Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

25/08/2016

Làng Thanh Chiêm (Quảng Nam) với chữ quốc ngữ

Lần trước là về khu vực Bình Định (xem lại ở đây).

Lần này là về Thanh Chiêm.

Vị trí quan trọng của Đắc Lộ càng được chứng tỏ.

Người Hà Nội làng Đông Tác : chuyên gia tin học thời 1970s-1990s Nguyễn Chí Công


Về người con gái trong gia đình ông bà Lê Duẩn - Bảy Vân (bản xuất hiện trước ngày báo ra chính thức)

Báo chính thức phát hành ngày 25/8/2016 (xem quảng cáo của chính tòa soạn ở tư liệu số 2).

Nhưng trước đó khoảng một ngày, tức vào ngày 24/8/2016, đã có một bản word xuất hiện trên không gian mạng.

Sẽ xem bản chính thức in trên báo sau (sau khi có được tờ báo ra chính thức vào ngày hôm nay - 25/8).

Nhưng vẫn lưu bản word xuất hiện ngày 24/8, với những lỗi đánh máy rất dễ thấy, để ghi nhớ: gia đình ông bà Lê Duẩn - Bảy Vân hiện nay (gia đình lớn, chỉ cả các con và các cháu nội ngoại) cũng rất quan tâm đến dư luận mấy ngày qua về bản dịch hồi kí của Viện sĩ Maslov (có hai bản dịch tiếng Việt, ở đâyở đây).

Tư liệu tham chiếu quan trọng nhất, đến giờ này, vẫn là những tâm sự trực tuyến qua video của bà Bảy Vân nhiều năm về trước (ở đây, năm 2008). Ông Lê Kiên Thành, con trai bà, thì thường nói sau sự kiện.

24/08/2016

Thử tìm định nghĩa về Maki-no-udon (một món mì nhà quê ở Nhật Bản)

Khá lâu trước đây, đã cho chạy một video về đoạn đường quốc lộ chạy xuyên hai tỉnh ở phía Tây nước Nhật, là tỉnh Fukuoka và tỉnh Saga (xem lại ở đây). 

Trong video sẽ thấy hình ảnh của quán mì Maki-no-udon (đọc thành tiếng Việt là Mác-ki-nô-u-đông).

Món Maki-no-udon là gắn chặt với vùng đất tiếp giáp ấy, là sản phẩm của con người ở đó.

Bây giờ, cuối tháng 8 năm 2016, đang nhẩm tính sẽ nhất định ghé ngay quán Maki-no-udon sau khi xuống ga tàu điện ở gần đó. Người về quê, ai cũng thế cả. Mà lúc nào chả thế.

Nhất định là vậy. Đã hẹn với "đại gia" dưa chuột Tanaka như vậy rồi, vào hôm nay.

22/08/2016

Hội chứng HCV Olympic ở Trung Hoa đại lục (bài Lưu Hiểu Ba, bản lược dịch Phạm Thị Hoài)

Thỉnh thoảng xuất hiện bản dịch của Phạm Thị Hoài, từ tiếng Đức, một văn phẩm nào đó của Lưu Hiểu Ba. Dịch ở đây là trùng dịch (Lưu viết bằng tiếng Trung Quốc, rồi bản đó được dịch ra tiếng Đức để xuất bản ở Đức, và nữ văn sĩ dịch từ tiếng Đức ra tiếng Việt).

Lần trước là một bản dịch như vậy, trong sự cố gắng truyền tải tư tưởng của Lưu Hiểu Ba vào môi trường tiếng Việt, ở đây (năm 2013).

Bây giờ là một bản dịch mới, về hội chứng HCV ở Trung Hoa đại lục. Dĩ nhiên là từ nguyên văn đã viết trước đây nhiều năm, chứ không phải năm 2016.

Người con gái trong gia đình ông bà Lê Duẩn - Bảy Vân, một bản dịch khác

Bản dịch hôm trước đã đưa về blog này, được ghi là của dịch giả Phan Độc Lập (ở đây). Anh Phan cũng đã có tâm sự về công việc dịch thuật, ở đây.

Bây giờ, có thêm một bản dịch nữa xuất hiện trên không gian mạng, của Cao Kim Ánh.

Tôi vốn là học sinh tiếng Nga, nhưng đã không sử dụng nhiều năm, lại không có được thời gian cũng như quan tâm sâu, để có thể đối chiếu xem đâu là bản dịch tốt hơn. Nên trước hết, cứ tạm đưa cả bản của Cao Kim Ánh về đây.

20/08/2016

12 dòng tranh dân gian (tổng hợp 2016)

Lan man chuyện Vu Lan : trang Giác Ngộ phê bác Mai ở Tôn giáo

Bác Mai là nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Mai của Viện Nghiên cứu Tôn giáo. Trong ảnh, thì thấy: tựa như video quay ở trước cửa cơ quan. Hi hi, bác Mai nói kinh Phật hệt như kể chuyện Ngàn lẻ một đêm.

Liên quan đến Vu Lan, đợt trước đã đi các entry tham khảo ở đây, và ở đây (nói Kinh Vu Lan là không thật, tức ngụy kinh do người Trung Quốc làm ra), ở đây (nói Kinh Vu Lan là thật, tức chân kinh). 

19/08/2016

Súng đã nổ ở Tỉnh ủy Yên Bái : dư luận của dân chúng

Khác với thông tin chính thức của báo chính thống.

Được sưu tập chủ yếu qua mạng blog và Fb.

Đầu tiên là lời bàn của Triển hộ vệ, sau là lời nhắn gửi của cô Vũ Thị Hòa (theo Đông La). 

Chuyện du học ở Nga thời con gái cụ Lê Duẩn (dịch giả Phan Độc Lập)

Dịch giả Phan Độc Lập là người đã chuyển ngữ toàn văn hồi kí của giáo sư Maslov về người vợ Lê Vũ Anh (con gái cụ Lê Duẩn) từ tiếng Nga sang tiếng Việt (đã đăng trọn ở đây).

Tôi tạm đoán Phan ở vào thế hệ muộn hơn một chút cả về tuổi đời, cả về năm tới Liên Xô (cũ), so với bà Lê Vũ Anh (bà sinh khoảng năm 1950). Bà Lê Vũ Anh là ngang ngang với thế hệ của bà thân tôi. Bởi vậy, Phan có thể xem như thuộc thế hệ dì hay cậu của tôi.