Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn trí-thức-Việt-Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn trí-thức-Việt-Nam. Hiển thị tất cả bài đăng

03/12/2018

Nghiên cứu cơ bản mới là hướng đi xa (góc nhìn Phan Thanh Sơn Nam)

Mình là bên Khoa học Xã hội và Khoa học Nhân văn, nhưng hoàn toàn đồng quan điểm với Nam - người của bên Khoa học Tự nhiên và Công nghệ.

Nghiên cứu cơ bản, cho đến hiện tại, vẫn chưa được xem trọng trong sinh thái khoa học Việt Nam. Nam nói là vẫn "bị ghẻ lạnh".

Vì bị ghẻ lạnh, nên tính đến cuối năm 2018, Nam đã có tới 80 bài ISI !

02/12/2018

Nguyễn Hoàng Đức : Truyện Kiều là thứ hàng nhái, và đám nhà quê bâu xâu

Bác Đức đã nói rất rõ rằng: "Thơ và Truyện Kiều là phát sinh trong đám mù chữ và ít học". Bác cũng đã nói: "Truyện Kiều là chiếc cọc tre để đám ốc vặn lạc hậu bu vào hát hợp ca. Nhưng tiếc thay làm gì biết hòa âm mà hát bè?!".

28/11/2018

Nhuận bút cho các nhà khoa học: trước và sau Đổi Mới

Vừa rồi, trong chuyến du lãng xứ Nghệ thuộc khuôn khổ hội thảo quốc gia về Nguyễn Công Trứ (đã đi nhanh ở đâyở đây), có nhiều phiếm đàm rông dài trên đường.

Một trong đó là chuyện nhuận bút tiền Việt cho các bài viết học thuật (trên tạp chí khoa học chuyên ngành).

19/09/2018

Nhật kí đi Tây năm 1980 của Phan Đình Diệu (lời giới thiệu của con trai)

Đọc con gái cụ Hồ Học Lãm viết về cha mình sống và hoạt động cách mạng ngang dọc đất nước Trung Hoa, nhiều đoạn rất xúc động, mà là đến từ những việc cụ thể (đọc lại ở đây). Những việc ấy đã in đậm vào trong tâm khảm của người con gái nhỏ Hồ Mộ La. 

Bây giờ, đọc nhanh những dòng mà một người con của cụ Phan Đình Diệu vừa viết về cha mình.

30/07/2018

Buồn nhỉ, thêm một nghi án đạo văn kì lạ : thư pháp gia Lê Quốc Việt lên tiếng về "Lịch sử thư pháp Việt Nam"

Gần đây, có cuốn Lịch sử thư pháp Việt Nam được xuất bản. Tác giả sách là một nhà nghiên cứu trẻ thuộc viện nghiên cứu lân cận, là Viện Nghiên cứu Tôn giáo, là ông em Nguyễn Sử (tức Nguyễn Hữu Sử). Sách in bởi Nhã Nam, về hình thức thì rất đẹp. 

Bây giờ là lên tiếng về cuốn sách ấy, của một ông bạn là Lê Quốc Việt - một họa sĩ tốt nghiệp Mĩ thuật Yết Kiêu, và đặc biệt là một thư pháp gia Hán Nôm hàng đầu của Việt Nam hiện nay (là đánh giá của riêng Giao Blog).

15/07/2018

Tiếp các "B - phát ngôn" : "90 năm trước, Bác Hồ đã định hướng nền kinh tế thị trường", và nay chúng ta "soi sáng cách mạng 4.0 bằng tư tưởng của Các Mác"

Về phát ngôn "90 năm trước, Bác Hồ đã định hướng nền kinh tế Việt Nam là kinh tế thị trường" là của ông Vũ Tiến Lộc VCCI hồi năm 2015, đọc lại ở đây.

Còn phát ngôn "Soi sáng Cách mạng 4.0 bằng tư tưởng của Các Mác" là của ông Nguyễn Xuân Thắng (Chủ tịch Hội đồng Lý luận TW) hồi tháng 5 năm nay, dịp kỉ niệm ngày sinh của cụ Mác.

08/04/2018

Danh tước Việt : Những rừng bia tiến sĩ mới mọc

Có một số nhà xuất bản đã và đang xuất bản những rừng bia này. Bia Tiến sĩ Việt Nam. Không cần phải làm bằng đá tự nhiên và kì công khắc chữ cùng hoa văn lên đó, mà là bia dạng sách được các nhà xuất bản xây dựng rồi xuất bản dài kì. Công việc này và các qui trình của nó, sẽ cần đề cập nghiêm túc ở một dịp khác.

30/03/2018

Kì công săn tìm "sách trời" của các ông vua đất Việt đương đại : nhóm Đặng Lê Nguyên Vũ - Lưu Trọng Văn, 2013-2018

Chuyện thực sự, của nhóm ông vua cà-fê xứ cao nguyên, tức "Chủ tịch Đặng Lê Nguyên Vũ" người đã đặc biệt chọn ra những cuốn b-sách đổi đời "cho thanh niên Việt Nam", được điểm ở đây (năm 2015) hay ở đây.

Mọi thứ của ngài Chủ tịch đã thấy rất rõ qua b-sách, từ nhiều năm trước (mà ngay từ hồi năm 2008, thì chính ngài tự viết về mình ở đây). Chứ không phải bây giờ.

21/12/2017

Du lãng ở chiến trường xưa, gặp biển lớn ghi tên TSKH. Đoàn Hương

Tiến sĩ Đoàn Hương đang "nổi" trên không gian mạng, với những phát ngôn gây sốc trong sự kiện đề án cải cách chữ quốc ngữ của cụ Bùi Hiền (xem lại ở đây).

Chiến trường xưa gắn với ba nhân vật lịch sử lẫy lừng: Lê Đại Hành, Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo. Bây giờ, cả khu rất rộng được thiết kế và xây dựng khang trang, bao gồm nhiều đền, công viên, vườn cây, bãi cọc,...

12/07/2017

Có nên tôn tín ngưỡng thờ Liễu Hạnh làm "quốc giáo" ? (một phản luận tay ngang)

Bài lấy nguyên về từ trang Book Hunter (bookhunterclub.com). Vốn đã lên mạng từ tháng 1 năm 2017.

Tác giả hoàn toàn là một tay ngang về chủ đề tín ngưỡng Liễu Hạnh. Hoàn toàn mù mờ về những thuật ngữ như Tam Phủ, Tứ Phủ, Tứ Bất Tử,... Đọc mót được vài đoạn sách, liếc liếc một vài tấm ảnh, nhưng "xả súng" thì rất hăng.

Báng bổ đến mức viết như thế này: "Nếu Liễu Hạnh – một sự tổng hợp của Phan Thị Bích Hằng và MC Phan Anh – đáng được thờ thành thần, thì phải nói rằng hai nhân vật công chúng nêu trên cũng xứng đáng tương tự. Nhưng vì Hằng và Phan Anh chỉ là hai gương mặt nhảm nhí, ta không có lý do để tôn thờ một nhân vật nhảm nhí bằng cả hai vị này cộng lại với nhau".

Về lịch sử thì cuồng dại như thế này: "Ngày nay, ngay cả những người thờ Liễu Hạnh cũng phải thừa nhận rằng trong một thời gian dài, chính quyền Lê – Trịnh đã gạt tín ngưỡng thờ Liễu Hạnh ra ngoài vòng pháp luật, và dùng binh mã để đánh dẹp thẳng tay. Đỉnh cao của xung đột là cuộc chiến trên đất Thanh Hóa giữa Nội Đạo Tràng – một tôn giáo phù thủy miền núi dưới vỏ bọc nửa Đạo giáo, nửa Phật giáo mà chính quyền trung ương mượn tay, với tín ngưỡng miền biển thờ Liễu Hạnh. ".

Bây giờ là ngày 12 tháng 7 năm 2017.

10/06/2017

Về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam (bài Cu Nỡm, và bình luận)

Gần đây, có bài của Bộ trưởng Trương Minh Tuấn về Kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa (đọc lại ở đây).

Bài của Cu Nỡm thì đã công bố từ năm 2016.

Bút lực như Cu Nỡm thì xứng đáng hàng Bộ trưởng đó.