"Từ những tư liệu trong Châu bản triều Nguyễn đến gia phả dòng họ Mạc ở xã Trà Kiệu, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam đều cho thấy Mạc Cảnh Huống là người có nhiều công lao đối với nhà Nguyễn thời kì khai quốc. Đặc biệt, công nghiệp đó vẫn được minh trưng trong sử sách, biên chép ở Đại Nam Liệt truyện tiền biên và Đại Nam thực lục tiền biên. Bởi vậy, khi vua Duy Tân lên ngôi (1907-1916), xét lại công lao của các huân thần thuở quốc sơ đã truy tặng cho Mạc Cảnh Huống là “Khai quốc công thần Tráng Vũ tướng quân, Đô thống phủ Chưởng phủ sự, húy Trung Trinh đưa vào thờ trong đền Trung Nghĩa khiến được thấm nhuần ân sâu mà báo đáp công lớn”"
Home
Hiển thị các bài đăng có nhãn tư-liệu-lưu-trữ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tư-liệu-lưu-trữ. Hiển thị tất cả bài đăng
06/10/2021
Xem lại dần, bắt đầu từ việc tiêm chủng đầu thế kỉ XX (tư liệu hình ảnh)
Một thời gian trước, Giao Blog đã giới thiệu về việc chủng đậu ở Nhật Bản thông qua sự giao thoa Tây y và Đông y từ năm 1790 thời vua Khoan Chính (xem lại ở đây).
Bây giờ là giới thiệu về việc chủng đậu và tiêm chủng đầu thế kỉ XX ở Việt Nam.
21/02/2020
Văn Miếu – Quốc Tử Giám và bệnh dịch hạch ở Hà Nội năm 1903 (bài Đào Thị Diến)
Bệnh dịch hạch ở đầu thế kỉ XX đã làm thế giới khiếp đảm.
Ở Hà Nội thuộc Pháp lúc đó, đại khái: "vào tháng 4-1902, Hà Nội lại có 14 người mắc bệnh dịch hạch và 8 người chết vì bệnh này. Và đầu năm 1903, bệnh dịch hạch lại bùng phát ở Hà Nội mà người đầu tiên phát hiện ra bệnh dịch hạch ở Hà Nội năm 1903 là Adrien Le Roy des Barres, bác sĩ tốt nghiệp ở Paris và làm việc tại Hà Nội từ 1902. Theo tài liệu lưu trữ, ngày 21-3-1903, bác sĩ Le Roy des Barres đi khám bệnh cho hai gái điếm ở phố Hàng Trứng tại một nhà thổ (maison de tolérance) thì phát hiện ra hai cô gái điếm này bị bệnh dịch hạch và đã quyết định giữ họ ở khu cách ly (người Pháp gọi là lazaret)."
15/01/2020
Tài liệu lưu trữ ở Việt Nam : Luật Lưu trữ 2011 (có hiệu lực từ 1/7/2012)
Luật này là thay cho pháp lệnh về lưu trữ quốc gia trước đó.
14/04/2019
03/02/2019
Tết 25 năm trước qua ảnh, ở Hà Nội và các tỉnh miền Bắc (ống kính Bruno Barbey)
Nhiều năm trước, đã chiêm ngưỡng những ảnh do nhiếp ảnh gia Bruno Barbey bấm máy ở vùng Đông Bắc vào đầu năm 1994 (xem lại ở đây). Nhờ bộ ảnh đó, vào các năm 2014-2017, chúng tôi đã thực hiện một số khảo sát nho nhỏ và thú vị (sẽ công bố vào một dịp nào đó).
Bây giờ là xem các ảnh chụp vào Tết năm đó, năm 1994, ở Hà Nội và các tỉnh miền Bắc của Bruno Barbey.
14/06/2018
Số hóa tư liệu địa phương : 5 năm ở Nghệ An, với 70 ngàn trang
Nghệ An là một địa phương đã tiến hành số hóa tư liệu cũ từ nhiều năm nay. Có nhiều cụm tư liệu đặc biệt quí, mà bản thân chúng tôi, trong lúc du lãng, đã tiếp cận trực tiếp. Sự phá hoại (tự phá hoại) tư liệu trước đây là rõ ràng, nhưng nhiều khi cũng bất ngờ với những thứ mà nhân dân cất đi được.
Đừng chỉ số hóa rồi để đấy, mà phải từng bước công khai hóa (giai đoạn tiếp theo của chương trình).
02/10/2017
Ngoại cảm tìm di cốt, và một tư liệu đương thời về Nguyễn Đức Cảnh
Nhà ngoại cảm đã tìm được di cốt của chí sĩ cách mạng Nguyễn Đức Cảnh, và phía chính quyền địa phương đã lập đền thờ tại vị trí tìm được đó. Đã đi cụ thể mấy năm trước, ở đây (tháng 11 năm 2013), hay ở đây. Nhiều bài báo gần đây đã bị phi tang hoàn toàn (bị chủ động xóa bỏ toàn bộ).
Bây giờ là một tư liệu cũ về cái chết của cụ Cảnh. Tư liệu đương thời. Tựa như hoàn toàn khác với thông tin chính thức hiện nay.
30/05/2017
10/05/2017
Tư liệu liên quan đến Việt Nam ở Đức (sưu tầm Nguyễn Tiến Hữu)
Người Việt ở Đức về, thì gần đây, ở hội thảo quốc tế ngôn ngữ học vừa rồi, tại Hà Nội, mình có gặp và nói chuyện nhanh với cô Thái Kim Lan. Bà vội về lại Huế nên không trình bày được tham luận.
07/03/2017
Ngô Đình Nhu trong phác họa như một nhà lưu trữ quan trọng của Việt Nam thời kì 1938-1946 (bài Đào Thị Diến)
Đáng tiếc là chúng ta chưa từng đọc một văn bản tiếng Việt nào của ông Ngô Đình Nhu (1910-1963) về lịch sử - văn hóa Việt Nam. Phải chăng là ông chưa từng viết ?
Luận văn tốt nghiệp đại học viết bằng tiếng Pháp của ông thì gần đây, khi viết bài, tôi đã điểm qua. Ông có những kiến giải riêng, thú vị về ghi chép của người phương Tây về Việt Nam trong khoảng các thế kỉ 17-19.
Luận văn tốt nghiệp đại học viết bằng tiếng Pháp của ông thì gần đây, khi viết bài, tôi đã điểm qua. Ông có những kiến giải riêng, thú vị về ghi chép của người phương Tây về Việt Nam trong khoảng các thế kỉ 17-19.
Bài vốn đăng trên tạp chí Xưa & Nay năm 2014.
31/01/2017
Đầu năm, trở lại với ấn đền Trần : mở hồ sơ lưu trữ bên Pháp
Bài của Đinh Khắc Thuân và Cao Việt Anh - hai học giả của Viện Nghiên cứu Hán Nôm, đều có thời gian học tập và làm việc tại Pháp.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)