Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn mộ-Hán. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn mộ-Hán. Hiển thị tất cả bài đăng

25/03/2022

Mộ và bia mộ của Đô úy quận Giao Chỉ họ Thẩm thời Hán (thế kỉ 2) tại quê nhà Tứ Xuyên

Đây là một di sản văn hóa trọng yếu của Trung Quốc.

1. Nhân vật họ Thẩm đã từng được nhà Hán cử xuống trấn nhậm quận Giao Chỉ với chức danh đô úy. Tên của họ Thẩm không xuất hiện trong chính sử, mà chỉ thấy trên bia mộ hiện còn tại Tứ Xuyên. Đại khái là nhân vật sau thời Hai Bà Trưng (những năm 40 SCN) khoảng hơn nửa thế kỉ.

Cũng đại khái mường tượng là nhân vật đời sau của các nhân vật sau: Nhâm Diên (thái thú quận Cửu Chân từ năm 25 SCN), Tô Định (thái thú quận Giao Chỉ, đã bị Hai Bà Trưng trừng trị do tham lam), Lý Thiện (thái thú quận Nhật Nam rồi lại chuyển sang thái thú quận Cửu Chân). 

Họ Thẩm tới trị nhậm Giao Chỉ trước thời của Trương Tân (nhân vật đã tâu xin đổi "Giao Chỉ quận" thành "Giao Châu"), của Sĩ Nhiếp (nhân vật được tôn xưng là Nam Giao học tổ).

Bởi vậy, có thể tạm định vị họ Thẩm là sau thời Hai Bà Trưng và trước Sĩ Nhiếp.

10/04/2020

Trong dịp Cô Vy đọc lại : mộ cổ ở Quảng Ninh và câu chuyện yểm hồn trinh nữ

Chuyện trấn yểm và kho báu thường nghe thấy ở đâu đó, nhất là các làng xã miền Bắc. Độc đáo nhất thường là chi tiết yểm hồn trinh nữ (các trinh nữ này sau thành thần giữ của ở các kho báu).

Khoảng năm 1999 hay năm 2000, một ông bạn mình tốt nghiệp Khoa Vật Lý trường Tổng hợp Hà Nội ngày trước gọi điện bảo có một ít gạch đẹp, rồi miêu tả nọ kia, đại khái là đào được ở địa phương. Mình bảo chắc là gạch từ mộ Hán thôi. Sau đó, mình dẫn bạn và một bạn nữa (bạn của bạn) tới căn hộ của thầy Trần Quốc Vượng ở khu Kim Liên. Trên tầng 5. Chỉ liếc nhìn cái, rồi nghe thêm một chút, thầy Vượng cũng bảo: mộ Hán thôi. Rút cục buổi đó không nói thêm về mộ Hán nữa, mà nói sang những chuyện khác.

Dưới đây là câu chuyện mộ cổ ở Quảng Ninh mấy năm về trước (năm 2014).