Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

27/01/2017

Ngày 30 Tết năm Đinh Dậu 2017 : một vòng các nơi

Tất cả là qua Fb.

Người Việt khắp các miền và ở bốn phương trên địa cầu.

Nước Việt với các thành phần tộc người đa dạng.





---



1. Hà Nội, bỗng nhiên không còn tắc đường


















2. Huế















3. Cao Bằng








4. Lạng Sơn





















5. Tây Bắc






6. Một gia đình ở Hoa Kì





Brian Wuさんが写真2件を追加しました — 祝福された気分。
1分前
Năm nay lại là trách nhiệm của mình dọn nhà, hút bụi, lau cửa sổ, lau nhà bếp, mua đồ vì anh chị ai cũng bận và giúp những chuyện khác. Ta nói, nghe ông bà mình dạy "giàu út ăn, khó út chịu", giàu đâu chưa thấy mà toàn lo cho ba má không, không ít lần bị la vì đem quăng một đống đồ của má vô thùng rác (sao người già ai cũng có tật để dành đồ mình ghét cay ghét đắng). Đi mua 2 chậu bông là một kỳ công vì năm nào mua cũng bị má cự nhưng Tết mà không có bông thì hông là Tết. Má la hoài mà vẫn thương má tại mình nghĩ má người mình, nên thương anh và chị hơn con trai út nhiều (dù đôi khi vẫn nói thằng Út coi vậy mà nó vẫn biết chuyện, hì).
Bạn mà có kiếp sau, nhớ làm con gái út nghen, nghe nói ba má thương con gái Út lắm, cưng như trứng mỏng, còn làm con trai, thì theo mình làm anh thứ hay anh giữa là hay nhất. Nhưng nếu bạn thương ba má thì không gì hơn làm trai út vì bạn sẽ lo cho ba má hơi nhiều đó. Vả lại, ba má khi nói chuyện với con trai Út, không có nghiêm như nói với anh lớn, và ba má coi là còn nhỏ nên hỏi gì cũng kể cho nghe. Nhà này hồi xưa anh em sống chung giờ tản đi hết nên hơi rộng cho ba má mà má lại không cho mua thêm cái tủ thờ (vì chi nhà mình không phải chi trưởng). Nhưng mình sẽ thúc má mua. Mỗi lần nói, má thường nói con giỏi con làm thiệt giàu, mua một lô đất ở Mỹ rồi mình xây nhà từ đường, không cần phải khép nép ai cả, anh hùng phải có chí lớn, chứ không làm người một mắt giữa đám mù, nửa nạc nửa mỡ, nên mỗi khi nghe vậy lại im re. Ý chừng má muốn mình đừng chỉ sống vui với kiếp trung lưu ở đất Mỹ này vì đã là đàn ông, thì phải ngầu. Đàn ông có tiền mà không có chữ là trọc phú, có chữ mà không có tiền là nghèo người ta khinh. Nên đàn ông cần có cả 2 thứ chữ nghĩa và danh vọng vậy. Nên năm nào dù biết má sẽ phàn nàn vì mình sẽ quăng đồ má đi, mình cũng về phụ ba má lau nhà rồi lo đủ chuyện, vì mỗi lần Tết đến, khi thấy nhà cửa gọn gàng rồi dâng ly trà chúc Tết ba má, mình lại hứa với lòng mình không thèm kiếp trung lưu ở Mỹ, thà nghèo thiệt nghèo luôn hoặc bay thiệt cao, vì nếu chỉ muốn sống kiếp trung lưu, thì ba má không phải khổ công dẫn con qua Mỹ làm gì vậy
Theo mình suy, chắc thương ba má trên đời nhất chỉ có con trai Út chớ còn con gái Út, thì có mê anh nào chắc xách luôn của hồi môn đi luôn quá ... hehehe ... Ba má là 2 vị Phật sống .. con thương Ba Má hoài dù Ba Má la con ham chơi hơi nhiều. Mỗi người chỉ có một Ba và một Má nên thương mình thương Ba Má còn hơn núi vàng.
Sắp tới Giao Thừa rồi, đi chùa rồi còn kịp về cúng sao ... 
Brian
https://www.facebook.com/brian.wu.121772/posts/1791509924433295






Một nghĩa trang ở Hoa Kì






"
Brian Wuさんが写真6件を追加しました。
5時間前
Trưa 30 tháng Chạp, thắp nhang và vàng mã cho Nín pồ In tại Fremont, California. Đây là người dì xa thuộc bên Ngoại, nằm tại nghĩa trang này 1 mình nên thương lắm, mỗi lần đi thăm nghĩa trang bên thành phố Hayward, lại chạy qua nghĩa trang Fremont này để thắp cây nhang cho dì ... mong dì nằm được nhẹ nhàng hoài và phù hộ cho con cháu của dì được mạnh giỏi 

"












Brian Wuさんが写真5件を追加しました — 祝福された気分。
1時間前
Như ở Việt Nam, những gia đình bên Mỹ thường viếng mộ sau dịp cúng ông Táo 23 tháng chạp (năm nay mình đi viếng mộ lần cuối cùng trưa 30 tháng chạp). Thường bà con chôn chung một nghĩa trang để tiện việc thăm viếng. Khác với bên Việt Nam, bên này mình ít thấy ai đem heo quay, vịt quay, hay những món ăn ra cúng mộ rồi ngồi ăn luôn, vì vấn đề vệ sinh. Thường nghĩa trang bên này cứ vài ngày hay một tuần ban quản lý khu nghĩa trang lại dọn dẹp từng khu mộ nên đồ ăn, trái cây tươi họ lại đem đi bỏ. Do đó, mộ bên này chỉ cắm hoa giả lẫn các đồ nhựa tôn giáo khác hoặc cờ. Khi viếng, thường chỉ để chai nước hoặc dĩa cam. Phần lớn đi vào nghĩa trang ở Mỹ thấy như đi công viên, để tưởng niệm người mất, chứ không rùng rợn cảnh âm u, hiu quạnh như các nghĩa địa xưa bên Việt Nam hoặc quá show off như các nghĩa trang hiện đại bên Việt Nam
Có vài điều về nghĩa trang bên Mỹ khác bên Việt Nam nhưng chuyện đó chắc mình sẽ viết khi khác. Trong này, mình chỉ đề cập đến cúng và giấy vàng mã mình đốt khi viếng mộ dịp Tết năm nay. Còn các gia đình khác đốt ra sao, mình thật không biết vì khi để ý, mình thấy họ chỉ đốt một đống giấy vàng mã, không thấy có để riêng ra và không biết họ khấn gì. Và cũng lưu ý, bên Mỹ những gia đình mình biết không có lệ dùng văn khấn (ở nhà lẫn ra nghĩa trang) rất thịnh hành ở Việt Nam, thường bên này tự mình khấn bằng tiếng Tàu, tiếng Việt, hoặc tiếng Anh.
Ở nhà mình, khi viếng mộ dịp Tết, thường chia ra 2 hoặc 3 đợt vì vài người nghỉ ở các nghĩa trang khác nhau. Trong những tấm hình này, mình chỉ chụp khi viếng mộ bà con quan hệ gần nhất (tức bác trai / cô / anh họ). Theo cách ba má dặn:
1. Ở nghĩa trang bên Mỹ, khác với bên Việt Nam, không có đình Thổ Công / Thổ Địa cho mình cúng trước để ra mắt xin ông cho mình vô nghĩa trang cúng người thân, nên không có cúng Thổ Công / Thổ Địa
2. Ở nhà giấy vàng mã hình vuông có sơn vàng hay trắng ở giữa thường phải cuộn tròn rồi bấm hai đầu lại như hình con thuyền. Hình như phong tục này là của người Tàu, mình thấy ngày nay người ta cúng rất nhiều giấy vàng bạc, nhưng không cuộn tròn rồi bấm hai đầu lại như má dặn
3. Ở Mỹ giấy vàng mã rất tiện vì người ta làm sẵn một phần khoảng $1 hay $2 USD nên mình khi cúng ai, mua đúng phần đó (ví dụ cúng Tổ Tiên / cúng Địa Chủ / cúng Quan Đế / cúng Cô Hồn / cúng Tiểu Nhơn). Trong mỗi phần đều có sẵn đủ loại giấy vàng mã, tiền đô, và có khi có luôn nhang lẫn đèn cầy trong đó. Chỉ việc đem tới rồi xé bịch ni lông xong thắp nhang, đốt đèn cầy rồi đốt giấy vàng mã. Nhưng má dặn tuy mua mỗi phần cho mỗi người nhưng phải mua thêm đủ loại giấy vàng bạc để chia ra cho mỗi phần nhiều hơn. Câu dặn này rất đúng vì mình thấy mỗi phần giấy vàng mã hơi ít
4. Ở Mỹ giấy vàng mã sơn bạc vàng hay những hình đầu người là các loại giấy vàng mã cúng rất thịnh hành, còn loại tiền đô la thì chỉ OK chứ không nhiều như bên Việt Nam
4. Nhà mình không có lệ mua giấy vàng mã áo vest hoặc mua đồ thời trang như iPhone khi viếng mộ. Mình hỏi má tại sao lại vậy thì má nói vì hồi xưa ông bà nói ở nhà muốn làm gì cũng được, nhưng ở nghĩa địa khi chết rồi thì ai cũng như ai, ông bà mình nằm đó vui vẻ với chòm xóm trong nghĩa trang rồi, vậy mà mình còn mua đủ thứ, đốt cho lớn chỉ riêng cho ông bà, như vậy lỡ những người nằm kế bên họ không con cháu viếng họ tủi thì sao ? Nên vì vậy, giấy vàng mã đốt ở nghĩa trang chỉ để tưởng nhớ ông bà chứ không để khoe mình giàu, vì vậy tới đời má rồi chắc đời mình cũng theo lệ vậy
5. Khi thắp nhang, thắp cho từng mộ nhà mình xong rồi thì phải thắp thêm ít nhất 20 cây nhang, cắm một cây cho mỗi mộ kế bên mộ nhà mình. Lệ này chắc ở Việt Nam cũng y hệt vì người mình ai cũng thương những người nằm gần khu mộ ông bà mình. Đôi khi mình thắp cả chục cây nhang nhưng thấy rất vui vì mỗi lần đi vô nghĩa trang viếng mộ, lại thấy như những ngươì nằm kế bên ông bà kêu mình lại xoa đầu, nên mình thích tới nghĩa trang là vậy
6. Các phần cúng năm nay mình sắp xếp như sau từ trái sang phải
a. Phần cúng cho bà con mỗi người một phần bên trái nhất
b. Một phần cúng cho những người chôn xung quanh mà không có ai cúng cho họ
c. Một phần cúng cho dòng họ Nguyễn Ngọc + họ Lê của nhà Lập Xuân
d. Một phần cúng cho ba của Ngà
e. Một phần cúng cho các cô hồn không ai lo, sống quanh nghĩa địa
f. Một phần cúng cho tiểu nhơn để họ không gây phiền hà cho bà con nghỉ tại đây hoặc giúp đỡ ông bà khi cần
Còn các loại giấy vàng mã bên dưới, mình chia ra làm bốn phần để cúng chung. Các loại giấy vàng mã này má có dặn mỗi loại có ý nghĩa gì, để mình viết lại sau này
7. Giấy vàng mã đem ra sắp xếp trước mộ Cô (tức chị của Ba) vì nghĩa trang không có đình Thổ Công chứ không có ý là Cô quan trọng trên nhất. Chỗ này thoáng mát, đốt giấy vàng mã cũng dễ
8. Đốt giấy vàng mã trong thùng chứ không đốt ở ngoài làm cháy cỏ và nhiều khi gió thổi bay đi đốt luôn cây cối thì không xong
9. Thường khi có gió, phải lấy đồ chặn giấy vàng mã lại cho khỏi bay. Má dặn đợi khi nhang thắp cho Cô gần hết là đốt giấy vàng mã được. Trong khi chờ đợi, thì mình đi cắm nhang cho các mộ khác
10. Ở Mỹ cúng không có gì đáng giá nên khỏi lo ai đó trộm cướp hay gì cả nếu mình xoay đi chỗ khác thắp nhang
11. Nhang thắp cho các mộ xung quanh không phân biệt người ta hay tây, v.v. Ai cũng đáng hưởng 1 cây nhang và cũng chả gia đình ai phàn nàn về điều này. Nhiều khi người da đen, da trắng nghe xong họ cảm ơn mình vì mình thắp 1 cây nhang cho người nhà của họ
12. Nhang cháy gần tàn thì đốt giấy vàng mã. Trước khi đốt, vái tứ phương rồi đốt từng phần, khấn tên rồi thêm phần giấy vàng mã mua thêm để đốt
13. Còn về khấn, thì phần bà con và những người nằm quanh, mình không khấn gì vì việc phù hộ chuyện làm ăn hay tương la cho riêng mình và gia đình. Chỉ khấn bà con nếu chưa thoát qua kiếp khác thì vui vẻ ở kế bên những người hàng xóm, khỏi lo vụ con cháu quên không đi thắp nhang cho mình. Rồi xoay mặt ra ngoài, khấn tứ phương cho những người nằm quanh bà con nhà mình đều mạnh khỏe, vui vẻ, đừng hiếp đáp nhau hay tỵ nạnh nhau. Còn khấn cô hồn, thì mời về lấy đồ và nếu được, đêm đêm về nhà mình để khi nào mình tụng kinh thì chịu khó ngồi nghe để từ từ hiểu rồi giải nghiệp . Phần khấn tiểu nhơn thì cảm ơn tiểu nhơn không làm khó ông bà, bà con và xin được đưa tặng đồ cho tiểu nhơn dùng. Phần gia đình Lập Xuân thì phù hộ cho Lập Xuân được êm ấm, gia đình nhà nội ngoại ai cũng mạnh khỏe. Phần Ngà thì vì Ngà là phận gái nên mình thay mặt Ngà cúng 1 phần cho ba Ngà và vái ông phù hộ cho gia đình Ngà. Những lời khấn này, mỗi năm mình có thể khấn thêm hay bớt cho mỗi phần, tùy theo cảm hứng, không dùng văn khấn hay bài bản vì khấn theo mình là do tâm mình mà khấn chứ không phải đi lên cơ quan hay đi xin việc mà phải cọp dê dùng chung cùng thiên hạ
14. Cúng xong, xá vài xá rồi ra chỗ xe đậu ngay gần mộ rửa tay chân, mặt mũi sạch sẽ. Thường mình đem them thùng đốt giấy vàng mã nên cũng bỏ luôn than giấy trong thùng rác kế bên. Nếu cần thì đi nhà vệ sinh trong khu nhà chính để rửa mặt. Còn nếu thích, thì đậu xe chỗ thoáng mát rồi lấy quyển sách ra đọc, còn sướng hơn đi thư viện vì gió mát và ít người qua lại, nên có thể ngủ luôn một giấc cũng đã.
Đó, lệ viếng mộ trước Tết của nhà mình bên Mỹ là vậy.
Cheers,
Brian

P.S: Ở các nghĩa trang Mỹ có nhiều người mình thời nay, họ lập ra những khu dành cho người mình gọi là các khu mộ Á Châu với những tên rất kêu như khu mộ Vĩnh Cửu chẳng hạn. Có hai loại khác nhau, một khu chỉ cho bia nằm nên từ xa bạn nhìn không thấy mộ bia, chỉ thấy đồi cỏ xanh rất thoáng. Một khu chỉ cho bia đứng tức như dạng ở Việt Nam, rất thịnh hành với người Việt mình. Nhưng cái đáng sợ là do bia đứng, nên khi làm, có gia đình chỉ có tấm bia chút xíu, mà kế bên lại có một tấm bia bự tổ chảng viết đủ trên đó. Nhìn thấy rất rõ sự phân chia giàu nghèo hoặc đẳng cấp. Nên nếu bạn hỏi mình, mình thích khu bia nằm vì nhìn thoáng và nếu có ai làm bia lớn hơn ai, cũng không hợm hĩnh như khu bia đứng vậy. Còn nếu bạn muốn làm bia đứng, thì làm giàu rồi mua luôn một khu cho gia đình rồi làm thật lớn, còn mà giữa khu bia đứng, lại thấy bia này nhỏ, bia kia thật to (mà không hẳn nhà họ đã là giàu mà có lẽ là show off) làm cho gia đình người đi thăm viếng tủi hổ. Do đó, bạn có mua đất mộ bia, nên để ý vụ này. Còn các khu để cốt thì khỏi lo vì ai cũng như ai nhưng phần lớn, người mình đều chôn ở 2 khu bia đứng và bia nằm trong khu mộ bia người Á Châu vậy. Nhưng khi mình cắm nhang, thì bia lớn hay bia nhỏ đều 1 cây vì theo mình, mất rồi ai cũng như ai, còn mà muốn lớn hơn người ta nữa, thì nên có tiền làm luôn 1 khu, đừng chỉ làm thêm như vậy vì rất tủi cho những gia đình khác
https://www.facebook.com/brian.wu.121772/posts/1791492301101724



.





---

(Đang cập nhật tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.