Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

15/03/2019

Hà Nội bắt đầu có phố Trịnh Văn Bô (doanh nhân đầu thế kỉ XX)

Về cụ Trịnh Văn Bô, thì có thể đọc nhanh ở đây (tháng 10/2013) hay ở đây (tháng 11/2017).

Dưới là tin về việc đặt tên đường, gắn biển tên đường tại Hà Nội, đầu năm 2019.





---


 


Lê Hương


UBND phường Xuân Phương (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) ngày 14.3 đã thực hiện gắn biển tên phố Trịnh Văn Bô trên con đường mới, theo đúng quy chuẩn.




Biển tên phố Trịnh Văn Bô đã được gắn trên con phố tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội /// Ảnh Lê Hương

Biển tên phố Trịnh Văn Bô đã được gắn trên con phố tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
ẢNH LÊ HƯƠNG
Bà Đỗ Hồng Nhung, Chủ tịch UBND phường Xuân Phương, cho biết trước khi gắn biển, con đường này vẫn chưa có tên, người dân nơi đây vẫn gọi là đường mới. Giờ con đường này được gắn tên phố Trịnh Văn Bô, nhà tư sản đã hiến hơn 5.000 lượng vàng cho cách mạng, nằm tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Con đường dài khoảng 900 m, rộng 50 m, với 8 làn xe cơ giới, từ nút giao giữa phố Nguyễn Văn Giáp và đoạn nối phố Trần Hữu Dực đến chân cầu vượt Xuân Phương (phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).
Đoạn phố này đã được rải bê tông nhựa, có vỉa hè hai bên, cây xanh, điện chiếu sáng… với 220 hộ và 800 nhân khẩu sinh sống.




Hà Nội chính thức gắn biển phố mang tên nhà tư sản Trịnh Văn Bô - ảnh 1

Con cháu nhà tư sản Trịnh Văn Bô có mặt tại buổi lễ gắn biển tên đường phố mang tên cụ Trịnh Văn Bô
ẢNH LÊ HƯƠNG

Nhà tư sản Trịnh Văn Bô (1914 - 1988; quê làng Đồng Hoàng, quận Hà Đông, Hà Nội) là con út trong gia đình có 3 anh chị em. Thân sinh của ông là cụ Trịnh Phúc Lợi, một doanh nhân Việt Nam đầu thế kỷ 20. Năm 1932, ông Trịnh Văn Bô lập gia đình với bà Hoàng Thị Minh Hồ, ái nữ của cụ Hoàng Đạo Phương, một nhà nho và cũng là thương gia giàu có đất Hà Nội xưa.
Trong sự nghiệp kinh doanh của chồng, bà Minh Hồ đóng một vai trò quan trọng. Theo lời kể của bà, toàn bộ tài sản gia đình có được đều nhờ tiệm vải Phúc Lợi. Tiệm không chỉ phục vụ người Việt mà còn giao thương khắp khu vực Đông Dương, Trung Quốc, Nhật Bản, Thụy Sĩ, Ấn Độ...
Mùa thu năm 1945, hưởng ứng lời kêu gọi Tuần lễ vàng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà tư sản Trịnh Văn Bô và vợ là bà Hoàng Thị Minh Hồ đã ủng hộ 5.147 lượng vàng, tương đương 2 triệu đồng Đông Dương cho Chính phủ.
Hiệu buôn tơ lụa Phúc Lợi lúc đó tại 48 Hàng Ngang (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở, làm việc và viết bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nay đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
Năm 1955, ông Trịnh Văn Bô được phân công giữ chức Phó chủ tịch Ủy ban hành chính Hà Nội cho đến khi về hưu. Ông được Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng nhất, truy tặng danh hiệu Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu, cùng 3 doanh nhân nổi tiếng khác cùng thời là Lương Văn Can, Bạch Thái Bưởi và Nguyễn Sơn Hà. 
https://thanhnien.vn/doi-song/ha-noi-chinh-thuc-gan-bien-pho-mang-ten-nha-tu-san-trinh-van-bo-1060655.html?fbclid=IwAR3UpIXg3cU0chazNkn25Tg_r8PsbKg4t-ga4JDIo64lD-L0xPJKOMN4fck
..

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.