Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn đông-du. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn đông-du. Hiển thị tất cả bài đăng

04/09/2018

mùng 4 tháng 9 : vườn nhà Phan Bội Châu, bia mới nói về bia 100 năm (1918-2018)

Về tấm bia 100 năm, thì đang có chương trình kỉ niệm, ví dụ là một trưng bày tại quê nhà Asaba thì xem ở đây (tháng 8 năm 2018).

Và hôm nay, ngày 4 tháng 9, một người chắt của cụ Phan Bội Châu vừa chụp một ít ảnh trong vườn nhà cụ ở Huế và đưa lên. Người chắt ấy, đợt trước đã nhắc đến, ở đây (tháng 10 năm 2016).

Một tấm bia mới được lập, mới chỉ từ 2010 (tức là được khoảng 8 năm), để kỉ niệm cho tấm bia 100 năm. Tấm bia mà cụ Phan Bội Châu đã dựng cách năm 2018 tới 100 năm tại thị trấn Asaba trước đây để tưởng niệm bác sĩ Asaba (xem lại ở đây).

29/08/2018

Sát bến tàu Cường Để rời bỏ nước Nhật ngày trước : giờ sắp có lễ Vu Lan của đạo tràng người Việt

Ít thời gian trước, tôi đã du lãng tới bến tàu mà cụ Cường Để phải rời bỏ nước Nhật khi phong trào Đông Du thất bại. Các cụ Phan Bội Châu và Cường Để bị nhà đương cục Nhật Bản trục xuất.

Khu vực bến tàu ấy, tôi đã kể ở đâyở đây, ở đây (năm 2016). Hồi ấy du lãng tới MoriShimo-ga-seki (hiện là Shimo-no-seki).

Hơn 100 năm trước, khu vực ấy hoàn toàn xa lạ với người Việt.

Nhưng bây giờ, sau hơn 100 năm, người Việt đã tập trung về đó khá đông, để học tập, làm việc và cư trú (một số là cư trú tạm, một số là định cư). Một đạo tràng Phật giáo Việt Nam đã được xây dựng, và sắp tới sẽ có lễ Vu Lan Báo Hiếu được tổ chức.

27/08/2018

mùa Vu Lan với người Việt hải ngoại : tháng 8 và 9 ở Nhật Bản

Hiện nay, ở thời điểm 2010s, đã có khá nhiều ngôi chùa Việt trên đất Nhật Bản. Ví dụ, đợt trước đã giới thiệu về chùa Việt Nam tại tỉnh Kanagawa - bên cạnh thủ đô Tokyo (xem lại ở đây).

Phật giáo Việt Nam đang phát triển trên đất Nhật. Khác hẳn với tình hình các thập niên 1990, 2000. Nhưng cũng chính là kết quả của quá trình chuẩn bị từ thập niên 1990 đến nay.

Đi lướt nhanh một chút về mùa Vu Lan theo phong cách Phật giáo Việt Nam trên đất Nhật năm 2018 (tháng 8 và tháng 9 dương lịch).

22/07/2018

1973-2018 : hòa nhạc kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Nhật, nhà vua Bình Thành và hoàng hậu giá lâm

Nhà vua Bình Thành đã có lịch làm việc đầu tháng 7 năm 2018 tới viếng thăm bia đá do cụ Phan Bội Châu dựng năm 1918, tức đúng 100 năm trước, để tưởng niệm bác sĩ ân nhân phong trào Đông Du là Asaba (tại thị trấn quê hương của bác sĩ), nhưng do lũ lụt lớn ở các miền Nhật Bản, nên kế hoạch đó đã bị hoãn. Đã đi ở đâyở đây.

Vừa rồi, một buổi hòa nhạc kỉ niệm 45 năm quan hệ ngoại giao Việt - Nhật được tổ chức tại Tokyo. Nhà vua và hoàng hậu đã giá lâm.

07/07/2018

100 năm bia đá Phan Bội Châu dựng tại thị trấn Asaba (1918-2018) : chuyến viếng thăm của nhà vua được thông báo hoãn

Theo lịch trình mà cơ quan hoàng cung đã công bố ít hôm trước, thì vào đầu tuần sau (mùng 9-10 tháng 7), nhà vua Bình Thành và hoàng hậu sẽ có chuyến đi tới tỉnh Shizuoka, trong đó có viếng thăm bia đá Phan Bội Châu. Đã đi ở đây.

Nhưng hôm nay, cơ quan hoàng cung đã thông báo cập nhật: do Nhật Bản đang gặp lũ lụt ở nhiều nơi do mưa lớn, có nhiều thiệt hại về người và của, nên nhà vua đã hoãn chuyến đi tới Shizuoka.

04/07/2018

100 năm bia đá Phan Bội Châu dựng tại thị trấn Asaba (1918-2018) : nhà vua Nhật Bản sắp tới chiêm bái

Tin đã được cơ quan hoàng cung Nhật Bản xác nhận.

Nhà vua Bình Thành sẽ viếng thăm tấm bia đá do cụ Phan Bội Châu dựng tại Nhật Bản năm 1918 để tưởng niệm người bạn là bác sĩ Asaba (đọc về tấm bia ấy ở đây hoặc ở đây). Nhà vua đi cùng hoàng hậu trong một chuyến đi thăm dân chúng thường niên, cũng có thể là chuyến đi cuối cùng trong cương vị thiên hoàng (bởi năm sau thì ngài sẽ thoái vị, đọc ở đây).

Vào tháng 3 năm 2017, nhà vua và hoàng hậu đã đến thăm lều tranh Bến Ngự xưa của Phan Bội Châu tại Huế (xem ở đây) trong khuôn khổ chuyến ngoại giao chính thức tới Việt Nam - cũng là chuyến công cán hải ngoại cuối cùng của ngài.

04/06/2018

Chương trình kỉ niệm 100 năm bia đá Phan Bội Châu dựng tại Nhật Bản (1918-2018)

Chương trình đã được công bố chính thức. Các lễ lạt do phía Nhật Bản tổ chức sẽ diễn ra tại quê hương của bác sĩ Asaba vào tháng 9 năm nay. Điều kiện cho phép thì tôi sẽ có mặt tại thị trấn quê hương Asaba vào thời gian đó. 

Vừa rồi, vào tháng 5, có sự kiện quan trọng trong ngoại giao Việt Nhật: chủ tịch nước Việt Nam đã thăm chính thức Nhật Bản và tham dự lễ kỉ niệm 45 năm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản (do Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản tổ chức). Hoàng gia và chính phủ Nhật Bản đã tiếp đón chủ tịch nước ở cấp nghi thức cao nhất. Đây là sự kiện chưa từng có trong lịch sử bang giao giữa hai nước.

Cũng trong khuôn khổ chương trình kỉ niệm 100 năm này, có một cuộc thi viết dành cho lưu học sinh Việt Nam tại Nhật Bản.

06/05/2018

Cụ Phan Bội Châu biết viết và đọc chữ quốc ngữ từ khi nào ?

Ở một entry trước (tháng 7 năm 2017), đã đưa hình một trang trong cuốn sách do cụ Phan sống chết xuất bản ở Tokyo cho bằng được trước khi bị nhà đương cục trục xuất khỏi Nhật.

Tiền in sách ấy, theo tự thuật của Phan, là sử dụng vào số tiền giúp đỡ hoàn toàn "không màng báo đáp ngày sau" của bác sĩ Asaba. In mấy ngàn cuốn, nhưng bị Pháp và Nhật câu kết ập đến bắt và đem đốt ở sân Đại sứ quán Pháp tại Tokyo. Cụ Phan may được một số nhân sĩ Nhật tốt bụng báo trước vài phút, mà nhanh tay giấu đi được một ít. Một ít ấy đã về trong nước.

19/04/2018

Tinh thần yêu nước của tiên chúa Liễu Hạnh (chữ "yêu nước" được ghi bằng chữ Nôm)


Tức là về mặt thời gian, là cách tới hơn 100 năm ngày Kiều Oánh Mậu từ Hà Nội cất công về dự hội Phủ Giầy năm đó (tạm tính là các năm 1908-1909). Lúc ấy, ông quan về hưu họ Kiều đã ngoài 50.

Sau chuyến đi đó, Kiều Oánh Mậu đã viết những câu thơ bằng chữ Nôm nói về Mẫu Liễu là: "Chúa từ qui pháp rộng đường//Riêng lòng yêu nước ngày thường đinh ninh". Ý là: từ khi đã qui Phật qui Pháp thì tiên chúa Liễu Hạnh hàng ngày hàng giờ không quên nghĩ về lòng yêu nước. Đây là tinh thần yêu nước của tiên chúa (bên chữ Nôm thì là "yêu nước", còn bên chữ Hán ở bên trên thì là "tiên chúa ái quốc"). Ông cho khắc in luôn năm 1910. Cuốn sách đó mang tên Tiên phả dịch lục nổi tiếng ở đời.

31/03/2018

Văn nghệ Thứ Bảy : Một bài thơ thương Tokyo, viết 60 năm trước, của Mạc Ly Châu

Bài thơ được xuất bản lần đầu năm 1958, đúng 60 năm trước, trên tạp chí Bách Khoa. Lúc đó, Bách Khoa mới chạy được một thời gian, chưa được tiếng tăm là mấy, khác với các thập niên kế tiếp.

26/12/2017

Năm 1905 : Phan Bội Châu xuất du cầu viện, nhóm Chu Mạnh Trinh cầu tiên ở đền Dạ Trạch

Cùng năm đó. Năm 1905.

Về việc xuất du của nhóm Phan Bội Châu thì có thể đọc ở đây hay ở đây.

Dưới là việc nhóm Chu Mạnh Trinh hầu thánh và chép thơ tiên giáng bút. Cái biển gỗ chép bài thơ tiên thời đó hiện vẫn còn.

Cả hai đều là "đi cầu". Một bên là "cầu viện", một bên là "cầu tiên".

Cuốn tự truyện của Phan Bội Châu, là "niên biểu" hay "tự phán" (bài Chương Thâu, 30 năm trước)

Để có thể trả lời một thắc mắc vừa rồi, trung tuần tháng 12 năm 2017, của người cháu nội cụ Phan Bội Châu. Đó là bác Phan Thiệu Cát (hiện cư trú tại Canada, đã về Nghệ An trong dịp hội thảo kỉ niệm 150 năm ngày sinh Phan Bội Châu).

22/12/2017

Phong trào Đông Du (bài Nguyễn Thúc Chuyên)

Có một số bài của cụ Nguyễn Thúc Chuyên ở Nghệ An đã đưa về Giao Blog, ví dụ ở đây (tháng 8/2016). Từ tư liệu địa phương và trải nghiệm thực tế của chính bản thân mình, trong một số vấn đề cụ thể, cụ đưa ra những lí giải hay suy nghĩ thú vị.

Bài Phong trào Đông Du của cụ mới được đưa lên trang Văn hóa Nghệ An nhân dịp tỉnh Nghệ An tổ chức 150 năm ngày sinh Phan Bội Châu (đã đưa tin nhanh ở đây, tháng 12/2017).

14/12/2017

Tới Vinh lúc trời đã nhá nhem, trên đường Trường Thi lất phất mưa bay

Bây giờ vừa tới đường Trường Thi. Đúng tiết trời sơ đông, se se lạnh và lất phất mưa. Một cây thông Noel lớn đã dựng ngay sảnh của Mường Thanh.

Đại khái công việc mấy ngày tới là như ở dưới.

25/11/2017

Văn nghệ Thứ Bảy : sau 100 năm, con cháu mở quán Bún Chả trên quê hương của bác sĩ Asaba

Thời gian tính bằng thế kỉ. Tức 100 năm. 1918 và 2017 (hướng đến 2018 tròn 100 năm, xem ở đây).

Năm 1918, cụ Phan Bội Châu dựng bia đá tưởng niệm người bạn là bác sĩ Asaba (đọc ở đây). Người Việt lúc đó ở Nhật Bản chỉ đếm trên đầu ngón tay.