Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

06/04/2017

Nông thôn mới trên quê hương cũ

Hôm nay, trời nắng tiếp, như hôm qua.

Nhưng hôm kia, thì cả một ngày, mưa rả rích từ sáng sớm đến tận chiều tối.

Thiên nhiên không ưu đãi với dịp đáng ghi nhớ của quê hương. Bởi đã mưa cả ngày trong một ngày lẽ ra không nên có một giọt mưa nào. 

01/04/2017

Du lãng trên quê hương, cùng người bạn Maeda - 0 (lời dẫn)

Cũng trong văn mạch như với sê-ri sẽ đi dần dần về ông cháu nhà cụ Yubi (đã viết lời dẫn ở đây).

Maeda chỉ là một nhân viên công ti, nhưng rất say mê với văn hóa địa phương.

Phủ Giày và Phủ Nấp dịp tháng Ba tiệc Mẫu năm 2017

Tin chính thức đã đi ở đây (28/3/2017). Tháng Ba tiệc Mẫu là tháng 3 âm lịch.

Phủ Giày Tiên Hương và Phủ Giày Vân Cát thì được biết đến rộng rãi từ lâu.

Còn Phủ Nấp, tức Phủ Quảng Nạp, hay Phủ Quảng Cung thì mới được biết đến từ khoảng 10 năm nay. Như một phát hiện của giới chuyên môn. Sau đó, phía cơ quan Bộ Văn hóa đã nhanh chóng công nhận (cũng là siêu tốc).

Trong thời gian hồ sơ của Việt Nam đi thế giới, người của Phủ Giày Tiên Hương và Phủ Nấp đã song hành cùng đoàn công tác của phía Việt Nam (đã đi entry ở đây, tháng 12/2016).

31/03/2017

Bốn món ngon Hà Nội : Bún chả Obama là một

Đến tận cái anh O-ba-ma/Cứ là mê tít món bún chả Hà thành thôi”.

Được các nghệ sĩ hát xẩm thể hiện trong Tứ vị Hà Thành. Gồm: phở, bún chả, bún đậu, bánh tôm.

Khoảng nửa tháng trước, đã nói đến bún chả Obama, ở đây.

thầy Kawashima khuyên: đừng chia rạch ròi khoa học tự nhiên với khoa học xã hội

Thầy Kawashima ở Đại học Tokyo (Nhật Bản) là thầy của nghiên cứu sinh Vũ Minh Hoàng (đã đi một entry nhanh nhân vụ lùm xùm bổ nhiệm vụ phó năm ngoái, ở đây).

Lời khuyên về giáo dục của thầy Kawashima là: đừng chia rạch ròi giữa Văn và Lí. Trong tiếng Nhật, Văn là chỉ khoa học xã hội, còn là chỉ khoa học tự nhiên. Chỗ yếu của giáo dục Nhật Bản hiện nay, theo ông, là đã chia quá rạch ròi hai ngành khoa học này.

30/03/2017

Tháng ba : Hoa gạo Thuận Vi và vườn xuân bên bờ sông Cái, trước phong trào Nông thôn Mới

Nỗi lo đô thị hóa bất chấp, qui hoạch hóa bất chấp.

Vườn quê Thuận Vi gắn với chúng tôi thời lên mười. Bạn tôi sinh ra ở đó, lớn lên đi học xa nhà, rồi lại trở về vườn quê. Mùa hoa gạo năm nay, bạn bâng khuâng nhớ về những năm tháng thơ ấu, rồi giật mình nghĩ về tương lai của làng.

29/03/2017

Quốc lộ và nghề mại dâm ở Đàng Trong hồi thế kỉ 18, qua ghi chép của một thương gia Pháp

Thương nhân đó là Pierre Poivre với tác phẩm Les voyages d’un philosophe (Những chuyến du hành của một nhà hiền triết, 1768). Có lẽ đây là một trong những tác phẩm sớm nhất đề cập đến nghề bán hoa ở Đại Việt.

28/03/2017

anh Thắng và đồng đội, người lính F356 mặt trận Vị Xuyên với vụ án đáng tiếc ở Hà Nội

"Không phải chúng tôi ủng hộ cho người gây tai nạn, mà là ủng hộ cho một người lính có công việc mưu sinh khác, để không còn phải bám víu nơi thành phố."

Nói trực tiếp với tôi, thì anh tự gọi mình là "Thắng Còng", hoặc dài hơn một chút là "Thắng Còng F 356".

Đó là một người lính của mặt trận Vị Xuyên.

Các anh, những người lính mặt trận Vị Xuyên năm ấy, đã từng nổi xung mấy năm trước với những màn bịa đặt thông tin trẳng trợn về cuộc chiến Lão Sơn của Hà Minh Thành (liên danh với ông Phạm Viết Đào ở trong nước). Đại khái chuyện đó có thể đọc lại nhanh ở đâyở đây.

Thông tin : Lễ đón bằng ‘Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt’ (ngày 2/4/2017)

Tin về hoạt động đầu tháng 4 sắp tới, tại Phủ Giày (Nam Định).

Hôm qua, tại một cuộc họp trong khuôn khổ Bộ Văn hóa, có nhiều vị tỏ ý lo sợ việc sắp tới đây thì sẽ "rối loạn" hay "đại loạn" trong tín ngưỡng thờ Mẫu mà trung tâm là hoạt động hầu đồng. Họ sợ sẽ loạn hết khi hầu đồng được thế giới công nhận.

Bây giờ, ở địa phương Nam Định tựa như thống nhất ghi là "Phủ Dầy".  Mọi thứ không phải thế đều bị xóa bỏ và tự xóa bỏ.

Có liên quan tới Gióng và Dóng.

27/03/2017

Di sản trước tác của Nguyễn Văn Tố (thư mục của nhóm Ngô Thế Long)

Về học giả Nguyễn Văn Tố, trước đây, Giao Blog đã đăng một đoạn hồi ức của Nguyễn Thiệu Lâu. Xem lại ở đây (tháng 11/2016).

Bây giờ là thư mục Nguyễn Văn Tố, được thực hiện bởi nhóm Ngô Thế Long.

Mình thì đang đọc một ít về Hồ Tây của cụ Tố. Nhưng mà cụ viết thì đơn sơ quá. Hầu như chỉ làm việc trên bàn giấy mà thôi. 

25/03/2017

Tạ Đức : 12 luận điểm chính trong một cuốn sách mới về trống đồng Đông Sơn

Có một cuốn sách mới ra của học giả Tạ Đức, về chủ đề trống đồng Đông Sơn.

Bây giờ, bác Tạ đưa tóm tắt về 12 điểm chính của cuốn sách.

Mình còn chưa có sách, nên đưa tạm về đây lưu trước. 

Nhưng đọc nhanh một lượt thì thấy đã khá choáng với các chứng minh của tác giả ! Ví dụ, ở luận điểm 1, tác giả cho Việt Vương làm vua Kẻ Chợ, thì chịu, riêng tôi, không hiểu. Vấn đề lịch sử mà toàn là suy luận thế sao ?