Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

03/02/2017

Nhà 24 phố Hàng Trống, nhân một ít ảnh cũ liên quan đến Tết Hà Nội xưa

Bức ảnh tiêu điểm (để nhắc tới địa chỉ nhà số 24, năm lần bảy lượt mà chưa thực hiện được):



Dưới là một số bức mà báo chí đã lác đác giới thiệu trong thời gian gần đây.

Vấn đề nguồn trích dẫn và chú giải (lời chú thích ảnh) có một vài điểm bị vướng.

Tạm lưu đã, trở lại khi có điều kiện.



---












TƯ LIỆU



.

4.



Hình ảnh lịch sử quý giá về Tết ở Hà Nội xưa

Những hình ảnh đẹp về Tết xưa của đất Tràng An ghi lại phong vị rất riêng, vẻ ấm áp và thanh lịch của chốn tinh hoa hội tụ.
Tet xua Ha Noi qua anh tu lieu quy hinh anh 1
Ngay từ giữa tháng Chạp, không khí Tết đã bắt đầu tràn ngập khắp 36 phố phường. Theo chân những nông dân từ các vùng quê lân cận hoặc từ các tỉnh xa ở phía Bắc, hàng trăm loại hàng hóa tập trung về khu vực chợ Đồng Xuân và các khu chợ trong thành phố để phục vụ cho việc chuẩn bị Tết của các gia đình.
Tet xua Ha Noi qua anh tu lieu quy hinh anh 2
Bên cạnh các loại thực phẩm, hàng hóa, một “đặc sản” khác trong dịp Tết là các loại hoa, cây cảnh cũng được những người dân ở các vùng trồng hoa nổi tiếng ven đô như Quảng Bá, Nghi Tàm, Nhật Tân,… đưa về khu vực chợ hoa Hàng Khoai và Hàng Lược bày bán.
Tet xua Ha Noi qua anh tu lieu quy hinh anh 3
Trong số đó, loại hoa đặc trưng nhất cho mùa xuân miền Bắc chính là hoa đào. Bên cạnh hai giống đào bích và đào phai được trồng nhiều ở Nhật Tân, còn có các giống đào như đào bạch và đào thất thốn mà chỉ các nhà quyền quý mới có thể mua nổi. Kỳ công hơn cả là những nhánh đào rừng được đưa về từ vùng núi Sơn La, Lào Cai…
Tet xua Ha Noi qua anh tu lieu quy hinh anh 4
Sự xuất hiện của những hàng tranh rực rỡ màu sắc trên các con phố cũng là dấu hiệu cho thấy ngày Tết đang cận kề. Một trong số những dòng tranh dân gian đặc trưng của Hà Nội chính là tranh Hàng Trống. Người xưa thường chọn mua những bức tranh với hàm ý tốt đẹp để treo trong nhà vào dịp Tết vừa để trang trí vừa để gửi gắm ước mong may mắn sẽ đến trong năm mới.
Tet xua Ha Noi qua anh tu lieu quy hinh anh 5
Đã có một thời, hình ảnh các ông đồ bày hàng cho chữ vào những ngày giáp Tết đã gắn liền với những ngày Tết cổ truyền Việt Nam nói riêng và Tết Hà Nội xưa nói chung.
Tet xua Ha Noi qua anh tu lieu quy hinh anh 6
Ngày 23 tháng Chạp, bên cạnh việc làm lễ cúng đưa ông Táo về chầu Trời, cây nêu cũng được dựng nên tại các nơi công sở, tư gia với mục đích xua đuổi tà ma và ước nguyện bình an theo quan niệm của người xưa.
Tet xua Ha Noi qua anh tu lieu quy hinh anh 7
Bên trong phòng khách của một gia đình quyền quý ở Hà Nội vào ngày Tết.
Tet xua Ha Noi qua anh tu lieu quy hinh anh 8
Một trong những nét biểu trưng cho cái tết của người Tràng An xưa không thể không nhắc đến đó chính là thú chơi hoa thủy tiên. Sự khéo léo của người chơi sẽ được thể hiện qua vẻ đẹp của bát thủy tiên đã được chăm sóc và gọt tỉa từ trước đó rất lâu.
Tet xua Ha Noi qua anh tu lieu quy hinh anh 9
Vào buổi sáng đầu tiên của năm mới, những người con trong gia đình tập hợp lại để chúc Tết cha mẹ mình.
Tet xua Ha Noi qua anh tu lieu quy hinh anh 10
Trong khi đó, các bậc hương hào kỳ mục và chức sắc trong phường, làng tề tựu tại đình để làm lễ vọng, bái chúc thọ nhà vua và lễ lạy Thành hoàng đầu năm mới. Các bà, các cô lại lựa chọn đi lễ các đền, chùa, phủ như đền Ngọc Sơn, Bạch Mã, phủ Tây Hồ…
Tet xua Ha Noi qua anh tu lieu quy hinh anh 11
Những ngày Tết cũng là dịp để mọi người đi thăm hỏi người thân, bạn bè trước khi tham gia vào các lễ hội diễn ra trong suốt mùa xuân được tổ chức trong nội đô Hà Nội hoặc các vùng nông thôn lân cận.
Theo TRI THỨC TRỰC TUYẾN

http://www.reds.vn/index.php/khoanh-khac-lich-su/12129-tet-o-ha-noi-xua




3.





Cuối thế kỷ 19, trên nóc Tháp Rùa có tượng Nữ thần Tự do, chợ Đồng Xuân lợp tôn hoặc mái lá.
 
Triển lãm “Ký ức Việt Nam 1895-1896″ tại Thư viện quốc gia mới đây giới thiệu hơn 200 bức ảnh của Toàn quyền Đông Dương Armand Rousseau. Trong thời gian đương nhiệm, ông Rousseau chụp khá nhiều ảnh về Hà Nội. Bức ảnh này chụp toàn cảnh , vòng đỏ phía xa được xác định là cột khói của xưởng nhuộm thuộc một công ty xây năm 1891, sau chợ Đồng Xuân. Năm 1918, công ty này sáp nhập với Nhà máy dệt ở Nam Định.
 
Trên hồ Hoàn Kiếm có 2 hòn đảo, một to gần bờ và nhỏ giữa hồ. Giữa thế kỷ 19, người Việt đã xây một đền nhỏ, một ngọn tháp bằng đá (Tháp Bút) và cái cầu bắc qua (Thê Húc) để ra ngôi đền Ngọc Sơn trên đảo lớn.
 
Còn ở đảo nhỏ mãi tới năm 1886 mới xây Tháp Rùa bằng gạch. Thời điểm chụp bức ảnh này, trên nóc Tháp Rùa có phiên bản tượng Nữ Thần Tự do của nhà điêu khắc Pháp August Bertholdi được đưa đến Hà Nội dự đấu xảo và sau đó đặt ở đây. Bị dư luận chỉ trích, nó phải chuyển đi nơi khác.
 
Cuối thế kỷ thứ 19, những người Pháp ở Hà Nội xem hồ Gươm là hồ Nhỏ, phân biệt với hồ Tây (trong hình) là hồ Lớn.
 
Khi người Pháp quy hoạch Hà Nội, nảy sinh xung đột giữa một bên là bảo tồn nơi thờ tự của người Việt với việc bảo tồn những cây cổ thụ và một bên là xây dựng đô thị kiểu châu Âu, du nhập các loại cây phù hợp. Sử chép rằng các quan chức cao cấp chủ trương tôn trọng tập quán thì các quan chức quản lý thành phố ưu tiên yếu tố hiện đại.
 
Công trình đầu tiên Pháp quy hoạch Hà Nội là chỉnh trang không gian quanh hồ Hoàn Kiếm. Trong ảnh, con đường chạy quanh hồ được khánh thành vào Tết năm 1893.
 
Thời Rousseau cầm quyền, người Pháp không phá bỏ những phố phường từ xưa của đất Thăng Long. Ở mức độ khác nhau, họ đầu tư cải tạo hạ tầng nhưng vẫn giữ nguyên yếu tố truyền thống. Trong ảnh này phố Chợ Gạo vẫn giữ được vẻ sơ sài, bán gạo và nông sản.
 
Phố Hàng Mắm với đoàn người gánh các thùng gỗ đựng mắm từ bến sông vào các cửa hàng.
 
Phố Hàng Điếu đã rộng rãi, sang trọng hơn vì bán đồ hút cho những vị khách thị dân.
 
Phố Hàng Bông có nhà cửa bằng gạch khang trang, đang được chỉnh trang hạ tầng nhờ sức lao động của những người tù khổ sai. Họ đang kéo các chiếc lu lăn đường rất nặng.
 
Cùng với việc chỉnh trang khu phố cổ, các đường phố mới cũng được quy hoạch bài bản để mở rộng quy mô của Hà Nội. Trước năm 1888, người Pháp lưu trú trong khu vực, được gọi là Đồn Thủy. Họ đã cho kè đê mở rộng từ Đồn Thủy tới tận Hồ Tây.
 
Con phố mang tên “Rue de France – Nước Pháp” từ bờ sông Hồng đi thẳng vào trung tâm hồ Hoàn Kiếm, tạo nên một con đường mới và sầm uất nhất: Đường Paul Bert, nay là Tràng Tiền.
 
Con đường đầu tiên mở mang không gian thành phố về phía nam hồ Hoàn Kiếm mang tên vị vua đã ký nhượng Hà Nội cho Pháp – Đồng Khánh – nay chính là phố Hàng Bài.
 
Con đường ven hồ Hoàn Kiếm ở phía Đông sẽ là trục đường đi qua các công sở của thành phố: Bưu điện, tòa thị chính, vườn hoa Paul Bert… mang tên một viên sĩ quan Pháp tử nạn, nay là đường Đinh Tiên Hoàng.
 
Cái tên Jules Ferry, Thủ tướng Pháp thời đó, được đặt cho một con đường phía Tây hồ Hoàn Kiếm, rất gần Nhà Thờ Lớn.
 
Con đường này vốn là phố của thợ vẽ và thợ làm trống, nó được kéo dài tới hết hồ Gươm. Tại đây, nhiều khách sạn, tòa báo và các cửa hàng được lập ra. Xe kéo là phương tiện giao thông chủ yếu trong thành phố thời đó.
 
Con voi này là phương tiện đi lại cho một quan chức cao cấp của Việt Nam đang có mặt tại đây.
 
Thời điểm Armand Rousseau làm Toàn quyền, dân số Hà Nội chưa đông. Do nhu cầu, người châu Âu trong thành phố đòi hỏi thành lập trường đua ngựa và một nơi tổ chức hòa nhạc. Sân Quần Ngựa được xây gần hồ Tây.
 
Còn nhà hòa nhạc (Nhà Kèn) được xây gần hồ Hoàn Kiếm. Vào ngày nghỉ, đội nhạc của Pháp đóng ở Hà Nội thường diễu hành qua hồ rồi về đây hòa nhạc.
 
Chùa Láng được xây dựng thế kỷ 17, nổi tiếng với lối kiến trúc và thờ tự đến nay vẫn không mấy thay đổi. Chỉ có điều, hàng muỗm cổ thụ đến nay đã già thêm hơn 100 tuổi và chùa Láng lọt thỏm giữa khu dân cư đông đúc.
 
Đền Quán Thánh, ngôi đền được xây từ thế kỷ 12, chuyển về gần Hồ Tây thế kỷ 15. Nó được trùng tu năm 1893 và khánh thành đúng thời điểm ông Rousseau đương quyền. Thời đó người Pháp quen gọi bức tượng đồng Thánh Trấn Vũ nặng 4 tấn là đại Phật.
 
Với một đô thị chuẩn Pháp thì một không gian sinh thái nhằm cân bằng cuộc sống đô thị hóa là nhu cầu thiết yếu. Công viên Bách Thảo được xây dựng, trồng nhiều loại cây, nuôi muông thú. Chỗ ở của Rousseau là tòa nhà không lớn nhưng có nhiều cây cối bao quanh. Tới những năm 1901-1907, phủ toàn quyền mới được xây dựng.
 
 gọi là Kẻ Chợ bởi tự thân là một cái chợ lớn đáp ứng nhu cầu một thời là kinh đô của những vùng xung quanh.
 
Chợ Đồng Xuân lớn hơn cả, được quy hoạch ở vị trí hiện thời vào những năm cuối thế kỷ 19. Mái tôn là biểu hiện cho việc đã trở thành đô thị do Pháp quy hoạch. 
 
Chợ có khu vực bán rau quả kéo dài ra gần sông Hồng, gần với các bến bãi bán tre nứa được thả từ miền thượng du về. Một Hà Nội của những người bán rong đã có thời đó.
 
Lúc này, cầu Long Biên bắc qua sông Hồng chưa hình thành. Ảnh của Rousseau cho thấy vai trò của giao thông đường thủy bằng thuyền gỗ, bè mảng truyền thống hay các loại tàu chạy máy hơi nước. Mùa cạn, những cây cầu phao này sẽ thay thế.
 
Bộ ảnh còn lưu lại nhiều bức hình quý giá về thành Hà Nội trước khi bị phá hủy. Trong ảnh, Cửa Đoan Môn thẳng với Sở Pháo thủ của quân Pháp.
 
Cầu bắc vào Cửa Đông thành Hà Nội. Trước khi Pháp làm chủ thành Hà Nội thì Hoàng thành Thăng Long đã 2 lần phải sửa chữa lớn. Vua Gia Long thu nhỏ lại, vua Minh Mạng hạ thấp thành thêm một mức.
 
Người Pháp chỉ giữ lại duy nhất cửa Bắc và cột cờ để quy hoạch lại Hà Nội theo đúng chuẩn một thành phố phương Tây. Trong ảnh là quang cảnh bên trong thành Hà Nội. 
 
Theo sử chép thì  là người thực hiện vì việc khánh thành khởi công năm 1896 và kết thúc năm 1897.
 
Trong bộ sưu tập ảnh của ông, có thể đây là những tấm ảnh cuối cùng cho thấy kiến trúc thành còn khá nguyên vẹn. Việc quy hoạch hoàng thành mới được triển khai, thể hiện ở việc trồng cây xanh và làm đường ở khu vực cột cờ Hà Nội.
Phan Dương
Ảnh: Armand Rousseau
http://www.hanoi102.com/net-dep-ha-noi-xua-mot-thoi-qua-ong-kinh-toan-quyen-dong-duong.html





2.

Nhớ lại người Hà Nội xưa, ký ức thế kỷ trước

Qua ống kính của Leon Busy, một trung úy quân đội Pháp, Hà Nội ở thế kỷ 20 trong khi nhà giàu quần là áo lượt thì dân nghèo thiếu ăn thiếu mặc.
33-1606-1388191553.jpg
Năm 1909, Albert Kahn, một chủ nhà băng người Pháp, tiến hành kế hoạch đầy tham vọng là xây dựng kho tư liệu ảnh màu cho các dân tộc trên thế giới. Leon Busy, trung úy hậu cần quân đội Pháp, được giao chụp ảnh ở Việt Nam. Từ năm 1914 tới năm 1917, Busy đã chụp hơn 1.700 bức ảnh. Khoảng 60 bức ảnh của ông đang được trưng bày trong triển lãm . Trong ảnh là một cô gái đang têm trầu.
6-4680-1388191554.jpg
Leon Busy khá ưu ái thiếu nữ đang soi gương trong hình, cô đã xuất hiện trong 16 bức ảnh màu của ông.
5-8368-1388191554.jpg
Trong từng bức ảnh, nổi bật lên sự khác biệt giai cấp qua trang phục, đồ đạc. Người nhà giàu mặc lụa là gấm vóc, đồ gỗ trong nhà được chạm khảm tinh xảo.
3-6808-1388191554.jpg
Một ông nhà giàu sửa soạn hút thuốc.
4-8050-1388191554.jpg
Quần áo và dép của một bà đồng có nét khác biệt rõ rệt với trang phục của các giai cấp tầng lớp trên.
32-3083-1388191554.jpg
Bốn mẹ con người ăn mày mù lòa ngồi cạnh hàng rào dứa gai xin lòng thương của phật tử tới chùa.
31-9481-1388191554.jpg
Người ăn mày bị bệnh phong mong manh trong chiếc khố ngồi nơi vệ đường.
ongdo-2735-1388191554.jpg
Leon Busy còn chụp nhiều ngành nghề khác như nghệ nhân vẽ tranh Hàng Trống.
7-3822-1388191556.jpg
Ông đồ vận áo the nâu, quần trắng, khăn thếp có học trò mài mực giúp.
19-2574-1388191555.jpg
Những người buôn bán, dân thường ăn mặc giản dị, áo the khăn vấn gọn gàng. Từ xưa, người dân Hà Nội đã có thói quen ăn hàng dù quán rất đơn giản. Chiếu phủ lên nền đất làm chỗ ngồi, bàn được làm bằng tre, đồ ăn có mẹt đậy.
17-3599-1388191555.jpg
Người đứng bán hoa quả trước cửa đền Ngọc Sơn.
20-2346-1388191555.jpg
Nghề bật bông xưa được làm ngay ngoài trời. Thời kỳ người dân còn nghèo, nghề “làm mới” chăn bông rất phát đạt.
Phan Dương
http://www.hanoi102.com/nho-lai-nguoi-ha-noi-xua-ky-uc-the-ky-truoc.html




1.

Thời ấy, gia đình bình dân không thể thiếu bánh chưng, cây đào. Nhà khá giả chuẩn bị thêm bộ đồ Tây, rượu ngoại hay chăm chút cho củ thủy tiên nở đúng đêm giao thừa...

Hà Nội những năm đầu thế kỷ XX, chợ hoa lớn nhất nằm trong chợ Đồng Xuân, nhưng vì diện tích không đủ nên người mua, người bán kéo sang cả các phố Hàng Khoai, Hàng Lược. Ảnh này chụp chợ Đồng Xuân ngày giáp Tết Kỷ Tỵ 1929, bên trái là đình phường Đồng Xuân, nay trở thành số nhà 83 Hàng Giấy. 
Một góc chợ hoa Hàng Khoai ngày Tết. Phố Hàng Khoai xưa kia là nơi tập trung bán khoai, sắn của nông dân mấy tổng lân cận canh tác nơi đất bãi sông Hồng. Mỗi năm vào dịp Tết phố trở thành chợ bán hoa. Sau này hình thành thêm phố Hàng Lược chuyên bán hoa ngày Tết, trong đó chủ yếu là đào và thủy tiên.
Người Hà thành quan niệm ngày Tết không thể thiếu nhành hoa, bức tranh, câu đối. Giáp Tết, những gia đình buôn bán huy động nhiều thành viên tản mác ra các phố để bán hàng. Hai cậu bé này cũng phụ giúp bố mẹ bán đào ở chợ Đồng Xuân Tết năm 1929.
Người xưa có câu "Chẳng thơm cũng thể hoa nhài. Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An". Người Hà Nội nổi tiếng thanh lịch từ lời ăn, tiếng nói cho đến những thú vui tao nhã. Ngày xưa, các gia đình giàu có thường mua những chậu thủy tiên cho cô con gái rượu cắt gọt để hoa nở đúng giao thừa. Trong ảnh là một cửa hàng bán hoa thủy tiên, Tết 1929.
Một góc chợ bán cam ngày Tết đầu thế kỷ XX. Cam được đựng trong sọt, vận chuyển từ các vùng nông thôn vào chợ thành thị. Quả cam không thể thiếu trong mâm ngũ quả ngày Tết từ xưa tới nay.
Chợ bán lá dong ngày Tết năm 1929. Người tinh tế thường đi chợ sớm để mua được những lá dong nếp, dáng bầu, to vừa phải. Sau khi rửa sạch còn đem buộc lên cây cột gỗ lim đầu hè để lá dốc nước, vài ngày sau mới gói bánh chưng.
Bánh chưng, bánh giầy là món ăn không thể thiếu trên mâm cỗ ngày Tết của người Việt Nam. Ngày xưa khâu chuẩn bị gói bánh chưng là hoạt động tấp nập, vui vẻ nhất những ngày trước Tết Nguyên đán. Người người, nhà nhà mua lá, đãi gạo, đậu, chọn thịt nửa, nửa nạc rồi gói những chiếc bánh vuông vức. Sau đó cùng nhau thức cả đêm canh nồi bánh, sáng hôm sau mới vớt ra, ép cho dốc nước để bảo quản được lâu. 
Xưa kia cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, phố Hàng Bồ lại tấp nập người bán, người mua chữ. Ở phố này người ta thường bán những bồ đựng thóc đan bằng cật nứa và các ông đồ viết sẵn chữ treo lên cái bồ, hễ có người đến mua là mang ra bán.
Chơi cây cảnh là một nét đẹp của người Hà Nội. Ngày xưa, thú chơi này chỉ ở trong các gia đình quyền quý. Từ vài tháng trước Tết các cụ đã chăm chút cho những cây cảnh trong vườn nhà, cần mẫn uốn tỉa, rồi chọn cây đẹp nhất đặt một góc trang trọng trong nhà thưởng ngoạn ngày xuân.
Người Việt từ xưa đến nay luôn đề cao chữ hiếu, nhất là mối quan hệ con rể - bố mẹ vợ. Ngày Tết là dịp để con rể thể hiện chữ hiếu với bố mẹ vợ. Trong ảnh là một cậu rể mới dâng chậu hoa quý lên gia đình nhà vợ vào sáng mùng 1 Tết.
Không gian Tết của một gia đình giàu có ở Hà Nội không thể thiếu cành đào, hoa thủy tiên, bức tranh và đôi câu đối. 
Đầu thế kỷ XX, kỹ thuật chụp ảnh còn thô sơ và chi phí đắt đỏ. Chỉ những gia đình có điều kiện mới lưu lại được vài bức ảnh vào dịp Tết. Trong ảnh một gia đình tứ đại đồng đường họp mặt trong ngày đầu xuân. 
Ngày Tết ở đình làng cũng là một truyền thống của người dân Hà Nội trước đây. Đình làng là ngôi nhà chung của cộng đồng làng xã người Việt, thực hiện các chức năng như hành chính, tôn giáo, tín ngưỡng, sinh hoạt văn hóa. 
Phan Dương
Ảnh tư liệu
http://giadinh.vnexpress.net/photo/to-am/tet-cua-nguoi-ha-noi-dau-the-ky-xx-3138153.html

Ý kiến bạn đọc ()
Những bức hình xưa thật là quí giá, thể hiện bức tranh sống động về cuộc sống xưa của các bậc tiền bối, làm chúng ta có thể chiêm nghiệm và hình dung cuộc sống thời bấy giờ như thế nào, xin cám ơn báo Vn Express, cám ơn người cung cấp những bức ảnh thật giá trị này.
longly - 09:31 16/02/2015
Đường phố cách nay cả thế kỷ. Vậy mà sao sạch sẽ, gọn gàng, văn minh. Đó mới là cái nếp của người Hà Nội. Giờ đây, mọi nếp sống của người Hà Nội đã bị mai một bởi lối sống tha hóa, sô bồ của con người từ mọi ...  
hmquang1977 - 09:08 16/02/2015
Cuộc sống luôn thay đổi và vận động theo từng ngày, từng giờ, văn minh đô thị không phải chỉ một hay hai người ý thức và hành động, mà đó là việc của cả một cộng đồng, theo Cháu thì chú vẫn giữ cách nói tách biệt về vùng ...  
Đặng Ái - 13:59 16/02/2015
Người Hà Nội xưa cũng là từ nơi khác đổ về. Trước khi Thăng Long là kinh đô thì là Hoa Lư.
Trần Phúc - 13:05 16/02/2015
Hi vọng khi xem hình nhiều bạn trẻ trân trọng hơn giá trị cuộc sống và giá trị truyền thống.
Thành Sao Hỏa - 09:21 16/02/2015
Cái ảnh vớt bánh chưng có vẻ mới quá, có lẽ thập kỉ 60 căn cứ vào quần áo của người vớt bánh và cái thùng tôn nấu bánh. Năm 1929 người ta chưa ăn mặc như thế và chưa có thùng tôn nấu bánh.
Phan Văn - 10:39 16/02/2015
Đúng vậy...mình lại ấn tượng với cửa sổ...nó rất đẹp
trandjnhbjnh - 13:32 16/02/2015
Ban quan sát hay! Ðúng thế nhìn chiếc thùng tôn luộc bánh chưng và cách ăn mặc, kiểu tóc của 2 người trong hình thì có vẻ hình đó được chụp vào những năm thời 60s-80s. Mặt cậu bé trong hình bánh chưng cũng phúng phính văn minh hơn 2 ...  
Mai Lan - 04:10 20/02/2015
Hà nội xưa!!! Những bức ảnh quí quá....
Tuan Nguyen Hien - 10:39 16/02/2015
Nho Tet cua ngay xua.
Cuong Pham Xuan - 09:57 16/02/2015
Bác VNexpress có hình của Sài gòn xưa không đăng lên luôn cho mọi người nhé
Cảm ơn bác
nguyen_hai_johnny - 12:54 16/02/2015
Nho Tết ngay xua qua
Linda_nghia - 02:49 20/02/2015

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.