Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

07/04/2018

Tướng công an khóc (đọc nhanh Hương Trà, đọc chậm Như Phong)

Hương Trà là Lê Nguyễn Hương Trà (Cô gái đồ long). Như Phong là Nguyễn Như Phong. Đó là hai nhà báo thạo tin.

Một tin vừa lên của Hương Trà, ngày 6/4/2018, thì đọc trước. Sau đó là một bài dài của Như Phong viết năm 2001 (đăng lại năm 2015), về người anh hùng Phan Văn Vĩnh.


Nguyên chú từ năm 2011: Các đồng chí lãnh đạo trồng cây lưu niệm trong khuôn viên Trường Tiểu học Hồ Tùng Mậu

2011

2011


Ở cuối là một tin cũ từ năm 2011.

---

Đọc nhanh Hương Trà 2018

"
Diễn biến mới nhất của vụ án game cờ bạc RikVip và Tip.Club. Khởi tố nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát - Trung tướng Phan Văn Vĩnh!

Chiều ngày 6.4, CA Phú Thọ đã tiến hành bắt tạm giam tướng Vĩnh 4 tháng để điều tra về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Ngoài ra tướng Vĩnh còn bị tước danh hiệu Công an nhân dân!


--


Thực tế thì vụ phá sập game cờ bạc RikVip mình biết hôm lễ 2.9.2017, ngay sau khi Dương - con rể cựu bí Phạm Quang Nghị bị bắt. Tin này rúng động giới kinh doanh game online, bởi thị trường 15 ngàn tỉ/năm này bị chia xớt khá nhiều bởi 2 cổng cờ bạc được CA bảo kê trên!
Tướng Vĩnh đã được yêu cầu không xuất cảnh và ra khỏi nơi cư trú từ đầu năm 2018. Việc đó đã dấy lên tin ông bị bắt, như tui từng đưa!
Khi còn đương chức, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Phan Văn Vĩnh đã trực tiếp chỉ đạo phá những vụ án nổi tiếng như Lê Văn Luyện, thảm sát Bình Phước, bầu Kiên..vv.. Tướng Vĩnh (1953) quê Nam Định, được cho là thân tín của ông CTN.


"
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10209592334119887&set=a.1073608735149.10397.1674099665&type=3&theater




2015



2017 - 2018

2017-2018




Một bữa ăn của những người liên quan đường dây đánh bạc xuyên quốc gia. Từ trái sang: ông Nguyễn Thanh Hóa (cựu cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao), ông Phan Văn Vĩnh (cựu tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát) và ông Nguyễn Văn Dương (cựu chủ tịch HĐQT Công ty TNHH đầu tư phát triển an ninh công nghệ cao - CNC, bị can cầm đầu đường dây đánh bạc) - Ảnh: D.V.







Bị can Nguyễn Văn Dương (đeo kính) và Phan Sào Nam tại CQĐT -
Ảnh: Bộ Công an






--- 







TƯ LIỆU

.

9.

Kỷ luật cảnh cáo ủy viên TƯ Đảng, Phó bí thư Đắk Lắk Trần Quốc Cường

- Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật ông Trần Quốc Cường, ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk bằng hình thức cảnh cáo.
Trong 2 ngày 11-12/4, tại trụ sở Trung ương Đảng, dưới sự chủ trì của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bộ Chính trị đã họp để cho ý kiến về các đề án chuẩn bị trình hội nghị Trung ương 7 khoá 12.
Cũng tại cuộc họp này, Bộ Chính trị đã nghe UB Kiểm tra Trung ương báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật đối với ông Trần Quốc Cường, ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư Tỉnh uỷ Đắk Lắk, nguyên Bí thư Đảng uỷ, Cục trưởng Cục Chính trị - Hậu cần (B41), Tổng cục Tình báo, Bộ Công an (giai đoạn 2009 - 2012).
Sau khi xem xét đề nghị của UB Kiểm tra Trung ương (tờ trình số 101-TTr/UBKTTW, ngày 17/3/2018) và ý kiến của các cơ quan có liên quan, Bộ Chính trị nhận thấy: 
kỷ luật,Trần Quốc Cường,Đắk Lắk
Ông Trần Quốc Cường. Ảnh: Báo Đắk Lắk điện tử
Trong thời gian giữ cương vị Bí thư Đảng uỷ, Cục trưởng Cục B41, Phó tổng cục trưởng Tổng cục 5, Trưởng Ban chỉ đạo dự án Đại Kim, Bộ Công an, ông Trần Quốc Cường có những vi phạm, khuyết điểm:
Thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, không phát hiện, xử lý kịp thời những sai phạm, phát sinh trong quá trình thực hiện dự án Đại Kim; vi phạm Quy chế làm việc của Tổng cục và Quy chế của Đảng uỷ Cục B41 trong việc lựa chọn, uỷ quyền, cam kết cho công ty Việt Thái tham gia thực hiện dự án.
Ông Trần Quốc Cường đã ký giấy uỷ quyền, bản cam kết cho công ty Việt Thái được huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân cho dự án nhà ở Đại Kim là không đúng với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục B41, vi phạm các quy định của luật Nhà ở và nghị định số 71/NĐ-CP, ngày 23/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thực hiện luật Nhà ở. Việc uỷ quyền không đúng pháp luật đã tạo sơ hở để Nguyễn Vũ Hùng là cán bộ cấp dưới trực tiếp phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, gây hậu quả rất nghiêm trọng.
Ký duyệt chi không đúng mục đích số tiền đóng góp mua nhà của cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị.
Những vi phạm, khuyết điểm của ông Trần Quốc Cường là nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức đảng, của ngành Công an và cá nhân ông Trần Quốc Cường.
Căn cứ Quy định số 102-QĐ/TW của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật ông Trần Quốc Cường bằng hình thức cảnh cáo.
Bộ Chính trị cho ý kiến về các đề án trình hội nghị Trung ương 7

Bộ Chính trị cho ý kiến về các đề án trình hội nghị Trung ương 7

Ngày 11 và 12/4, Bộ Chính trị đã họp để cho ý kiến về các đề án chuẩn bị trình hội nghị Trung ương 7.
'Chống tham nhũng, ai nhụt chí thì dẹp sang bên để người khác làm'

'Chống tham nhũng, ai nhụt chí thì dẹp sang bên để người khác làm'

Xây dựng chỉnh đốn Đảng, phòng chống tham nhũng, ai cảm thấy cản trở, nhụt chí thì dẹp sang một bên cho người khác làm.
Ban Bí thư y án kỷ luật cảnh cáo bà Phan Thị Mỹ Thanh

Ban Bí thư y án kỷ luật cảnh cáo bà Phan Thị Mỹ Thanh

Ban Bí thư giữ nguyên quyết định kỷ luật cảnh cáo đối với bà Phan Thị Mỹ Thanh, Phó bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai.
Chủ tịch Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ bị kỷ luật cảnh cáo

Chủ tịch Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ bị kỷ luật cảnh cáo

Thủ tướng quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng.
Thứ trưởng Bộ Lao động làm Phó bí thư Bắc Ninh

Thứ trưởng Bộ Lao động làm Phó bí thư Bắc Ninh

Chiều 26/3, Bộ LĐ-TB&XH tổ chức hội nghị triển khai quyết định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng và Thủ tướng về công tác cán bộ.
Trần Thường
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/ky-luat-canh-cao-uy-vien-tu-dang-pho-bi-thu-dak-lak-tran-quoc-cuong-441375.html




8.


authorLương Kết Chủ Nhật, ngày 08/04/2018 07:03 AM (GMT+7)

(Dân Việt) Liên quan đến vụ án bắt cựu Trung tướng Phan Văn Vĩnh, cựu Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa có điều rất lạ. Trước khi sự việc chính thức diễn ra, cách đó vài tháng đã rộ tin đồn về việc bắt hai ông này. Tại sao lại như vậy?


   
 dieu la nhat quanh vu bat cuu tuong phan van vinh, nguyen thanh hoa hinh anh 1
Trước khi Cơ quan điều tra khởi tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Thanh Hóa (trái) và Phan Văn Vĩnh đã có thông tin đồn thổi (ảnh IT).

Thông tin chính thức từ Bộ Công an về việc khởi tố, bắt tạm giam ông Phan Văn Vĩnh, cựu Tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát (Bộ Công an), và trước đó gần một tháng là việc khởi tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Thanh Hóa, cựu Cục trưởng C50, đối với những người thường xuyên lướt mạng xã hội có lẽ không có gì bất ngờ, bởi trước đó trên mạng cũng đã rộ thông tin này. Điều khiến nhiều người băn khoăn tại sao sự việc diễn ra sau đó lại hệt như tin đồn thổi.

Tháng 1. 2018, tại buổi họp báo thông báo tình hình công tác năm 2017 của Bộ Công an, báo chí đã đặt câu hỏi xung quanh câu chuyện đang được đồn thổi trên. Lãnh đạo Bộ Công an bác bỏ thông tin này. Nếu như sự việc sau đó diễn ra không đúng như đồn thổi thì không có gì đáng bàn. Điều đáng nói là mấy tháng sau sự việc lại diễn ra lại chính xác đúng như những thông tin phi chính thống. Vấn đề phải chăng là có sự lộ, lọt thông tin thuộc bí mật Nhà nước ra ngoài mới dẫn tới hiện tượng như vậy. Việc lộ lọt thông tin trong trường hợp này là vô tình hay cố ý; nó được tung ra nhằm ý đồ gì?.

Đối với vụ án hình sự nói chung, đặc biệt vụ án có liên quan đến những người từng là cán bộ cấp cao như trường hợp ông Phan Văn Vĩnh, Nguyễn Thanh Hóa, khi cơ quan điều tra mới đang trong quá trình thực hiện, chưa công bố rộng rãi, mọi việc mới chỉ đang là kế hoạch, hướng điều tra thì mọi thông tin về vụ án lúc này đều là bí mật Nhà nước.

Nếu tất cả những người biết thông tin nghiêm túc giữ bí mật theo quy định của pháp luật sẽ không có chuyện lộ tin, rồi dẫn tới chuyện đồn thổi thông tin trước khi sự việc diễn ra. Như vậy những kẻ muốn tung tin trên mạng cũng không có cơ sở để thực hiện. Nếu có chỉ là thứ xuyên tạc, bịa đặt, người xem sẽ tẩy chay ngay. Trong hoạt động báo chí, cơ quan quản lý thường nhắc các tòa soạn, cơ quan báo chí không được chạy theo thông tin trên mạng xã hội. Để giữ cho thông tin báo chí có định hướng điều đó hoàn toàn đúng. Tuy nhiên các cơ quan báo chí khó có thể làm ngơ khi thấy thông tin trên mạng xã hội ban đầu chỉ là đồn thổi sau diễn ra lại đúng, như vụ bắt ông Phan Văn Vĩnh, Nguyễn Thanh Hóa.

Còn nhớ hồi tháng 9.2017, trên mạng xã hội xuất hiện tin Trịnh Xuân Thanh, nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, người đang bị truy nã quốc tế đã về nước. Báo chí vào cuộc xác minh nhưng không có kết quả như mong muốn, hai ngày sau đó trên cổng thông tin của Bộ Công an phát thông báo với nội dung Trịnh Xuân Thanh đã ra đầu thú. Nếu những vụ việc như nêu trên vẫn cứ tiếp diễn, người dân sẽ có xu hướng tìm tới mạng xã hội để thỏa mãn nhu cầu thông tin và họ coi báo chí chính thống chỉ là “chạy theo”.

Không chỉ những vụ án có sự dính líu của cán bộ cấp cao mà những thông tin về công tác nhân sự cũng thường xảy ra hiện tượng đồn thổi trước khi diễn ra. Khi Quốc hội thảo luận ở tổ cho ý kiến về dự thảo Luật Bảo vệ bí mật nhà nước và dự thảo Luật An ninh mạng (kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV), đại biểu Bùi Đặng Dũng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc đã có phát biểu rất thẳng và đáng chú ý.

Ông nói: Tại sao tất cả những chuyện cơ mật các đồng chí thư ký, lái xe, các quán trà vỉa hè đều biết? “Mỗi một kỳ Đại hội, muốn nắm thông tin ra quán trà vỉa hè ngồi hỏi một lúc là người ta nói. Có những ông phán kinh lắm, người này sẽ vào vị trí này, người kia sẽ vào vị trí kia, lạ là sau đó lại đúng như vậy. Rõ ràng về mặt tổ chức nhân sự là có chuyện lộ bí mật nhà nước, vậy lộ ở đâu ra? Tự chúng ta làm lộ bí mật của chúng ta ra”, ông Dũng nói và đặt vấn khi xây dựng Luật có điều chỉnh được những vấn như đã nêu không.

Theo thống kê của Bộ Công an, từ năm 2001 đến nay, phát hiện hơn 840 vụ lộ, mất bí mật nhà nước; trong đó, nhiều tài liệu thuộc danh mục tuyệt mật, tối mật liên quan đến đường lối, chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước; chủ trương giải quyết các tranh chấp về biên giới, biển đảo. Hình thức lộ, mất bí mật nhà nước chủ yếu là qua thông tin, liên lạc; báo chí, xuất bản; quan hệ quốc tế... Một trong những nguyên nhân của việc lộ, mất nêu trên là do hệ thống pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước còn chưa đồng bộ; các chế tài xử lý còn thiếu và yếu chưa bảo đảm tính răn đe; việc xử lý vi phạm còn nể nang, thiếu chủ động…

Và câu chuyện xung quanh vụ bắt cựu Trung tướng Phan Văn Vĩnh, cựu Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa thêm một minh chứng rõ nét để cơ quan chức năng xây dựng hành lang pháp lý về bảo vệ bí mật nhà nước được đảm bảo chặt chẽ hơn.
http://danviet.vn/phap-luat/dieu-la-nhat-quanh-vu-bat-cuu-tuong-phan-van-vinh-nguyen-thanh-hoa-864366.html






7.



ĐÔNG LA

CHỦ NHẬT, 8 THÁNG 4, 2018


Hết Đinh La Thăng lần lượt đến Nguyễn Thanh Hoá, Phan Văn Vĩnh, hai ông tướng công an bị bắt, đã nung nóng dư luận. Bọn chống phá đất nước hả hê, làm như chỉ có ở VN quan chức cấp cao mới bị bắt. Có điều đâu phải chỉ có VN như vậy. Như bên Thái Lan hai anh em, hai cựu thủ tướng Thaksin và Yingluck Shinawatra, đều đã phải chạy trốn, sống lưu vong để tránh bị bắt; nước Pháp “văn minh” đưa tin hôm 20/3/2018 ông cựu TT Nicolas Sarkozy đã bị cảnh sát bắt vì trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2007 đã nhận “hối lộ” tài chính từ Libya; còn Hàn Quốc thì ghê gớm hơn, đã lập kỷ lục về số cựu Tổng thống phạm pháp, bị tù tội: cựu Tổng thống Chun Doo-hwan từng bị kết án tử hình, Cựu Tổng thống Roh Moo-hyun, khi bị điều tra và chỉ trích mạnh mẽ, đã tự tử. Mới nhất cựu nữ tổng thống Park Geun-hye đã bị phế truất vì phạm pháp và đang đối diện với sự kết án nhiều năm tù. Kể sơ sơ như vậy để thấy trên thế giới chuyện quan chức, kể cả nguyên thủ quốc gia bị truy tố, bị bắt chẳng phải chuyện lạ.
Bọn dân chủ giả cầy cũng ra rả cho Bộ Công An, một bộ “siêu quyền lực”, nay do thanh trừng nội bộ mới có người bị bắt. Nhưng trước vụ hai ông tướng Nguyễn Thanh Hoá, Phan Văn Vĩnh bị bắt từng có những vụ án ghê gớm hơn liên quan đến công an, như vụ Mười Giộc, giám đốc công an tỉnh Đồng Nai bị tử hình và vụ Năm Cam, Bùi Quốc Huy, Uỷ viên trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, cũng đã bị bắt.
***
Sau năm 1975, Mười Giộc được cử làm giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai, đã dùng nhiều thủ đoạn để triệt hạ và hãm hại đồng chí, đồng đội, đã bị tố cáo nhưng lại được lãnh đạo tỉnh dung túng. Mười Giộc  có quan hệ với Trần Kim Anh (Kim Anh Cyrnos), vợ bé của Nguyễn Văn Thiệu, người đã bị lực lượng an ninh miền Đông bắt giam cải tạo. Ông ta không chỉ phóng thích Cyrnos Kim Anh mà còn công khai “cặp bồ” với bà này. Trong hai năm 1978-1979, ông ta câu kết với Kim Anh tổ chức nhiều chuyến tàu vượt biên thu cả nửa tấn vàng. Nhưng rồi đến khi chính Kim Anh vượt biên an toàn, được Mười Giộc tin tưởng giao vàng mang đi trước để sau cả hai cùng hưởng, bà này đã trở mặt, tố cáo Mười Giộc ra trước Trung ương với đầy đủ hình ảnh, băng ghi âm tổ chức vượt biên, thu nhận vàng tiền đóng bãi xuất bến và ăn nằm với mình. Năm 1983, chính Bộ trưởng Phạm Hùng đích thân ký lệnh bắt Mười Giộc. Tại hội trường lớn tỉnh Đồng Nai, sau 3 ngày xét xử, Tòa đã tuyên án Tử hình Nguyễn Hữu Giộc.
Bùi Quốc Huy,  Thứ trưởng Bộ Công an, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamAnh hùng lực lượng vũ trang, cũng đã bị toà xử tội liên quan đến Vụ án Năm Cam.
Năm 1995, thông qua Hồ Viết Sử, Bùi Quốc Huy đã cho Năm Cam đến nhà chơi, trong lúc đang là Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh. Sau đó để người thân (vợ) thầu bãi gửi xe nhà hàng của Năm Cam để có thu nhập rất cao.
Trong thời gian Bùi Quốc Huy làm giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã để xảy ra tình trạng nhiều cán bộ bị tổ chức tội phạm của Trương Văn Cam mua chuộc, lôi kéo làm tha hóa biến chất.  Ngày 12 tháng 12 năm 2001 Năm Cam bị bắt. Đến tháng 6 năm 2002, Bùi Quốc Huy (đang là Thứ trưởng Bộ Công an) đã bị ông Nguyễn Minh Triết, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức họp kiểm điểm về vấn đề thu nhập, tài sản, xe cộ, nhà đất của cá nhân và gia đình. Sau đó Bùi Quốc Huy bị kỷ luật Đảng, cách chức ủy viên trung ương đảng, Thủ tướng Phan Văn Khải ký quyết định kỷ luật, cách chức Thứ trưởng Bộ Công an. Cuối cùng Phiên Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh tuyên án Bùi Quốc Huy 4 năm tù giam về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".
Vì Vậy, với pháp luật VN không có vùng cấm, thể chế VN không có bộ nào là Bộ “siêu quyền lực”, những vụ việc để lại hậu hoạ nghiêm trọng đã, đang và sẽ bị xét xử.
7-4-2018
ĐÔNG LA

https://donglasg.blogspot.com/2018/04/ve-chuyen-tuong-cong-bi-bat.html




6.

Đủ căn cứ xác định ông Phan Văn Vĩnh tổ chức đánh bạc thế nào

 - Công an tỉnh Phú Thọ phát thông báo chính thức về việc khởi tố, bắt tạm giam cựu Trung tướng Phan Văn Vĩnh, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an).
Theo đó, ngày 6/4, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Phú Thọ đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam 4 tháng đối với Phan Văn Vĩnh về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” quy định tại khoản 3, điều 281, bộ luật Hình sự năm 1999. 
Phan Sào Nam,Rikvip,Phan Văn Vĩnh,Nguyễn Thanh Hóa,Nguyễn Văn Dương,đánh bạc
Cổng thông tin điện tử Công an tỉnh Phú Thọ phát đi thông báo
"Căn cứ quyết định khởi tố vụ án hình sự: Sử dụng mạng Internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, tổ chức đánh bạc, đánh bạc, mua bán trái phép hóa đơn và rửa tiền xảy ra tại Phú Thọ và một số tỉnh, thành phố; kết quả điều tra vụ án có đủ căn cứ xác định, ông Vĩnh đã có hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn giúp bị can Nguyễn Thanh Hóa và bị can Nguyễn Văn Dương tổ chức đánh bạc trực tuyến trên mạng Internet bằng hình thức game bài RikVip phạm vào điều 281 Bộ luật Hình sự năm 1999", thông báo nêu rõ.
Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Phú Thọ đã ra quyết định khởi tố bị can và ra lệnh bắt bị can để tạm giam 4 tháng đối với ông Phan Văn Vĩnh (SN 1955 tại Nam Định; nơi cư trú: 199 Hàn Thuyên, phường Vị Hoàng, TP Nam Định, tỉnh Nam Định).
Các quyết định và lệnh trên đã được Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp phê chuẩn.
Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Phú Thọ đang tiếp tục điều tra mở rộng vụ án, làm rõ trách nhiệm của các đối tượng có liên quan, xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

Trước đó, cùng ngày, Chủ tịch nước đã ký quyết định tước danh hiệu Công an nhân dân đối với ông Phan Văn Vĩnh.
Ban Bí thư: Đánh bạc, rửa tiền quy mô lớn liên quan cán bộ công an

Ban Bí thư: Đánh bạc, rửa tiền quy mô lớn liên quan cán bộ công an

Ban Bí thư yêu cầu Đảng ủy Công an TƯ phối hợp các cơ quan chức năng chỉ đạo điều tra mở rộng vụ án "Tổ chức đánh bạc, đánh bạc, lừa đảo, rửa tiền".  
Bộ trưởng Công an: Siết chặt kỷ cương, phòng ngừa sai phạm, suy thoái

Bộ trưởng Công an: Siết chặt kỷ cương, phòng ngừa sai phạm, suy thoái

Bộ trưởng Công an ban hành công điện gửi Công an các đơn vị, địa phương về việc siết chặt kỷ luật, kỷ cương, phòng ngừa sai phạm, suy thoái.
Khám nhà, bắt tạm giam 4 tháng ông Phan Văn Vĩnh

Khám nhà, bắt tạm giam 4 tháng ông Phan Văn Vĩnh

Ông Phan Văn Vĩnh bị bắt tạm giam 4 tháng để điều tra và tước danh hiệu Công an nhân dân. Công an tiến hành khám nhà ông ở Nam Định.
Khởi tố, bắt tạm giam nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát Phan Văn Vĩnh

Khởi tố, bắt tạm giam nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát Phan Văn Vĩnh

Nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát bị Công an tỉnh Phú Thọ khởi tố để điều tra tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Trung tướng Phan Văn Vĩnh về nhà sau nhiều ngày làm việc với công an

Trung tướng Phan Văn Vĩnh về nhà sau nhiều ngày làm việc với công an

Sau nhiều ngày làm việc tại công an tỉnh Phú Thọ theo đúng quy trình, Trung tướng Phan Văn Vĩnh đã trở về nhà chiều 20/3.
Triệu tập Trung tướng Phan Văn Vĩnh lên làm việc tại Phú Thọ

Triệu tập Trung tướng Phan Văn Vĩnh lên làm việc tại Phú Thọ

Công an tỉnh Phú Thọ đã triệu tập Trung tướng Phan Văn Vĩnh lên làm việc tại Phú Thọ liên quan đến vụ án đường dây đánh bạc nghìn tỷ.
Nhị Tiến 
http://vietnamnet.vn/vn/phap-luat/ho-so-vu-an/du-can-cu-xac-dinh-ong-phan-van-vinh-to-chuc-danh-bac-the-nao-440415.html



5. Đọc lại năm 2016

"

Thứ Tư, 19/10/2016 - 14:42
Tướng Phan Văn Vĩnh: Truy bắt bằng được Trịnh Xuân Thanh

Dân trí “Đối với Trịnh Xuân Thanh, các nước bạn đều đồng lòng, đồng thuận, nhận lời cùng với chúng ta truy bắt bằng được dù Thanh có lẩn trốn ở đâu” - Trung tướng Phan Văn Vĩnh, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an), nói.
 >> Trịnh Xuân Thanh đã bay sang châu Âu
 >> Không có sự bao che, bảo kê để Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn

Sáng 19/10, bên lề Hội thảo Quốc tế về công tác truy nã tội phạm với sự tham gia của 18 lực lượng cảnh sát quốc gia và tổ chức quốc tế, Trung tướng Phan Văn Vĩnh - Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an) - đã có những chia sẻ về việc truy bắt Trịnh Xuân Thanh.

Trịnh Xuân Thanh và chiếc xe mang biển xanh định mệnh.
Trịnh Xuân Thanh và chiếc xe mang biển xanh "định mệnh".
Theo Tướng Vĩnh, Việt Nam đã liên hệ với các cơ quan có thẩm quyền của Đức, Mỹ, Canada, Séc... để phối hợp truy tìm Trịnh Xuân Thanh theo lệnh truy nã quốc tế.
“Đối với Trịnh Xuân Thanh, các nước bạn đều đồng lòng, đồng thuận, nhận lời cùng với chúng ta truy bắt bằng được dù Thanh có lẩn trốn ở đâu” - Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát nói.
Nói về khó khăn khi Trịnh Xuân Thanh trốn sang các nước không có hiệp ước tương trợ tư pháp với Việt Nam, Tướng Vĩnh cho biết, đây là vấn đề chuyên biệt trong nghiệp vụ. Do vậy, Công an Việt Nam có trách nhiệm bằng mọi cách truy bằng bằng được dù Trịnh Xuân Thanh trốn ở đâu.
Trước đó, theo thông báo phát đi của Bộ Công an, ngày 15/9, cùng bị khởi tố với Vũ Đức Thuận - nguyên Tổng Giám đốc Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC), còn có Trịnh Xuân Thanh - nguyên Chủ tịch HĐQT PVC và 3 thuộc cấp.
Cả 5 bị can đều bị khởi tố cùng tội danh: “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Cơ quan điều tra xác định, bị can Trịnh Xuân Thanh đã bỏ trốn nên quyết định truy nã toàn quốc và truy nã quốc tế đối với Trịnh Xuân Thanh.
Tiến Nguyên

"
http://dantri.com.vn/xa-hoi/tuong-phan-van-vinh-truy-bat-bang-duoc-trinh-xuan-thanh-20161019144024296.htm




4.





07/04/2018 10:00 GMT+7

TTO - Kết quả điều tra ban đầu xác định sai phạm của ông Phan Văn Vĩnh xảy ra khi ông đương chức tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát.

Lý do khiến cựu tổng cục trưởng cảnh sát Phan Văn Vĩnh bị bắt - Ảnh 1.
Công an tỉnh Phú Thọ xác định ông Phan Văn Vĩnh, cựu tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, đã có hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn, có dấu hiệu "bật đèn xanh" cho đường dây đánh bạc ngàn tỉ xuyên quốc gia hoạt động. Ông Vĩnh đã bị bắt và di lý về trại tạm giam Công an tỉnh Phú Thọ.
Sai phạm khi đương chức tổng cục trưởng
Theo thông tin từ Bộ Công an, việc khởi tố, bắt giam ông Phan Văn Vĩnh nằm trong quá trình mở rộng điều tra vụ án sử dụng mạng Internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, tổ chức đánh bạc, đánh bạc, mua bán trái phép hóa đơn và rửa tiền xảy ra tại Phú Thọ và một số tỉnh, thành phố.
Căn cứ kết quả điều tra vụ án, có đủ căn cứ xác định hành vi vi phạm của ông Vĩnh.
Các quyết định khởi tố, lệnh bắt tạm giam đã được Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Thọ phê chuẩn. Trước khi bị khởi tố, ông Vĩnh có cấp bậc trung tướng.
Theo nguồn tin của Tuổi Trẻ, kết quả điều tra ban đầu xác định sai phạm của ông Vĩnh xảy ra khi ông đương chức tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát. 
Ông này đã ra các chủ trương trái với quy định pháp luật để tạo điều kiện cho đường dây đánh bạc qua game Rikvip và Tip.club.
Lý do khiến cựu tổng cục trưởng cảnh sát Phan Văn Vĩnh bị bắt - Ảnh 2.
Một bữa ăn của những người liên quan đường dây đánh bạc xuyên quốc gia. Từ trái sang: ông Nguyễn Thanh Hóa (cựu cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao), ông Phan Văn Vĩnh (cựu tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát) và ông Nguyễn Văn Dương (cựu chủ tịch HĐQT Công ty TNHH đầu tư phát triển an ninh công nghệ cao - CNC, bị can cầm đầu đường dây đánh bạc) - Ảnh: D.V.
Ông Vĩnh đã ký và trình một số văn bản cho Công ty TNHH đầu tư phát triển an ninh công nghệ cao - CNC do Nguyễn Văn Dương (bị can cầm đầu trong đường dây đánh bạc) là chủ tịch HĐQT được hoạt động dưới danh nghĩa đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an.
Cùng với ông Vĩnh, trong lúc đường dây đánh bạc được hình thành và vươn "vòi bạch tuộc" ra hàng chục tỉnh thành với hàng ngàn đại lý lớn nhỏ, cấp dưới của ông Vĩnh là ông Nguyễn Thanh Hóa đã có những hành vi tiếp tay cho đường dây này hoạt động trong thời gian dài.
Tại trụ sở Công ty CNC trên đường Hồ Giám, nơi đặt máy chủ đánh bạc, khi công an khám xét còn phát hiện bên trong có phòng làm việc đề biển tên ông Nguyễn Thanh Hóa. Chính vì thế, ông Hóa đã bị cơ quan Công an tỉnh Phú Thọ khởi tố về hành vi tổ chức đánh bạc.
Về thông tin ông Vĩnh được chia tiền lợi nhuận từ đường dây đánh bạc và có động cơ vụ lợi khi thực hiện hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn, nguồn tin của Tuổi Trẻ cho biết đây cũng là một hướng điều tra của cơ quan tố tụng.
Hiện cơ quan công an đang tiếp tục đấu tranh, khai thác các bị can đã bị khởi tố để làm rõ thông tin này.
Bộ Công an cũng thông tin Cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh Phú Thọ đang điều tra mở rộng vụ án, làm rõ trách nhiệm của các đối tượng có liên quan, xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Đã khởi tố 84 bị can
Liên quan vụ án này, đến nay Công an Phú Thọ đã khởi tố 84 bị can, tạm giam hơn 30 bị can, cấm đi khỏi nơi cư trú hơn 40 bị can, cho bảo lãnh 2 bị can, truy nã một số bị can đã bỏ trốn.
Lý do khiến cựu tổng cục trưởng cảnh sát Phan Văn Vĩnh bị bắt - Ảnh 3.
Lực lượng công an có mặt tại lối vào nhà của ông Phan Văn Vĩnh trên phố Hàn Thuyên, TP Nam Định khi khám nhà tối 6-4 - Ảnh: NAM TRẦN
Ông Nguyễn Thanh Hóa bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về tội "tổ chức đánh bạc" quy định tại khoản 2, điều 249 Bộ luật hình sự năm 1999.
Dù là cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao nhưng khi phát hiện sai phạm, ông Hóa lại không ngăn chặn, xử lý mà còn tiếp tay, "bảo kê" cho đường dây đánh bạc này.
Vì vậy, đường dây đánh bạc với quy mô lớn nhưng hoạt động một thời gian dài mới bị phát hiện và "đánh sập".
Chỉ trong một thời gian ngắn đường dây đánh bạc này đã "vươn vòi" ra nhiều tỉnh thành trên cả nước. Mạng lưới "chân rết" phát triển lên đến con số hàng ngàn với 25 đại lý cấp 1 và 5.852 đại lý cấp 2 trên toàn quốc để con bạc nạp, rút tiền chơi bạc.
Lý do khiến cựu tổng cục trưởng cảnh sát Phan Văn Vĩnh bị bắt - Ảnh 4.
Tối 6-4, lực lượng chức năng đã tiến hành khám nhà ông Phan Văn Vĩnh tại TP Nam Định - Ảnh: CHÍ TUỆ
Quá trình điều tra đến nay đã xác định: đường dây tổ chức đánh bạc này do Phan Sào Nam (sinh 1979, chủ tịch HĐQT kiêm giám đốc Công ty cổ phần VTC truyền thông trực tuyến - VTC Online), Nguyễn Văn Dương (sinh 1975, chủ tịch HĐTV Công ty đầu tư phát triển an ninh công nghệ cao - CNC) và Hoàng Thành Trung (sinh 1978, phó giám đốc Công ty TNHH dịch vụ phát triển đầu tư Nam Việt) bàn bạc thực hiện.
Trong đó, Phan Sào Nam và Nguyễn Văn Dương có vai trò chủ mưu, cầm đầu; Hoàng Thành Trung có vai trò thực hành. 
Cơ quan điều tra đã làm rõ Phan Sào Nam là người cung cấp phần mềm, bản quyền cổng game điện tử cho Nguyễn Văn Dương. Bị can Dương có vai trò điều hành 2 cổng game điện tử có tên là Rikvip và Tip.club. 
Theo kết quả điều tra, từ 18-4-2015 đến 29-8-2017 có 43 triệu tài khoản người chơi thực trên hệ thống Rikvip và Tip.club (trung bình 1 con bạc có 3 tài khoản thì tổng số tương đương trên 14 triệu con bạc).
Điều tra bước đầu xác định tổng số tiền đánh bạc nạp qua các cổng thanh toán là 9.583 tỉ đồng (342 tỉ đồng/tháng), trong đó, tiền từ thẻ viễn thông và thẻ game là 9.296 tỉ đồng, chiếm 97%; tiền từ các ngân hàng là 168 tỉ đồng, chiếm 1,75%.
Tiền tham gia đánh bạc qua các đại lý được giao dịch trực tiếp bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản qua ngân hàng, bước đầu xác định khoảng 5.631 tỉ đồng.
Cơ quan điều tra cũng xác định nhóm bị can Nguyễn Văn Dương đã hưởng lợi bất chính từ đường dây đánh bạc này khoảng 1.600 tỉ đồng; nhóm Phan Sào Nam và Hoàng Thành Trung hưởng khoảng 1.850 tỉ đồng và 2.645 tỉ đồng trả thưởng cho con bạc.
Sau khi chiếm hưởng, các đối tượng tổ chức đánh bạc dùng nhiều thủ đoạn khác nhau để hợp thức hóa nguồn tiền, như đầu tư các dự án, góp vốn kinh doanh, mua bất động sản, gửi tiết kiệm, chuyển đổi thành vàng, ngoại tệ, chuyển ra nước ngoài (Phan Sào Nam gửi 3,5 triệu USD tại Ngân hàng Bank of Singapore)...
Hiện công an đã thu giữ 1.238 tỉ đồng (gồm 1.046 tỉ đồng tiền mặt, 20 căn hộ trị giá 192 tỉ đồng) và 12 ôtô.
Điều 281 Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định:
1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười năm đến mười lăm năm.
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.
Thân Hoàng

https://tuoitre.vn/ly-do-khien-cuu-tong-cuc-truong-canh-sat-phan-van-vinh-bi-bat-20180407083457804.htm



3.


Khám xét nhà ông Phan Văn Vĩnh trong đêm
Thứ Sáu, ngày 6/4/2018 - 22:17

(PLO)- Công an tỉnh Phú Thọ đang phối hợp với các đơn vị liên quan khám xét nhà ông Phan Văn Vĩnh, cựu tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát.
Ngay sau khi ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Phan Văn Vĩnh, cựu tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Công an tỉnh Phú Thọ phối hợp với lực lượng chức năng tổ chức khám xét nhà bị can này ở phường Cống Vị, Nam Định.
Khám xét nhà ông Phan Văn Vĩnh trong đêm - ảnh 1
Một trong ba lối vào căn hộ gia đình ông Phan Văn Vĩnh (khoanh đỏ). Ảnh: CTV
Theo nguồn tin từ hiện trường, đến thời điểm 21 giờ 55, công tác khám xét vẫn đang được tiến hành. Phía bên ngoài, trời đổ mưa, rất đông người dân hiếu kì và phóng viên báo chí tới theo dõi.
Ngôi nhà của gia đình ông Vĩnh ngoài cổng nằm tại số 199 đường Hàn Thuyên thì còn hai lối vào khác. Ngay khi công an có mặt để khám xét, các lối vào đều bị hạn chế, đèn điện bị tắt.
Khám xét nhà ông Phan Văn Vĩnh trong đêm - ảnh 2
Nhiều người dân hiếu kì đứng theo dõi. Ảnh: CTV
Trước đó, chiều cùng ngày, Bộ Công an cho biết Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Phú Thọ đã ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam 4 tháng đối với Phan Văn Vĩnh về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” quy định tại khoản 3 Điều 281 - Bộ luật Hình sự năm 1999.
Căn cứ quyết định khởi tố vụ án hình sự: Sử dụng mạng Internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, tổ chức đánh bạc, đánh bạc, mua bán trái phép hóa đơn và rửa tiền xảy ra tại Phú Thọ và một số tỉnh, thành phố; căn cứ kết quả điều tra vụ án, có đủ căn cứ xác định, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Phú Thọ đã ra Quyết định Khởi tố bị can số 356 và ra lệnh bắt bị can số 358 để tạm giam 4 tháng đối với Phan Văn Vĩnh, sinh năm 1955 tại Nam Định; nơi cư trú: 199 Hàn Thuyên, phường Vị Hoàng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” quy định tại khoản 3 Điều 281 - Bộ luật Hình sự năm 1999.
Các quyết định và lệnh trên đã được VKSND cùng cấp phê chuẩn.
Trước đó, cùng ngày, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký Quyết định tước danh hiệu Công an nhân dân đối với Phan Văn Vĩnh.
Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Phú Thọ đang điều tra mở rộng vụ án, làm rõ trách nhiệm của các đối tượng có liên quan, xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
TUYẾN PHAN - ĐẶNG TRUNG
http://plo.vn/thoi-su/kham-xet-nha-ong-phan-van-vinh-trong-dem-763906.html







2b. Loạt bài của Nguyễn Như Phong 2015 (đăng lại bài từ 2001)

Những chuyện của một người Anh hùng

06:55 | 14/08/2015

Trung tướng Phan Văn Vĩnh, Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát nhân dân – Bộ Công an; Anh hùng lực lượng vũ trang (phong tặng năm 2000, khi anh đang là Phó Giám đốc CA tỉnh Nam Định). Anh được coi là người có “biệt tài” đánh án hình sự. Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống lực lượng CAND và 10 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ ANTQ, Petrotimes xin đăng lại ký sự “Những chuyện của một người Anh hùng” của nhà báo Nguyễn Như Phong. Bài đã đăng trên báo ANTG năm 2001.


***
Cho đến bây giờ tôi vẫn không thể nào quên được cái buổi trưa ngày 13-3-1991.
Số là lần đó, tôi đi Hà Nam Ninh viết bài (ngày đó Nam Định - Ninh Bình - Hà Nam chưa tách tỉnh) và có mấy buổi làm việc với Phan Văn Vĩnh, Phó trưởng Công an TP Nam Định. Anh kể cho tôi nghe về một số vụ án hình sự mà anh cùng đồng đội đã điều tra thành công. Trước khi tôi về Hà Nội, anh mời tôi đi uống bia cùng mấy trinh sát hình sự. Đang độ vui chuyện, vui bia thì có một thanh niên ăn mặc theo “mốt” của dân giang hồ quần ga-ba-đin, chân đi dép đúc, đầu đội mũ cối Trung Quốc bạc phếch, đến thì thào chuyện gì đó vào tai Vĩnh.
Khi anh ta đi khỏi, Vĩnh bảo tôi: “Hay tối nay ông ở lại đây với mình. Có mấy thằng choai con bên Thái Bình sang chuẩn bị cướp hiệu vàng, bọn mình sẽ phục bắt quả tang! Bọn này ghê lắm, chúng có cả hàng nóng”. Nghe anh nói, tôi hiểu chữ “hàng nóng” là súng, lựu đạn. Tôi rụt rè hỏi anh: “Sao không bắt ngay lúc chúng đang chuẩn bị có an toàn hơn không?”. “Không được, bọn này nguy hiểm, chính vì thế mà Ban giám đốc và lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát cũng đồng ý cho phục kích bắt quả tang…”.
Nhưng rồi lại có một anh cảnh sát cũng  cứng tuổi thì thầm điều gì đó vào tai Vĩnh,  khiến anh suy nghĩ đăm chiêu lắm. Lát sau, anh bảo tôi: “Thôi, anh cứ về đi… Cũng chưa chắc đã phá được án ngay đâu. Nếu có gì, tôi sẽ gọi”.
Nghe anh nói vậy, tôi cũng chẳng nằn nèo thêm, vì chuyện đánh án, thường là rất bí mật. Có nhà báo đi theo, biết đâu chỉ tổ vướng chân.
Sáng hôm sau, trời còn mờ tối thì Thùy Dung, cán bộ Phòng Công tác Chính trị của Công an tỉnh Hà Nam Ninh gọi điện cho tôi và nói trong nước mắt: “Anh Vĩnh bị thương rồi. Nặng lắm. Có lẽ phải khoét bỏ một mắt!”. Thế là tôi lại phóng xe xuống Nam Định và vào bệnh viện. Lúc này Vĩnh đã tỉnh thuốc mê sau khi bác sĩ đã lấy đi con mắt trái của anh. Chẳng biết nói gì với nhau, tôi nắm chặt bàn tay anh. Vĩnh cười nhăn nhó: “Ông phải cẩn thận đấy. Năm nay, chúng mình đều ba sáu tuổi”.
Và sau này tôi mới biết là Vĩnh cảm thấy trận đánh đó nguy hiểm nên đã không cho tôi đi theo.
Trung tướng Phan Văn Vĩnh - Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát.
Tìm hiểu lại trận đánh đêm hôm đó, hóa ra thế này:
Cuối tháng 2-1991, qua công tác trinh sát, Phan Văn Vĩnh và các trinh sát hình sự của Công an TP Nam Định phát hiện có một nhóm lưu manh ở Thái Bình sang móc nối với bọn lưu manh ở Nam Định để cướp các hiệu vàng lớn ở Nam Định. Sau khi khẩn trương xác minh và thực tế là các anh đã gài được đặc tình vào nhóm này. Phan Văn Vĩnh cùng đồng đội chuẩn bị rất công phu và khi đưa duyệt ở Ban Giám đốc Công an tỉnh, ai cũng phải công nhận đó là kế hoạch hoàn hảo. Đồng chí Đỗ Hùng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát là người có “kinh nghiệm đầy mình” trong đánh án hình sự cũng nhất trí với Phan Văn Vĩnh. Trong kế hoạch này, yêu cầu cao nhất đặt ra là phải đảm bảo an toàn cho anh em, vì vậy, Phan Văn Vĩnh quyết định chỉ tập trung đánh gục bắt tại chỗ một tên, còn bọn khác cho chúng chạy. Cảnh sát hình sự sẽ đón bắt chúng tại nhà. Như vậy sẽ tránh được tình trạng chúng nổ súng bừa bãi.
Nhưng ở đời không mấy ai học hết chữ ngờ, và trong đấu tranh với tội phạm hình sự, bọn nguy hiểm thường có những hành động liều lĩnh vượt ngoài sự tưởng tượng của cán bộ công an.
22 giờ ngày 13-3-1991, 5 tên cướp đến hiệu vàng Thịnh Vượng. Cũng cần phải nói thêm là trước đó bọn chúng đã dùng súng cao su bắn vỡ hết bóng đèn đường xung quanh đó, đồng thời trong vai những người đi mua bán vàng, chúng đã “trinh sát” rất kỹ hiệu vàng và đã tính toán cực kỳ chi li cho việc rút chạy… Bọn chúng đến, 4 tên đứng hai bên, còn một tiến vào giữa cửa gọi chủ nhà để mua vàng. Khi trinh sát Đài đóng vai chủ nhà vừa mở cửa, chúng gí súng ngắn K54 ngay vào mặt. Nhanh như cắt, Đài đánh bật súng của tên cướp. Biết bị lộ, chúng ùa chạy. Phan Văn Vĩnh lao theo quật ngã được tên đã gí súng gọi cửa - đó là Phạm Thanh Quang.
Tên cướp Nguyễn Mạnh Cường thấy đồng bọn bị bắt, không chần chừ, hắn rút lựu đạn ném vào ngay chỗ tên Quang bị Vĩnh đè xuống, hòng giết luôn đồng bọn và cảnh sát truy đuổi. Lựu đạn nổ.
Vĩnh đang nằm phía trên tên Quang bị hàng chục mảnh găm vào chân, tay và một mảnh vào mắt. Anh buông tay ôm mặt, tên Quang vùng dậy chạy nhưng bị tiêu diệt ngay. Trong đêm đó, các trinh sát đã tóm gọn 4 tên còn lại khi chúng vừa về đến Thái Bình, thu thêm 4 quả lựu đạn.
Trong trận này, ngoài Phan Văn Vĩnh bị hỏng mắt, còn 4 đồng chí khác cũng bị thương.
Từ sau khi Phan Văn Vĩnh bị thương mất một con mắt, mỗi lần gặp nhau, tôi lại nhớ đến câu đối mà cụ Nguyễn Khuyến tặng cho ông Bảng Long, một viên quan võ bị chột mắt:
Cung kiếm ra tay, thiên hạ đổ dồn hai mắt lại
Triều đình cử mục, anh hùng chỉ có một ngươi thôi
Thế rồi một thời gian dài sau đó, trên cương vị là Trưởng công an TP Nam Định, Phan Văn Vĩnh đã chỉ huy đơn vị tấn công quyết liệt vào các băng nhóm tội phạm có tổ chức, trong đó nổi tiếng là chuyên án 691C bắt 2 tên tham gia 6 vụ cướp của giết người; xóa sổ băng cướp dùng súng, hộp xịt hơi cay cướp hiệu vàng 31 phố Phan Bội Châu, TP Nam Định; vụ bắt nhóm tội phạm 25 tên chuyên trộm tài sản nhà nước…
Nhiều vụ án do Phan Văn Vĩnh chỉ huy bây giờ vẫn được anh em hình sự công an tỉnh nhắc đến với lòng khâm phục và pha lẫn chút tự hào vì được tham gia chiến đấu cùng người chỉ huy. Trong chuyên án xóa sổ băng cướp dùng súng, hộp xịt hơi cay để cướp hiệu vàng 31 Phan Bội Châu, Phan Văn Vĩnh trực tiếp chỉ huy một tổ cảnh sát hình sự đi vào Thanh Hóa để lùng bắt chúng. Trong vai những người đi buôn, dân chạy chợ, rồi cả cửu vạn, các anh lang thang ở Sầm Sơn và thị xã Thanh Hóa hơn chục ngày. Tiền công tác hết, Phan Văn Vĩnh bán cả đồng hồ, bán cả nhẫn cưới để nuôi quân. Khi phát hiện chúng chuẩn bị cướp két bạc ở Nhà máy Xi măng Bỉm Sơn, Vĩnh đã khéo léo dùng biện pháp nghiệp “điều” tên cầm đầu về thị xã Thanh Hóa và bố trí bắt gọn hắn cùng vũ khí. Từ tên này, các anh bắt nốt bọn còn lại và thu hồi được một số tài sản cho hiệu vàng.
Những trận đánh quyết liệt của Phan Văn Vĩnh và đồng đội đã khiến đất Nam Định trở thành “đất dữ” đối với bọn lưu manh, trộm cướp. Có khi cả năm trời thành phố không xảy ra vụ trọng án nào. Một lần gặp nhau, tôi hỏi Phan Văn Vĩnh: “Anh làm thế nào mà bọn trộm cướp biến hết thế?”. Vĩnh cười hì hì: “Đơn giản lắm. Tớ gọi những thằng cộm cán ra đường, cho mỗi đứa một trăm ngàn và bảo: “Chúng bây đi nơi khác mà sống. Bao giờ nhớ quê hương, muốn về thì nói với anh, anh đón”. Kiểu nói ngất ngưởng ấy, người không hiểu thì dễ cho là đùa cợt không nghiêm túc, nhưng quả thật, nếu không phải là người đánh án hình sự bản lĩnh, quyết liệt và có trình độ nghiệp vụ giỏi và đặc biệt là tin vào khả năng của đồng đội thì không thể làm được như Phan Văn Vĩnh.
Năm 1998, Phan Văn Vĩnh được đề bạt là Phó giám đốc Công an tỉnh Nam Định, nhưng lại phụ trách khối hậu cần. Tôi nghe tin này và ngao ngán thay cho anh. Một người đang tung hoành trên mặt trấn đấu tranh phòng chống tội phạm hình sự, đang được làm nhiệm vụ theo đúng sở trường của mình, nay lại phải công việc khác, mà tôi cam đoan là anh không thích thú chút nào.
Trong lịch sử, không hiếm trường hợp chỉ vì bố trí cán bộ không đúng sở trường mà gây ra bao nhiêu hậu quả nghiêm trọng. Cách đây hơn chục năm, trường hợp Phạm Thanh Sơn, Phó giám đốc Công an An Giang tự sát cũng là một ví dụ điển hình. Phạm Thanh Sơn vốn xuất thân là cảnh sát hình sự và được coi là người có biệt tài về đấu tranh với bọn giang hồ, lưu manh ở An Giang vào những năm cuối thập niên 70 thế kỷ trước. 27 tuổi, Sơn đã là Trưởng phòng Cảnh sát Hình sự và đã vực dậy một đơn vị được coi là yếu kém nhất tỉnh. Phạm Thanh Sơn cùng đồng đội triệt phá hàng chục băng cướp nổi tiếng, trong đó có tên cướp Bạch Hải Đường từng hai lần bị chính quyền Sài Gòn cũ kết án tử hình. Bằng khen, giấy khen cho Phạm Thanh Sơn đếm không xuể. Thế rồi Phạm Thanh Sơn được đề bạt làm Phó giám đốc và người ta cứ tưởng là đánh cướp giỏi thì làm gì cũng được. Tổ chức đưa anh sang phụ trách hậu cần.
Vào những năm từ 1985 đến 1990, trong trào lưu “nhà nhà đi buôn, người người đi buôn”, công an nhiều tỉnh cũng tổ chức làm kinh tế với đủ mọi hình thức. Phạm Thanh Sơn được giao cho đi làm kinh tế và Công an tỉnh cũng lập ra một Công ty Dịch vụ Xuất nhập khẩu. Thế rồi chả hiểu buôn bán thế nào mà nợ cứ chồng lên nợ, tiền mất hàng trăm triệu mà không còn khả năng thanh toán. Cuối cùng Sơn bị chính Công an tỉnh khởi tố điều tra. Để thoát khỏi sự trừng phạt của luật pháp và có lẽ do quá ân hận, Phạm Thanh Sơn đã chọn lối thoát tiêu cực nhất: tự sát ngay tại phòng làm việc của mình.
Với sự lo lắng như vậy, tôi xuống Nam Định kể lại câu chuyện của Phạm Thanh Sơn cho Vĩnh nghe, nhưng lúc đó, anh lại đi giải quyết điểm nóng xã Mỹ Thắng.
(Còn tiếp)
Ký sự của Nguyễn Như Phong
http://petrotimesgate.petrotimes.vn/nhung-chuyen-cua-mot-nguoi-anh-hung-314741.html



Những chuyện của một người Anh hùng (Kỳ 2)

06:52 | 15/08/2015
Sau này, trong biên niên sử của Công an tỉnh Nam Định, chắc chắn sẽ có những dòng xứng đáng dành cho những cán bộ, chiến sĩ công an và Phan Văn Vĩnh dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Đại tá Trịnh Văn Vệ, Giám đốc Công an tỉnh đã giải quyết thành công điểm nóng Mỹ Thắng.

Chuyện là thế này:
Xã Mỹ Thắng thuộc huyện Mỹ Lộc nằm cách TP Nam Định chỉ 8km và nhiều năm có phong trao quần chúng bảo vệ ANTQ khá. Đội ngũ cán bộ chủ chốt của xã và hợp tác xã còn khá trẻ, có tư duy mới và mạnh dạn trong xây dựng kinh tế. Nhưng cũng do thiếu rèn luyện về phẩm chất đạo đức, một bộ phận nhỏ cán bộ thoái hóa biến chất, dẫn đến thái độ cửa quyền, quan liêu, thiếu dân chủ, làm sai nguyên tắc tài chính, tham ô tài sản XHCN. Nhân dân gọi họ là “đám địa chủ mới”. Số cán bộ hư hỏng này gây nên phản ứng sâu sắc trong cán bộ, đảng viên đặc biệt là số cán bộ lão thành cách mạng.
Ngày 9-3-1998, có một cuộc họp tại Nhà văn hóa thôn Sắc của xã Mỹ Thắng, để đại biểu Hội đồng nhân dân tiếp xúc cử tri. Ông X., cán bộ Ban Văn hóa xã, đã nêu lên 6 vấn đề liên quan đến quyền lợi của bà con thôn Sắc và của xã. Trước chất vấn của một số người mà chủ yếu là từ ông X., cán bộ xã tham dự đã không còn giữ được bình tĩnh, có những lời nói qua lại mang tính đe nẹt, xúc phạm, thế là buổi họp trở thành cuộc cãi vã nhau.
Sau buổi họp đó, vai trò của Ban Văn hóa được quần chúng thôn Sắc đề cao và tin tưởng, nhất là vai trò của ông X. Cũng phải nói thêm, ông X. là một người có vốn văn hóa rộng và bấy lâu nay vẫn được người dân trong làng nể trọng. Chính vì vậy, mỗi khi phát biểu, cách nói từ tốn, lập luận khúc triết, có lý có lẽ của ông đã được bà con rất tán thưởng và khiến cán bộ xã lung túng. Được đà, một vài người trong Ban Văn hóa và một số người khác đã tổ chức khiếu kiện và kích động nhân dân tham gia.
Anh hùng Phan Văn Vĩnh khi là Phó Giám đốc Công an tỉnh Nam Định.
 Để giải quyết tình trạng khiếu kiện kéo dài, thanh tra tỉnh đã lập đoàn công tác xuống thanh tra và xử lý các cán bộ xã sai phạm. Qua thanh tra, đã thấy có nhiều sai phạm, nhất là về tài chính của một số cán bộ xã. Thanh tra liền đề nghị Công an tỉnh khởi tố điều tra và kết quả là đã khởi tố 7 cán bộ xã, bắt tạm giam một số người… Và cứ theo lẽ thông thường, khi những “ấm ức” của bà con được giải tỏa thì tình hình phải giảm độ “nóng” hơn và các đối tượng cầm đầu càng tỏ ra hung hăng. Thậm chí, hôm đoàn thanh tra công bố kết luận, các phần tử quá khích đã ném dây thừng lên bàn, giằng xé kết luận thanh tra, đuổi đánh cán bộ xã, giữ 2 xe ôtô của huyện.
Số người này lợi dụng chiêu bài đấu tranh tham nhũng và được sự giúp sức của một vài cán bộ nhưng đã có thái độ cực đoan và thiếu ý thức xây dựng đòi chia thêm ruộng, trừ đóng góp sản lượng, thủy lợi phí; thậm chí còn đòi phải thu lại tiền của số cán bộ xã tham nhũng và … chia cho những người có công chống tham nhũng.
Những phần tử quá khích liên tục đánh kẻng họp dân, tổ chức đi khiếu kiện, tự đặt ra “lệ làng” như: Ai không tham gia thì “sống chỉ mặt, chết chỉ mồ”; gia đình có việc hiếu - hỉ, bà con không đến. Chúng còn vận động nhân dân không nộp thuế và một số khoản đóng góp nghĩa vụ khác mà lẽ ra họ phải chấp hành đầy đủ.
Trước tình hình đó, Tỉnh ủy, Ủy ban chủ trương phải tăng cường giáo dục, vận động, thuyết phục và giải thích cho nhân dân hiểu. Một số tổ công tác của các tổ chức xã hội, đoàn thể được cử xuống làm công tác vận động quần chúng, nhưng cứ vào đến làng là bị đuổi, bị đe dọa cho nên phải về hết. Nhưng thấy chính quyền có vẻ mềm mỏng, họ càng được thể làm già. Họ tổ chức kéo hàng trăm người lên UBND tỉnh gây ách tắc giao thông và mất trật tự công cộng; kéo đến trụ sở lăng mạ, hành hung cán bộ xã, đuổi Thanh tra tỉnh ra khỏi trụ sở Ủy ban xã… Chưa hết, chúng còn bắt giữ trái phép ông Trần Ngọc Chung, quyền Chủ tịch xã; tổ chức đưa người ra quốc lộ 21A, nằm lăn ra đường gây ách tắc giao thông nhiều giờ liền…
Xã Mỹ Thắng lâm vào tình trạng “vô chính phủ” và đã có nhiều biểu hiện nguy hiểm như các đối tượng cầm đầu xúi giục thanh niên mà trong đó chủ yếu con cái của họ chuẩn bị vũ khí thô sơ; lập ra các trạm canh gác và các tổ “tự quản” - thực chất là tập hợp những đám thanh niên hung hăng nhất.
Đám này có “nhiệm vụ” đe dọa những người nào không chịu tham gia khiếu kiện. Có những gia đình chỉ vì từ chối tham gia đi gây rối với chúng mà đã bị chúng đổ thuốc sâu xuống ao, ném phân vào bể nước. Thậm chí, có gia đình chúng nghi là “giúp đỡ công an” đã bị cho người thay nhau đứng ngoài cửa chửi suốt ngày.
Trong khi đó, nhiều cán bộ, đảng viên trong xã đã có thái độ thủ tiêu đấu tranh, mũ ni che tai, vì vậy các đối tượng cầm đầu càng được thể làm già.
Trước tình hình bất ổn ở Mỹ Thắng và có khả năng trở thành “bệnh dịch” lây lan sang các địa bàn khác, Tỉnh ủy và UBND tỉnh quyết định thành lập một đoàn công tác gồm có Công an, Tuyên giáo, Dân vận, Tổ chức chính quyền, Thanh tra và Công an là lực lượng chủ công để giải quyết điểm nóng Mỹ Thắng. Và trong buổi họp của Thường vụ Đảng ủy Công an tỉnh, các đồng chí trong Thường vụ đều nhất trí là đưa 34 cán bộ, chiến sĩ công an xuống địa bàn gồm có các đơn vị Cảnh sát Điều tra, Cảnh sát Hình sự, một số đơn vị thuộc lực lượng An ninh và giao cho Phan Văn Vĩnh phụ trách đoàn.
Sở dĩ Thường vụ Đảng ủy Công an tỉnh và Ban giám đốc giao nhiệm vụ này cho Vĩnh là bởi vì anh am hiểu địa bàn Mỹ Thắng và đấy cũng là cách “rèn”, cách bồi dưỡng cán bộ của Giám đốc. Giám đốc Trịnh Văn Vệ hiểu Vĩnh vốn là người rất có năng khiếu trong làm án hình sự, đặc biệt là có khả năng gây dựng mạng lưới cơ sở bí mật.
Nhà báo Nguyễn Như Phong và Anh hùng lực lượng vũ trang Phan Văn Vĩnh (tháng 9/2000)
Là người rất có kinh nghiệm trong công tác vận động quần chúng, nhất là ở vùng giáo, Giám đốc Trịnh Văn Vệ biết rõ ràng, để giải quyết một điểm nóng như Mỹ Thắng, nếu không “chỉ mặt, đặt tên” được những kẻ cầm đầu và có biện pháp vô hiệu hóa chúng thì không thể “đánh rắn dập đầu”. Trước đây, (hồi chưa tách tỉnh), Giám đốc Trịnh Văn Vệ và Phó giám đốc Phạm Toàn Thịnh đã trực tiếp chỉ đạo giải quyết thành công vụ khiếu kiện kéo dài, gây rối làm mất trật tự trị an ở thôn Lạc Nhuế, xã Đồng Hòa, huyện Kim Bảng. Về mức độ phức tạp thì vụ Lạc Nhuế còn hơn Mỹ Thắng nhiều. Sau này, từ thực tế giải quyết điểm nóng Lạc Nhuế, nhà văn Nguyễn Quang Thiều đã viết thành kịch bản bộ phim nổi tiếng “Chuyện làng Nhô”. Hơn nữa, Giám đốc Trịnh Văn Vệ cũng rất tin vào phẩm chất đạo đức của Vĩnh, vào khả năng đoàn kết nội bộ, chịu đựng gian khổ của anh.
Còn với Vĩnh, từ lâu, anh vẫn coi Giám đốc Trịnh Văn Vệ là người rất giàu kinh nghiệm về nghiệp vụ an ninh và vận động quần chúng. Và thực sự, đối với cấp dưới, mỗi khi có thể, Giám đốc luôn tìm cách truyền lại, hay bồi dưỡng cho anh em những kinh nghiệm của mình. Cho nên khi Giám đốc gợi ý giao cho Vĩnh trực tiếp đi Mỹ Thắng, anh đã hăng hái nhận nhiệm vụ cũng hệt như khi giao cho anh phụ trách công tác hậu cần. Bàn giao lại việc hậu cần – một loại công việc mà sự khó khăn, phức tạp của nó lại là góc độ khác, đó là cơ chế, chính sách… - Phan Văn Vĩnh dẫn đầu đoàn công tác xuống Mỹ Thắng.
Sau này, khi tình hình Mỹ Thắng đã trở lại bình thường, tôi đã đến xã và vẫn còn được chứng kiến hậu quả của hành động phá phách ở trụ sở Ủy ban. Nhiều đoạn tường rào bị phá tan hoang, những bộ bàn ghế bị đập gãy vứt lỏng chỏng ở góc cầu thang… Tôi đã gặp nhiều cán bộ xã và các đồng chí đã tham gia giải quyết điểm nóng Mỹ Thắng, đó là những Cảnh sát Điều tra, Cảnh sát Hình sự, Phòng công tác Đảng và vận động quần chúng, các đơn vị nghiệp vụ của an ninh và nghe an hem kể lại về những ngày gian khổ đó. Rất nhiều người trong số họ vẫn còn nhớ khi tiễn đoàn công tác xuống xã, Chủ tịch tỉnh nắm chặt tay Phan Văn Vĩnh và anh em nói: “Danh dự của các đồng chí là của Đảng bộ tỉnh, là của chúng tôi”.
Trung tướng Phan Văn Vĩnh trong chuyến công tác tại đảo Trường Sa (tháng 5/2015)
Đoàn công tác vào xã và rải ra ở các thôn 7, 8, 9, 19 và thôn Bường, thôn Sắc. Ngay đêm đầu tiên, các đối tượng cầm đầu ở thôn 10 đã cắt điện, đánh kẻng báo động tập hợp lực lượng hò hét kích động nhân dân đuổi công an, không cho ngủ nhờ. Nhưng mọi chuyện cũng ổn dần, những người dân tốt vẫn đùm bọc, giúp đỡ Công an, riêng Phan Văn Vĩnh và số cán bộ chỉ huy của các phòng nghiệp vụ phải ra ủy ban ở để tiện bề làm việc. Nhà ủy ban nằm ngoài cánh đồng, muỗi bay như trấu. Tại đây, không có bếp ăn, không có nhà vệ sinh. Sinh hoạt thật khó khăn, vậy mà anh em vẫn chịu nhịn.
Mọi người đều bị muỗi đốt sưng hết mặt, chân tay ghẻ lở. Ăn uống thì bữa không ra bữa, nhưng anh em vẫn phải cố gắng vượt qua để hoàn thành nhiệm vụ vận động, phân hóa và tấn công các đối tượng nguy hiểm.
Sau 4 tháng chịu đựng gian khổ và bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ thì Đoàn công tác cũng đã gây dựng được một màng lưới cơ sở chính trị trong cán bộ, đảng viên rộng khắp cả xã và “chỉ mặt, đặt tên” được 5 đối tượng nguy hiểm, đồng thời giáo dục và phân hóa được hàng chục tên khác. Và không ai có thể nghĩ rằng phong trào Đoàn của xã vốn tê liệt đã lâu thì từ khi có đoàn công tác về đã hoạt động trở lại. Anh em công an và đoàn viên thanh niên xã tổ chức những trận đấu bóng đá, tổ chức thi tìm hiểu Luật Phòng cháy chữa cháy… Phong trào Đoàn được phục hồi và rất nhiều đoàn viên, thanh niên đã tách ra khỏi những hoạt động quá khích do một số kẻ xấu xúi giục. Một điều đáng mừng nữa là các anh đã cảm hóa được một vài đối tượng được coi khó khăn nhất. Và chính những người này đã từ bỏ vai trò “thủ lĩnh” của mình, giúp đỡ công an đi vận động số khác.
Trung tướng Phan Văn Vĩnh và các chiến sĩ đảo Sơn Ca.
Với những đối tượng không chịu cải hóa và hung hăng thì Ban chỉ đạo quyết định phải bắt trấn áp. Tuy nhiên, để bắt trấn áp đám này lại chưa chọn được phương án tối ưu. Trong lúc này lại xảy ra chuyện bọn xấu vây chặt một số cán bộ chủ chốt của huyện và dồn một số cán bộ công an trong đoàn công tác lên gác thượng trụ sở ủy ban… để tiếp tục đòi hỏi những quyền lợi không chính đáng của mình.
Tình hình nóng lên từng giờ và có ý kiến đề nghị huy động một lực lượng lớn cảnh sát, bộ đội vào làng để giải cứu cho các đồng chí bị giữ. Nhưng Bí thư, Chủ tịch tỉnh cùng Giám đốc Trịnh Văn Vệ và các cán bộ chỉ huy các đơn vị nghiệp vụ hiểu rõ hơn ai hết là nếu xử lý như vậy thì chắc chắn sẽ xảy ra xung đột và gây nên hậu quả khôn lường. Nếu vậy, mối mâu thuẫn này không biết bao giờ mới giải tỏa được.
Chính vì thế mà lãnh đạo công an tỉnh vẫn nghiêng về chủ trương phải tiếp tục vận động nhân dân và bằng mọi cách phân hóa các đối tượng cầm đầu. Khi Phan Văn Vĩnh sang báo cáo tình hình cho lãnh đạo UBND tỉnh, có người đã nói: “Các anh là hữu khuynh, nhu nhược”. Đúng lúc đó, Chủ tịch tỉnh đến, ông an ủi anh em và truyền đạt lại ý kiến của lãnh đạo Bộ Công an là đồng ý với quan điểm chỉ đạo giải quyết của công an tỉnh: “Chỉ bắt những kẻ cầm đầu nguy hiểm và bắt càng ít càng tốt vì dù sao cũng là bà con, người lao động mình cả”.
Một cuộc họp khẩn cấp của Thường trực Tỉnh ủy, UBND, Hội đồng nhân dân, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, đại diện lãnh đạo Tổng cục CSND với Ban giám đốc và chỉ huy các đơn vị nghiệp vụ và Đoàn công tác dưới sự chủ trì của Giám đốc Trịnh Văn Vệ diễn ran gay trong đêm.
Sau khi nghe các đơn vị nghiệp vụ và Đoàn công tác báo cáo toàn bộ kết quả công tác cũng như đánh giá tình hình dưới góc độ của từng đơn vị, Giám đốc thấy vẫn không phải là đã hết khả năng thuyết phục những đối tượng chính. Vả lại, lúc này, những người được coi là có tiếng nói “quan trọng” với dân thì qua công tác cảm hóa, giáo dục và vận động của anh em công an, cũng đã thấy được cái sai của mình và đã có thái độ rõ ràng là xa lánh những kẻ hung hăng và không tham gia khiếu kiện. Như vậy, số đối tượng cầm đầu lúc này rõ ràng không phải là người có uy tín với dân mà chúng đã khống chế bà con bằng nhiều thủ đoạn. Chính vì vậy, cần phải sớm giải thích cho bà con và vô hiệu hóa sự khống chế của chúng.
Trung tướng Phan Văn Vĩnh thăm đảo Trường Sa.
Ban giám đốc giao cho Phan Văn Vĩnh và một số cán bộ điều tra, hình sự, an ninh trở lại làng, thuyết phục dân, nếu không được, lúc đó sẽ tìm biện pháp khác.
Chụp chiếc mũ cối lên đầu, Vĩnh phóng xe máy vào làng và anh cùng anh em đến gặp một số người được coi là “thủ lĩnh” của đám buôn bông vải. Mất nửa giờ thuyết phục và bằng cả sự cứng rắn cần thiết, cuối cùng các đối tượng này đã tham gia cùng công an đi vận động, kêu gọi những tên hung hăng nhất không được manh động và thả hai cán bộ.
Sau khoảng thời gian là hai mùa lúa, ngòi nổ Mỹ Thắng đã được tháo, bằng sự vận động thuyết phục khôn khéo của nhiều Ban, ngành của tỉnh, huyện, và đặc biệt vai trò quyết định của Đoàn công tác. Những ngày sau đó, cũng bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ, Phan Văn Vĩnh đã chỉ đạo Phòng Cảnh sát Điều tra “điều” được một tên hung hăng nhất ra khỏi xã và bắt ngay tại công an tỉnh. Tiếp theo đó, công an tỉnh tổ chức bắt tên Trường và hai người khác…
Không còn những cái “đầu điên” và nhất là khi nhân dân đã tham gia bóc trần những âm mưu, thủ đoạn kích động, khống chế của các đối tượng, nhiều tên khác bèn “nằm im, thở khẽ” hoặc chuồn đi nơi khác. Lúc này, điểm nóng Mỹ Thắng nguội dần… Cơ sở chính trị và chính quyền xã, thôn được củng cố, những kẻ xấu bị nghiêm trị, xã Mỹ Thắng trở lại là một làng văn hóa, làng nghề truyền thống.
Sau này tỉnh đã lấy kinh nghiệm giải quyết điểm nóng Mỹ Thắng ra áp dụng cho một số nơi khác như Giao Thủy, Trực Ninh, Trực Cường, Nghĩa Hưng… và Phan Văn Vĩnh cũng được cấp trên giao cho ở một vài điểm, và nơi nào cũng ổn thỏa.
Một lần tôi hỏi chuyện Phan Văn Vĩnh về tình hình một số điểm nóng ở Nam Định và nguyên nhân xảy ra tình trạng đó, anh thở dài: “Xét cho cùng, hầu hết các vụ dân khiếu kiện là do chính quyền cơ sở yếu kém, tham nhũng, mất dân chủ… Nhưng cũng phải thấy rằng hầu hết cán bộ xã là những người đã từng đi qua kháng chiến, nhưng không được đào tạo, bồi dưỡng, trong khi đó, sự phát triển về xã hội, kinh tế đòi hỏi người cán bộ xã, thôn phải có những năng lực mới, phẩm chất mới. Vì thế muốn không có điểm nóng thì phải bắt đầu từ cán bộ cơ sở”.
Tôi đã nhiều lần xin Giám đốc Công an tỉnh cho viết về những kinh nghiệm về giải quyết điểm nóng Mỹ Thắng nhưng đến khi có tài liệu thì lại thấy viết tiểu thuyết thì được chứ viết báo lại khó. Còn về Phan Văn Vĩnh, anh từ chối thẳng thừng, thậm chí mất hết “lửa” trong người mỗi khi tôi “gạ” anh kể cho nghe và viết về những ngày khó khăn ở Mỹ Thắng, ở Giao Thủy… và những vụ án do anh trực tiếp chỉ huy. Duy có điều là anh rất hào hứng nói về những kỷ niệm đẹp của những cán bộ, chiến sĩ đã từng gắn bó, chiếu đấu cùng nhau. Anh nhớ vanh vách tên, thành tích từng người như Đỗ Nhâm, Phạm Mạnh Thường, Hoàng Hải, Trần Huy Hồng, Nguyễn Bích Hương, Nguyễn Ngọc Kha, Nguyễn Đức Thịnh, Đỗ Hải Đường, Dương Doãn Nghĩa, Trần Ngọc Giao, Đặng Văn Minh…
Có lẽ với anh, việc chụp chiếc mũ cối lên đầu cùng anh em xông vào những nơi nóng bỏng còn nhẹ nhàng hơn là kể chuyện của mình./.
Ký sự của Nguyễn Như Phong
http://petrotimes.vn/nhung-chuyen-cua-mot-nguoi-anh-hung-ky-2-314761.html



2a. Tướng công an khóc (báo Lao Động)


LĐO | 18/06/2015 | 13:21 Tướng Công an khóc...



















Trung tướng Phan Văn Vĩnh (cầm báo) giao lưu với các chiến sĩ trên đảo Sơn Ca. Ảnh: H.P


Trong phút hát chia tay nhà giàn DK1-14 qua sóng bộ đàm, những giọt nước mắt lặng lẽ trên gương mặt sạm nắng gió của Trung tướng Phan Văn Vĩnh - Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an. 40 năm tuổi quân, trải biết bao gian khổ và khắc nghiệt trong công tác, những tưởng vị tướng ấy đã không còn khóc trước mọi người...

















Nước mắt vị tướng
Chị Lưu Thị Hồng - Tổng GĐ Cty Đầu tư Phát triển An ninh Công nghệ cao (CNC), người có nhiều cơ hội làm việc với Trung tướng Phan Văn Vĩnh, cho biết, ông từng bộc bạch rằng không bao giờ quên giây phút vớt được xác một đồng đội hy sinh khi truy bắt tội phạm trên một dòng sông nước xiết.
Đó là năm 1994, lúc 5h sáng, ông nhận được tin báo chiến sĩ Đồng Văn Linh bị nước cuốn trôi khi lao theo tên tội phạm ngoan cố nhảy xuống sông trốn thoát. Xuống hiện trường, trực tiếp khám nghiệm tử thi, ông mới biết “bao tử của đồng chí ấy trống không”. Lòng đau như cắt, ông đã khóc.
Và nước mắt ông còn rơi vì xót xa trước những cái chết quá thảm khốc của các nạn nhân của tên sát thủ Lê Văn Luyện. Vụ án này từng gây chấn động dư luận cả nước vào năm 2011. Lê Văn Luyện (SN 1993), chỉ vì lỡ “cầm” mất cái xe máy đi mượn, rồi tiêu hết tiền, nên nảy sinh ý định cướp tiệm vàng Ngọc Bích (xã Phương Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang).
Rạng sáng ngày 24.8.2011, Luyện đột nhập vào tầng 3 của tiệm vàng. Khi đụng chủ nhân trên tầng 3, Luyện vung dao đâm. Nghe chồng kêu cứu, người vợ chạy lên thì cũng bị chém. Khi chủ nhân cướp được con dao thì tên sát thủ máu lạnh rút dao phớ đâm liên tiếp nhiều nhát, truy sát cho đến khi anh tắt thở.
Cô con gái lớn (đang học lớp 3) của chủ tiệm vàng nghe thấy liền gọi điện kêu cứu ra bên ngoài thì bị Luyện chém lìa tay, bồi thêm nhiều nhát nhưng may mắn thoát chết. Còn cô con gái nhỏ mới 18 tháng tuổi vì khóc to nên tên Luyện cũng cướp luôn mạng sống.
Trong quá trình điều tra vụ thảm sát kinh hoàng này, tướng Vĩnh là Trưởng ban chỉ đạo chuyên án. Khi xuống hiện trường, chứng kiến cảnh tượng “chỉ thấy máu là máu” với những cái chết quá thảm khốc, ông lặng người... “Điều đó thúc đẩy chúng tôi quyết tâm bắt bằng được tội phạm”, tướng Vĩnh chia sẻ khi nhớ lại những ám ảnh.
Ký ức không thể quên
“Sau hành trình 10 ngày, chúng ta đã được sống với những cảm xúc của chính mình, cảm xúc về tình yêu quê hương đất nước, biển đảo Tổ quốc. Trong mỗi trái tim của chúng ta mãi vẹn nguyên hình ảnh những người chiến sĩ hải quân nhân dân anh dũng, kiên cường luôn chắc tay súng để bảo vệ biên cương Tổ quốc, sẵn sàng quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”- Trung tướng Phan Văn Vĩnh phát biểu trong buổi tổng kết hành trình “Vì Trường Sa thân yêu, vì tuyến đầu Tổ quốc”.
Ông tiếp: “Năm tháng trôi qua, những kỷ niệm sẽ lùi dần vào dĩ vãng nhưng hành trình của chúng ta lần này đến với Trường Sa, đến với những người lính biển sẽ mãi mãi là một ký ức không thể nào quên”.
Hơn 250 thành viên trong đoàn đều chung cảm nhận, thấm thía với những lời phát biểu như tâm tình của ông. Khi gặp gỡ cán bộ, chiến sĩ trên đảo Song Tử Tây, ông nói rằng công việc của những chiến sĩ công an phòng, chống tội phạm nơi đất liền đã rất thầm lặng, nhiều khó khăn, gian khổ, nhưng “khi ra đây, chúng tôi mới thấy rằng những khó khăn, gian khổ ấy là nhỏ so với những hy sinh lặng thầm, khó khăn gian khổ gấp nhiều lần của cán bộ, chiến sĩ trên quần đảo Trường Sa”.
Ông cho biết, chuyến đi giúp chính ông hiểu sâu hơn về những người lính đảo, lính hải quân, lực lượng kiểm ngư âm thầm thực thi nhiệm vụ trước đầu sóng, ngọn gió. Chúng tôi thấy, nhiều lần mắt ông đỏ hoe trước những khó khăn, khô khát cả về vật chất lẫn tinh thần của người lính nơi đảo chìm, đảo nổi, trên các nhà giàn mà đoàn công tác đi qua. Họ không chỉ thiếu từ những giọt nước ngọt trở đi, khi mà vào mùa khô, chỉ có được từ 3 - 5 lít nước/ngày cho mọi nhu cầu cá nhân của mỗi người. Đến cả tình cảm, khi quanh quẩn hai mùa mưa nắng, hầu như chỉ có anh em chiến sĩ với nhau và được “sưởi ấm” đôi chút khi hàng tuần liên lạc về nhà, nghe giọng người thân giữa ào ào gió biển.
Trái tim chạm trái tim
Nhưng giây phút xúc động nhất là khi chúng tôi giao lưu với cán bộ, chiến sĩ nhà giàn DK1-14 qua sóng bộ đàm. Trước đó, nỗ lực của các cán bộ, chiến sĩ hải quân trên KN 781, cộng với điều kiện thời tiết tốt, toàn đoàn đã cập được nhà giàn DK1-11 và lên tận nơi thăm hỏi các chiến sĩ. Tại đây, Trung tướng Phan Văn Vĩnh có một đề nghị hết sức bất ngờ với thuyền trưởng Tạ Quang Hùng: “Chúng tôi có thể giao lưu với cán bộ, chiến sĩ nhà giàn DK1-14 qua bộ đàm được không?”. “Được ạ”, anh Hùng trả lời và điều chỉnh trang thiết bị, hệ thống để chất lượng tín hiệu truyền đi được tốt nhất.
Cũng như những giây phút gặp gỡ ngắn ngủi trên nhà giàn DK1-11, đoàn công tác và cán bộ, chiến sĩ trên nhà giàn DK1-14 đã cùng khóc rất nhiều. “Xin gửi lời yêu thương nồng nàn tới các đồng chí, chúc các đồng chí giữ gìn vững chắc biên cương của Tổ quốc. Tổ quốc, mẹ hiền, Tổng cục Cảnh sát nhân dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, nhân dân luôn bên cạnh các đồng chí. Tôi xin ôm các đồng chí bằng tình cảm nồng ấm nhất của mình”, tướng Vĩnh thốt lên những lời nói từ trái tim với giọng khàn đi, run run vì xúc động.
Khi nhà giàn DK1-14 đáp lời: “Đoàn nhà giàn chúng tôi ở ngoài này, dù còn nhiều khó khăn, nhưng quyết tâm giữ vững biên cương của Tổ quốc, vì vậy bà con ở nhà cứ yên tâm công tác. Và sau đây chúng tôi xin gửi bài hát “Mùa xuân DK” tặng đoàn công tác”. Và đó là khoảnh khắc trái tim chạm đến trái tim: “Sóng gió mặc sóng gió / Lính nhà giàn bọn tôi ở đó / Chông chênh mặc chênh chông / Lính nhà giàn chẳng sợ bão giông... Giữa biển trời vẫn sống yêu đời / Lính nhà giàn là thế đó / Mấy chậu hoa luống rau cà / Vẫn vượt lên nỗi nhớ quê nhà / Có mẹ già và con thơ / Ầu ơ chị hát ru / Giữa trùng khơi vẫn xanh ngời / Giữa biển trời vẫn sống yêu đời / Lính nhà giàn là thế đó...”.
Tiếng hát của các chiến sĩ nhà giàn DK1-14 đôi khi nghẹn lại, thì ở trên đài chỉ huy tàu, tướng Vĩnh thỉnh thoảng đưa tay lau dòng nước mắt. Cảm xúc vỡ òa. Tất cả lặng lẽ khóc theo. Trong ráng chiều hoàng hôn đỏ ối, trong cái mênh mông của đất trời, vị tướng công an đứng đó, hướng ánh mắt khôn nguôi về phía nhà giàn đang khuất dần…
"Ông gọi đó là khoảnh khắc trái tim chạm đến những trái tim", Thiên Nga (34 tuổi, một thành viên đoàn công tác) cho hay.
Sau đó, và cho đến tận giờ này, khi đã trở về đất liền, tất cả thành viên đoàn công tác khi xem lại những clip do một số người quay lại giây phút đó, vẫn trào nước mắt...


Thiên Nga còn cho biết, giây phút cán bộ, chiến sĩ đảo Trường Sa Lớn xếp hàng dài trên bến, cất ca lời cao tiếng hát tiễn đoàn lên tàu cho đến khi khoảng cách ngày một xa, tiếng hát dần bé lại, cả đoàn vẫn đồng thanh "Yêu Trường Sa. Hẹn gặp lại" thì giữa màn đêm đen đặc quánh bao quanh, cô lại chợt nhìn thấy giọt nước mắt lăn vội trên gò má rám màu gió sương, màu thời gian của vị tướng già vốn "thét ra lửa". Sự giản dị, mộc mạc, khiêm nhường trong khí tiết của một vị tướng tài ba cùng tình cảm chân thành ấm áp là điều mà ai khi tiếp xúc với ông cũng dễ cảm nhận được. 
Thanh Huyền




Một ngày trước Lễ khai giảng năm học mới 2011 2012, tại Nam Định, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) đã liên tiếp tổ chức Lễ khánh thành và bàn giao 4 trường học tại các huyện Giao Thủy, Ý Yên và TP Nam Định.
Các đồng chí lãnh đạo thực hiện nghi lễ gắn biển công trình Trường tiểu học Hồ Tùng Mậu

Về dự buổi lễ có đồng chí Đinh La Thăng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải; Thiếu tướng Phan Văn Vĩnh, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm, Bộ Công An; các đồng chí đại diện lãnh đạo tỉnh Nam Định, các đồng chí đại diện lãnh đạo các huyện Ý Yên, Giao Thủy…



Về phía Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam có đồng chí Phạm Xuân Cảnh, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Tập đoàn; đồng chí Nguyễn Quốc Thập, Phó tổng Giám đốc Tập đoàn; đồng chí Nghiêm Thùy Lan, Phó Chủ tịch Công đoàn Dầu khí Việt Nam; đại diện các nhà tài trợ, lãnh đạo các đơn vị thành viên…



Trong buổi sáng, tại huyện Giao Thủy, PVN đã cùng với địa phương tổ chức khánh thành Trường THCS thị trấn Ngô Đồng, do Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro tài trợ với tổng kinh phí xây dựng lên đến 10 tỷ đồng. Đơn vị thi công là Công ty CP Xây lắp Dầu khí 2, Tổng Công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam.



Các đồng chí lãnh đạo thực hiện nghi lễ cắt băng khánh thành Trường THCS Thị trấn Ngô Đồng
Các đồng chí lãnh đạo trồng lưu niệm trong khuôn viên nhà trường.
Ông Nguyễn Hữu Tuyến, Tổng giám đốc Vietsovpetro phát biểu.

Ngay sau đó, tại TP Nam Định, PVN đã long trọng tổ chức lễ khánh thành cở sở 2 Trường tiểu học Hồ Tùng Mậu, do Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV Gas) tài trợ với tổng kinh phí trên 5 tỷ đồng. Đơn vị thi công là Công ty CP Xây lắp Dầu khí Hà Nội, thuộc Tổng Công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam.



Các đồng chí lãnh đạo cùng thực hiện nghi lễ cắt băng khánh thành Trường tiểu học Hồ Tùng Mậu.
Các đồng chí lãnh đạo trồng cây lưu niệm trong khuôn viên Trường Tiểu học Hồ Tùng Mậu.

Trong buổi chiều cùng ngày, tại huyện Ý Yên, PVN cũng đã long trọng tổ chức Lễ cắt băng khánh thành Trường THCS Yên Bình, do Tổng Công ty Khí Việt Nam tài trợ với tổng kinh phí lên đến 24 tỷ đồng. Trường THCS Yên Bình được xây dựng khang trang, hiện đại với trên 20 phòng học đạt chuẩn, và khu Hiệu bộ, sân chơi và nhiều hạng mục quan trọng khác…



Nghi lễ cắt băng khánh thành Trường THCS Yên Bình.
Trường THCS Yên Bình khang trang đón năm học mới.
Cũng tại huyện Ý Yên, PVN đã tổ chức khánh thành khu phòng học hiện đại, tại Trường tiểu học Yên Phương, do Công ty kỹ thuật nền móng công trình ngầm Fecon tài trợ với kinh phí gần 4 tỷ đồng.
Đồng chí Đinh La Thăng ghi lưu bút tại Trường tiểu học Yên Phương.
Việc khánh thành và bàn giao đồng loạt 4 trường học đúng vào dịp khai giảng năm học mới 2011-2012, đã thể hiện sự nỗ lực cố gắng của tập thể cán bộ, công nhân viên, lao động của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đối với công tác an sinh xã hội nói chung, với việc chăm lo, giáo dục thế hệ trẻ nói riêng.Văn Dũng
http://petrovietnam.petrotimes.vn/don-nam-hoc-moi-petrovietnam-dong-loat-khanh-thanh-4-truong-hoc-35601.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.