Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

21/12/2024

Công dân mới của Đại Việt - tuyển thủ Nguyễn Xuân Son (Rafaelson, 1997, gốc Brazil)

Son có lẽ là lấy từ chữ "son" trong tên gốc Rafaelson.

Có Nguyễn Xuân Son, đội tuyển Việt Nam thay đổi toàn diện !

183 cm và 93 kg (số đo năm 2018, hồi Son còn ở Nhật Bản).

Có Rafaelson, tức Son, tự nhiên nhớ đến các chàng như Lopes và Santos. Cả Lopes và Santos đều là người gốc Brazil, đến Nhật Bản thi đấu cho các câu lạc bộ, rồi nhập quốc tịch Nhật Bản, lên đội tuyển quốc gia Nhật Bản.

1. Mình thích cả Lopes và Santos. Lopes thì da trắng, trông thư sinh. Còn Santos thì da đen và rất ngầu ! Có họ, đội tuyển Nhật Bản đã thay đổi toàn diện hồi cuối thập niên 1990 và đầu thời 2000. Thời ấy, mình đang ở Nhật Bản dài dài.

Santos tỏa sáng trong màu áo đội tuyển Nhật Bản dưới thời huấn luyện viên Philippe Troussier. Hồi ấy, mình hay trốn tiết học ở Fukudai để đi xem bóng đá (may là gần Fukudai có mấy cửa hàng bán tivi màn hình lớn, họ mở bóng đá ban ngày !). Xưa chưa có điện thoại thông minh !

Thú vị là, nhóm trốn đi xem bóng đá thì có một giáo sư đại học (lái xe chở bọn mình đến cửa hàng bán tivi), một lưu học sinh Việt Nam, và một lưu học sinh Lào !

2. Bây giờ, Son đã đến Việt Nam, đã trở thành tuyển thủ của đội tuyển Việt Nam.

Cậu ấy đã lấy vợ trước khi sang Nhật Bản thi đầu (hồi năm 2018).

3. Son đã từng thi đấu bóng đá ở Sendai (Nhật Bản). Lúc ấy, cậu đã lấy vợ, và tạm để vợ ở quê nhà mà sang Nhật chơi bóng. Cậu mong sẽ sớm đón vợ sang Nhật Bản.

Vân vân.

2018, tại Sendai

Tư liệu xứ Quảng : "Quảng Nam tỉnh tạp biên" - Bổ khuyết tư liệu về gia tộc và làng xã xứ Quảng

Bài của Trần Đình Hằng trên trang của Vin.

Vin và khoa học ở Việt Nam (cập nhật 2024)

Trên Giao Blog, về cùng chủ đề, có thể đọc lại ở đây (2019) hay ở đây.

Bây giờ là cập nhật tin tức đến tháng 12 năm 2024.

19/12/2024

Hải Thượng Lãn Ông - một số thông tin cập nhật (chỉnh lí về năm sinh: 1720 và 1724)

Gần đây, năm sinh của danh y Lê Hữu Trác mới được cải chính (mới từ năm 2018 thôi). Trước đó, năm sinh của cụ ghi là 1720.

Còn bây giờ, tựa như đang thống nhất ghi năm 1724.

17/12/2024

Lại bàn về quốc học : "Muốn có “thương hiệu quốc gia” phải có nền quốc học" (Lê Huy Hoàng, 2018)

Về quốc học, trên Giao Blog, có thể đọc lại ở đây (Phan Khôi năm 1931) hay ở đây (Phạm Quỳnh 1931).

Khoảng trước năm 2000, trong những lần nói chuyện dài dài trong lớp học văn tự Nôm Tày - Nùng, mở tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, cụ Cung Văn Lược (giảng viên chính của lớp) có nói nhiều lần: chúng ta nên có "Viện Quốc học và Văn tự phương Đông". Đại ý, cụ mường tượng, ngoài Hán Nôm của Kinh, thì còn Nôm Tày, Nôm Nùng, Nôm Dao, chữ Chăm, chữ Khơ Me, chữ khác ở Việt Nam. Cụ cũng đã mường tượng là so sánh nó với chữ Nữ Chân, chữ Nhật Bản, chữ Triều Tiên. Nên cụ mường tượng ra "văn tự phương Đông". Đại khái, trước cụ, về văn tự phương Đông, có cụ Nguyễn Tài Cần đã mường tượng và viết thành sách từ năm 1985 (sách trước năm 1986). Nhưng ý tưởng của cụ Cung Văn Lược thì vu khoát hơn, nghĩ đến cả chữ Chăm và chữ Khơ Me, rồi các loại chữ khác có mặt ở Việt Nam.

Tôi tham gia lớp học vì tôi lúc ấy đang đánh vật với chữ Nôm Nùng. Chữ Nôm Nùng gần gũi với Nôm Tày và Nôm Việt, nhưng vẫn có bản sắc riêng.

Tôi đã ghi lại ý của cụ Cung Văn Lược ngay lúc đó. Cụ còn tiếp tục nói ý tưởng này ở các không gian khác (ngoài lớp học) hồi đó.

Đại khái, lúc đó, cụ Chu Hữu Quang ở Trung Quốc cũng đã cùng ý nghĩ, cùng ý tưởng, và ra luôn được sách rồi. Cụ Chu Hữu Quang đã xếp Nôm Việt vào một loại văn tự trên bản đồ văn tự toàn thế giới của cụ.

Bài dưới đây đã công bố trên báo năm 2018, của tác giả Lê Huy Hoàng.

08/12/2024

Nhà văn Minh Chuyên - người sẵn sàng chết để bảo vệ lẽ phải và sự thật

Tin từ các nơi.

Nhà Búp và nhóm tác phẩm "Duyên 2", kỉ niệm 5 năm và ra sách (Hải Phòng, 8/12/2024)

Tóm tắt (tin tham khảo của báo chí):

"Năm 1976 - 1990, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thái Bình tổ chức lớp đào tạo, bồi dưỡng các em thiếu nhi có năng khiếu văn học nghệ thuật vào các tháng hè, các tác phẩm của học sinh lớp bồi dưỡng được đăng tải trong chuyên mục Búp trên cành thuộc Tạp chí Văn học Nghệ thuật tỉnh. Năm 2014, học viên của các lớp bồi dưỡng đã tập hợp, phát động nhiều cuộc sáng tác, tham gia các cuộc thi về văn học nghệ thuật."

"Tập thơ và văn xuôi "Duyên" tập 2 do Nhà xuất bản Hội Nhà văn phát hành. Tác phẩm bao gồm 219 bài viết, bao gồm 193 bài thơ, 26 bài văn xuôi thuộc nhiều chủ đề của 72 tác giả nguyên là học sinh lớp bồi dưỡng, trong số này, có 3 tác giả hiện là hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh. Đây là tác phẩm tiếp nối của tập thơ và văn xuôi "Duyên" tập 1 được ra mắt vào năm 2023."

04/12/2024

LONG PHI và LONG TẬP gắn với năm 1611 của vua Càn Thống ở Cao Bằng

Chuẩn bị viết từ rất lâu, bắt đầu từ thời kì du lãng Cao Bằng từ giữa thập niên 1990. Liên tục nhiều năm ở thập niên đó. Cao Bằng là miền quê hương nơi biên viễn.

Mãi đến 2015 mới cho công bố. Lúc bấy giờ, tôi ở Osaka (Nhật Bản) chỉnh lí lại bài đã viết từ năm 2013 và quyết định cho đăng trên NC & PT (một thời kì thật tuyệt của tờ tạp chí gắn với xứ Huế này).
Năm 2013 và 2015 nhắc đến Long Phi cùng Long Tập trong nghiên cứu của một số học giả nước ngoài, là tôi đang nhớ đến các bài viết đã công bố từ lâu của học giả khả kính Trần Kinh Hòa (một thời tôi đã tham gia vào công việc chỉnh lí tư liệu của ông tại Nhật Bản). Cũng là nhớ đến các bài viết của đàn anh Serizawa.

30/11/2024

Huyền Trân công chúa được phụng thờ ở núi Hổ Sơn huyện Thiên Bản (nay là Vụ Bản)

Ngày 30/11/2024, có một hội thảo khoa học được tổ chức ở Nam Định về Huyền Trân công chúa.

Tôi có trình bày một tham luận, có chiếu bản đồ 7 ngọn núi của huyện Thiên Bản ngày xưa (nay là Vụ Bản). Trong 7 ngọn núi đó, có núi Hổ, tức Hổ Sơn. Trước đây, trên núi Hổ có đền thờ bộ thần: vua Hùng - sơn thần - Huyền Trân công chúa. Lại có chùa thờ Phật, gọi là chùa Non hay "Nộn Sơn tự".

Tương truyền Huyền Trân công chúa đã tu hành ở núi Hổ sau khi bà trở về từ Chiêm Thành hồi thế kỉ 14.