Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thái-Bình. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thái-Bình. Hiển thị tất cả bài đăng

03/02/2019

Cuối năm xem nhanh tiểu thuyết mới của người viết về Trần Độ

Đó là nhà văn Võ Bá Cường của quê lúa Thái Bình. Ông là lứa đàn em của các nhà văn Bút Ngữ, Trọng Khuê,...

Một thời gian dài tưởng như ông vắng đi đâu đó, thì đột nhiên trở lại với các cuốn sách viết về tướng Trần Độ - một người đồng hương. Sau đó, là loạt bài về Nguyễn Hữu Đang (đang đăng dở thì hình như đã bị dừng lại, xem ở đây từ 2015).

29/11/2018

Nhìn lại 10 năm trước : nhà cũ Phan Bội Châu ở Huế xuống cấp nghiêm trọng (2008-2010)

Mấy năm gần đây thì nhà cũ của cụ Phan Bội Châu ở Huế đã được phong quang, trở thành một điểm đến của nhiều du khách trong và ngoài nước. Dĩ nhiên là nó đã xuất hiện trên bản đồ du lịch Huế. Có thể xem ở đây hay ở đây.

Nhưng cũng cần phải nhìn lại chuyện 10 năm trước.

20/11/2018

Thầy Nguyễn Tông Quai và nhân duyên 25 năm (1993-2018)

Năm 1993, khởi tính từ đó, thì bây giờ có nhiều mối nhân duyên đã 25 năm. Tức là một phần tư thế kỉ. Con số "1/4" đầy xúc cảm.

Lần trước, là một phần tư thế kỉ với Phủ Tây Hồ - Chùa Tây Hồ và Làng Tây Hồ, đã ghi nhanh ở đây.

Hôm nay, ngày nhà giáo Việt Nam, thì nói về nhân duyên đã một phần tư thế kỉ với thầy Nguyễn Tông Quai (1693-1767). Một người thầy không thụ giáo trực tiếp, nhưng là qua một phương cách thay thế, như Mạnh Tử đã nói (đọc lại ở đây). Chúng tôi thụ giáo thầy Quai qua các trước tác, và rất nhiều tư liệu mang tính gốc gác liên quan tới thầy còn lưu giữ được đến ngày hôm nay, qua hơn 300 năm.

15/11/2018

30 năm 1988 - 2018 : Hệ chuyên - trường chuyên niềm tự hào của tỉnh Thái Bình

Mai thì bọn bạn quậy tung. Bọn mình là dân khóa 1, tức những chàng trai cô gái mở đường của thời đó. Đã đưa ảnh 30 năm trước, và ghi nhanh kèm theo, ở đây.

Ngày mai là 16/11. Đêm nay, lửa trại đã bắt đầu.

Mình bị vướng, nên lỡ cuộc chơi.

26/10/2018

Triệu Đà là người Việt chính cống, có vợ quê Thái Bình (phụ họa thêm cho thuyết cũ của cụ Bùi Văn Nguyên)

Đây là phụ họa mới, vừa công bố, của bác Bách Việt trùng cửu. Thái Bình hóa ra là đất Bái của Lưu Bang ! Rồi, cái đầm cửa sông Trà Lý bây giờ, gọi là khu làng Đồng Xâm (Đồng Sâm) chạm bạc ấy, hóa ra, là kinh đô của Triệu Đà !

Nhiều năm về trước, cụ Bùi Văn Nguyên đã đưa ra thuyết Triệu Đà chính là con cháu của các vua Hùng bên ta, rồi lấy vợ Thái Bình và sinh ra chàng Trọng Thủy si tình ở đó. Đọc lại ở đây (tháng 6 năm 2015) cho tường. 

Theo thuyết của cụ Bùi Văn Nguyên (và một số vị khác) thì kinh đô của các vua Hùng nghe đâu là nằm trong xứ Nghệ ngày nay. Không phải Phong Châu gì đâu. Đọc lại ở đây.

17/10/2018

Nhà cách mạng thực thụ đã xuất hiện, khi anh em ông Phú lấy vùng ven biển 1500 mẫu của dân

Chuyện hai anh em ông Phú lấy cả một vùng ven biển rộng tới 1500 mẫu hồi thập niên 1930, thì đã đi ở đây.

Cũng trong thập niên 1930 ấy, thì nhà cách mạng Nguyễn Tạo đã xuất hiện ở đại khái gần với vùng 1500 mẫu ấy, và hướng dẫn dân lấn biển lập làng. Dân sau thì thờ Nguyễn Tạo làm thành hoàng.

Công của Nguyễn Tạo chỉ có lập duy nhất ra một làng Thúy Lạc mà thôi. Không phải một xã, hay một huyện. Nhưng ông đã được dân làng ấy tôn thờ làm thành hoàng.

12/07/2018

Nhân xem lại bia Mạc, nhớ cụ Dương Quảng Châu - người tiểu đồng của cụ Nguyễn Hải Thần

Bài này đã đưa lên Giao Blog thời Yahoo (nay đã giải thể). Đưa lên vào năm 2010, tức là đã tới 8 năm về trước. 

Nhân tìm tư liệu cũ về các cụ cách mạng Việt Nam từng hoạt động ở Quảng Châu, như Phan Bội Châu, Nguyễn Hải Thần,... thì ngẫu nhiến, hôm nay, đọc lại được những lá thư cũ mà cụ Dương Quảng Châu (một thiếu niên người Việt gốc Hoa từng làm nhiệm vụ giao liên cho các cụ cách mạng nói trên).

10/06/2018

Mũ cối đặc trưng, áo mưa đặc chủng : đã thấy được một phần nguồn gốc

"Mũ cối" là vật dụng độc đáo của Đại Việt. Đã đi một sê-ri về mũ cối, ở đây và ở đây.

Ví dụ các ngài đội mũ cánh chuồn ngày trước, thì nay, lại rất chuộng mũ cối

Một trong những nguồn gốc, mang tính thuyết phục, của mũ cối, đã vừa được phát lộ.

20/03/2018

Mẫu Liễu đang tiếp tục chữa bệnh cho dân, ở ngay bên cạnh 10 pho tượng đá thời Mạc đẹp nhất Việt Nam

Mười pho tượng đá thời Mạc đẹp nhất Việt Nam. Đó là đánh giá của cố học giả Trần Quốc Vượng, đã được dẫn trong bài.

Về mười pho tượng đá này, đã đi nhanh ở đây (xem mục bổ sung). Khu vực làng Đào Xá (xã An Đồng) này, là một trong những địa bàn mà chúng tôi du lãng trở đi trở lại nhiều lần trong các năm qua.

02/02/2018

Về thăm làng Trình Phố và huyện Tiền Hải, bác Tổng Bí thư được khen là "phong độ" và "đẹp lão"

Một hoạt động vào dịp kỉ niệm ngày 3 tháng 2 năm 2018, và nhân dịp kỉ niệm 110 năm ngày sinh nhà cách mạng Nguyễn Đức Cảnh.

Trình Phố là tên làng chung (đã thấy ở đây, hoặc ở đây). Còn thực ra, gồm 3 làng thành viên, là: Trình Nhất, Trình Trung, và Trình Nhì. Các cụ kể rằng, Trình Trung và Trình Nhì thực ra về nghĩa đều là một, đều là "thứ hai". Đó là kết quả không chịu nhường ngôi "thứ hai" giữa hai làng ngày trước. 

Trình Trung chính là quê hương của bác Trần Quốc Vượng. Chiều hôm qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm một vị nữ lão thành cách mạng thuộc dòng họ Trần tại đây.

30/10/2017

Chúng tôi đã viết ở tuổi lên mười - 17 (Nguyễn Thị Hạnh, ở Đông Hưng)


Cái Hạnh ngồi cạnh cái Huê
Cái Huê ngồi kề cái Lý
Cái Lý bắt bí cái Huyền
Cái Huyền ngồi liền cái Biển
(Đọc toàn văn bài vè này ở đây)

Chị Hạnh có tên xuất hiện đầu tiên trong bài vè nói trên (một bài vè được chép lại theo trí nhớ đáng khâm phục của người bạn cùng lứa là Bùi Thị Sóng Biển). Đồng thời, chị cũng là người đạt giải trong một cuộc thi viết cho thiếu nhi toàn quốc năm 1977. Bởi vậy, đây là lớp anh chị đầu tiên của gia đình Búp trên cành, cách xa lứa của chúng tôi.

14/10/2017

Chúng tôi đã viết ở tuổi lên mười - 16 (Trương Thị Hảo, ở làng Trình Phố)

"Không béo mà cũng chẳng còm
Trương Thị Hảo như con Thạch Sùng
Lí nhí là bạn Vương Hùng
Tiếng nói như tiếng kèn đồng bị hen"
(thơ của gia đình Búp trên cành, theo hồi ức của Bùi Thị Biên Linh, 2016)

07/10/2017

Chúng tôi đã viết ở tuổi lên mười - 15 (Trần Thị Thu Huê, ở Kiến Xương)

Ngày mưa đọc Mưa ở Quảng Nạp của Trần Thị Thu Huê. Đó là một trận mưa ở thời Hợp tác xã trước Đổi Mới.

Cuối truyện Mưa ở Quảng Nạp có ghi chú với nội dung: năm 1978 thì tác giả 12 tuổi. Như vậy, chị Huê là lớp anh chị thời kì đầu tiên của gia đình Búp trên cành, mà lớp sau như chúng tôi thì chưa từng gặp mặt ở ngoài đời thực.

Quảng Nạp là một cái tên giống nhau của nhiều làng xã vùng Bắc Bộ. Trên đường du lãng, tôi mới biết đến Quảng Nạp ở Nam Định, rồi Thái Nguyên, và Thanh Hóa. Bây giờ thì biết thêm: có Quảng Nạp ở  ngay Thái Bình !

05/10/2017

Hệ thống nhà văn hóa cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh ở Thái Bình (qua nhận định của Trần Độ)

Khi Trần Độ viết bài, thì nhà văn hóa mới phổ cập đến cấp xã. Chưa đến cấp thôn như hiện nay. Ông viết:

"Thái Bình là tỉnh đầu tiên đang hình thành hệ thống văn hoá từ tỉnh đến xã và vài năm nữa sẽ là tỉnh đầu tiên có các nhà văn hoá huyện đều khắp. Đây là điều kiện để đổi thay bộ mặt văn hoá của một tỉnh. Tình hình này đặt ra những vấn đề mới cho việc xây dựng nền văn hoá mới. Nó có ý nghĩa to lớn trong việc xây dựng nông thôn mới, tạo điều kiện thoả mãn nhu cầu văn hoá ở mức độ cao cho mọi người nông dân tập thể và việc xây dựng hệ thống thiết chế văn hoá sẽ mở ra một phương hướng mới để phát triển sự nghiệp văn hoá.".

29/09/2017

Chúng tôi đã viết ở tuổi lên mười - 14 (Đỗ Thị Mai Hương, ở Hưng Hà)

Chị Mai Hương đã đạt giải báo Thiếu niên Tiền phong từ năm 1977 với bài "Thăm nhà Bác Hồ". Chị còn đạt nhiều giải thưởng nữa, mà lần cuối cùng là năm 1980 (xem lại ở đây).

Mai Hương có lẽ là cùng một lứa với nhóm các chị Bùi Thị Thanh Huyền, Phạm Thị Lan Anh, nên có thể có mặt ở tấm hình dưới đây (hình do chị Lã Thị Bắc Lý đưa lên mạng trong thời gian gần đây).

07/08/2017

Chúng tôi đã viết ở tuổi lên mười - 12 (Nguyễn Minh Đức, thị xã)

Bắt đầu viết từ ngày 9/7/2017

Giật mình, vì cái tên quen thuộc đến kì lạ. Vì ít nhất, có tới ba hay bốn người bạn cùng mang tên Nguyễn Minh Đức ! Ví dụ, trên blog này, đã có đi một tin ngắn về huynh Nguyễn Minh Đức ở Đại học Tổng hợp Hà Nội ngày trước (ở đây, tháng 8/2016).