn diễn ra lén lút dưới nhiều hình thức, phát sinh nhiều tiêu cực rủi ro cho khách hàng và người phục vụ.".

Hồi cuối thế kỉ 18, các lữ khách nước ngoài đến Đàng Trong đã sử dụng hệ thống đèn đỏ dọc các tuyến đường quốc lộ (tư liệu ghi chép ở đây). Các cô bám các ngả đường và mời gọi khách nước ngoài.

Sau khoảng 100 năm Cách mạng Tháng Mười của nước Nga vĩ đại, thì bây giờ, các cô gái Nga đã sang Việt Nam tổ chức các đường dây bán dâm khá qui mô (đọc lại ở đây). Gái Nga của nước Nga hậu Xã hội Chủ nghĩa đã đi khắp thế giới, có thể bắt gặp các cô ấy ở London, ở Tokyo hay Thượng Hải, Sài Gòn,....

Vào năm 2009, trong một hội thảo về phát triển địa phương ở Kiên Giang, bản thân mình đã nói về vấn đề "khu đèn đỏ" dành cho du lịch từ kinh nghiệm phát triển du lịch của Nhật Bản. Đã phát biểu trực tiếp trước đoàn của Ủy ban Nhân dân tỉnh do Chủ tịch tỉnh dẫn đầu. Bài tham luận ấy đã in sau đó, trong một cuốn sách. Sẽ tìm lại bài ấy để bổ sung sau.

20/09/2019

Đặc sản Ninh Bình (bản ghi chép tháng 9 năm 2019)

Ninh Bình là nơi vừa gần vừa xa với mình.

Bởi từ vùng quê sát biển của mình mà nhìn sang Kim Sơn thì quả là gần gụi. Có cảm giác, các vùng đất vùng người ấy, cũng như là những người anh em từ xửa xưa.

Nhưng mà, nhiều cái thì thấy xa. Cảm giác nhiều khi như là người đồng bằng nằm vắt tay nghĩ về người vùng cao. Tuy bản thân mình, vẫn tự thấy mình có phần "vùng cao" khá đậm ở bên trong. Các thứ cứ pha trộn nhau như vậy. Nên khó mà bảo tìm ra cái gì cho nguyên sơ hay nguyên bản một chiều được.

Đặc sản Ninh Bình, với mình, cũng vừa gần vừa xa.

18/04/2019

Hôm nay, chúng tôi nói về Cát Bà và du lãng cửa sông Tam Bạc

Lại là về một chiếc cầu quay danh tiếng ở vùng đất Cảng. Đã viết về cầu quay bắc qua sông Tam Bạc trong câu chuyện về đường sắt Đông Pháp tuyến Hà Nội - Hải Phòng - Lào Cai - Vân Nam, từ năm 2014. Xem cụ thể ở đây.

15/02/2019

đảo Cát Hải và Thánh Mẫu Liễu Hạnh : kiệu thờ 100 tuổi, bỗng dưng thành ra 1000 tuổi

Tin về một cổ vật liên quan đến việc thờ phụng Thánh Mẫu Liễu Hạnh ở ngoài huyện đảo Cát Hải (gần Cát Bà, thuộc Hải Phòng). Chúng tôi đã du lãng nhanh ở các huyện đảo này nhiều năm về trước, nên tàm tạm có mường tượng thực tế.

Báo chí giật tít rất ghê, ví dụ: "Đột nhập đình lấy trộm khám thờ Mẫu Liễu Hạnh 1.000 năm tuổi".

Tức là cổ vật cả 1000 tuổi.

01/01/2019

Google dịch và điện thoại thông minh trở thành công cụ toàn cầu : chuyện du khách tìm lại được ví rơi ở Nhật Bản

Google dịch thậm chí giúp ích cả khi đi Trung Quốc - một nước cấm cửa với Google (đã kể ở đây). Không chỉ giúp lúc du lịch, mà cả trong làm ăn buôn bán. Bởi mình đã có dịp, vào mùa hè năm 2018, quan sát nhiều lần các nhà buôn ở Hà Nội sử dụng dịch vụ dịch tự động trong điện thoại thông minh để đi khắp nơi trong Quảng Châu. Đi tới đâu, làm gì, đều viết tiếng Việt, để cho máy dịch, rồi đưa bản dịch cho người bản địa.

Chứng kiến cả hai nhà buôn như vậy. Hoàn toàn ngẫu nhiên. Sau này, hỏi chuyện qua lại nhiều lần, thì hóa ra là người quen của người quen ! Thế giới thật rộng mà cũng thật nhỏ !

Đấy là Trung Quốc, một đất nước cấm Google, còn thế.

30/09/2018

Trên đường du lãng : Kim Sơn một ngày mưa, ở xã Quang Thiện

Mưa rất to. Xối xả bất ngờ. Trời đang quang như vậy mà bỗng chốc tối sầm. Vẫn có thể tính là dịp tết Trung Thu được. Bánh dành riêng cho Trung Thu, hoa cũng là của mùa Trung Thu.

Gió cũng bỗng chốc ào ạt, ngay việc giương ô lên cũng đã khó. Lúc bật được cái chốt, thì khung nhôm của ô cũng run bấy lên, tưởng như sẽ gãy hết.

02/06/2018

Văn nghệ Thứ Bảy : tới tham bái vị thần chủ của tổ hợp thần Tứ Vị Thánh Nương ở Nhai Sơn

"Tổ hợp thần Tứ Vị Thánh Nương" hay "tổ hợp thần biển" là các thuật ngữ tôi đã đưa ra năm 2009. Có một số vị đã chấp nhận các thuật ngữ này và sử dụng trong các bài viết học thuật sau đó. Nội dung của bài năm 2009 có thể thấy ở phần đầu tiên bài đã in năm 2010 (ở đây).

28/04/2018

Nhớ chuyện bị bắt máy ảnh ngày trước, khi xem cảnh Kim - Văn ở Bản Môn Điếm cuối tháng 4 năm 2018

Kim Chính Ân (Bắc Triều Tiên) và Văn Tại Dần (Hàn Quốc, tức Nam Triều Tiên) đã có cuộc gặp lịch sử tại Bản Điếm Môn vào hôm qua, ngày 27/4/2018. Họ đã ra được một tuyên bố chung để hướng đến hiệp định hòa bình giữa hai miền, thống nhất đất nước.

27/11/2017

Đêm lạnh, viết nhanh trên đường cao tốc hướng về Mộc Châu

Bây giờ, đi Mộc Châu từ Hà Nội, mà dùng xe khách, thì thật nhàn. Có thể đi xe đêm xuất phát từ bến Mỹ Đình. Cỡ 9 hay 10 giờ đêm, hoặc muộn hơn, vẫn có xe. Cốt để sáng mai là tới nơi, và bắt tay vào việc ngay ở địa bàn.

Đường thì cao tốc, mà xe thì giường nằm.

06/11/2017

Một bài thơ khắc đá trên núi Dục Thuý lần đầu được sưu tầm và dịch thuật

Núi Dục Thúy, tức Dục Thúy sơn, ở thành phố Ninh Bình ngày nay. Tên quen gọi là "núi Non Nước".

Bài của Trần Lâm Bình (một tác giả tôi hiện chưa biết, lần đầu tiên đọc bài).

Du lịch vùng cao Vân Hồ

Vân Hồ là một huyện mới của tỉnh Sơn La. Huyện này được tách ra từ huyện Mộc Châu, và tên của xã Vân Hồ (xã cũ của huyện Mộc Châu trước đây) trở thành tên của huyện mới. Hồi cuối năm 2013 (đã điểm tin ở đây).

Vân Hồ có bản Hua Tạt, có bản Suối Lìn, có anh hùng lao động Bàn Văn Mình (người tham gia lập bản Suổi Lìn). Bây giờ, cái bản Suối Lìn heo hút ngày xưa chúng tôi du lãng đã trở thành huyện lị. Các cơ quan đầu não của huyện đóng bên con đường mờ sương và trơn tuột ngày trước.

09/10/2017

Ngược thành phố Cao Bằng lên mạn bắc 80 cây số, Hạ Lang gần mà xa (kí sự của Mai Thanh Hải)

Đường lên Hạ Lang đến bây giờ, năm 2017, nhìn chung vẫn là khó hơn so với một số tuyến, như thấy trong kí sự đầu năm nay của Mai Thanh Hải (xem toàn văn ở dưới đây). Huống chi là mấy trăm năm trước, khi nhà Mạc còn thực quyền cai quản Cao Bằng từ khoảng năm 1600 đến khoảng năm 1680, gần một thế kỉ.

Mình thì thường đóng đô ở Quảng Uyên, và tranh thủ đi các huyện khác. Có khi đi rong ruổi, xuyên huyện nọ sang huyện kia. Nên với mình, Hạ Lang chỉ có một chút khó đi mà thôi. Cảm giác của mình khác với cảm giác của cánh nhà báo.

08/10/2017

Thần mày trắng - tổ nghề của cả ca kĩ, ăn mày, ăn cướp, và gái điếm

Thần mày trắng đã được nhắc đến, nhân khi đề cập đến hiện tượng thần mày trắng đang được thờ trở lại khá phổ biến ở Trung Quốc, hồi tiểu thuyết Đại gia của nhà văn Thiên Sơn đang hót (xem lại ở đây, tháng 9/2013). 

Bây giờ là câu chuyện về thần mày trắng ở vùng Nam Bộ của Việt Nam. Ngày 12 tháng 8 âm lịch là ngày cúng tổ của ca kĩ, trong một ý nghĩa là ngày cúng thần mày trắng.

27/09/2017

Doanh nhân đất Việt với công nghiệp du lịch biển miền Trung : trường hợp FLC Quy Nhơn

Chúng tôi du lãng Quy Nhơn, có ghé thăm gốc me vườn nhà Nguyễn Huệ. Mà bây giờ, đã đến Quy Nhơn, thì không thể không nhắc đến sự hiện diện của tập đoàn FLC ở khu vực này.

Trước hết, lấy một ít tư liệu chính thức của FLC Quy Nhơn đang công khai trên mạng, và một bài tổng quan về tầm nhìn của FLC đối với việc khai thác du lịch biển miền Trung.

14/09/2017

Đất và người Chí Linh : tọa đàm hôm qua, ở ngôi đền cầu tự nổi tiếng

Hôm qua, 13 tháng 9, chúng tôi du lãng vùng Côn Sơn - Kiếp Bạc.

Phần buổi sáng là tham dự tọa đàm được tổ chức trong khuôn viên ngôi đền cầu tự nổi tiếng vùng các tỉnh phía Bắc (đã giới thiệu nhanh hôm trước, ở đây).