Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

01/02/2017

Phố sách xuân 2017 dưới chân tượng đài Lý Thái Tổ : bộ "Tư tưởng" và tiểu thuyết đồng hạng giá 20k

Xe máy xe đạp xe ô-tô, các loại, được phép lưu thông quanh hồ Hoàn Kiếm vào ngày 5 Tết Đinh Dậu (tức ngày 1/2/2017). Cũng có nghĩa là sau khi lòng vòng quanh đó, sẽ được gửi xe vào bãi trông có phí ngay sát với phố sách xuân.

Phố sách xuân được mở ra dưới chân tượng đài vua Lý Thái Tổ, dọc theo phố Lê Thạch. Góp mặt các nhà khá xôm tụ: Phương Nam, Phụ Nữ, Kim Đồng, Đông Tây, Văn học, Nhã Nam, AZ, Đinh Tị,... 

Thành phố Hồ Chí Minh ra mắt thư viện sách điện tử về Hồ Chủ tịch


31/01/2017

Một ghi chép nhỏ về việc lập bàn thờ Bà Mụ ở nơi xen cư Tày - Nùng

Bài của bạn Lý Viết Trường, như một ghi chép cá nhân về thực tế của làng mình.

Đóng góp của người Nhật vào gia tài Hán ngữ ở Đông Á (bài Nguyễn Hải Hoành)


Đầu năm, trở lại với ấn đền Trần : mở hồ sơ lưu trữ bên Pháp

Bài của Đinh Khắc Thuân và Cao Việt Anh - hai học giả của Viện Nghiên cứu Hán Nôm, đều có thời gian học tập và làm việc tại Pháp.

Đây là bản cho báo chí, còn bản cho hội thảo thì đã đi ở đây (hội thảo tháng 8 năm 2016), và bản cho tạp chí chuyên ngành thì chờ đọc ở đây (tạp chí Nghiên cứu & Phát triển số 6 năm 2016).

27/01/2017

Ngày 30 Tết năm Đinh Dậu 2017 : một vòng các nơi

Tất cả là qua Fb.

Người Việt khắp các miền và ở bốn phương trên địa cầu.

Nước Việt với các thành phần tộc người đa dạng.

Suy tư 2010s : Chúng ta đang làm chủ như thế này đây ! (bài Vương Trí Nhàn)

Đợt trước, nhà văn Nguyễn Văn Thọ hỏi "xã hội Việt Nam đã là của ai" (xem lại ở đây, tháng 9/2016).

Bây giờ là một loạt những câu hỏi của nhà văn Vương Trí Nhàn, dịp Tết nguyên đán Đinh Dậu 2017.

Học giả Đinh Xuân Lâm vừa ra đi (1925-2017)


26/01/2017

Trở lại câu chuyện cụ Bùi Viện gặp tổng thống Mĩ : sự thực và huyền thoại (bài Trần Giao Thủy)

Trở lại với câu chuyện này, bởi gần đây, khi hầu chuyện với một người thầy viết văn là nhà văn Bút Ngữ (sinh năm 1931), được nhận cuốn Cử nhân Bùi Viện (Tiểu thuyết lịch sử, Nxb Hội Nhà văn 2004, 310 trang). Đã điểm qua ở đây.

Để viết cuốn trên, nhà văn Bút Ngữ chủ yếu dựa vào cuốn đã xuất bản năm 1945 của Phan Trần Chúc và ghi chép trong Đại Nam thực lục chính biên, cùng một số tài liệu mới bằng tiếng Việt gần đây (kỉ yếu hội thảo năm 1992 tại Thái Bình, sách của nhóm Thế Văn,...).

Bây giờ, là một bài của Trần Giao Thủy (bài đã lên mạng từ 2012, và vừa được bổ sung vào tháng 1/2017). Như một tài liệu tham khảo nên đọc khi suy nghĩ về Bùi Viện.