Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hà-Nội-hôm-nay. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hà-Nội-hôm-nay. Hiển thị tất cả bài đăng

03/08/2019

Những trận cảm liên tiếp, vì nước mưa vãi xuống bất chợt nhiều ngày

Cuối tháng 7 và đầu tháng 8, đột nhiên hắt xì hơi nhiều, rồi người bã ra, phát sốt. Họng đau. Đo thân nhiệt thì thường 39.5 và xung quanh đó.

Thực sự là năm nay đã dính cảm mùa hè rồi. Những ngày cuối tháng 7 bị vã cảm, tóc tai sướt mướt, và nằm bẹp.

Lí do là mưa bất chợt quá nhiều. Mà mình thì đại kị nước mưa, hễ dính mà không nhanh chóng gột rửa ngay, là bị cảm liền. Không kể ngày xửa xưa đi tắm mưa cùng bọn đàn anh đàn em trong trường tiểu học.

11/07/2019

sông Tô Lịch trong mắt Hội đồng Thành phố Hà Nội : cống thối vs giao thông đường thủy trong mát

Hội đồng 2019 nghe ra cũng "hội tề" như hồi 1930-1945 (ví dụ hồi ấy thì đọc nhanh tại đây).

Bây giờ, năm 2019, có bác bảo nên cho nó thành cống đi, tức là đậy lại mà hóa cống Tô Lịch. Sông Tô Lịch nỗi gì nữa, hóa cống Tô Lịch nhé.

Nhưng cũng có bác đọc thơ cổ về dòng Tô Lịch vừa trong vừa mát, có thể khơi lại mà có giao thông đường thủy.

29/06/2019

Văn nghệ Thứ Bảy : thời đại số 2010s với việc tự viết về mình của Phở Thìn Bờ Hồ

Những ngày hạ tuần tháng 6 năm 2019, Hà Nội trung tâm như một cái lò. Nhìn từ xa ở khoảng giữa Hồ Gươm như bốc cháy giữa trưa. Khu tượng đài Lý Thái Tổ thành một chảo vĩ đại, hầu như vắng bóng người.

Bọn trẻ nghỉ hè được đưa đi ăn kem "since 1958" của Tràng Tiền. Quên mang bình nước nên phải ghé một góc Bưu điện Bờ Hồ mua lavie đóng chai để lạnh. Nhiều tiếng liền bát phố với sách báo, với nắng, với vỉa hè nhấp nhô lên xuống,... chúng hớt hải đi bộ một quãng xa để tìm wc công cộng. Bất giác, có một kế được chúng hiến ra: "Sao không có luôn hai cái wc công cộng lớn ở ngay chỗ cái khu hướng dẫn du lịch kia". Một đứa so sánh: cái chòi hướng dẫn du lịch thì bên trong máy lạnh rười rười với nhân viên trẻ mà quen chỉ chỉ với hất hàm, còn cái wc thì bé tẹo quê mùa và hôi hám - khi vào và khi ra qua cái xe đạp cũ ở trước cửa thì luôn bị một bà gày nhẳng nhìn nhìn từ xa. Miễn phí đấy ! Nhưng mình chưa từng vào bao giờ nên chỉ biết nghe kể vậy thôi, dù cầm ô đợi chúng ra ở bên ngoài.

16/06/2019

Giáo dục phổ thông ở Hà Nội : ví dụ hệ thống THCS ở quận Cầu Giấy 2019

Gần đây, qua thực tế, mới thấy có rất nhiều phụ huynh không nắm rõ thế nào là "công lâp" và "ngoài công lập".

Đợt nóng dữ dội vừa qua, học sinh thủ đô trải qua các kì thi "khắc nghiệt" vào Trung học Cơ sở (cấp 2 ngày xưa) và Trung học Phổ thông (cấp 3 ngày xưa), xem nhanh ở đây.

Bây giờ, lấy ví dụ về hệ thống "công lập" và "ngoài công lập" cấp Trung học Cơ sở ở một quận nội thành Hà Nội - tạm lấy quận Cầu Giấy trước.

28/05/2019

Mùa thi và chuyển cấp học ở Hà Nội : chuyên Ams (từ năm 2015)

Bây giờ, cuối tháng 5 năm 2019, ở Hà Nội, phụ huynh đang đôn đáo các nơi để chuyển cấp học cho các con. Điểm nóng là các trường chuyên và các trường có tiếng tăm.

Một trong các điểm nóng luôn là trường chuyên Ams.

Chuyện trực tiếp và cụ thể của năm 2019 thì sẽ từ từ kể. Vì năm 2019 cũng là một năm bước ngoặt (nhiều thay đổi trong qui chế tuyển sinh ở các trường).

06/05/2019

Quốc hồn quốc túy "bốn vạn đồng một cân" : cầy tơ 7 món đang bị bao vây tứ bề

Món thịt chó quốc hồn quốc túy của Đại Việt ta (cũng như thấy ở Đại Triều Tiên hay Đại Trung Hoa,...) đang bị dư luận "lên án" và "bao vây". Báo chí ta thì cũng đã khá rôm rả rồi, ví dụ ở đây.

Đã kể về "cầy tơ 7 món" ở chỗ này chỗ kia, ví dụ ở đây hay ở đây.

Hôm nay, câu chuyện "bao vây" món cầy tơ ở Hà Nội được đưa lên tờ Asahi ở Nhật Bản. Đại khái như ở dưới. Thời giá là một kg cầy tơ khoảng 40.000đ (tính sang tiền Nhật là khoảng 190 Yên).

20/04/2019

Văn nghệ Thứ Bảy : "phở Hà Nội" đầu thế kỉ 21, và chúng ta đang ăn gì ?

Gần đây, không hẹn mà ngẫu nhiên gặp em G. ở khu nhà cũ ngày xửa xưa, hỏi thăm gánh hàng phở ở gầm cầu thang của cô Đ. (mẹ của G.), thì được biết là vẫn đông khách lắm, vẫn là nguồn kinh tế chủ lực của gia đình như gần hai mươi năm trước.

Từng ấy năm về trước, một buổi sáng sớm tinh mơ, mấy anh em ăn nhanh bát phở gầm cầu thang, vẫn ngàn ngạt nhớ mùi nước dùng quyện với mùi than tổ ong, để sau đó thì mình khởi hành. Chú em họ tới tiễn, chủ ý chọn quán phở cô Đ. là vì: quán ấy xem như ngon nhất cả cái phường này, mà lại ngay sát nhà, và rất tiện cho tắc-xi vào ra ! Trong khoảng năm bảy năm tính đến lúc đó, hai anh em có mươi lần hẹn nhau ra ăn phở ở đầu phố (chỗ ấy bây giờ đã bị dẹp vì mở đường), nhưng ông em bảo: quán ấy tuy rình ràng, nhưng chất lượng thì thua quán gầm cầu thang chỗ anh !

15/04/2019

Choáng, thậm chí mê man, giữa trời nắng gắt của U80 và U70 là bình thường

Một mùa hè của nhiều năm về trước, hồi mới U30 (dưới tuổi 30), dù đã luôn luôn được nhắc nhở về "trúng nắng" hay "bệnh trúng nắng", mà người Nhật gọi là Netsu-chu-sho (nhiệt trúng chứng 熱中症), mình đã bị đổ gục trong thư viện trường. 

1. Đang ngồi ở tầng 2, mà quáng đờ, rồi mê man, và lăn luôn ra sàn gỗ. Rồi nôn ! Chỉ nhớ rõ đến đoạn đó. Sau đó thì láng máng thấy mấy anh chị thủ thư quen quen ở dưới tầng 1 chạy lên, rồi lại láng máng thấy bà bác sĩ của trường.

14/04/2019

Qui hoạch thủ đô : mọi logic bị sụp đổ, đầu tiên là bởi giới chóp bu chây ì

Cốt tử của vấn đề cán bộ hiện nay là làm gương. Hầu như không còn thấy gương tốt (tốt một cách bình dị và thực sự). Chủ yếu là toàn gương xấu.

Qui hoạch thủ đô cũng vậy. Giới chóp bu hoàn toàn là "ngồi trên chóp" một cách chây ỳ. Hãy để cho các bộ trưởng và lãnh đạo các bộ đi làm bằng xe buýt cùng đi bộ. Chính phủ cần phải làm gương trước. Tôi đã ghi chép tản mạn hồi nghỉ lễ năm trước (đọc ở đây, ngày 31 tháng 12 năm 2017).

Nghỉ lễ năm nay, tháng 4 năm 2019, có một bài hay của một nhà báo (mình chưa biết vị này, nhưng một biện luận gọn mà trúng). Lâu rồi mới thấy có một bài báo viết tốt như vậy.

19/03/2019

Tuần phim Nhật Bản tại Hà Nội (ngày 25, 27, 29, 30 tháng 3)

Hoạt động chiếu phim này, theo kí ức của mình, là có từ lâu rồi, cỡ khoảng 25 năm về trước. Lần đầu tiên biết đến là lúc nhận được vé mời từ đoàn trường Đại học Tổng hợp (hồi các anh Q.A và A.). Đoàn trường phát về liên chi đoàn các khoa.

Người đầu tiên tự đi học tiếng Nhật của lớp mình hồi đó là M.A. Hết sức thức thời. Mình nhìn vào cuốn giáo trình của M.A mang đến lớp, phát hiện ra bộ chữ cái tiếng Nhật hao hao chữ Hán. Lúc đó chưa hề biết đích xác rằng, đúng thế, từ chữ Hán người Nhật đã chế ra được bộ chữ cái. Chỉ đoán mò vậy. Và phải mấy năm sau thì mới biết thực sự đúng là vậy. Một phần từ sự phát hiện đó, mình đã đi học tiếng Nhật. Bây giờ thì không rõ M.A còn nhớ tiếng Nhật nữa hay không.

Tin cập nhật 2019 lấy về từ trang của Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam (trụ sở tại 27 phố Quang Trung, Hoàn Kiếm, Hà Nội).

10/03/2019

Họp tổ dân phố đầu năm 2019 : ghi chép nhanh

Hơn mười năm nay, trên Giao Blog (tính từ thời hệ thống Yahoo), tiện dịp thì vẫn thi thoảng nhắc đến bác tổ trưởng tổ dân phố độc đáo ở chỗ mình. Bác là một hậu duệ của cụ thổ ti tổng đốc lừng tiếng ngày xưa, ví dụ đã kể ở đây (năm 2014) hay ở đây.

Mấy năm nay, chỗ bác tổ trưởng cho kẻ dòng chữ đúng y như báo Nhân Dân chỉ dẫn, đã được thay bằng loạt hoa do đoàn thanh niên phụ trách rồi. Tức là độ ba năm nay, mỗi dịp Tết đến xuân về không còn dòng chữ ấy nữa. Thế cho nên, có lẽ chỉ còn thấy được hình ảnh cũ trong ảnh chụp của mình.

07/03/2019

Người Hà Nội thanh lịch thế kỉ XXI : hôi hoa trước ngày 8/3 năm 2019

Cảnh hôi hoa, hôi cây cảnh đã diễn ra rất nhiều năm.

Báo chí, truyền thông đã nói nhiều. Nhưng vẫn thế. Bây giờ là trước ngày 8/3 năm 2019. Cũng là hậu thượng đỉnh Triều - Mỹ.

Nhưng mà vụ chặt cây xanh hồi 2015 vẫn chưa có tổng kết. Quan thì hắn chặt cây hàng ngàn hàng vạn. Dân thì hắn hôi hoa hôi cây cảnh mọi nơi mọi lúc.

Quan nào thì dân ấy. Dân nào thì quan ấy. Một phép biện chứng. Đừng đổ hết lên một bên nào.

03/03/2019

Người xưa khởi nghiệp : không có Cô Tư Hồng thì chắc không có Bạch Thái Bưởi

Bản thân tôi mới chỉ viết loáng thoáng về một nữ doanh nhân độc đáo của Việt Nam thời đầu thế kỉ XX, là Cô Tư Hồng, ví dụ ở bài liên quan tới vị quan danh tiếng một thời Trần Tán Bình, và cũng là có liên quan đến thầy học của họ Trần chính là danh sĩ Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến, đọc ở đâyở đây.

Bây giờ là đi nhanh về quá trình khởi nghiệp của Cô Tư Hồng (nếu viết bình thường thì là "cô Tư Hồng", đây tạm viết thành tên riêng cho rõ ràng).

Rõ ràng, không có Cô Tư Hồng thì không có đàn em Bạch Thái Bưởi. Lúc Cô Tư Hồng khởi nghiệp và thành công, thì đàn em họ Bạch còn đang là lính của bà.

26/02/2019

Đầu năm 2019 nói chuyện về phủ Tây Hồ : ông Tiến đọc ông Giao

Sử dụng cách nói dân dã "ông Tiến" và "ông Giao", là để nói về nhà văn đàn anh Nguyễn Ngọc Tiến, và Giao Blog - chủ trang Giao Blog.

Anh Tiến là một nhà văn gắn bó với Hà Nội, có thể nói là chuyên viết về đấtngười Hà Nội. Ví dụ anh viết về doanh nhân nữ lừng danh đầu thế kỉ XX (ở đây), tức là Cô Tư Hồng đáng là hàng cô giáo về kinh thương của Bạch Thái Bưởi. Hay là anh viết về ông đốc học Đồ Mười người Pháp (ở đây).

11/02/2019

Phủ Tây Hồ nghẹt thở vào mùng 7 Tết (ngày đi làm đầu tiên)

Ngày đầu tiên đi làm sau một kì nghỉ Tết dài dài.

Rượu chúc Tết. Tiền lì xì. Lời chúc tụng. Không khí Tết vẫn lan tỏa. Tiết trời bỗng nhiên se se lạnh từ buổi trưa, rồi lất phất mưa bay (chả bù lại được kì Tết năm Hợi 2019 thì nóng như mùa hè, thường là trên dưới 30 độ).

Người Hà Nội vẫn tiếp tục đổ về Phủ Tây Hồ. Mùng 7 là trước lễ Thượng Nguyên một ngày (tức ngày mai, mùng 8 tháng Giêng).