Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

30/11/2024

Huyền Trân công chúa được phụng thờ ở núi Hổ Sơn huyện Thiên Bản (nay là Vụ Bản)

Ngày 30/11/2024, có một hội thảo khoa học được tổ chức ở Nam Định về Huyền Trân công chúa.

Tôi có trình bày một tham luận, có chiếu bản đồ 7 ngọn núi của huyện Thiên Bản ngày xưa (nay là Vụ Bản). Trong 7 ngọn núi đó, có núi Hổ, tức Hổ Sơn. Trước đây, trên núi Hổ có đền thờ bộ thần: vua Hùng - sơn thần - Huyền Trân công chúa. Lại có chùa thờ Phật, gọi là chùa Non hay "Nộn Sơn tự".

Tương truyền Huyền Trân công chúa đã tu hành ở núi Hổ sau khi bà trở về từ Chiêm Thành hồi thế kỉ 14.

Nay khu vực chùa Hồ Sơn đang được qui hoạch là một khu văn hóa tâm linh.

Núi Hổ Sơn nằm cạnh các ngọn núi danh tiếng của huyện Thiên Bản xưa (gồm 7 ngọn hay 9 ngọn núi, tùy theo cách gọi của từng tài liệu, nhưng cơ bản có 7 điểm có núi của Thiên Bản): núi Gôi, núi Lê Xá, núi Báng (núi Xuân Bảng, núi Kim Bảng), núi Tiên Hương (tức núi An Thái, cũng là núi Vân Cát xa xưa), núi Trang Nghiêm (núi Ngăm),...

Núi Trang Nghiêm thì chúng ta đã thấy xúc động khi đọc thơ Nguyễn Bính viết về trái núi ở quê hương ông, có đoạn (đọc toàn bài ở đây): 

"Dãy núi Trang Nghiêm đứng chống trời
Mười năm núi vẫn đợi chờ tôi
Sườn cao rêu phủ xanh đồn giặc
Tôi đã về đây, núi mỉm cười"

Dưới là tin tức các nơi về hội thảo.

Tháng 11 năm 2024,

Giao Blog






Toàn cảnh Hội thảo khoa học “Huyền Trân công chúa: cuộc đời và giai thoại”.


355fa62eae5914074d48.jpg



chua.png

Quang cảnh Hội thảo.

---



Nguồn: https://www.youtube.com/watch?v=7IGt1K-rwVg


..


20:53, 30/11/2024

Sáng 30/11, tại thành phố Nam Định, Viện Nghiên cứu tôn giáo (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Vụ Bản phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học “Huyền Trân Công chúa - Cuộc đời và giai thoại”.

Quang cảnh hội thảo.
Quang cảnh hội thảo.

Các đồng chí: Trần Văn Chung, nguyên Phó Bí Thư Trường trực Tỉnh uỷ, nguyên Chủ tịch HĐND tỉnh; Trần Minh Thắng, Uỷ viên Ban TVTU, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ tỉnh; Trần Lê Đoài, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo: Hội đồng Di sản văn hoá quốc gia; Bảo tàng Lịch sử quốc gia; Viện Sử học (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam); Viện Bảo tồn di tích (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch); Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Giáo hội Phật giáo tỉnh, UBND huyện Vụ Bản cùng nhiều nhà nghiên cứu, chuyên gia lịch sử, khảo cổ, văn hoá, tín ngưỡng, tôn giáo trên cả nước tham dự.

Đồng chí Trần Lê Đoài, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu chào mừng hội thảo.
Đồng chí Trần Lê Đoài, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu chào mừng hội thảo.

Phát biểu chào mừng hội thảo, đồng chí Trần Lê Đoài, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định: “Nam Định là nơi hội tụ, lưu giữ và lan toả nhiều giá trị văn hoá truyền thống của người Việt; là vùng đất khởi nghiệp, phát tích của Vương triều Trần. Trong số các nhân vật lịch sử thời Trần có Công chúa Huyền Trân, con gái của Thượng hoàng Trần Nhân Tông, em gái của Vua Trần Anh Tông. Hội thảo khoa học “Huyền Trân Công chúa - Cuộc đời và giai thoại” là sự kiện quan trọng để bổ sung thêm những nguồn tư liệu quý góp phần làm rõ hơn về cuộc đời và những đóng góp của Công chúa Huyền Trân với đất nước và Phật giáo Việt Nam; về mối quan hệ giữa hai nước láng giềng Đại Việt và Chăm-pa trong lịch sử; đồng thời làm rõ những giai thoại liên quan đến Công chúa Huyền Trân để người dân có nhận thức đầy đủ, khách quan và khoa học về cuộc đời của bà”.

Hội thảo gồm 2 phiên: Phiên thứ nhất - “Cuộc đời và những đóng góp của Huyền Trân Công chúa”; Phiên thứ hai - “Chùa Hổ Sơn và việc thờ phụng Huyền Trân Công chúa”. Huyền Trân công chúa (1287-1340) là con gái Phật hoàng Trần Nhân Tông và Khâm Từ Bảo Thánh Hoàng thái hậu; em gái vua Trần Anh Tông. Năm 1306, khi vừa tròn 19 tuổi, vâng lời vua cha, Huyền Trân đã sang Champa kết hôn với vua lúc đó là Chế Mân và được phong làm hoàng hậu Paramesvari. Tuy nhiên sau khi kết hôn chỉ một năm, vua Chế Mân đột ngột qua đời. Huyền Trân được trở về Đại Việt. Bà đã xuất gia thọ Bồ Tát giới với thiền sư Bảo Phác tại núi Trâu Sơn (Bắc Ninh ngày nay) với pháp danh Hương Tràng. Sau đó, công chúa Huyền Trân về tu hành tại chùa Hổ Sơn, xã Liên Minh (Vụ Bản) cho đến khi qua đời. Tại hội thảo, các tham luận của các nhà nghiên cứu, chuyên gia lịch sử, văn hoá, tôn giáo đã tập trung phân tích những vấn đề về bối cảnh chính trị, xã hội, Phật giáo thời Trần, mối quan hệ bang giao của nước Đại Việt với các nước láng giềng, nhất là các cuộc chiến đấu chống lại quân xâm lược phương Bắc; làm rõ những dấu mốc trong cuộc đời Công chúa Huyền Trân, khẳng định những đóng góp to lớn của Công chúa Huyền Trân thể hiện phẩm chất truyền thống “trung, hiếu, nghĩa” vẹn toàn, một “sứ giả hoà bình”, giúp đất nước Đại Việt mở mang bờ cõi... Một số bài viết đã đề cập đến sức toả giá trị văn hoá tâm linh trong tâm thức của người dân các địa phương với các cơ sở thờ tự Huyền Trân Công chúa trong cả nước; đặc biệt là quần thể di tích lịch sử - văn hóa Chùa Hổ Sơn, nơi Huyền Trân Công chúa tu hành và lan toả tinh thần, giá trị Phật giáo Trúc Lâm trong đời sống xã hội.

Hội thảo “Huyền Trân Công chúa - Cuộc đời và giai thoại” đã cung cấp cơ sở luận cứ khoa học, chính xác phục vụ công tác nghiên cứu, sưu tầm, khảo cứu, bổ sung các nguồn tư liệu để làm rõ hơn về cuộc đời, nhân cách cao đẹp và những đóng góp của Huyền Trân Công chúa với dân tộc và đạo pháp, từ đó thực hiện các hoạt động tôn vinh Công chúa Huyền Trân một cách xứng đáng. Đồng thời, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước về văn hoá, di sản, các cấp chính quyền trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị di sản, di tích thờ phụng Huyền Trân Công chúa trong đời sống văn hoá tín ngưỡng, tâm linh hiện nay.

PGS. TS Chu Văn Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu tôn giáo (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) phát biểu đề dẫn hội thảo:

“Những đóng góp của Huyền Trân Công chúa đối với dân tộc là vô cùng to lớn. Bà đã dâng hiến tuổi thanh xuân tươi đẹp của mình vì mục tiêu cao cả: tăng cường, củng cố mối quan hệ Đại Việt với Champa, củng cố hoà bình biên giới phía Nam của Tổ quốc; qua đó tăng cường sức mạnh, nội lực quốc gia, sẵn sàng ứng phó đối với âm mưu xâm lược của phương Bắc. Sau khi trở về Đại Việt, Huyền Trân Công chúa đã tu hành, trở thành một ni sư giúp đỡ, giáo hoá nhân dân, dạy nghề, cấp ruộng cho dân nghèo, dựng chùa, lan toả tinh thần, giá trị Phật giáo trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, những truyền thuyết dân gian, câu chuyện dã sử, đặc biệt là mấy dòng ghi chép trong “Đại Việt sử ký toàn thư” không có minh chứng đã phủ một lớp sương mờ lên cuộc đời bà, khiến cho hậu thế tốn rất nhiều giấy mực bởi những nghi hoặc, suy luận, suy diễn không có cơ sở. Thậm chí, có những tác phẩm đã phóng tác Huyền Trân Công chúa và Trần Khắc Chung (người được Vua Trần Anh Tông sai sang Champa đón công chúa về nước) sau khi về nước đã nên duyên vợ chồng. Chính những suy diễn, phóng tác, thêu dệt đã che mờ những đóng góp to lớn của Huyền Trân Công chúa đối với đất nước và dân tộc, khiến cho nhân cách cao đẹp của bà bị ảnh hưởng. Có thể nói, cho đến nay chúng ta vẫn nợ lịch sử một lời giải đáp thoả đáng về những nghi vấn nêu trên và đó chính là lý do để Hội thảo khoa học “Huyền Trân Công chúa - Cuộc đời và giai thoại” diễn ra…”
PGS. TS Chu Văn Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu tôn giáo (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) phát biểu đề dẫn hội thảo: “Những đóng góp của Huyền Trân Công chúa đối với dân tộc là vô cùng to lớn. Bà đã dâng hiến tuổi thanh xuân tươi đẹp của mình vì mục tiêu cao cả: tăng cường, củng cố mối quan hệ Đại Việt với Champa, củng cố hoà bình biên giới phía Nam của Tổ quốc; qua đó tăng cường sức mạnh, nội lực quốc gia, sẵn sàng ứng phó đối với âm mưu xâm lược của phương Bắc. Sau khi trở về Đại Việt, Huyền Trân Công chúa đã tu hành, trở thành một ni sư giúp đỡ, giáo hoá nhân dân, dạy nghề, cấp ruộng cho dân nghèo, dựng chùa, lan toả tinh thần, giá trị Phật giáo trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, những truyền thuyết dân gian, câu chuyện dã sử, đặc biệt là mấy dòng ghi chép trong “Đại Việt sử ký toàn thư” không có minh chứng đã phủ một lớp sương mờ lên cuộc đời bà, khiến cho hậu thế tốn rất nhiều giấy mực bởi những nghi hoặc, suy luận, suy diễn không có cơ sở. Thậm chí, có những tác phẩm đã phóng tác Huyền Trân Công chúa và Trần Khắc Chung (người được Vua Trần Anh Tông sai sang Champa đón công chúa về nước) sau khi về nước đã nên duyên vợ chồng. Chính những suy diễn, phóng tác, thêu dệt đã che mờ những đóng góp to lớn của Huyền Trân Công chúa đối với đất nước và dân tộc, khiến cho nhân cách cao đẹp của bà bị ảnh hưởng. Có thể nói, cho đến nay chúng ta vẫn nợ lịch sử một lời giải đáp thoả đáng về những nghi vấn nêu trên và đó chính là lý do để Hội thảo khoa học “Huyền Trân Công chúa - Cuộc đời và giai thoại” diễn ra…”
GS.TS Nguyễn Văn Kim, Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia phát biểu tham luận “Quan hệ Đại Việt - Đông Á thế kỷ XIII-XIV và cuộc hôn nhân Huyền Trân - Chế Mân” tại hội thảo:

“Sau khi giành được quyền lực chính trị, với tầm nhìn của một triều đại lớn, giàu bản lĩnh, Vương triều Trần (1225-1400) trên con đường phát triển đã không ngừng củng cố, quyết tâm bảo vệ nền độc lập dân tộc, tự khẳng định vị thế trong quan hệ với các quốc gia trong khu vực. Mối quan hệ giữa Thăng Long - Đại Việt với các quốc gia Đông Á luôn mang tính đa diện, đa chiều. Theo đó, chính quyền Thăng Long vừa có sự chia sẻ, giúp đỡ, vừa có sự đấu tranh với các thế lực trong khu vực. Trong ứng đối với môi trường chính trị Đông Nam Á, Vương triều Trần luôn có được nguồn thông tin phong phú, nắm bắt, phân tích khá chính xác những toan tính chính trị cũng như sự mạnh, yếu của từng quốc gia. Cuộc hôn nhân Việt - Chăm đã không diễn ra vội vàng. Vốn là một người giàu kinh nghiệm chính trị, uyên thâm, thận trọng nên việc hứa gả công chúa Huyền Trân không thể coi là quyết định đường đột, biểu hiện cảm xúc nhất thời hay sự “trót hứa” của Phật hoàng Trần Nhân Tông với Vua Chế Mân như các sử gia thời Lê quan niệm. Từ khi Phật hoàng Trần Nhân Tông hứa gả đến lúc sứ bộ Chiêm Thành chính thức sang đón dâu là 5 năm (1301-1306). Trong thời gian đó, cả hai bên đều có thể đưa ra nhiều nguyên nhân hay nguyên cớ để rút lời hẹn ước. Do vậy, trong cuộc hôn nhân, cả hai bên hẳn đều có sự tính toán chiến lược kỹ càng. Cùng với các sính lễ giá trị, chính quyền Chiêm Thành đã chủ động và tự nguyện đề nghị dâng hai châu Ô, Lý làm lễ vật dẫn cưới. Năm 1307, nhà Trần đổi thành châu Thuận, châu Hoá đến cuối thời Trần lập thành lộ (trấn) Thuận Hoá. Như vậy, có thể coi “Đất Thuận Hoá ra đời trong sự hội nhập vào lãnh thổ Đại Việt không phải bằng sự lấn chiếm hay xâm lược mà là sản phẩm của quan hệ đồng minh, của sự hoà hiếu và của một cuộc hôn nhân mang ý nghĩa lịch sử”.
GS.TS Nguyễn Văn Kim, Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia phát biểu tham luận “Quan hệ Đại Việt - Đông Á thế kỷ XIII-XIV và cuộc hôn nhân Huyền Trân - Chế Mân” tại hội thảo: “Sau khi giành được quyền lực chính trị, với tầm nhìn của một triều đại lớn, giàu bản lĩnh, Vương triều Trần (1225-1400) trên con đường phát triển đã không ngừng củng cố, quyết tâm bảo vệ nền độc lập dân tộc, tự khẳng định vị thế trong quan hệ với các quốc gia trong khu vực. Mối quan hệ giữa Thăng Long - Đại Việt với các quốc gia Đông Á luôn mang tính đa diện, đa chiều. Theo đó, chính quyền Thăng Long vừa có sự chia sẻ, giúp đỡ, vừa có sự đấu tranh với các thế lực trong khu vực. Trong ứng đối với môi trường chính trị Đông Nam Á, Vương triều Trần luôn có được nguồn thông tin phong phú, nắm bắt, phân tích khá chính xác những toan tính chính trị cũng như sự mạnh, yếu của từng quốc gia. Cuộc hôn nhân Việt - Chăm đã không diễn ra vội vàng. Vốn là một người giàu kinh nghiệm chính trị, uyên thâm, thận trọng nên việc hứa gả công chúa Huyền Trân không thể coi là quyết định đường đột, biểu hiện cảm xúc nhất thời hay sự “trót hứa” của Phật hoàng Trần Nhân Tông với Vua Chế Mân như các sử gia thời Lê quan niệm. Từ khi Phật hoàng Trần Nhân Tông hứa gả đến lúc sứ bộ Chiêm Thành chính thức sang đón dâu là 5 năm (1301-1306). Trong thời gian đó, cả hai bên đều có thể đưa ra nhiều nguyên nhân hay nguyên cớ để rút lời hẹn ước. Do vậy, trong cuộc hôn nhân, cả hai bên hẳn đều có sự tính toán chiến lược kỹ càng. Cùng với các sính lễ giá trị, chính quyền Chiêm Thành đã chủ động và tự nguyện đề nghị dâng hai châu Ô, Lý làm lễ vật dẫn cưới. Năm 1307, nhà Trần đổi thành châu Thuận, châu Hoá đến cuối thời Trần lập thành lộ (trấn) Thuận Hoá. Như vậy, có thể coi “Đất Thuận Hoá ra đời trong sự hội nhập vào lãnh thổ Đại Việt không phải bằng sự lấn chiếm hay xâm lược mà là sản phẩm của quan hệ đồng minh, của sự hoà hiếu và của một cuộc hôn nhân mang ý nghĩa lịch sử”.
Đại đức Thích Nhẫn Trực, Trụ trì Chùa Hổ Sơn, xã Liên Minh (Vụ Bản) tham luận “Huyền Trân Công chúa - Ni sư Hương Tràng và Chìa Hổ Sơn”:

Có thể nói, cho đến trước hội thảo này diễn ra chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ về Huyền Trân Công chúa, nhất là giai đoạn Công chúa xuất gia với pháp danh Hương Tràng và nơi công chúa xuất gia, tu tập, viên tịch. Đến nay cũng chưa có thống kê đầy đủ những nơi thờ Huyền Trân Công chúa. Song có thể khẳng định, Huyền Trần Công chúa đã được nhân dân tôn thờ, và được nhà nước phong kiến ban sắc phong. Chùa Hổ Sơn là di tích ghi dấu nhiều sự kiện quan trọng. Năm 1311, sau khi học Phật pháp với Thiền sư Bảo Phác ở Trâu Sơn thì Ni sư Hương Tràng về núi Hổ, xã Liên Minh (Vụ Bản) lập am thờ Phật cho đến khi viên tịch năm 1340. Trên núi có đền, ban đầu thờ Vua Hùng và Sơn thần, sau thờ Huyền Trân Công chúa. Cuốn “Đại Nam nhất thống chí” có chép: “Chùa Nộn Sơn ở xã Hổ Sơn, huyện Thiên Bản. Triều Trần gả Huyền Trân Công chúa cho Vua nước Champa. Sau công chúa lại trở về nước trụ trì ở đây, nhân đấy, dân sở tại phụng thờ”. Như vậy, núi Hổ Sơn là nơi Ni sư Hương Tràng về tu tập và dần dần phát triển thành ngôi chùa. Để ghi nhớ công ơn của Ni sư Hương Tràng, nhân dân địa phương tổ chức lễ hội Chùa Hổ Sơn từ mồng 9 đến ngày 14/4 âm lịch hàng năm. Đây là lễ hội chùa có quy mô lớn trong vùng. Theo người dân địa phương, lễ rước kiệu Huyền Trân Công chúa về đình làng tượng trưng cho việc Công chúa hoằng hóa, ban phước cho người dân ở nơi đây; đồng thời cũng tượng trưng cho việc Ni sư Hương Tràng đến các thôn, ấp trong vùng giúp đỡ người dân, bốc thuốc cứu người, dạy dân thực hành thập thiện, phát triển Phật giáo… Hiện nay, Chùa Hổ Sơn còn lưu giữ được nhiều di vật có giá trị lịch sử, văn hóa và tôn giáo. Tiêu biểu là 27 tượng thờ, trong đó có tượng nhị vị công chúa, 4 đạo sắc phong và một số di vật có giá trị khác. Hiện nay, Chùa Hổ Sơn đã được hưng công xây dựng theo dự án quy hoạch, thiết kế đã được UBND tỉnh Nam Định phê duyệt với quy mô lớn, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của nhân dân”.
Đại đức Thích Nhẫn Trực, Trụ trì Chùa Hổ Sơn, xã Liên Minh (Vụ Bản) tham luận “Huyền Trân Công chúa - Ni sư Hương Tràng và Chìa Hổ Sơn”: Có thể nói, cho đến trước hội thảo này diễn ra chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ về Huyền Trân Công chúa, nhất là giai đoạn Công chúa xuất gia với pháp danh Hương Tràng và nơi công chúa xuất gia, tu tập, viên tịch. Đến nay cũng chưa có thống kê đầy đủ những nơi thờ Huyền Trân Công chúa. Song có thể khẳng định, Huyền Trần Công chúa đã được nhân dân tôn thờ, và được nhà nước phong kiến ban sắc phong. Chùa Hổ Sơn là di tích ghi dấu nhiều sự kiện quan trọng. Năm 1311, sau khi học Phật pháp với Thiền sư Bảo Phác ở Trâu Sơn thì Ni sư Hương Tràng về núi Hổ, xã Liên Minh (Vụ Bản) lập am thờ Phật cho đến khi viên tịch năm 1340. Trên núi có đền, ban đầu thờ Vua Hùng và Sơn thần, sau thờ Huyền Trân Công chúa. Cuốn “Đại Nam nhất thống chí” có chép: “Chùa Nộn Sơn ở xã Hổ Sơn, huyện Thiên Bản. Triều Trần gả Huyền Trân Công chúa cho Vua nước Champa. Sau công chúa lại trở về nước trụ trì ở đây, nhân đấy, dân sở tại phụng thờ”. Như vậy, núi Hổ Sơn là nơi Ni sư Hương Tràng về tu tập và dần dần phát triển thành ngôi chùa. Để ghi nhớ công ơn của Ni sư Hương Tràng, nhân dân địa phương tổ chức lễ hội Chùa Hổ Sơn từ mồng 9 đến ngày 14/4 âm lịch hàng năm. Đây là lễ hội chùa có quy mô lớn trong vùng. Theo người dân địa phương, lễ rước kiệu Huyền Trân Công chúa về đình làng tượng trưng cho việc Công chúa hoằng hóa, ban phước cho người dân ở nơi đây; đồng thời cũng tượng trưng cho việc Ni sư Hương Tràng đến các thôn, ấp trong vùng giúp đỡ người dân, bốc thuốc cứu người, dạy dân thực hành thập thiện, phát triển Phật giáo… Hiện nay, Chùa Hổ Sơn còn lưu giữ được nhiều di vật có giá trị lịch sử, văn hóa và tôn giáo. Tiêu biểu là 27 tượng thờ, trong đó có tượng nhị vị công chúa, 4 đạo sắc phong và một số di vật có giá trị khác. Hiện nay, Chùa Hổ Sơn đã được hưng công xây dựng theo dự án quy hoạch, thiết kế đã được UBND tỉnh Nam Định phê duyệt với quy mô lớn, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của nhân dân”.

Tin, ảnh: Khánh Dũng


https://baonamdinh.vn/van-hoa-nghe-thuat/202411/hoi-thao-khoa-hoc-huyen-tran-cong-chua-cuoc-doi-va-giai-thoai-2071f83/?fbclid=IwY2xjawG4SRFleHRuA2FlbQIxMAABHX9xhtbR2oj7YH-sBKUyuAGkL3w1zcL0ejVL3w9x2uSYELzvAdgS1cYIdg_aem_IitHsFON4VJ_E5GWFykKWA


..

Thứ Bảy, 30/11/2024, 15:02

Những đóng góp của công chúa Huyền Trân với dân tộc và Phật giáo Việt Nam cùng nhiều giai thoại và cả những điểm mờ gây tranh cãi về bà đã tiếp tục được làm sáng rõ hơn tại Hội thảo khoa học “Công chúa Huyền Trân: Cuộc đời và giai thoại”.

Hội thảo do Viện Nghiên cứu Tôn giáo thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp với Sở văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định, UBND huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định tổ chức vào ngày 30/11 tại Nam Định, có sự tham gia của đông đảo nhà nghiên cứu, chuyên gia lịch sử, khảo cổ, văn hoá, tôn giáo, trường đại học, nhà quản lý.

Phát biểu tại Hội thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định Trần Lê Đoài cho biết, Nam Định là nơi hội tụ, lưu giữ và lan toả nhiều giá trị văn hoá truyền thống của người Việt Nam. Đây cũng là vùng đất phát tích của vương triều Trần – một trong những triều đại từng phát triển thịnh trị trong tiến trình lịch sử của dân tộc ta. Những bậc quân vương, văn thần, võ tướng tài ba thời Trần mãi lưu danh trong lịch sử nước nhà và được nhân dân tôn thờ tại nhiều di tích. Trong số đó không thể không đề cập đến công chúa Huyền Trân.

Làm rõ hơn những đóng góp của công chúa Huyền Trân  -0
Hội thảo khoa học "Công chúa Huyền Trân: Cuộc đời và giai thoại".

Hội thảo lần này là sự kiện quan trọng để bổ sung thêm những nguồn tư liệu quý góp phần làm rõ hơn về cuộc đời và những đóng góp của bà đối với dân tộc ta và Phật giáo Việt Nam; về mối quan hệ bang giao giữa Đại Việt và Champa trong lịch sử; đồng thời làm rõ hơn những giai thoại về công chúa Huyền Trân để có nhận thức đầy đủ, khách quan, khoa học về bà.

Thông tin từ Ban tổ chức Hội thảo, công chúa Huyền Trân là con gái Thượng hoàng Trần Nhân Tông, em gái vua Trần Anh Tông. Năm 1301, Phật hoàng Trần Nhân Tông đến thăm vương quốc Champa, hứa gả công chúa Huyền Trân cho vua Chế Mân của Champa. Năm 1305, vua Chế Mân sai Chế Bồ Đài và phái đoàn mang vàng, bạc… và vùng đất 2 châu Ô, Lý làm sính lễ cầu hôn. Năm 1306, hôn lễ giữa công chúa Huyền Trân và Chế Mân được cử hành long trọng. Công chúa Huyền Trân về làm dâu Champa, được vua Chế Mân sủng ái, phong làm hoàng hậu. Năm 1307, vua Chế Mân đột ngột qua đời. Triều đình Champa sai người sang Đại Việt báo tin. Vua Trần Anh Tông sai Trần Khắc Chung sang viếng và tìm cách đưa công chúa Huyền Trân về Đại Việt.

Làm rõ hơn những đóng góp của công chúa Huyền Trân  -0
Hội thảo có sự tham gia của đông đảo các nhà nghiên cứu văn hoá, lịch sử, tôn giáo.

Trở về Thăng Long, công chúa Huyền Trân xuất gia theo di mệnh của Phật hoàng Trần Nhân Tông, lấy pháp danh là Hương Tràng. Năm 1311, ni sư Hương Tràng cùng với thị nữ lập am tranh dưới chân núi Hổ tu hành. Sau đó, am tranh thành chùa Hổ Sơn (Quảng Nghiêm Tự), nay là di tích chùa Hổ Sơn, xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Năm 1340, ni sư Hương Tràng viên tịch tại đây. Sau đó, nhân dân đã tôn bà làm Thần Mẫu, lập đền thờ cạnh chùa Hổ Sơn. Ngoài ra, ở nhiều địa phương cũng đã lập đền thờ để tưởng nhớ công ơn của bà. Nhà Nguyễn cũng sắc phong cho công chúa Huyền Trân là “Trai Tĩnh trung đẳng thần”. Tuy nhiên, những ghi chép trong chính sử về bà vẫn rất ít ỏi.  

Tại Hội thảo “Công chúa Huyền Trân: Cuộc đời và giai thoại”, thông qua các nguồn tư liệu sử học, khảo cổ học, tư liệu Hán Nôm; thần tích, thần sắc, truyền thuyết, cơ sở thờ tự liên quan đến công chúa Huyền Trân, các đại biểu đã làm rõ hơn về bà ở Đại Việt và Champa; những nơi mang dấu ấn của bà và gắn kết những nơi này; vị trí, vai trò của công chúa Huyền Trân với dân tộc, nhất là làm rõ mục đích, ý nghĩa của cuộc hôn nhân giữa công chúa Huyền Trân với vua Chế Mân. Nhiều tham luận đã làm rõ quá trình xuất gia tu hành của công chúa Huyền Trân, những cơ sở thờ tự thờ phụng bà hiện nay.

Làm rõ hơn những đóng góp của công chúa Huyền Trân  -0
Các đại biểu dâng hương tại chùa Hổ Sơn, nơi thờ công chúa Huyền Trân.

Tổng kết Hội thảo, PGS.TS Chu Văn Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo cho biết, Hội thảo với 53 tham luận khá phong phú, đề cập đến nhiều chủ đề, qua đó làm rõ thêm cuộc đời, đóng góp của công chúa Huyền Trân đối với dân tộc và đạo pháp. Hội thảo góp phần làm rõ hơn hành trình công chúa Huyền Trân rời Đại Việt đến Champa và hành trình trở về, làm rõ công trạng của bà sau khi trở về Đại Việt, đặc biệt là những hoạt động giúp đỡ nhân dân, cấp ruộng, dựng chùa, giáo hoá nhân dân trên mảng đất Vụ Bản và nhiều địa phương khác. Nhiều tham luận làm rõ những điểm còn chưa rõ trong cuộc đời công chúa Huyền Trân, khẳng định nhân cách cao đẹp của bà, góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc bảo tồn, phát huy di sản văn hoá liên quan đến Huyền Trân công chúa, đến các di tích thờ phụng bà ở Việt Nam hiện nay, đặc biệt là di tích chùa Hổ Sơn trong thời gian tới.

Ngay trước Hội thảo, Ban tổ chức cũng đã đến dâng hương tại đền thờ công chúa Huyền Trân, chùa Hổ Sơn và dâng hương trước tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông nhân dịp kỷ niệm 716 năm ngày Phật hoàng viên tịch.

https://cand.com.vn/Chuyen-dong-van-hoa/lam-ro-hon-nhung-dong-gop-cua-cong-chua-huyen-tran--i751925/


..


Hội thảo khoa học “Huyền Trân công chúa: cuộc đời và giai thoại”
NDO - Ngày 30/11, tại thành phố Nam Định, Viện Nghiên cứu Tôn giáo (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) phối hợp Sở văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định, Ủy ban nhân dân huyện Vụ Bản tổ chức Hội thảo khoa học “Huyền Trân công chúa: cuộc đời và giai thoại” với sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, chuyên gia văn hoá, lịch sử.

Toàn cảnh Hội thảo khoa học “Huyền Trân công chúa: cuộc đời và giai thoại”.
Toàn cảnh Hội thảo khoa học “Huyền Trân công chúa: cuộc đời và giai thoại”.

Đề dẫn Hội thảo, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Chu Văn Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo đã điểm lại những dấu mốc trong cuộc đời của Huyền Trân công chúa (1287-1340) cùng những đóng góp của bà. Huyền Trân công chúa là con gái Phật hoàng Trần Nhân Tông và Khâm Từ Bảo Thánh Hoàng thái hậu, cũng là em gái vua Trần Anh Tông. Năm 1306, khi vừa tròn 19 tuổi, vâng lời vua cha, vì lợi ích của dân tộc, Huyền Trân đã lên đường kết hôn với vua Champa lúc đó là Chế Mân và được phong làm hoàng hậu Paramesvari.

Nhưng chỉ một năm sau, vua Chế Mân đột ngột qua đời, Huyền Trân lại trở về Đại Việt, xuất gia thọ Bồ Tát giới với thiền sư Bảo Phác tại núi Trâu Sơn (Bắc Ninh ngày nay) với pháp danh Hương Tràng. Sau đó, công chúa Huyền Trân về tu hành tại chùa Hổ Sơn (xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định ngày nay) cho đến khi qua đời.

Hội thảo khoa học “Huyền Trân công chúa: cuộc đời và giai thoại” ảnh 1

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Chu Văn Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu tôn giáo phát biểu đề dẫn Hội thảo.

“Có thể nói, những đóng góp của Huyền Trân đối với dân tộc là vô cùng to lớn. Bà đã dâng hiến tuổi thanh xuân tươi đẹp của mình vì mục tiêu cao cả: tăng cường, củng cố mối quan hệ với Champa, củng cố hoà bình biên giới phía Nam của tổ quốc, nhằm ngăn ngừa xung đột, chiến tranh, cũng có nghĩa là ngăn ngừa cảnh chết chóc tang thương khiến cho người dân, binh lính cực khổ..., qua đó tăng cường sức mạnh, nội lực quốc gia, nhằm sẵn sàng ứng phó đối với âm mưu xâm lược của phương Bắc. Sau khi trở về Đại Việt, trở thành một ni sư, Huyền Trân công chúa đã tinh tấn tu hành, thực hành thập thiện, giúp đỡ, giáo hoá nhân dân, dạy nghề, cấp ruộng cho dân nghèo, dựng chùa, lan tỏa tinh thần, giá trị Phật giáo trong đời sống xã hội”, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Chu Văn Tuấn khẳng định.

Ghi nhớ công lao to lớn của bà, triều đình nhà Nguyễn đã sắc phong bà là “Trai Tĩnh Trung đẳng thần”. Việc thờ phụng Huyền Trân vẫn được nhân dân nhiều nơi duy trì từ xưa cho đến tận ngày hôm nay.

Tuy nhiên, những ghi chép trong chính sử về bà khá ít, lại có một số điểm chưa tỏ tường, nên câu chuyện về cuộc đời, những sự kiện liên quan đến Huyền Trân công chúa được thêu dệt, nhất là trong thời gian từ Champa trở về Đại Việt, làm ảnh hưởng đến nhân cách, cuộc đời và làm mờ đi những đóng góp của Huyền Trân công chúa với quốc gia, dân tộc và với Phật giáo Việt Nam.

Vì thế, việc nghiên cứu làm rõ hơn cuộc đời, đóng góp của Huyền Trân công chúa với đất nước, Phật giáo là vô cùng cần thiết, có ý nghĩa quan trọng trong việc mang đến một nhận thức đầy đủ, đúng đắn về cuộc đời, đóng góp của một nhân vật lịch sử.

Hội thảo khoa học “Huyền Trân công chúa: cuộc đời và giai thoại” ảnh 2

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định Trần Lê Đoài phát biểu chào mừng Hội thảo.

Phát biểu chào mừng tại Hội thảo, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định Trần Lê Đoài cũng khẳng định: Hội thảo khoa học “Huyền Trân công chúa: cuộc đời và giai thoại” là sự kiện quan trọng để bổ sung thêm những nguồn tư liệu quý góp phần làm rõ hơn về cuộc đời và những đóng góp của công chúa Huyền Trân với dân tộc ta và Phật giáo Việt Nam; về mối quan hệ giữa nước Đại Việt và nước Champa trong lịch sử; đồng thời làm rõ những giai thoại về Công chúa Huyền Trân để có nhận thức đầy đủ, khách quan và khoa học về cuộc đời của bà.

Với hơn 50 tham luận của các chuyên gia, nhà khoa học, Hội thảo đã tập trung làm rõ ba chủ đề: Một là “Cuộc đời Huyền Trân công chúa: lịch sử và những giai thoại”, làm rõ những dấu mốc cuộc đời của Huyền Trân công chúa ở Đại Việt và Champa, những nơi mang dấu ấn của bà; Hai là “Vị trí, vai trò của Công chúa Huyền Trân với dân tộc và tôn giáo”, làm sáng tỏ mục đích ý nghĩa của cuộc hôn nhân giữa Huyền Trân công chúa với vua Chế Mân, quá trình bà xuất gia tu hành; Ba là “Chùa Hổ Sơn và những di tích thờ Huyền Trân công chúa hiện nay: những đề xuất kiến nghị”.

Trên cơ sở này, Hội thảo đã đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị di sản văn hóa gắn với Huyền Trân công chúa, nhất là di tích chùa Hổ Sơn tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.

Hội thảo khoa học “Huyền Trân công chúa: cuộc đời và giai thoại” ảnh 3

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Phương Chi trình bày tham luận tại Hội thảo.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Phương Chi (Viện Sử học-Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) cho biết: chùa Nộn Sơn (tên nôm thường gọi của chùa Hổ Sơn) thờ hai vị công chúa là Huyền Trân và Thụy Bảo (cô ruột công chúa Huyền Trân). Trải qua dòng chảy hàng trăm năm lịch sử, đến nay chùa vẫn giữ được nhiều di vật có giá trị như 27 tượng thờ, 27 đồ thờ cổ, trong đó có tượng hai công chúa, 4 sắc phong của các triều đại quân chủ phong cho hai công chúa, một số bát hương, sành sứ mang phong cách nghệ thuật thời Lê. Với những giá trị về lịch sử và kiến trúc, chùa được Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh năm 2006.

Trước thực trạng chùa Hổ Sơn xuống cấp nghiêm trọng, thể theo nguyện vọng của người dân, ngày 22/1/2020, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đã phê duyệt quyết định cho phép Chùa Hổ Sơn được tu bổ tôn tạo. Đầu năm 2021, Chùa Hổ Sơn chính thức được khởi công xây dựng.

Hội thảo khoa học “Huyền Trân công chúa: cuộc đời và giai thoại” ảnh 4

Các đại biểu tham quan và dâng hương tại di tích lịch sử văn hóa chùa Hổ Sơn.

Công trình chùa Hổ Sơn được xây dựng trên nền đất chùa cũ và được quy hoạch mở rộng khuôn viên với diện tích là 13 ha, gồm 30 hạng mục công trình lớn nhỏ. Khu thờ tự gồm: tòa tam bảo, đền thờ mẫu, đền thờ Huyền Trân công chúa, nhà thờ tổ, lầu cô, lầu cậu, cùng tượng thập bát vị La hán, nhà bia, quần thể lăng tẩm tháp tổ…

Trong khuôn viên chùa được dựng bảo tháp 13 tầng, cao 26 mét, tượng Phật Bà Quan Âm, cột cờ, giếng ngọc đá ong, nhà thuốc nam, thuyền rồng – bảo tàng công chúa Huyền Trân mô phỏng cảnh thuyền rồng đón công chúa Huyền Trân từ Chiêm Thành về nước; đặc biệt là tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông bằng đá sa-phia nguyên khối, cao 5,1 mét… Chùa Hổ Sơn hiện đang là một trong những di tích quan trọng của Nam Định để đẩy mạnh phát triển du lịch tâm linh.

Trước Hội thảo “Huyền Trân công chúa: cuộc đời và giai thoại”, các đại biểu đã tham quan và dâng hương tại chùa Hổ Sơn vào chiều 29/11. Nhân dịp này, Tiến sĩ, Nghệ sĩ Ưu tú Phương Nga, Phó Trưởng Khoa Thanh nhạc, Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam đã trao 150 triệu góp sức xây dựng bảo tháp công chúa Huyền Trân và tặng 60 triệu cho học sinh nghèo vượt khó ở xã Tam Thanh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.

Trang Anh

https://nhandan.vn/hoi-thao-khoa-hoc-huyen-tran-cong-chua-cuoc-doi-va-giai-thoai-post847803.html



..


Ngày 30 -11, tại Nam Định, Viện Nghiên cứu Tôn giáo thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp với Sở VH-TT-DL tỉnh Nam Định, UBND huyện Vụ Bản tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Huyền Trân công chúa: Cuộc đời và Giai thoại”.

Hội thảo quy tụ nhiều nhà nghiên cứu, chuyên gia lịch sử, khảo cổ, văn hóa, tôn giáo đến từ các viện nghiên cứu, trường đại học trong cả nước.

Phát biểu khai mạc tại hội thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định Trần Lê Đoài nhấn mạnh, Nam Định là trung tâm của khu vực đồng bằng sông Hồng, nơi lưu giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt. Đặc biệt, Nam Định còn là vùng đất khởi nghiệp của Vương triều Trần, một triều đại hùng mạnh trong lịch sử.

Trong số các nhân vật lịch sử của thời Trần, Huyền Trân công chúa là một nhân vật nổi bật. Là con gái của Thượng hoàng Trần Nhân Tông, bà được gả cho vua Chế Mân của Champa nhằm duy trì bang giao. Tuy cuộc hôn nhân chỉ kéo dài một năm do vua Chế Mân qua đời, nhưng Huyền Trân công chúa vẫn để lại dấu ấn sâu đậm trong lịch sử.

Sau khi về Đại Việt, bà tu hành và được thụ pháp danh Hương Tràng, lập am thờ Phật tại chân núi Hổ, sau này trở thành Chùa Hổ Sơn. Bà viên tịch năm 1340 và được nhân dân lập đền thờ, tổ chức lễ hội vào ngày mồng 9 tháng 4 Âm lịch hàng năm để tưởng nhớ công đức của bà.

355fa62eae5914074d48.jpg
Quang cảnh hội thảo

Mặc dù có nhiều câu chuyện truyền thuyết xoay quanh cuộc đời Huyền Trân, nhưng ghi chép lịch sử về bà vẫn còn thiếu sót, đặc biệt là giai đoạn bà tu hành ở Đại Việt. Vì vậy, việc nghiên cứu làm rõ cuộc đời và đóng góp của Huyền Trân công chúa không chỉ giúp hiểu rõ về một nhân vật lịch sử quan trọng mà còn góp phần tôn vinh những đóng góp của bà đối với đất nước và Phật giáo Việt Nam.

Tại hội thảo, các chuyên gia đã thảo luận ba chủ đề chính: Cuộc đời và giai thoại của Huyền Trân công chúa; vai trò của bà đối với dân tộc qua cuộc hôn nhân với vua Chế Mân; và vai trò của bà trong Phật giáo.

chua.png
Di tích chùa Hổ Sơn, nơi thờ phụng Huyền Trân công chúa, còn lưu giữ nhiều tượng thờ và sắc phong cổ

Thông qua việc tìm kiếm và phân tích các nguồn tư liệu lịch sử, khảo cổ, thần tích, thần sắc, truyền thuyết, cũng như các cơ sở thờ tự liên quan đến công chúa Huyền Trân, hội thảo nhằm cung cấp cái nhìn khoa học, đầy đủ và khách quan về nhân vật lịch sử này. Đồng thời, từ kết quả nghiên cứu, hội thảo đề xuất các phương án bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa liên quan đến công chúa Huyền Trân, đặc biệt là di tích Chùa Hổ Sơn.

Chùa Hổ Sơn hiện lưu giữ nhiều hiện vật quý như tượng thờ và sắc phong và đã được công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh. Khu di tích cũng vừa được tôn tạo và mở rộng với nhiều công trình đặc sắc, như bảo tháp 13 tầng, tượng Phật Bà Quan Âm, bảo tàng Huyền Trân công chúa và tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông.


https://www.sggp.org.vn/nhan-dien-ro-cuoc-doi-huyen-tran-cong-chua-de-phat-huy-gia-tri-di-tich-lich-su-post770782.html



..

Hội thảo khoa học “Huyền Trân Công chúa: Cuộc đời và giai thoại”

CLB Nhà báo Thành Nam

          Sáng 30/11, tại thành phố Nam Định, Viện nghiên cứu Tôn giáo thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định và UBND huyện Vụ Bản phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học: Huyền Trân Công chúa: Cuộc đời và giai thoại.

Toàn cảnh hội thảo

Phát biểu mở đầu hội thảo, đồng chí Trần Lê Đoài, phó Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định khẳng định: Với vị trí địa lý ở Trung tâm khu vực Nam đồng bằng Sông Hồng, Nam Định là nơi hội tụ, lưu giữ và lan tỏa nhiều giá trị văn hóa truyền thống của người Việt. Nam Định còn là vùng đất khởi nghiệp, phát tích của Vương triều Trần, một trong những triều đại phát triển thịnh trị bậc nhất trong tiến trình lịch sử của dân tộc ta. Những đức quân vương, những văn thần võ tướng tài ba thời Trần mãi lưu danh trong lịch sử nước nhà và được nhân dân tôn thờ tại nhiều di tích. Trong số các nhân vật lịch sử của thời Trần, chúng ta không thể không đề cập đến Huyền Trân Công chúa, bà là con gái của Thượng hoàng Trần Nhân Tông, em gái của vua Trần Anh Tông. Để giữ bang giao với nước láng giềng, Huyền Trân Công chúa được Thượng hoàng Trần Nhân Tông gả làm Hoàng hậu của Vua Chế Mân nước Champa. Cuộc hôn nhân của Huyền Trân công chúa với Vua Chế Mân chỉ kéo dài một năm do Vua Chế Mân đột ngột qua đời. Sau khi Vua Chế Mân qua đời, Vua Trần Anh Tông cử đoàn sứ giả sang Champa đón Công chúa về nước Đại Việt. Theo di nguyện của Vua cha, sau khi về đến nước Đại Việt, Công chúa xuống tóc xuất gia tu hành với pháp danh: Ni sư Hương Tràng. Năm 1311, Ni sư Hương Tràng lập am thờ Phật tại chân núi Hổ; am tranh là di tích Chùa Hổ Sơn sau này với tên hiệu là Quảng Nghiêm tự. Năm 1340, Ni sư Hương Tràng viên tịch, nhân dân địa phương tôn kính lập đền khói hương thờ phụng. Hàng năm, vào ngày mồng 9 tháng 4 âm lịch, nhân dân địa phương tổ chức lễ hội tri ân công đức của Công chúa.

Tuy nhiên, ghi chép trong chính sử vốn ít ỏi, lại có một số điểm chưa tỏ tường về Huyền Trân công chúa. Vì thế, những câu chuyện về cuộc đời, những sự kiện liên quan đến Huyền Trân công chúa được thêu dệt, nhất là trong thời gian từ Champa trở về Đại Việt làm ảnh hưởng đến nhân cách, cuộc đời và làm mờ đi những đóng góp của Huyền Trân công chúa với quốc gia, dân tộc và với Phật giáo Việt Nam. Bên cạnh đó, sau khi trở về Đại Việt năm 1308, Huyền Trân công chúa xuất gia và tu hành ở Hổ Sơn lại ít được ghi chép… Chính vì vậy, việc nghiên cứu làm rõ hơn cuộc đời và những đóng góp của Huyền Trân công chúa với đất nước, với Phật giáo là một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong việc mang đến một nhận thức đầy đủ, đúng đắn về cuộc đời, đóng góp của một nhân vật lịch sử, đồng thời cũng là một ni sư của Phật giáo Việt Nam.

Hòa thượng Thích Thọ Lạc tham luận tại hội thảo

Hội thảo quy tụ nhiều nhà nghiên cứu, các chuyên gia lịch sử, khảo cổ, văn hoá, tôn giáo từ các viện nghiên cứu, trường đại học trên khắp cả nước, cùng các nhà quản lý, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, chính quyền địa phương tỉnh Nam Định, huyện Vụ Bản. Hội thảo tập chung vào 3 chủ đề chính gồm: Cuộc đời Huyền Trân công chúa: lịch sử và những giai thoại: Nhằm tìm hiểu rõ hơn về Huyền Trân công chúa ở Đại Việt và Champa; Những nơi mang dấu ấn của bà và gắn kết những nơi này; Vị trí, vai trò của Công chúa Huyền Trân với dân tộc: làm rõ mục đích, ý nghĩa của cuộc hôn nhân giữa Huyền Trân công chúa với vua Chế Mân;  Vị trí, vai trò của Công chúa Huyền Trân với Phật giáo: Quá trình xuất gia tu hành (thụ Bồ tát giới, pháp danh Hương Tràng, thời gian tu hành ở chùa Hổ Sơn…) và những cơ sở thờ tự thờ phụng Công chúa Huyền Trân hiện nay.

Thông qua tìm kiếm các nguồn tư liệu sử học, khảo cổ học, tư liệu Hán Nôm; thần tích, thần sắc, truyền thuyết, cơ sở thờ tự liên quan đến Công chúa Huyền…, hội thảo không chỉ góp phần làm rõ những đóng góp của Huyền Trân công chúa đối với dân tộc và đạo pháp, làm rõ những điểm còn chưa rõ trong cuộc đời bà, khẳng định nhân cách cao đẹp của bà, mà còn góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc bảo tồn, phát huy di sản văn hóa liên quan đến Huyền Trân công chúa, đến các di tích thờ phụng Huyền Trân công chúa ở Việt Nam hiện nay, đặc biệt là di tích chùa Hổ Sơn, xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định trong thời gian tới.

Hiện nay, di tích chùa Hổ Sơn, nơi thờ phụng Huyền Trân công chúa, vẫn giữ được 27 tượng thờ và 27 đồ thờ cổ, trong đó nhiều cổ thư, cổ vật quý như tượng 2 công chúa, 4 sắc phong của các triều đại phong kiến phong cho 2 công chúa, một số bát hương sứ, sành mang phong cách nghệ thuật thời Lê. Ngày 27-9-2006, chùa Hổ Sơn được công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh.

Toàn cảnh khu di tích Hổ Sơn

Mới đây, khu di tích Hổ Sơn đã được đầu tư tôn tạo và mở rộng khuôn viên với tổng diện tích 13ha, gồm 30 hạng mục công trình lớn nhỏ. Trong đó có nhiều hạng mục được đánh giá cao như: 2 dãy tượng 18 vị la hán theo nguyên mẫu ở chùa Tây Phương (Thạch Thất, Hà Nội); bảo tháp 13 tầng, cao 26m, tượng Phật Bà Quan Âm, cột cờ, giếng ngọc đá ong, nhà thuốc nam và nhất là Bảo tàng Huyền Trân công chúa có hình dáng mô phỏng chiếc thuyền rồng đón công chúa Huyền Trân từ Chiêm Thành về nước. Đặc biệt, trong khuôn viên chùa còn có tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông bằng đá sapphire nguyên khối, cao 5,1m, tượng trưng cho 51 năm Phật Hoàng Trần Nhân Tông thị hiện…

Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông bằng đá sapphire nguyên khối

Cùng với quần thể Phủ Dày nổi tiếng, chùa Hổ Sơn được xác định là một trong những di tích tâm linh quan trọng của huyện Vụ Bản để phát triển du lịch tâm linh./.

https://donghuongnamdinh.com.vn/hoi-thao-khoa-hoc-huyen-tran-cong-chua-cuoc-doi-va-giai-thoai/



..

Bảo Ngọc 

Kinhtedothi - Sáng 30/11, tại TP Nam Định, Viện Nghiên cứu tôn giáo (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam), Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Nam Định phối hợp với UBND huyện Vụ Bản tổ chức Hội thảo khoa học: “Huyền Trân công chúa: cuộc đời và giai thoại”.

Quang cảnh Hội thảo.
Quang cảnh Hội thảo.

Tham dự Hội thảo có các đồng chí: Trần Văn Chung, nguyên Phó Bí Thư Trường trực Tỉnh uỷ, nguyên Chủ tịch HĐND tỉnh; Trần Minh Thắng, Uỷ viên Ban TVTU, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ tỉnh; Trần Lê Đoài, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo: Hội đồng Di sản văn hoá quốc gia, Bảo tàng Lịch sử quốc gia, Viện Sử học (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam), Viện Bảo tồn di tích (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch); lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Giáo hội Phật giáo tỉnh, UBND huyện Vụ Bản cùng nhiều nhà nghiên cứu, chuyên gia lịch sử, khảo cổ, văn hoá, tín ngưỡng, tôn giáo trên cả nước.

GS.TS Nguyễn Văn Kim - Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hoá quốc gia phát biểu tại Hội thảo.
GS.TS Nguyễn Văn Kim - Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hoá quốc gia phát biểu tại Hội thảo.

Phát biểu chào mừng Hội thảo, đồng chí Trần Lê Đoài, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định: “Nam Định là nơi hội tụ, lưu giữ và lan toả nhiều giá trị văn hoá truyền thống của người Việt; là vùng đất khởi nghiệp, phát tích của Vương triều Trần.

Trong số các nhân vật lịch sử thời Trần có công chúa Huyền Trân Công chúa, con gái của Thượng hoàng Trần Nhân Tông, em gái của vua Trần Anh Tông.

Hội thảo khoa học “Huyền Trân công chúa: cuộc đời và giai thoại” là sự kiện quan trọng để bổ sung thêm những nguồn tư liệu quý góp phần làm rõ hơn về cuộc đời và những đóng góp của công chúa Huyền Trân với đất nước và Phật giáo Việt Nam; về mối quan hệ giữa hai nước láng giềng Đại Việt và Champa trong lịch sử dân tộc; đồng thời làm rõ những giai thoại liên quan đến công chúa Huyền Trân để người dân có nhận thức đầy đủ, khách quan và khoa học về cuộc đời của bà”.

PGS.TS Chu Văn Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu tôn giáo, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam phát biểu tại Hội thảo.
PGS.TS Chu Văn Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu tôn giáo, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam phát biểu tại Hội thảo.

Hội thảo cung cấp cơ sở luận cứ khoa học góp phần nâng cao nhận thức về vai trò, đóng góp của Huyền Trân đối với dân tộc và Phật giáo để từ đó tôn vinh Huyền Trân công chúa một cách xứng đáng.

Hội thảo gồm 2 phần: phần thứ nhất là “Cuộc đời và những đóng góp của Huyền Trân công chúa”; phần thứ hai là “Chùa Hổ Sơn và việc thờ phụng Huyền Trân công chúa”.

Hoà thượng Thích Thọ Lạc, Trưởng Ban Văn hoá Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam phát biểu tại Hội thảo.​
Hoà thượng Thích Thọ Lạc, Trưởng Ban Văn hoá Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam phát biểu tại Hội thảo.​

Tại Hội thảo, các bài viết, tham luận của các nhà nghiên cứu, chuyên gia lịch sử, văn hoá, tôn giáo đã tập trung phân tích những vấn đề về bối cảnh chính trị, xã hội, Phật giáo thời Trần, mối quan hệ bang giao của nước Đại Việt với các nước láng giềng, nhất là các cuộc chiến đấu chống lại sự xâm lược của phương Bắc. Sức lan toả giá trị văn hoá trong đời sống tâm linh của Nhân dân qua các cơ sở thờ tự Huyền Trân công chúa trong cả nước; đặc biệt là quần thể di tích chùa Hổ Sơn, xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định là điểm văn hoá tín ngưỡng, tôn giáo đặc sắc, là nơi Huyền Trân công chúa đã dành trọn phần đời còn lại kể từ khi trở về Đại Việt để tu hành với pháp danh Hương Tràng, lan toả tinh thần, giá trị Phật giáo Trúc Lâm trong đời sống xã hội.

Đồng thời, khẳng định đóng góp to lớn của công chúa Huyền Trân đối với dân tộc: trung, hiếu, nghĩa vẹn toàn, là bậc liệt nữ, sứ giả hoà bình, giúp đất nước Đại Việt mở mang bờ cõi.

Toàn cảnh Hội thảo.
Toàn cảnh Hội thảo.

Hội thảo khoa học “Huyền Trân công chúa - cuộc đời và giai thoại” - Ảnh 1Các đại biểu dự Hội thảo.

Thông qua Hội thảo nhằm nghiên cứu, sưu tầm, khảo cứu, bổ sung các nguồn tư liệu để làm rõ hơn về cuộc đời, nhân cách cao đẹp và những đóng góp của Huyền Trân công chúa với dân tộc và đạo pháp; đồng thời, cung cấp cơ sở khoa học cho các cơ quan quản lý Nhà nước về văn hoá, di sản, các cấp chính quyền trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy di sản, di tích thờ phụng Huyền Trân công chúa trong đời sống văn hoá tín ngưỡng, tâm linh hiện nay.

https://kinhtedothi.vn/hoi-thao-khoa-hoc-huyen-tran-cong-chua-cuoc-doi-va-giai-thoai.html

..


Nhận diện cuộc đời Huyền Trân Công chúa để phát huy giá trị di tích lịch sử
Hoàng Lân  30/11/2024 - 10:52

Sáng 30-11, tại thành phố Nam Định, Viện nghiên cứu Tôn giáo thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định và UBND huyện Vụ Bản phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học “Huyền Trân Công chúa: Cuộc đời và giai thoại” để nhìn nhận lại thân thế và cụm di tích liên quan đến nhân vật lịch sử trong phát triển du lịch

z6082930618135_bec80d9cf7c53050b7f82e1e6bec9285.jpg
Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: CLB Nhà báo Thành Nam

Phát biểu mở đầu hội thảo, phó Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định Trần Lê Đoài, khẳng định, với vị trí địa lý ở Trung tâm khu vực Nam đồng bằng sông Hồng, Nam Định là nơi hội tụ, lưu giữ và lan tỏa nhiều giá trị văn hóa truyền thống của người Việt. Nam Định còn là vùng đất khởi nghiệp, phát tích của Vương triều Trần, một trong những triều đại phát triển thịnh trị bậc nhất trong tiến trình lịch sử của dân tộc ta.

Trong số các nhân vật lịch sử của thời Trần, không thể không đề cập đến Huyền Trân Công chúa. Bà là con gái của Thượng hoàng Trần Nhân Tông. Để giữ bang giao với nước láng giềng, Huyền Trân Công chúa được Thượng hoàng Trần Nhân Tông gả làm Hoàng hậu của Vua Chế Mân nước Champa. Cuộc hôn nhân của Huyền Trân công chúa với Vua Chế Mân chỉ kéo dài một năm do Vua Chế Mân đột ngột qua đời. Sau khi Vua Chế Mân qua đời, Vua Trần Anh Tông cử đoàn sứ giả sang Champa đón Công chúa về nước Đại Việt.

toan-canh-di-tich-ho-son.jpg
Khu du lịch chùa Hổ Sơn từ trên nhìn xuống. Ảnh: CLB Nhà báo Thành Nam

Theo di nguyện của Vua cha, sau khi về đến nước Đại Việt, Công chúa xuống tóc xuất gia tu hành với pháp danh: Ni sư Hương Tràng. Năm 1311, Ni sư Hương Tràng lập am thờ Phật tại chân núi Hổ; am tranh là di tích Chùa Hổ Sơn sau này với tên hiệu là Quảng Nghiêm tự. Năm 1340, Ni sư Hương Tràng viên tịch, nhân dân địa phương tôn kính lập đền khói hương thờ phụng. Hằng năm, vào ngày mồng 9 tháng 4 âm lịch, nhân dân địa phương tổ chức lễ hội tri ân công đức của Công chúa.

Tại hội thảo, các nhà nghiên cứu, chuyên gia lịch sử, khảo cổ, văn hoá, tôn giáo cùng các nhà quản lý và chính quyền địa phương tỉnh Nam Định đã thảo luận, tập chung vào 3 chủ đề chính gồm: Cuộc đời Huyền Trân công chúa, lịch sử và những giai thoại nhằm tìm hiểu rõ hơn về Huyền Trân công chúa ở Đại Việt và Champa; vị trí, vai trò của Công chúa Huyền Trân với dân tộc để làm rõ mục đích, ý nghĩa của cuộc hôn nhân giữa Huyền Trân công chúa với vua Chế Mân; vị trí, vai trò của Công chúa Huyền Trân với Phật giáo.

Thông qua tìm kiếm các nguồn tư liệu sử học, khảo cổ học, hội thảo không chỉ góp phần làm rõ những đóng góp của Huyền Trân công chúa đối với dân tộc và đạo pháp mà còn góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc bảo tồn, phát huy di sản văn hóa liên quan đến Huyền Trân công chúa, đến các di tích thờ phụng Huyền Trân công chúa, đặc biệt là di tích chùa Hổ Sơn, xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định trong thời gian tới.

khuan-vien-di-tich-ho-son.jpg
Khuôn viên di tích Hồ Sơn. Ảnh: CLB Nhà báo Thành Nam.

Hiện nay, di tích chùa Hổ Sơn, nơi thờ phụng Huyền Trân công chúa, vẫn giữ được 27 tượng thờ và 27 đồ thờ cổ, trong đó nhiều cổ thư, cổ vật quý như tượng 2 công chúa, 4 sắc phong của các triều đại phong kiến phong cho 2 công chúa, một số bát hương sứ, sành mang phong cách nghệ thuật thời Lê. Ngày 27-9-2006, chùa Hổ Sơn được công nhận là Di tích lịch sử cấp tỉnh.

Mới đây, khu di tích Hổ Sơn đã được đầu tư tôn tạo và mở rộng khuôn viên với tổng diện tích 13ha, gồm 30 hạng mục công trình lớn nhỏ. Trong đó có nhiều hạng mục được đánh giá cao như: 2 dãy tượng 18 vị la hán theo nguyên mẫu ở chùa Tây Phương (Thạch Thất, Hà Nội); bảo tháp 13 tầng, cao 26m, tượng Phật Bà Quan Âm, cột cờ, giếng ngọc đá ong, nhà thuốc nam và nhất là Bảo tàng Huyền Trân công chúa có hình dáng mô phỏng chiếc thuyền rồng đón công chúa Huyền Trân từ Chiêm Thành về nước. Đặc biệt, trong khuôn viên chùa còn có tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông bằng đá sapphire nguyên khối, cao 5,1m, tượng trưng cho 51 năm Phật Hoàng Trần Nhân Tông thị hiện…

Cùng với quần thể Phủ Dày nổi tiếng, chùa Hổ Sơn được xác định là một trong những di tích tâm linh quan trọng của huyện Vụ Bản để phát triển du lịch tâm linh.

https://hanoimoi.vn/nhan-dien-cuoc-doi-huyen-tran-cong-chua-de-phat-huy-gia-tri-di-tich-lich-su-686035.html

..


‘Huyền Trân Công Chúa-cuộc đời và giai thoại’

Duy Hưng  30/11/2024 15:19

Đây là chủ đề hội thảo khoa học do Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định, Viện nghiên cứu Tôn giáo, UBND huyện Vụ Bản phối hợp tổ chức ngày 30/11, tại TP Nam Định. Hội thảo nhận được 53 tham luận của các nhà nghiên cứu trong nước.

z6083310168886_10d0b9ec31dc6b9ff656ee26fb780626.jpg
Hội thảo được tổ chức ngày 30/11, tại TP Nam Định.

Thông tin tại hội thảo cho biết, Huyền Trân Công Chúa (1287-1340) là con gái Phật hoàng Trần Nhân Tông, em gái vua Trần Anh Tông. Năm 1306, khi 19 tuổi, vâng lời vua cha, vì lợi ích dân tộc, bà lên đường tới Champa kết hôn với vua Champa lúc đó là Chế Mân, được phong Hoàng hậu. Tuy nhiên, chỉ một năm sau khi kết hôn, vua Chế Mân qua đời, Huyền Trân trở về Đại Việt, xuất gia tu hành ở núi Trâu Sơn (Bắc Ninh ngày nay), sau đó về tu hành ở chùa Hổ Sơn (xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định ngày nay) cho đến khi qua đời.

Đề dẫn tại hội thảo, PGS-TS Chu Văn Tuấn, Viện trưởng Viện nghiên cứu Tôn giáo nhìn nhận những đóng góp của Huyền Trân với dân tộc là vô cùng to lớn, khi đã dâng hiến tuổi thanh xuân tươi đẹp cho mục tiêu tăng cường, củng cố mối quan hệ với Champa, củng cố hòa bình ở biên giới phía Nam của Tổ quốc.

z6083310139359_0eb1dd88b0d2ef6cf1ec7fe93e03f2db.jpg
GS-TS Nguyễn Văn Kim tham luận tại Hội thảo.

Khi trở về Đại Việt, xuất gia, bà đã tinh tấn tu hành, dạy nghề, cấp ruộng cho dân nghèo, lan tỏa tinh thần, giá trị của Phật giáo trong đời sống xã hội; khi bà qua đời được nhân dân ở nhiều địa phương trong cả nước phụng thờ cho đến ngày nay.

Tuy nhiên, theo PGS-TS Chu Văn Tuấn, những truyền thuyết dân gian, những câu chuyện dã sử, những nghi hoặc, suy luận, suy diễn, thêu dệt, phóng tác không có cơ sở của hậu thế đã “phủ một lớp sương mờ” lên cuộc đời Huyền Trân, che mờ những đóng góp to lớn của bà đối với đất nước, làm ảnh hưởng đến nhân cách cao đẹp của bà. Do vậy, rất cần những nghiên cứu, sưu tầm, khảo cứu, bổ sung các nguồn tư liệu nhằm cung cấp thêm những cơ sở khoa học, góp phần nâng cao nhận thức về vai trò, những đóng góp của Huyền Trân đối với dân tộc và Phật giáo, để có sự tôn vinh xứng đáng.

Như trong tham luận “Quan hệ Đại Việt-Đông Á thế kỷ XIII-XIV và cuộc hôn nhân Huyền Trân-Chế Mân”, GS-TS Nguyễn Văn Kim (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn-Đại học Quốc gia Hà Nội) đặt cuộc hôn nhân giữa Huyền Trân và Chế Mân trong bối cảnh quan hệ bang giao phức tạp giữa Đại Việt và các nước lân bang ở thời kỳ này.

z6083310112650_42e1d2d45ba5071ed79470b543110c14.jpg
Hòa thượng Thích Thọ Lạc tham luận.

Để tồn tại và phát triển, nhà Trần phải hướng đến thế đối ứng chính trị linh hoạt mạnh mẽ; đề ra tư tưởng chủ đạo là khoan hòa với phương Bắc và các quốc gia khu vực nhưng cũng sẵn sàng thực hiện các biện pháp cương quyết, mạnh mẽ để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, nền độc lập, tự do của dân tộc; phòng ngự có chiều sâu về chiến lược. Từ đó mới dẫn đến cuộc hôn nhân giữa Huyền Trân và Chế Mân-cuộc hôn nhân được nhìn nhận là liên-xuyên biên giới, liên-xuyên tộc người nổi tiếng trong lịch sử quan hệ Đại Việt-Champa và lịch sử ngoại giao khu vực Đông Á.

Và khi đó, trong bối cảnh đó, trong tham luận “Huyền Trân Công Chúa-cuộc đời và hành trạng”, Thạc sỹ Trần Anh Châu (Viện nghiên cứu Tôn giáo) nhìn nhận, Huyền Trân đã trở thành “sứ giả” của mối quan hệ hòa bình và hữu nghị của hai quốc gia, củng cố, tăng cường quan hệ bang giao thân thiện, tránh xung đột, để nhân dân được sống yên bình.

660e00e98643f.jpg
Hình tượng con thuyền đưa Huyền Trân Công Chúa trở về Đại Việt từ Champa (sau khi chồng là vua Chế Mân qua đời) được tái hiện tại di tích chùa Hổ Sơn (huyện Vụ Bản-Nam Định), một trong những nơi thờ phụng bà.


https://daidoanket.vn/huyen-tran-cong-chua-cuoc-doi-va-giai-thoai-10295603.html

..

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.