Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn lê-khả-phiêu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn lê-khả-phiêu. Hiển thị tất cả bài đăng

21/08/2020

Mùa vu lan 2020, nghĩ nhanh về di nguyện và hiện thực trong quốc tang

Di nguyện của Hồ Chủ tịch được ghi rất rõ trong Di chúc, là cụ muốn được hỏa táng, rồi tro cốt được chia thành ba phần, mỗi phần ở một miền trên một quả đồi, và sẽ do các vị bô lão về hưu trông coi. Không có đền đài lăng tẩm, không có cảnh vệ.

Đó là di nguyện của một người cộng sản nhưng rất am tường về truyền thống dân tộc. Trong bối cảnh phe xã hội chủ nghĩa lúc bấy giờ, thì ý tưởng được hỏa táng của cụ là tiên phong (cuối thập niên 1960). Tính tiên phong trên toàn thế giới, và lại mang đậm truyền thống dân tộc (cụ học các tấm gương Trần Hưng Đạo hay Trần Nhân Tông thời Trần).

Nhưng di nguyện của Hồ Chủ tịch đến tận bây giờ, mùa vu lan 2020, vẫn chưa thành hiện thực. Hơn nửa thế kỉ đã trôi qua, suốt từ năm 1969, di nguyện mang tính tiên phong đó vẫn còn bị lãng quên.

Các đám quốc tang to lớn những năm gần đây, cứ lần lượt diễn ra và được phát trực tiếp trên truyền hình quốc gia, khi thì chiếm cả một quả đồi lớn và một vũng biển, khi thì ôm trọn nhiều héc-ta đất nông nghiệp, khi thì cũng mấy ngàn mét vuông,... đã như cố ý làm lu mờ di nguyện của Hồ Chủ tịch.

16/08/2020

Ghi nhớ 2 dấu ấn của cụ Lê Khả Phiêu : 1997 cho mở thông internet, 1998 bật đèn xanh cho ngoại cảm

Các sự kiện của tháng 8 đan xen vào nhau:

1). Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã từ trần (1931-2020), tang lễ cụ đã được tổ chức long trọng theo nghi thức quốc tang, đọc ở đây. Lúc sinh thời cụ rất coi trọng vai trò của các nhà ngoại cảm trong việc tìm mộ liệt sĩ.

Gần ngang thời điểm cụ Phiêu từ trần, thì nhà ngoại cảm khá đình đám lâu nay là Vũ Thị Hòa đã bị bắt vì bị nghi là lừa đảo, đọc ở đây.

2). Cũng gần trùng thời gian, là việc ông Nguyễn Đức Chung bị đình chỉ chức Chủ tịch Thành phố Hà Nội. Nói vui là sắp mất chức đốc lí Hà thành. Bỗng nhiên, nhớ lại, khá rõ rằng, lúc mới lên nhậm chức đốc lí, chính vị tướng công an xuất thân này đã tuyên bố sẽ dẹp bỏ các loại đạo lạ, các lại hoạt động mê tín dị đoan ngay lập tức (đọc lại trên Giao Blog ở đây).

3). Rồi là một bác làm trong ngành IT có nhắc lại rằng, chính năm 1997 cụ Lê Khả Phiêu đã ra quyết định về việc cho Việt Nam mở thông internet với thế giới (sau thì đã có chỉnh lại cho đúng: lúc đó, TBT là cụ Đỗ Mười, và cụ Phiêu thì nhiệt tình ủng hộ internet).

15/08/2020

Các nơi lập "thể môn" chào đón và "hương án" vái lạy (chuyến tuần du ra Bắc của vua Bảo Đại năm 1933)

Đó là năm 1933, cách nay tới gần 90 năm.

Năm 1933 là gần ngang với năm sinh của nhà văn Duyên Anh (1935-1997), năm sinh của học giả Phan Đăng Nhật (1931-2020), năm sinh của cụ nguyên tổng bí thư Lê Khả Phiêu (1931-2020).

Năm 1933 ấy, nhà vua Bảo Đại từ Huế ra thăm Hà Nội, Hòn Gai, Hải Dương,...Gọi là chuyến Bắc tuần của ngài. Đại khái, như tổng kết của nhà Mai Lĩnh lúc đó, thì ngài có 12 ngày trên đất Bắc.

Các nơi mà ngài tới, phía quan Nam (Nam triều) và quan Tây (chính quyền bảo hộ của Pháp) đều chuẩn bị đón rước linh đình.

Người ta dựng các thể môn. Từ quen dùng của thời đó, có vẻ xa lạ với người đầu thế kỉ XXI rồi. Đại khái là cổng chào bây giờ. Nhưng chỉ là cổng chào tạm thời thôi, xong việc là sẽ dọn đi, chứ không chôn chặt một chỗ.

Người ta lại dựng các hương án ở các điểm trên đường ngài Bảo Đại tới, dân chúng sẽ tới đó mà vái lạy.

13/07/2020

Nhớ lại 10 năm và hơn 50 năm : khai quật và hoàn táng thi hài vua Lê Dụ Tông (1958, 2010)

Vua Lê Dụ Tông (1679-1731) ở vương quốc Đàng Ngoài dù không liên quan trực tiếp tới các vua Mạc ở Đàng Trên (vương triều Mạc thời kì Cao Bằng 1593-1685, đọc ở đây), nhưng là một vị vua thú vị, nên trong quan hệ giữa Đàng Ngoài với Đàng Trên, ở chỗ này chỗ kia, tôi đã đề cập.

Ông vua Lê Dụ Tông có hai niên hiệu quan trọng: Vĩnh Thịnh và Bảo Thái. Thời Bảo Thái thì gắn với danh nhân Nguyễn Tông Quai (1693-1767, thầy của Lê Quý Đôn) - là một chủ đề nghiên cứu lâu năm của tôi (ví dụ đọc ở đây và ở đây).

Bây giờ là nhớ lại chuyện của 10 năm trước. Đó là đầu năm 2010, chính phủ Việt Nam đã tổ chức lễ hoàn táng thi hài của vua Lê Dụ Tông trở lại xứ Thanh, sau gần 50 năm khai quật (người ta tìm thấy mộ của ông vào năm 1958; đến năm 1964 thì đưa về Hà Nội, mở ra trước sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Văn Đồng). Đáng chú ý là, lễ hoàn táng năm 2010 có Trưởng Ban Tổ chức Lễ hoàn táng (coi như ngang với Trưởng Ban tang lễ) là ông Trần Chiến Thắng - lúc đó là quan chức ngành văn hóa nước nhà. Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu có tham dự (xem lại một ít tin cụ Phiêu trong liên quan tới giới các nhà ngoại cảm, ở đây).

Quan tài của nhà vua làm bằng gỗ Ngọc Am (tức gỗ pơmu). Chắc là ngang ngang với gỗ Nam (nanmu) mà các vua Mạc Kính Diệu và Mạc Nguyên Thanh đã cung tiến để Thượng Khả Hỉ xây cất chùa Đại Phật ở Quảng Châu, ngày nay loạt cột gỗ Nam ấy vẫn còn ở Quảng Châu (xem lại ở đây và ở đây)

13/11/2016

Ngoại cảm Việt Nam (1996-2016)

Theo thông tin chính thức, đã đi khoảng 3 năm trước, ở đây (tháng 11/2013), thì người kí quyết định quan trọng là nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu. Văn bản đó mang niên đại năm 1998.

25/12/2014

Lê Khả Phiêu những điều tâm đắc, hay "Lê Khả Phiêu văn tập"

Đầu tiên là bản tiếng Việt và tiếng Anh của nhà Thế giới (năm 2011). Và sau đó là bản tiếng Trung do tập đoàn Trùng Khánh tài trợ (2014).

18/10/2014

gần 20 vạn hài cốt được tìm bằng phương pháp đặc biệt

"Ai mà không đau xót khi biết rằng, vẫn còn gần 40 vạn liệt sĩ đã hy sinh nhưng thân thể của họ vẫn còn thất lạc đâu đó, chưa được về với gia đình. Những gần 40 vạn ngôi mộ chứ không ít ỏi gì. Tôi được biết, có những nơi người ta đã lập được hẳn một nghĩa trang, như ở Đồng Nai, đề bia họ tên, quê quán đầy đủ nhưng hài cốt thì vẫn chưa tìm được và chưa biết bao giờ mới tìm được".(Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, 2013)

Nhắc lại hai sự kiện, của năm 2011năm 2013, vốn đã đi một lượt trên blog này. Nhưng trước mới để rời, nay ghép lại vào một chỗ.