Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn hồi-kí-Việt. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn hồi-kí-Việt. Hiển thị tất cả bài đăng

17/02/2017

Những ngày hạ tuần tháng 2 năm 1979 : Kí ức người trong cuộc, trong thời khắc ấy

Gần đây, con trai cố Tổng Bí thư Lê Duẩn có cho biết: đám cưới của ông được tổ chức tại Hà Nội đúng vào ngày Trung Quốc đưa quân qua biên giới Việt - Trung (đọc lại ở đây). Sáng quân Tàu tấn công tất cả các tỉnh vùng biên, chiều tối thì vẫn có đám cưới Lê Kiên Thành - Nguyễn Thị Tú Khanh ở thủ đô.

Không biết có bao nhiêu đám cưới vào đúng Thứ Bảy ngày 17/2/1979 (nhằm ngày 21 tháng Giêng năm Kỉ Mùi), dịp tiết Lập Xuân ?

Sự bình tĩnh ở thủ đô Hà Nội, vào thời khắc ấy, là đạt tới mức như vậy.

Còn ở chính biên giới ?

Tôi cũng đã nghe về một đám cưới người Nùng vào cùng ngày hôm đó ở khu vực đèo Mã Phục tỉnh Cao Bằng (về đèo Mã Phục thì xem ở đây). Pháo từ phía quân Tàu đã bắn thẳng vào nhà chú rể !

Du lãng vùng biên giới khoảng hai mươi năm nay, kí ức về tháng 2 năm 1979 có thể thấy ở bất cứ đâu, trực tiếp hoặc gián tiếp, nhiều khi hoàn toàn là tình cờ, chẳng hạn ở đây.

17/12/2016

Ba lần đổi tiền (1975, 1978, 1985) - Hồi ức của Hà Minh Thảo (2015)

Trong ba lần đổi tiền này, tôi chỉ biết cuộc năm 1978 và 1985 mà thôi. 

Kí ức của năm 1978, thật ra cũng lờ mờ vì lúc ấy còn nhỏ. Người trong khu vực kháo nhau rằng, có một nhà cự phú nào đó vứt tiền đựng đầy trong nhiều bao tải xuống sông để tiêu hủy. Mấy bác trong khu phát hiện và ra mở bao tải, thì thấy: tiền vẫn nguyên xê-ri từng bó, có nhiều bó còn rất mới. Nhưng, tất cả đều đã bị cắt đôi ! Chuyện chỉ nghe nói, người nọ kể truyền sang người kia, đến giờ, tôi cũng không biết thực hư thế nào.

08/12/2016

Mấy cuốn hồi kí tiếng Việt mới xuất bản gần đây ở hải ngoại

Sau cuốn của cụ Trần Đĩnh (cuốn này hiện đã gần như bị chìm vào quên lãng), có thấy tin tức từ nhiều nơi về các cuốn mới. Cũng được một thời gian rồi.

Đó là hồi kí của các cụ Tống Văn Công và Lê Phú Khải.

Ba cụ Trần Đĩnh, Tống Văn Công và Lê Phú Khải, có điểm chung: đều là các cựu nhà báo. Và đều đang sinh sống ở trong nước, gửi bản thảo ra xuất bản ở hải ngoại.

01/12/2016

Từ Hà Nội, lên Việt Bắc, tới Khu học xá Nam Ninh (hồi kí Nguyễn Chí Công)

Thật ra, đúng hơn là "từ Hà Nội lên Việt Bắc, tới Khu học xã Nam Ninh, và trở lại Hà Nội".

Về tác giả Nguyễn Chí Công - một chuyên gia tin học lớp đầu tiên của Việt Nam - thì có thể đọc một bài cũ về ông (ở đây), hay một chút về họ Nguyễn làng Đông Tác ở Hà Nội (ở đây).

24/11/2016

Dân khoa Văn tổng hợp, qua hồi kí bạn cùng khóa

Thời đó, là thời của cơm kí túc 1.500đ trong video đã đưa đợt trước, ở đây.

Rất thú vị là có một cô bạn cùng khóa đang viết hồi kí. Chắc là bạn xúc cảm nhân dịp vừa rồi về khoa kỉ niệm 60 năm (đã tạm đi entry ở đây ở đây).

Bạn viết luôn trên Fb.

22/10/2016

Khu tự trị Việt Bắc : những ngày đầu của sư phạm Thái Nguyên (hồi kí Vũ Nho)

Đang còn dở câu chuyện với một người bạn về Khu tự trị Việt Bắc - vấn đề quan tâm chung của hai người.

Hôm nay, đọc một bài mới của bác Vũ Nho về trường Sư phạm Việt Bắc những ngày đầu. Như một hồi kí.

26/08/2016

Chuyện tình người con gái ông bà Lê Duẩn - Bảy Vân (qua Lê Kiên Thành và Thảo Nguyên)

Bản xuất hiện trên không gian mạng ngay trước khi báo chính thức ra, hôm trước đã điểm, ở đây (hôm 24/8/2016).

Ở dưới là bài chính thức trên báo (phát hành hôm qua 25/6, lên mạng ở website của tờ báo vào hôm nay 26/8/2016)

18/08/2016

Người con gái trong gia đình ông bà Lê Duẩn - Bảy Vân : mối tình Lê Vũ Anh - Maslov

Bà Bảy Vân từng kể tóm tắt về mối tình của con gái mình với một giáo sư toán - lí người Nga, tư liệu video nên thấy cả hình và tiếng, đã đưa ở đây.

Người con gái là Lê Vũ Anh, được xem là sinh khoảng năm 1950; còn giáo sư Maslov được xem là sinh năm 1930, tức hơn 20 tuổi (tạm theo phân tích của cô Tiên Lãng).

Hiện nay, hồi kí của giáo sư Maslov về cuộc tình với bà Lê Vũ Anh đã được công bố (năm 2015, nguyên bản tiếng Nga ở đây), và cũng đã được dịch sang tiếng Việt.

19/08/2015

Đổi Mới và hồi kí Việt (một bài của Vương Trí Nhàn)

Trong một tổng quan về Đổi Mới, tôi đã nhắc đến trào lưu xuất bản (và được xuất bản) hồi kí. Cả hồi kì văn học, hồi kí chính trị, và những dạng khác.

Ở dưới là một bài tổng quan chuyên về hồi kí Việt, của bác Vương Trí Nhàn. Về cơ bản, vẫn là bổ sung cho phân tích về trào lưu xuất bản hồi kì.

Hiện nay, đầu thế kỉ 21, xuất hiện một trào lưu mới. Trào lưu mới này còn hấp dẫn hơn nữa.

06/08/2015

Nguyễn Hữu Đang qua ghi chép của Võ Bá Cường

Hai vị là đồng hương của nhau.

Một vị khác, cũng là đồng hương, đã viết về Nguyễn Hữu Đang vào tháng 12 năm 2014, tức nhà văn công an Thái Kế Toại, ở đây. Bác nhà văn này, như đã nói ở entry trước, là gặp cụ Đang khá muộn.

Tôi biết nhà văn Võ Bá Cường từ khi còn bé xíu và lúc ấy cũng đã bắt đầu tập viết văn. Tuy vậy, vẫn bất ngờ khi gần đây ông viết về Trần Độ. Rồi bây giờ là Nguyễn Hữu Đang.

Trần Độ cũng là đồng hương với ba vị trên (Nguyễn Hữu Đang, Thái Kế Toại, Võ Bá Cường).

27/07/2015

Chí sĩ Hồ Học Lãm - Cụ Hồ đầu tiên - qua hồi tưởng của một người con

Đầu tiên, đọc một giới thiệu từ năm 2012 của cụ Đinh Xuân Lâm cho cuốn sách.

Tiếp theo là đọc các chương của cuốn sách (theo bản đang đưa lên của tờ Văn hóa Nghệ An). Sẽ bổ sung các chương dần theo tờ này.

1. Giới thiệu của Đinh Xuân Lâm (2012)

2. Cuốn sách của Hồ Mộ La.