Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn khoa-học-Nhật-Bản. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn khoa-học-Nhật-Bản. Hiển thị tất cả bài đăng

06/02/2024

Học giả Suenari Michio với "điểm nhìn Đông Á" thường trực và quán triệt - Mở đầu

Một chủ đề quan trọng, mà tôi dự tính viết dài dài về thầy Suenari Michio (1938-2024). Sẽ vừa viết bài học thuật vừa viết những đoạn ngắn mang tính ghi chép trên Giao Blog.

Bài này, viết nhanh nhân nhớ lại một giải thường năm 2022 của học giả trẻ tuổi Kawase Yoshitaka  川瀬 由高 (hiện là giảng viên thuộc Khoa Xã hội học - Đại học Edogawa, ở tỉnh Chiba, Nhật Bản).

Tin về giải thưởng của Kawase đã có từ năm 2022, nhưng tôi do bận mải mà chưa kịp giới thiệu ra xung quanh (chỉ biết mang tính cá nhân mà thôi).

25/11/2022

Những người gieo hạt : Torii Ryuzo (1870-1953) - nhà dân tộc học đầu tiên của Nhật Bản

Lớp người tiên phong ở thời Minh Trị.

Lớp người có những cuộc đời ngoại hạng. Torii chỉ học tiểu học chính qui, đang học thì bỏ dở. Rồi ông tự học tất cả chương trình các cấp phổ thông.

Ông là nhà dân tộc học tiên phong, không có bằng đại học, nhưng 16 tuổi đã tham gia thành lập Hội Nhân loại học Nhật Bản. Đến năm 51 tuổi thì lấy học vị Tiến sĩ Văn học.

Ông là người Nhật Bản đầu tiên đi điều tra điền dã ở nước ngoài. Dấu chân ông rải khắp vùng Đông Bắc Á, sang cả châu Âu và Nam Mỹ !

Đại khái vậy.

Bài đầu tiên giới thiệu cẩn thận nhất về sự nghiệp của Torii lại là của chính ông thầy mình - thầy Suenari Michio.

04/06/2022

Trở lại với kinh điển (2) : lần này, chúng tôi thực hiện qua mạng hội đọc sách Nhân loại học Văn hóa

Kinh điển của mỗi ngành học đều đúng là kinh điển ! Phải thường xuyên đọc đi đọc lại kinh điển. 

Nhiều năm trước, chúng tôi với tư cách học sinh sau đại học đã tham gia các buổi đọc sách và bình luận sách kinh điển do Học hội Nhân loại học Văn hóa Nhật Bản tổ chức (về hội này, trên Giao Blog, đọc lại ở đây).

Hồi đó, là những năm đầu của thế kỉ 21, có những kỉ niệm vui vui trong những lần đi tham gia các buổi đọc sách. Trên Giao Blog, đã tạm kể nhanh, ví dụ ở đây hay ở đây.

Bây giờ, đã là sang những năm đầu của thập niên thứ ba thế kỉ 21, bẵng một cái, đã tầm 20 năm đi qua ! Học hội Nhân loại học Văn hóa Nhật Bản lại tổ chức các sê-ri đọc lại kinh điển. 

Vui nhất là bây giờ, những buổi đọc sách này sẽ thực hiện qua zoom. Có thể ở bất cứ đâu trên thế giới, cũng đều có thể qua mạng mà cùng nhau đọc sách.

07/10/2021

Người Nhật thứ 28 nhận giải Nobel : học giả Manabe và nghiên cứu tiên phong về khí hậu

Giải Nobel Vật lí 2021 được trao cho 3 nhà khoa học, trong đó có cụ Manabe 90 tuổi (sinh năm 1931) người Nhật hiện đang ở Mĩ.

Bộ ba được giải lần này gồm một người Nhật, một người Đức (89 tuổi), và một người Ý (73 tuổi). Tức là bộ ba cụ Đức - Ý - Nhật. 

1. Nói một cách đơn giản thì ba cụ này nghiên cứu về biến đổi khí hậu (hiện tượng trái đất nóng lên). Cụ Manabe là người mở đường từ thập niên 1980-1990, hai cụ sau xem các công trình của cụ Manabe như là sách giao khoa và tiếp tục con đường mà Manabe đã vạch ra.

2. Bây giờ chúng ta nói "biến đổi khí hậu" và "trái đất nóng lên" một cách tự nhiên như nhiên, tưởng như có từ xửa xửa rồi, nhưng người đề xướng các thuật ngữ đó từ 30 - 40 năm trước là cụ Manabe. 

Người đầu tiên trên thế giới nghĩ ra và chứng mình được hiện tượng "trái đất nóng lên" bằng các nguyên lí của vật lí học chính là cụ. Quan trọng hơn cả là cụ Manabe và những người tiếp bước cụ đã đưa ra được các phương thức để dự báo về biến đổi khí hậu. Họ đưa ra các mẫu để có thể quan trắc được sự biến đổi của khí hậu.

30/09/2021

Tân thủ tướng Nhật Bản (tháng 9 và 10 năm 2021) : ông Kishida và đời "tổng lí đại thần" thứ 100

Ông Kishida là người đã được kì vọng trong nhiều năm nay. Cuối tháng 9 năm 2021, bằng việc thắng cử trong nội bộ đảng cầm quyền Tự do Dân chủ (gọi tắt là Tự Dân), ông chính thức trở thành Chủ tịch Đảng Tự Dân và sau đó sẽ là Thủ tướng Nhật Bản.

Có thể gọi tắt là Thủ tướng.

Cũng có thể gọi đầy đủ là Tổng lí đại thần. Đại thần ở đây là trong hệ thống chính trị mà thiên hoàng là cao nhất. Thiên hoàng sẽ có lễ trao chức vị cho tổng lí đại thần trong thời gian tới.

Ông Kishida là đời thủ tướng thứ 100. Con số tròn trăm !

12/09/2021

Nhớ Osaka vào thu, đường xanh hoa lá dẫn đến phòng nghiên cứu

Thời gian trôi thật nhanh. Đấy với đấy, mà đã 7 năm rồi (2014-2021).

Đầu tháng 7 năm 2014 thì mình có mặt ở Osaka, làm xong các thủ tục hành chính, nhận phòng làm việc và các vật dụng cần thiết (xem lại ở đây).

Hồi ấy mình ở trong hội quán của trường đại học, có một hàng xóm là vợ chồng trẻ người Hà Bắc (đã kể ở đây). Từ hội quán tới sở làm, mình đi tàu điện trên cao loại một đường ray (đã kể nhanh ở đây). 

1. Mùa thu năm 2014, là khi mình quá bận mải, thậm chí thường nói với bạn rằng, bây giờ, đến thời gian để buồn cũng không có nữa ! 

Mùa thu năm 2014, bạn rủ mình đi câu cá vào ngày Chủ Nhật - như Chủ Nhật hôm nay 12/9/2021 tại Hà Nội - và mình đã trả lời bạn như vậy, rồi xin phép vắng. Một hôm khác, cũng vào Chủ Nhật, một đàn em rủ đi chơi khu Umeda - khu trung tâm ở Osaka - nhưng mình cũng đành từ chối. Biết bạn cũ khai trương quán An Nam ở khá gần, nhưng mình cũng chỉ nhìn qua Fb được thôi (xem lại ở đây).

10/03/2021

Cẩn trọng và thành thực để tránh sai nhầm : trường hợp Phan Thanh Sơn Nam vừa bị tố gian lận

Gian lận trong khoa học, dù ở đâu cũng có thể xảy ra, và nhiều khi rất khó bị phát hiện, ví dụ trường hợp cô Obokata ở Nhật Bản mấy năm trước là một vụ điển hình - một nữ tiến sĩ đang được ca ngợi như một quốc dân tiêu biểu, một nhà khoa học trẻ sáng giá của một đất nước yêu chuộng khoa học, đang dự kiến đề cử cho giải Nobel, thì tất cả sập xuống vì cộng đồng mạng đã phân tích rõ sự gian lận có tổ chức trong nhiều năm ! Thầy giáo phụ trách của Obokata sau đó đã thắt cổ tự tử tại cơ quan vì quá ân hận để học trò qua mặt gian lận nhiều năm, còn bản thân Obokata sau đó còn bị tước mất học vị tiến sĩ vì luận văn tiến sĩ cũng đạo văn quá kinh tởm.

Có thể đọc lại về vụ cô Obokata ở đây (tháng 4/2014) hay ở đây (tháng 8/2014), ở đây (tháng 12/2014).

Cộng động mạng đã phát giác ra vụ Obokata gian lận. Sau đó, giới khoa học mới đi vào kiểm chứng, rồi dần dần lộ diện ra Obokata đã gian lận từ A đến Z ngay từ lúc còn trẻ. Lúc đầu chỉ là lỗi nhỏ, như là sai nhầm, dần dần, tìm tiếp thì hóa ra hành động gian lận liên tục trong thời gian dài !

Lần này, tại Việt Nam, một bài tố Phan Thanh Sơn Nam gian lận cũng xuất phát từ cộng đồng mạng. Ngay sau đó, Nam đã giải trình.

Về Phan Thanh Sơn Nam, trên Giao Blog, có thể đọc nhanh ở đây hay ở đây. Nam đang tự nhận đây là kinh nghiệm xương máu, anh viết trên Fb cá nhân vào ngày 8/3 vừa rồi rằng:

"Với tư cách là trưởng nhóm nghiên cứu, và là người có kiểm tra lần cuối bài báo, mình thành thật xin lỗi cộng đồng vì nhóm mình đã để xảy ra chuyện này. Cá nhân mình thành thật xin lỗi vì không đủ kiến thức và kỹ năng cũng như đã không tổ chức nhóm nghiên cứu thật tốt để ngăn chặn những lỗi nói trên. Cá nhân mình cũng thành thật xin lỗi vì đã không hướng dẫn học trò kỹ hơn nữa. Bao nhiêu bằng cấp, bao nhiêu kinh nghiệm, thì mình cũng cần phải học thêm cách làm việc cho nghiêm túc hơn nữa."

24/07/2020

Thơ và Khoa học (詩と科学) --- sách của Yukawa (1907-1981) nhà vật lí nhận giải Nobel năm 1949

Yukawa Hideki 湯川秀樹 là học giả danh tiếng của nước Nhật, ông đã nhận Nobel Vật lí năm 1949. Đây là giải Nobel đầu tiên của Nhật Bản.

Ông sinh năm 1907, mất năm 1981. Có thể tạm xem ông là người cùng thời đại với bà nữ tiến sĩ Hoàng Thị Nga của Việt Nam (người làng Đông Ngạc, Hà Nội). Bà Nga lấy bằng tiến sĩ ở Pháp năm 1935, còn Yukawa lấy bằng tiến sĩ ở Nhật Bản năm 1938. Xem bản luận văn tiến sĩ của Yukawa ở đây.

Gần đây, mãi năm 2017, người ta mới cho xuất bản một tác phẩm thú vị của Yukawa, từ các ghi chép cá nhân của ông, với tựa đề Thơ và Khoa học (nguyên bản tiếng Nhật).

Nhân blog của nhà vật lí Đàm Thanh Sơn vừa giới thiệu bản dịch tiếng Việt (từ bản gốc tiếng Nhật), nên Giao Blog đưa về đây nguyên bản và bản dịch tiếng Việt.

Bản dịch được bác Đàm giới thiệu thật ra chưa thật tốt, chưa cho thấy rõ cách nghĩ dí dỏm cũng như cách trình bày khá vui nhộn trong tiếng Nhật của Yukawa về sự gần gũi giữa thơ và khoa học. Tôi sẽ dịch lại và giới thiệu thêm về tác phẩm Thơ và Khoa học của Yukawa.

10/10/2019

Nobel Hóa học 2019 : sáng chế siêu pin, làm thay đổi cả thế giới (người thứ 27 của Nhật Bản)

Tôi tạm gọi là siêu pin. Là pin nhỏ nhưng tính năng cao, có thể sạc để sử dụng nhiều lần, ngày nay dùng phổ biến khắp nơi (điện thoại thông minh, điện thoại cục gạch, máy tính,...).

Trong ba vị được vinh danh, tức chung nhau giải Nobel Hóa học 2019, thì có một người là học giả Nhật Bản. Hai người còn lại là quốc tịch Mĩ, trong đó có một cụ đã ngót 100 tuổi (người cao tuổi nhất trong lịch sử giải Nobel).

Học giả Nhật Bản được nhận giải là ông Yoshino Akira (sinh năm 1948, năm nay 71 tuổi). Ông tốt nghiệp Đại học Kyoto năm 1970, học xong Thạc sĩ năm 1972, nhưng mãi tới năm 2005 mới nhận học vị Tiến sĩ từ Đại học Osaka (theo trang của hãng Asahi Kasei - nơi mà học giả Yoshino đã về làm việc từ năm 1972 đến nay).

25/08/2019

Hiếu Học kiểu Nhật Bản đang bị "lợi ích nhóm" hóa : vì sao con quan to ở chính phủ và quốc hội thường học ở Đại học Tokyo (Todai)

Một phân tích khá thú vị.

Trong đó, đánh giá lại giá trị của hệ thống giáo dục thời Edo (kéo dài mấy trăm năm trong hòa bình): trường học mở ở các han (tạm coi như tỉnh ngày nay), coi trọng nhân tài thực lực (không trọng bằng cấp), nên con nhà nông dân hay nhà buôn mà có thực tài sẽ được ưu tiên để trở thành đội ngũ đại diện và gánh vác công việc của han.

Tác giả cũng đánh giá hệ thống giáo dục thời Minh Trị (thời canh tân đất nước). Đặc biệt, là luận về "lợi ích nhóm" trong đại học đỉnh cao của Nhật Bản. Đại loại, nhóm con vua được đào tạo để tiếp tục làm vua, rồi lại có nhóm con nhà giàu được cài đặt một cách êm thấm bằng tiền.

Tác giả nói đến sự thay đổi cần thiết dành cho: hệ thống xã hội Nhật Bản hiện nay, tâm thế lụy phương Tây (cái gì cũng ngả theo giá trị phương Tây).

12/06/2019

Vượt qua biển lửa của nắng hè : mùa của các học hội trên toàn quốc

Ấy là chuyện của học giới Nhật Bản. Mỗi dịp hè tới là như vậy. Bây giờ, đang là thượng tuần tháng 6, từ giờ hết cả mùa hè, sẽ là liên tiếp các đại hội nghiên cứu thường niên của các học hội (hàng năm, các học hội định kì mở không gian để các nhà nghiên cứu tới trình bày và trao đổi nghiên cứu mới, hội trường được luân chuyển hàng năm tới các nơi trên toàn quốc).

Có những mùa hè, đám thanh niên chúng tôi tham gia vào công việc tiếp đón của đại hội nghiên cứu thường niên (hoặc là đại học của tôi được chọn làm hội trường, hoặc là phía chi bộ học hội cử,...). Cái nắng và nóng dữ dội những lần đó, bây giờ vẫn nhớ !

31/05/2019

Câu chuyện xuất bản sách nghiên cứu (trường hợp ở Nhật Bản)

Mình gần gũi với hai bác giám đốc xuất bản. Một người ở Tokyo, chuyên xuất bản những sách hàng đầu của giới khoa học xã hội. Một người thì ở một miền quê, chuyên xuất bản các loại tư liệu địa phương - mà hưởng lợi, hẳn là có các nhà nghiên cứu địa phương ấy, như mình (vì bản in với bản viết tay, có cả hai để đối chiếu).

15/12/2018

Văn nghệ Thứ Bảy : em May người Nùng gốc Nhật đi giúp nông dân Việt hơn 20 năm qua

Về cô bạn Mayu, mà hình như quen được gọi là "em May" hay "chị May", thì đã có một ít bài báo đưa về Giao Blog từ trước, ví dụ xem ở đây (tháng 4 năm 2016).

Tên quen dùng là May. Còn tên thật là Mayu. Gọi theo lối Nhật Bản (gọi bằng họ) thì là Ino. Tức tên đầy đủ theo lối viết chính thức là Ino Mayu.

Ino là học sinh sau đại học của Khoa Xã hội học - Đại học Hitosubashi (Nhật Bản). Em đã đi điền dã dài hạn ở làng xã người Nùng An thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, đã học và nghe nói được tiếng Nùng An. Luận văn thạc sĩ của em là về việc trồng rừng của người Nùng An từ góc nhìn dân tộc học - xã hội học. Đã trình bày khoảng năm 2002.

Từ sau đó, thì em dồn toàn bộ sự tâm sức vào nông nghiệp hữu cơ. Ở Việt Nam, đi khắp ba miền, trong rất nhiều chương trình giúp nông dân Việt, từ đó đến giờ.

11/12/2018

"Thống kê kinh tế của Trung Quốc có tin được không", hãy đọc sách của Kajitani

Sách trả lời 8 vấn đề lớn của kinh tế Trung Quốc. Và tiêu đề là Bài giảng về kinh tế Trung Quốc. Vấn đề của Trung Quốc, nhưng xem ra liên quan sâu sắc tới kinh tế Việt Nam.

Sách học thuật dạng bỏ túi, tức sách cho đại chúng. Đang bán rất chạy. Mới phát hành được 1 tháng, mà phải nối bản tới 3 lần rồi.

Thường thì các sách học thuật (có uy tín) ở Nhật Bản sẽ được nhà xuất bản đặt hàng tác giả viết lại bằng văn phong dễ hiểu và dễ đọc cho đại chúng. Đó là sách dạng bỏ túi, có thể bỏ túi thật để đọc ở bất cứ đâu khi có thời gian rảnh. 

Tác giả là Kajitani Kai (sinh năm 1970, hiện là Giáo sư Khoa Nghiên cứu Kinh tế của Đại học Kobe, Nhật Bản).

30/11/2018

Một cuốn sách chính của cụ Tsuboi (Nhật Bản) từ góc nhìn phê bình

Cụ Tsuboi mình đã gặp khoảng 20 năm về trước, trong khuôn viên Đại học Tokyo. Nhưng do khác chuyên môn và khác sự quan tâm, nên hầu như mình chưa từng đọc sách của Tsuboi một cách chăm chú khi nào.

Sau này, có mấy người bạn và đàn em thì học trong zemi của thầy ở trường Waseda - một trường tư thục nổi tiếng ở Nhật Bản, mà ngày xưa, lúc nhà còn ở Odai thì bọn mình hay ghé chơi (nhà mình ở đầu này, chỉ ngồi Toden ít phút đến mút đầu kia là tới ngay sân trường Waseda). Thầy Tsuboi là một Giáo sư nổi tiếng của trường đó.

17/11/2018

Chuyện đặc biệt kì quái trong chính giới Nhật Bản : Bộ trưởng phụ trách An Ninh Mạng không biết gì về máy tính và USB !

Chuyện một người Nhật không biết máy tính, thậm chí không biết USB là gì, đã là lạ lắm rồi. Một nước công nghiệp hàng đầu thế giới như thế, tiên phong về công nghệ máy tính như thế, làm gì tìm được một công dân như vậy.

24/10/2018

Từ cậu bé nông dân đến "cha đẻ của chủ nghĩa tư bản Nhật Bản" (ông nội của người gieo hạt Shibusawa)

Về nhà dân tộc học, đồng thời là cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nhật Bản và cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản, cụ Shibusawa (1896-1963), và quĩ Phát triển Dân tộc học Nhật Bản mang tên cụ, thì đã giới thiệu nhanh ở đây.

Cụ là một nhà tài chính lừng danh của Nhật Bản sau đại chiến thế giới 2. Đồng thời cũng là nhà dân tộc học đam mê, mà đam mê nhất là bảo tàng và nghiên cứu về các loài cá dưới góc nhìn dân tộc học. Và đặc biệt nổi bật, cụ là một Mạnh Thường Quân lớn (cho đến ngày hôm nay) của ngành dân tộc học - dân tục học (văn hóa dân gian) Nhật Bản.

01/10/2018

Nobel Y sinh 2018 : thêm tin vui từ Nhật Bản, cha đẻ của thuốc trị ung thư phương pháp mới

Giáo sư đặc biệt của Đại học Kyoto, 76 tuổi. Chìa khóa là thành phần mang tên PD-1. Các từ khóa là "phanh", "cắt phanh", "miễn dịch". Phát minh bắt đầu từ đó.

Người Nhật Bản thứ 26 nhận Nobel.

Mấy năm trước, trong lúc tìm hiểu qua tài liệu tiếng Nhật, đã thấy các thuyết minh về PD-1 cùng với "phanh". Bây giờ thì thực sự là giải Nobel Y sinh 2018.

Giải thưởng được chia đôi. Một người Nhật (sinh năm 1942) và một người Mĩ (sinh năm 1948).