Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn trí-thức-Việt-Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn trí-thức-Việt-Nam. Hiển thị tất cả bài đăng

23/10/2021

Trở lại với những phê phán của Trần Mạnh Hảo đối với công trình "Cơ sở văn hóa Việt Nam" của Trần Ngọc Thêm

Trong một bản thảo bài viết (sẽ công bố trong thời gian tới), tôi có nhắc đến các cuốn sách (gồm cả in nội bộ và in chính thức) của học giả Trần Ngọc Thêm ở đầu thập niên 1990. Cụ thể như sau:

"Trần Ngọc Thêm, 1991, Cơ sở Văn hóa Việt Nam (thư mục này, tôi tạm xóa các thông tin chi tiết)

Trần Ngọc Thêm, 1996, Cơ sở Văn hóa Việt Nam (In lần thứ 2, có sửa chữa và rút gọn), Tp. Hồ Chí Minh : Trường Đại học Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh.

Trần Ngọc Thêm, 1996, Tìm về bản sắc Văn hóa Việt Nam, Tp. Hồ Chí Minh : Nxb Tp. Hồ Chí Minh."

(trích thư mục tài liệu tham khảo của bài viết đó; tất cả tài liệu này đã có từ lâu trong giá sách gia đình; riêng cuốn in năm 1991 thì tạm thời xóa thông tin chi tiết khi đưa lên Giao Blog hôm nay)

08/10/2021

Cuộc tháo chạy khỏi Sài Thành từ sau 1 tháng 10 năm 2021 : tin tức và bình luận từ nhiều góc nhìn

Nhiều chục năm nay là dòng di cư từ các tỉnh (cả ba miền) đổ về Sài Gòn. 

Một nghiên cứu gần đây cho thấy chỉ có khoảng 40% người nhập cư về Sài Gòn hiện nay là có được nhà ở cố định. Có thể tạm hiểu là tới khoảng 60% dân nhập cư Sài Gòn đang ở trọ.

Trong năm 2021, đã có nhiều đợt dân nhập cư Sài Gòn đã bỏ lại thành phố để lũ lượt về lại quê hương bản quán. Họ ồ ạt tháo chạy với nhiều đợt, bằng tất cả các phương tiện có thể (xe máy, xe đạp, đi bộ,...), với muôn vạn cảnh ngộ khác nhau. 

Ở entry này là quan sát đợt tháo chạy từ sau ngày 1 tháng 10.

20/08/2021

Giữa đại dịch 2021, tiếng nói của Trần Mạnh Hảo cập nhật trên Fb

Một thời, ông Trần gắn với hình tượng "ốc bươu vàng", vì thấy nhiều người nhắc đến phát ngôn liên hệ với ốc bươu vàng của ông.

Lúc ở đại học, tức đầu thập niên 1990, thì chúng tôi liên tục thấy các bài phản biện của ông Trần đăng trên nhiều báo khác nhau. Rồi ông ra nhiều cuốn sách hình thành từ những bài đăng báo đó. Bây giờ, giá sách của tôi có mấy cuốn mua hồi đó.

Vào năm 2021 này, giữa đại dịch covid-19, ông Trần tiếp tục cho bản cập nhật lên trang Fb của ông (chủ yếu là đưa các bài đã in hồi thập niên 1990s, 2000s lên, có bổ sung hay viết thêm). 

Về nhà thơ Trần Mạnh Hảo, trên Giao Blog trước đây, có thể đọc ví dụ ở đây hay ở đây, ở đây.

15/08/2021

Một gia đình ở Hà Nội qua những tâm sự tự viết : câu chuyện của học giả Mạc Văn Trang

Sáng sớm nay, thấy chú Trang viết bài mới trên Fb để kỉ niệm 8 năm ngày mất của cô Thuận - người vợ đầu đã quá cố của chú. 

Cô Thuận thì mình mới chỉ gặp một lần duy nhất, trong căn nhà mới của cô chú ở một ngõ nhỏ trong quận Cầu Giấy, lúc ấy là dịp tân gia nên mọi người đến chúc mừng, hay là một hội nghị mở rộng gì đó của ban chấp hành Mạc tộc Việt Nam, hoặc là cả hai cùng kết hợp. Hôm đó, hai cha con mình đến sớm, cô xuống từ trên gác, và hỏi luôn một câu mà đến bây giờ, mình vẫn nhớ như in: "Cháu Giao đúng không ?".

Rồi lần sau, vẫn gặp ở nhà cô chú, thì là đúng vào dịp giỗ đầu của cô Thuận. Hai cha con mình lại sang nhà cô chú, để thắp hương cho cô, xem những tư liệu của Thuận. Buổi trưa thì có dự một bữa cơm thân mật chỉ có mấy người, ở dưới tầng một.

Bẵng đi, mà đã 8 năm qua rồi. 

19/06/2021

Văn nghệ Thứ Bảy : lời ai điếu xúc động và mực thước về Nguyễn Văn Vĩnh của Phan Khôi năm 1936

Nhà báo học giả Nguyễn Văn Vĩnh mất tháng 5 năm 1936 tại Lào trên đường đi khai thác vàng (cùng đi có một người bạn Pháp, một số người theo hầu, một lái xe). Cụ mất trên thuyền.

Linh cữu Nguyễn Văn Vĩnh được đưa về Hà Nội, quàn tại trụ sở của Hội Tam điểm lúc đó. Có tới  3 vạn người từ khắp Bắc Trung Nam tới viếng. Nhân sĩ trí thức cả nước, ví như cụ Phan Bội Châu, cụ Bùi Kỉ, cụ Huỳnh Thúc Kháng, đều gửi lời điếu.

Đám tang của Nguyễn Văn Vĩnh có tới gần 2 vạn người tham dự, đoàn đưa tang kéo dài hàng cây số.

Trong các lời điếu lúc đó, đáng chú ý là bài của Phan Khôi. Cụ Phan rất xúc động, nhưng cũng rất mực thước. Cụ nói rõ ngay lúc đó, rằng: Nguyễn Văn Vĩnh có nhiều công lao nhưng không đáng phải dựng tượng đồng mà tôn thờ mãi mãi, đồng thời, cũng có nhiều việc nhà Nho khắt khe với Nguyễn Văn Vĩnh cũng không làm sao hóa giải được. Phan Khôi không cho Nguyễn Văn Vĩnh là "văn hào" hay "đại văn hào". Lí do chính được đưa ra là: trước sau, Nguyễn Văn Vĩnh chỉ là một dịch giả lớn, mà hầu như không có trước thuật gì đáng nói tới.

25/03/2021

Sau tang lễ nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (sau ngày 24/3/2021)

Tang lễ nhà văn đã được tổ chức long trọng vào buổi sáng ngày 24 tháng 3 năm 2021, tại Nhà tang lễ quốc gia (Hà Nội) bởi Hội Nhà văn Việt Nam và gia đình (xem ở đây).

Từ đây trở xuống là những luận bàn từ sau tang lễ.

08/02/2021

Kính mời cha mẹ về ăn Tết Nguyên Đán cùng con cháu

Hôm nay, ngày 27 tháng Chạp, chúng tôi lên kính mời cha mẹ về nhà ăn Tết. Từ mấy hôm nay con cháu đã quét dọn nhà cửa, bao sái khu thờ tự bên nhà cha mẹ, bày biện thứ này thứ kia, là để chào đón cha mẹ trở về nhà của cha mẹ.

Trước giờ xuất phát, tôi ngồi đọc kĩ bài báo của một học giả đàn em viết về ông nhạc, tức học giả Phan Đăng Nhật (1931-2020). Bài viết đã được đăng tải từ tháng 7 năm 2020, sau tang lễ của ông nhạc một thời gian (về tang lễ của học giả Phan Đăng Nhật, thì xem ở đây hay ở đây). Bà nhạc thì đã mất năm 2018 (đọc nhanh thông tin ở đâyở đây).

Bài viết in trên báo Nghệ An. Tác giả là học giả Nguyễn Xuân Kính.

15/12/2020

Sử học Đại Việt thời thổ tả (những phát giác cụ thể của nhà báo Kiều Mai Sơn)

Sử học Đại Việt thời thổ tả, là phỏng theo tên một loạt bài viết từ 7 năm trước của nhà sử học Tạ Chí Đại Trường. Đó là loạt bài nhiều kì, có lẽ là cuối cùng, của cụ Tạ. Có thể đọc lại trên Giao Blog ở đây hay ở đây.

Còn bây giờ, chủ đề Sử học Đại Việt thời thổ tả đang được viết tiếp từ nhiều hướng, chẳng hạn bởi bạn Brain Wu đang ở Mĩ (đọc nhanh ở đây), bởi Lê Minh Khai (tức Liam) cũng đang ở Mĩ, hay bạn Kiều Mai Sơn ở trong nước, và nhiều người khác nữa.

Entry này là để tập hợp các phát giác mới đây của bạn Kiều Mai Sơn viết cả trên báo chính thống và trên Fb cá nhân.

29/08/2020

Học giả Phan Ngọc qua đời ở tuổi 96 (1925-2020)

Mình đang du lãng ở mạn biển Đông Bắc.

Khoảng chập tối hôm ghé thăm nhà thơ Trần Nhuận Minh tại nhà riêng ở Hòn Gai, tối 27 tháng 8, thì nhận được tin báo nhanh: bác Phan Ngọc vừa qua đời. Muộn hơn chút, lúc đã rút về đến chỗ nghỉ sát biển, thì nhận được nhắn tin của một bạn báo tin về tang lễ (đại khái là buổi sáng của ngày 1 tháng 9 sắp tới).

Làm việc kín lịch ở vùng mỏ, nên không cập nhật được kịp thời thông tin trên Giao Blog.

Bây giờ, lấy một tin từ Tuổi Trẻ và cáo phó từ Fb của em Kiều Mai Sơn về đăng loạt đầu tiên. Các thứ khác thì đưa xuống bổ sung ở dưới đó.

Đọc nhanh về cụ Phan Ngọc trên Giao Blog ở đâyở đây.

21/07/2020

Lễ "gác bút" của "cây bút" Nguyễn Xuân Kính

Học giả Nguyễn Xuân Kính năm nay bước vào tuổi 69 (theo cuốn Các tác gia nghiên cứu Văn hóa Dân gian do chính ông làm chủ biên bản in năm 1995, thì  ông sinh năm 1952, tại Thái Bình). 

Ông là Giáo sư chuyên ngành Văn học, từng du học và nhận học vị Phó Tiến sĩ (sau này đổi thành Tiến sĩ) tại Liên Xô. Trong rất nhiều công trình khoa học đã công bố, ông được biết đến nhiều nhất với các nghiên cứu về ca dao người Việt (tiêu biểu là cuốn Thi pháp ca dao in lần đầu năm 1992, và đặc biệt là bộ Kho tàng ca dao người Việt - đồng chủ biên với Phan Đăng Nhật). Ông nhiều năm liền là Viện phó rồi Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa (trước đây là Viện Nghiên cứu Văn hóa Dân gian).

Sau mấy năm chính thức nghỉ hưu theo chế độ hiện hành, vào trung tuần tháng 7 năm 2020, ông đã tổ chức gọn nhẹ tại nhà riêng một lễ tạm gọi là "gác bút".

13/07/2019

Văn nghệ Thứ Bảy : mùa hè rộn ràng LON "không dấu" và LU "mĩ thuật"

Chuyện LON và LU.

Một bức tranh gọn, thú vị, độc đáo về trạng thái Đại Việt đầu thế kỉ 21, nhất là quan trídân trí.

Chỉ rút gọn hai câu thế này: LON là LON, đừng vẽ chuyện dấu má này nọ một cách ranh mãnh và ngớ ngẩn kẻo làm cụ Đắc Lộ ở thế kỉ 17 cười cho. LU cũng chỉ là LU, khác LON, nhưng tương đồng về mặt tư duy, lại liên lụy cho cả JICA và văn hóa bản địa.

Nghe kĩ thì thấy: LON thì "không dấu" và LU thì "mĩ thuật chút".

Ghi chú: Có hai bạn nữ gắn với LON và LU. Người gắn với LON thì là đương kim cục trưởng của một cục trong Bộ Văn hóa quốc gia. Còn người gắn với LU thì là đương kim trưởng khoa Đô thị học của một đại học thuộc Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh.

05/07/2019

Hiếu học Đại Việt thời 2000s-2010s : những câu chuyện nhỏ mà không nhỏ

"Hiếu học" của Đại Việt đã được đề cập trở đi trở lại trên Giao Blog, ví dụ ở đây (quan điểm của Giao Blog), ở đây (quan điểm Trần Ngọc Thêm) và ở đây (quan điểm Cao Xuân Hạo), vân vân.

Bây giờ thì đi vào những câu chuyện thực tiễn nho nhỏ. Thật ra, toàn chuyện nhỏ nhưng mà không hề nhỏ.

23/06/2019

Giới hạn của tri thức và những khoảnh ruộng riêng : Ngô Bảo Châu siêu toán nhưng lơ mơ về sử

Mình đã viết từ mấy năm trước liền hai bài liên quan sâu đến Paul Giran (hiện vẫn là bản thảo), lại có một chương trình dài hơi trong hai năm 2017 - 2018 liên quan đến cụ này (chương trình đã nghiệm thu vào đầu năm 2019, có nhiều người đọc bản thảo đó). Nhưng tất cả vẫn còn đang chỉnh sửa, mấy năm rồi, khi nào xong sẽ cho công bố.

Người Việt Nam mình đã biết đến cụ P. G từ lâu rồi, từ hồi đầu thế kỉ XX. Sách cụ ấy ra là có bài điểm sách ngay từ hồi đó rồi. Có nhiều thảo luận ngay từ hơn cả 100 năm trước rồi. Đã cũ đến mức có thể tính bằng 5 hay 6 đời người !

15/03/2019

"Nước mắm" là quốc hồn quốc túy, mà sử sách chẳng ghi rõ ràng gì

Các ông vua nhà Trần làm ra nhiều văn thơ chữ Nôm. Nhưng đố có tìm ra từ "mắm" hay "nước mắm" trong đó. Bây giờ có cả Viện Nghiên cứu chuyên về Trần Nhân Tông rồi, có nên hay không nên kì vọng họ tìm được hai từ đó trong các danh tác thời Phật Hoàng.

Các vị Phật Hoàng có ăn "nước mắm" hay "mắm" không. Hiện không biết. Sử liệu Đại Việt như là nhà trống hoác. Thấy được cái ấn "Sắc mệnh chi bảo" ở hoàng thành Thăng Long mới đây (làm kinh động cả học giới), nhưng chắc chưa thấy dấu vết hũ nước mắm. Hẳn vậy rồi.

Tới chữ Nôm của các cụ Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng thế thôi. Đừng nói ngay là các cụ không hàng ngày "rau muống chấm nước mắm" ("cáy" hay "tôm") nhé ! Các cụ ấy hàng ngày tự răn là "vỗ bụng rau bình bịch", thì chưa rõ là chấm rau ấy với cái gì đây. Hồi ấy chưa có Nam Ngư với Chin Su này nọ rồi.

21/01/2019

Có một dịch giả như Nguyễn Tiến Văn : quanh quẩn đời viết bên khám Chí Hòa

Cuộc đời ông phản chiếu bức tranh hiện thực của một Việt Nam bị chia cắt, li tán, rồi thống nhất, và hiện đang đổi mới. Ông là bạn của Nguyễn Hiến Lê hồi trước 1975, và cũng là bạn của nhóm Bùi Chát - Lí Đợi, cũng như Trần Nguyên Anh trong những năm đầu thế kỉ XXI.

Năm nay, ông đã bước vào tuổi 80.