Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

13/10/2018

Liếc nhanh nước Mĩ, với người Việt và người Hoa, cùng bác Long

Bác Long là học giả Ngô Vĩnh Long.

Làm một chuyến "du lịch liếc nhanh qua Fb" với bác.

Đang là trung tuần tháng 10. Nước Mĩ cũng vừa vào mùa lá đỏ. Fb quả tiện lợi, giúp chúng ta có thể liếc cả mùa thu ở một nơi rất xa với cách nhàn nhã nhất.

12/10/2018

Vẫn về "Quang Trung thật" hay "giả" sang Thanh (phản luận của Lê Nguyễn Lưu)

Vấn đề "Quang Trung thật" hay "Quang Trung giả" đi sang nhà Thanh gặp Càn Long năm đó, hiện vẫn còn treo. Phía Nguyễn Duy Chính thì vẫn tiếp tục khẳng định Quang Trung thật (cụ Hồ Thơm thực sự đã sang nhà Thanh). Ngược lại, nhiều người khác thì cũng lại khẳng định đó chỉ là Quang Trung đóng thế mà thôi (cụ Hồ Thơm còn bận việc quốc nội tanh bành, lòng nào mà sang bên Thanh).

Bây giờ là phản luận khá thú vị của một nhà nghiên cứu ở Huế - học giả Lê Nguyễn Lưu quen biết.

11/10/2018

Gió lạnh đầu mùa, hiện lên rõ ràng là hình ảnh chị lao công gần nhà lưu niệm Tố Hữu

Buổi sáng của những ngày đầu tiên có gió lạnh ở Hà Nội, đưa trẻ con đi học và từ đó trở ra, thì hình ảnh nổi bật, hóa ra là các chị lao công trên các con đường góc phố.

Các chị bỗng nổi bật so với thường ngày.

Là bởi gió làm xào xạc lá, rác không tĩnh lặng như mấy hôm chưa có heo may mà cứ bay bay tứ tung. Vẫn những cái chổi tre ấy, độ một tuần trước, còn chưa chú ý, thì hôm nay cứ khua lên tứ tung. Người đi bộ, người cưỡi xe, qua lại, hầu như không làm các chị phải vướng bận gì với những cú khua lên tứ phía ấy. Rác từ dưới đất bay cả vào mặt người ta, cũng không hay.

Chổi tre chắc vẫn cứ thế từ hồi cụ Tố Hữu.

10/10/2018

Một tay gây dựng phủ, đền (bài Bùi Quang Thanh, về bà Vân Phủ Nấp)

Một bài vừa xuất hiện trên tờ Lao Động.

Bác Thanh viết theo trí nhớ, nên nhiều điểm không chuẩn. Trí nhớ là cái rất dễ làm người ta mắc lừa hay tự mắc lừa. Trong một bài viết học thuật khoảng 12 năm trước, tôi đã phê phán cái gọi là "theo ông bà kể lại". Cái đó, nói kĩ sau.

Nhà thơ thần đồng Trần Đăng Khoa cũng do nhớ láng máng, nên đã đinh ninh là đến viếng Phủ Tây Hồ (Hà Nội) vào năm 1969, lúc mới lên mười ! Làm gì mà biết Phủ Tây Hồ năm đó cơ chứ ! Tôi đã phê nhè nhẹ bác Khoa ở điểm này trong bài học thuật (xem lại ở đây, năm 2016). Bác Khoa mãi đến 1999 mới đem thơ mình ra chỉnh lí, nên có sửa bài Hà Nội viết năm 1969, và đưa thêm "Phủ Tây Hồ" vào đó cho cập nhật mà thôi.

09/10/2018

Báo chí hậu Đổi Mới : về một số cây bút

Có nhiều gương mặt khác nhau. Lớp nhỉnh hơn về tuổi cầm bút thì như Xuân Ba (tạm đọc ở đây 2011, và ở đây 2016), Hoàng Linh (tạm đọc ở đây), Dương Kỳ Anh (tạm đọc ở đây 2011), Vũ Hữu Sự (đọc tạm ở đây 2014),...Rồi lớp của Nguyễn Như Phong (tạm đọc ở đây), Nguyễn Thế Thịnh, Hồng Beo, Huy Đức,...

Đặc biệt, gần đây xuất hiện những người khá trẻ như nữ kí giả ở Đà thành Dương Hằng Nga (tạm đọc ở đây). Dĩ nhiên, trước đó, cần phải nhắc đến là nữ kí giả Cô gái Đồ long Lê Nguyễn Hương Trà.

08/10/2018

"Hòa nhạc đồng ruộng" 2018

Thứ Hai, ngày 8 tháng 10. Nhằm ngày lễ (ngày nghỉ quốc gia) đầu tháng. 

Đây là lần thứ 14 của "Hòa nhạc đồng ruộng". Các lần trước thì xem ở đây ở đây. Cũng tức là đã 14 năm nhà chùa đã giữ được ruộng đồng, được cảnh quan làng mạc. Nếu không, thì nhà máy với ống khói đen xì đã ở ngay sát cổng chùa !

Vẫn còn đây, bờ xôi ruộng mật với 14 năm (ở đây, ở đây).

Lễ tuyên thệ ở quốc hội Đại Việt sắp tới, sẽ diễn ra như thế nào ?

Khi chủ tịch nước nhậm chức, từ năm 2016 trở đi, là sẽ có nghi lễ tuyên thệ tại quốc hội. Đã nói nhanh ở đâyở đây.

Chúng tôi đang tính đi lại mấy chỗ thờ thần Đồng Cổ - đó là vị thần báo mộng cho nhà vua Lí, về sự phản trắc của 3 thế lực nổi lên (của Vũ Đức, Đông Chinh và Dực Thánh), nhờ đó mà vua phòng bị kịp, cứu vãn được ngôi báu, nên dẹp loạn xong thì vua cho lập ngay đền thờ vị thần ấy. Gọi là đền Đồng Cổ. Hàng năm, đại quan trong triều, tức cấp "trung ương", phải đến đến Đồng Cổ, uống máu ăn thề trung thành với vua và triều đình. Uống máu ăn thề chính là minh thệ. Sử nhà Lí ghi rất rõ. Sử các đời sau đều nhắc lại cẩn thận. Lịch sử còn để lại những thông điệp quan trọng về minh thệ.

Đó là cỗi nguồn Đại Việt của minh thệ

05/10/2018

Mùa gặt trên những miền quê : màu lúa chín và màu hoa dâng Phật

Mùa gặt tháng Mười năm nay, mình chỉ có thể ngắm nhìn các miền quê.

Da diết nhớ những miền quê của mình. Hương vị và màu sắc quê hương, cứ loang loang đi trong không gian, và lặng lẽ lặng lẽ trong tâm khảm của người không bước được trực tiếp trên đồng quê vào lúc này.

04/10/2018

Bây giờ là đúng tháng "Mười": ngẫu nhiên mà như đặt sẵn

Tháng 10 năm 2018.

"Bao giờ cho đến tháng Mười". Bây giờ thì là đúng tháng Mười.

Cụ "Đỗ" ra đi vào tháng "Mười", đúng ngày 1 tháng 10. Trùng ngẫu nhiên vào Quốc khánh Trung Hoa (xem lại ở đây).

02/10/2018

Làng Đông Mỹ quê cụ Đỗ Mười : nhà cũ, mộ phần, và cốt tử của "bám dân"

Về lời dạy "bám dân" của nguyên Tổng Bí thư lúc cụ đã 100 tuổi, truyền lại cho cán bộ Việt Minh đương đại, thì đã đi ở đây (tư liệu năm 2015).

Bây giờ, đầu tháng 10 năm 2018, là về nhà cũ ở ngôi làng sinh thành ra cụ. Làng Đông Mỹ ở huyện Thanh Trì. Một ngôi làng bình dị, cách không xa trung tâm thủ đô. Chúng tôi ngày trước từng tới chùa làng và mấy điểm nho nhỏ khác. Hồi xe đạp và dép tổ ong.

Rồi sẽ dần dần là về mộ phần. 

Bài học "bám dân" của cụ Đỗ Mười (đăng lại video 2015)

Hồi tháng 8 năm 2015, đã đi entry "Về Cách mạng Tháng Tám : bài học bám dân mà nguyên TBT Đỗ Mười truyền thụ". Đọc ở đây.

Lúc đó, có băng video cuộc nói chuyện giữa cụ Đỗ Mười 100 tuổi và ông Nguyễn Thiện Nhân 62 tuổi. Băng chính thức và âm thanh thực. Nhưng sau đó, băng video đã không còn trên youtube. Nên hôm nay, 2/10/2018, đăng lại từ bản lưu.

Trong băng, cụ bảo cụ sinh năm 1916, chứ không phải 1917. Cụ cũng nói chuyện gì đó về gia đình (không rõ ý lắm).

01/10/2018

Cầu an hồi hướng cho cụ Đỗ Mười (ngày 29/9)

Nghi lễ đã diễn ra vào ngày 29 tháng 9 (tức 20 tháng 8 âm lịch), tại Học viện Phật giáo Việt Nam (Hà Nội), dưới sự chủ trì của thượng tọa Thích Thanh Quyết.

Chép nguyên từ bên đó về đây.

Bây giờ là 23 h ngày 1/10/2018.