Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn thiều-chửu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thiều-chửu. Hiển thị tất cả bài đăng

31/05/2024

Tính thời sự của "kinh nghiệm tôn giáo" qua chuỗi sự kiện hành giả Thích Minh Tuệ 2024 (số 2)

Đang cập nhật ở đây (mở entry 1 đó từ ngày 17/5/2024).

Nhưng entry đó đã khá đầy về dung lượng, khó bổ sung thêm, nên mở entry 2 ở đây. Mà cũng là để đánh dấu sự kiện ngày 30/5/2024 trong con đường hành khất của hành giả Thích Minh Tuệ - có một Việt kiều đi theo hành giả mà đáng tiếc đã tử vong tại Quảng Trị do bị sốc nhiệt.

20/11/2022

Phật giáo Việt Nam và Giáo hội Phật giáo Việt Nam 1934 (qua tự thuật của nhà sư Trí Hải)

Tự thuật được viết xong ngày 19 tháng 5 năm 1965. Lúc đó, nhà sư đã vừa 60 tuổi. Tự thuật đã được in thành sách.

Gần đây sách đó đã được lên mạng, như ở dưới.

05/03/2022

Chùa Linh Ứng ở phố Khâm Thiên

Trong liên đới với chùa Xiển Pháp (tức chùa Trại) - đại khái vốn ở khu vực sân vận động Hàng Đẫy hiện nay (xem nhanh ở đây), chúng tôi chú ý đến chùa Linh Ứng ở phố Khâm Thiên.

Chúng ta hãy tưởng tượng nhé: chỗ sân vận động Hàng Đẫy ngày nay vốn là khuôn viên một ngôi chùa lớn, gọi là "Xiển Pháp tự" hay "chùa Trại". Xa xưa, chỗ đó là một cái "Trại", rồi thành ra "chùa", nên thành "chùa Trại". Sau này, chùa thành ra "sân vận động". Hiện chỉ còn tấm bia đá cũ của chùa Trại nằm trong phòng ngủ của nhà dân trên phố Cát Linh (chúng tôi đã đến tận nơi, sờ tay vào tấm bia đá, xem ở đây). Đến phố Cát Linh, hỏi thăm "chùa Trại" thì người ta mới biết, còn hỏi "chùa Xiển Pháp" thì cư dân hầu như lắc đầu !

Còn chùa Linh Ứng, thì người dân kể rằng, chùa lớn này đã bị bom Mỹ phá hoại nặng năm 1972. Sau ngày thống nhất đất nước, chùa bị lấn chiếm nhiều. Đến gần đây, diện tích cũ đã được thu hồi, chùa được đại trùng tu.

02/05/2019

Cư sĩ học giả Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha (1902-1954) qua góc nhìn của một người cháu ruột

Thiều Chửu là tác giả của Hán Việt tự điển, gọi tắt là "tự điển Thiều Chửu".

Chúng tôi đọc sách của Thiều Chửu ở tuổi lên mười. Những trang giấy ố vàng in hồi đầu thế kỉ XX. Bài đầu tiên tôi đọc là đoạn là cụ viết về "nhân duyên". Cụ giảng "nhân" là gì và "duyên" là gì, rồi ghép lại "nhân duyên" là gì theo nghĩa nhà Phật. 

Thời ấy, thầy tôi thường kể chuyện về cụ trong không gian tĩnh lặng của ngôi nhà ở cạnh một dòng sông. Đôi khi chúng tôi xem các bút tích của cụ. Thầy là cháu gọi Thiều Chửu là chú ruột (cư sĩ Nguyễn Hữu Kha 1902 - 1954 là em ruột của nhà giáo Nguyễn Hữu Tảo 1900 - 1966; thầy tôi là con cụ Tảo).

22/03/2016

Tới thăm quê nhà của danh tăng Thích Thanh Hanh (tổ Vĩnh Nghiêm)

Đến quê ngài là hoàn toàn nhân duyên.

Ngài vốn là pháp chủ của Giáo hội Phật giáo Bắc Kì, trụ trì chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang).

Khi soạn hồ sơ mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm (hiện đã được công nhận là di sản kí ức khu vực châu Á - Thái Bình Dương), đoạn về sư Thích Thanh Hanh, tôi chủ yếu căn cứ theo tư liệu cũ của phía Bắc Giang, cộng với một số tìm tòi trước của mình trong liên hệ với Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha. 

Tạm xem nhanh về chùa Vĩnh Nghiêm và mộc bản Vĩnh Nghiêm, bài của tôi, ở đây (năm 2013).