Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn trần-dân-tiên. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn trần-dân-tiên. Hiển thị tất cả bài đăng

23/10/2023

Cập nhật "Hồ Chí Minh truyện" và tác giả Tran Dan Tien - tháng 10 năm 2023

Bản dịch tiếng Việt cho cuốn Hồ Chí Minh truyện (tác giả Tran Dan Tien, dịch giả tiếng tiếng Trung là Trương Niệm Thức, 1949, Thượng Hải) của nhóm dịch giả Nguyễn Hải Hoành - Dương Trung Dũng vừa được ra mắt tại Hà Nội (nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2023).

Thật ra, đây là bản dịch chính thức đầu tiên của cuốn Hồ Chí Minh truyện tại Việt Nam. Còn bản dịch trọn vẹn cuốn này thì trước đó đã có một số người thực hiện, tiêu biểu nhất là học giả Phan Văn Các - Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm.

Bản dịch của nhóm dịch giả Nguyễn Hải Hoành - Dương Trung Dũng hẳn sẽ đưa đến nhiều thông tin mới cho độc giả phổ thông, bởi có nhiều đoạn trong sách chưa từng được in chính thức trước đây. Ví dụ, đoạn nói về vai trò của người Mĩ thì đã bị cắt bỏ do tình hình trước đây chưa phù hợp (xem lại trên Giao Blog ở đây). 

Hi vọng đầu tiên là bản dịch lần này là bản dịch trọn vẹn (không cắt bất cứ dòng nào).

27/09/2023

Những người bạn Mỹ của Hồ Chí Minh - từ "Hồ Chí Minh truyện"

Trong khuôn khổ nghiên cứu về Hồ Chí Minh truyện (Trần Dân Tiên, Tran Dan Tien), về mối quan hệ Việt - Mỹ mà trung tâm là nhóm SOS với nhóm Hồ Chí Minh ở thời kì đêm trước Cách mạng Tháng Tám - trong Cách mạng Tháng Tám, thì Giao Blog đã đi nhanh ở đây (tháng 10 năm 2013) hay ở đây (tháng 10 năm 2013).

Người Mỹ lúc đó hợp tác hiệu quả với Việt Minh vì cảm phục nhân lực của phía Việt Minh, mà hai nhân vật quan trọng nhất lúc đó là Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp. Có nhiều hành động giúp đỡ Việt Minh của nhóm SOS là từ tình cảm cá nhân với hai người, có khi là không đúng ý với cấp trên của SOS !

Gần đây, chúng ta đã nói rõ về vai trò quan trọng của quan hệ Việt - Mỹ trước và trong Cách mạng Tháng Tám. Thậm chí, ở giờ phút quyết định, không có sự xuất hiện đúng lúc và không chậm trễ của người Mỹ thì người lên đọc Tuyên ngôn Độc lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 chưa chắc đã là Hồ Chí Minh. Thời cơ đúng là ngàn năm có một !

14/03/2023

Cập nhật vấn đề TRAN DAN TIEN : bản dịch vào khảo cứu 2023 của nhóm Nguyễn Hải Hoành

Về vấn đề "Tran Dan Tien", trên Giao Bog, có thể đọc ở đây (tháng 8 năm 2014). Chủ nhân Giao Blog có lẽ là người đầu tiên cho rằng cần phân định rõ "Tran Dan Tien" và "Trần Dân Tiên".

Vào tháng 3 năm 2023, nhóm Nguyễn Hải Hoành vừa đưa thông tin về bản thảo lần thứ 15 của nhóm. Một cố gắng bền bỉ của nhóm. Tuy nhiên, mới chỉ là tiến triển chút xíu thôi. Còn xa xôi lắm !

07/02/2022

Những khám phá mới của cư dân mạng về cuốn "Hồ Chí Minh truyện" (1949) vào đầu năm 2022

Mấy ngày Tết Nhâm Dân vừa rồi, bắt đầu bằng việc một bạn bên Fb đưa hình ảnh chụp cuốn Hồ Chí Minh truyện trên yên xe máy, rồi với ý nghĩa như điểm tin nhanh thì Giao Blog có vớt về; liền sau đó, bác Đông A tiếp tục khám phá tư liệu từ kho lưu trữ ở Pháp. Xem cụ thể ở đây (entry đã đi từ ngày mùng 3 tháng 2, rồi cập nhật dần cho đến hết ngày 6 tháng 2 năm 2022).

1. Đại khái, đến ngày hôm nay (7/2/2022), chỉ bằng những thao tác tìm kiếm tư liệu trên mạng toàn cầu, thì hiện nay, bác Đông A đang dần nhận ra vai trò của nhân vật Trần Ngọc Danh và vai trò của một bản tiếng Pháp (được xem là do Trần Ngọc Danh viết) có trước bản tiếng dịch tiếng Trung (do Trương Niệm Thức thực hiện và in năm 1949 tại Trung Hoa).

03/02/2022

Ngày xuân trở lại với cuốn "Hồ Chí Minh truyện" (1949) nhân một bạn đưa bản chụp lên Facebook

Ngày 3 tháng 2 năm 2022

Bạn Dung Duong Trung ở mạng  Fb mới đưa lên một bản chụp Hồ Chí Minh truyện (bản in năm 1949 ở Trung Quốc). Chắc là bạn ấy mới kiếm ở đâu được.

Nhiều câu chuyện thú vị xung quanh cuốn sách này, nếu có điều kiện tôi sẽ viết dần dần vậy (dĩ nhiên là trên một tạp chí học thuật trước, rồi sau đó mới phổ cập ra Giao Blog).

Bây giờ, bạn Dung Duong Trung tìm được, và bạn ấy cho công khai ít trang lên Fb. Xem nhanh loạt ảnh cũng thấy là bạn ấy đặt sách luôn lên yên xe máy mà chụp. 

07/12/2021

Sau khi nhà văn Sơn Tùng (1928-2021) tạ thế : con trai Sơn Định và những người xung quanh

Nhà văn Sơn Tùng đã từ trần vào tháng 7 năm 2021 (xem lại tin tổng hợp trên Giao Blog ở đây). Sau tang lễ, thi hài nhà văn đã được chôn cất ở nghĩa trang quê nhà (làng Hoa Lũy xưa, nay thuộc xã Diễn Kim huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An)

Về người con trai của nhà văn, là anh Sơn Định với chí hướng tiếp nối công việc của cha mình từ nhiều năm trước, thì trên Giao Blog có thể đọc lại ở đây (tháng 2 năm 2015) hay ở đây (tháng 2 năm 2016), ở đây (tháng 1 năm 2020).

24/10/2021

Nhân vật Trần Dân Tiên (Tran Dan Tien) - nhóm TDLS nhận định là Giao Blog chỉ hé mở từ từ

Nhận định như vậy của nhóm Tư duy lịch sử đã được đi trên Fb từ năm 2018. Đại khái, nhóm này viết:

"P/s: Đặc biệt tham khảo sưu tầm bút luận trên Giao Blog (chuyên gia này chắc chắn biết hơn rất nhiều, nhưng lại chỉ hé từ từ). Vấn đề này cần được tiếp tục cập nhật khi có thêm dữ kiện mới.".

Quả đúng vậy. Hầu như, cho đến nay (tháng 10 năm 2021), Giao Blog mới chỉ hé chút xíu mà thôi. 

19/06/2021

Bàn thờ tổ quốc lập ở Thượng Hải năm 1946 : nhóm Nguyễn Thành By gửi Hồ Chủ tịch

Bàn thờ tổ quốc được lập nhân ngày quốc hội năm 1946. Kiều bào ở Thượng Hải lập bàn thờ ấy, rồi nhóm Nguyễn Thành By có thay mặt bà con gửi thư cho Hồ Chủ tịch.

Dần dần đã nhận thức được rõ hơn bóng dáng của nhân vật Trần Dân Tiên (Tran Dan Tien) ở Thượng Hải hồi năm 1946. Có liên quan đến tư liệu đã đi trên Giao Blog ở đây (đã đăng tháng 9 năm 2013).

08/10/2020

Học giả Phan Văn Các vừa từ trần (1934-2020)

Vào khoảng đầu thập niên 1990, thầy Phan Văn Các (lúc đó là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm) có đứng lớp ở Khoa Ngữ văn - Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội mấy buổi dạy chúng tôi môn Bách gia chư tử thời Tiên Tần (có các vị Khổng Từ, Lão Tử, Mạnh Tử,...). Giọng ông ấm và đều đều, nội dung giảng thường mực thước và thú vị.

05/09/2020

Lại về nhân vật Trần Dân Tiên (Tran Dan Tien) : bài mới của Quốc Phong

Nhà báo Quốc Phong vừa cho đăng một bài mới về tác giả Trân Dân Tiên, nhân dịp kỉ niệm quốc khánh năm 2020.

Về cơ bản không có gì mới về mặt tư liệu cả. Mấy câu chuyện về cụ Thận (tên gọi khác của cụ Trường Chinh Đặng Xuân Khu) thì là chuyện trong nhà.

Từ rất lâu, tôi đã đưa quan điểm có một ông là Tran Dan Tien, và một ông là Trần Dân Tiên. Có hiểu được sự khác nhau giữa hai ông này, thì mới bàn tiếp được. Còn không, mọi thứ vô hình chung chỉ là vẽ rắn thêm chân mà thôi.

07/05/2020

Từng có năm kỉ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ, mà không nhắc đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Cụ thể là năm 1984, kỉ niệm 30 năm (7/5/1954 - 7/5/1984).

1. Ngay trong cuốn sách của Trần Dân Tiên in năm 1949, thì vốn có chi tiết Võ Nguyên Giáp được sự giúp đỡ của một người Mĩ nên đã hạ được địch cố thủ ở Thái Nguyên lúc mà đoàn quân cách mạng từ Việt Bắc về thủ đô Hà Nội chuẩn bị cho ngày 2/9/1945 (bản đầu tiên của Trần Dân Tiên ghi rõ như vậy), nhưng sau này, đã được biên tập, chỉ còn lại mỗi Võ Nguyên Giáp. Liên quan đến người Mĩ được gạch bỏ.

Người Mĩ lúc đó (lúc biên tập vào nửa đầu thập niên 1950) không được phép xuất hiện, dù là vào năm 1945, nếu không có người Mĩ thì chưa chắc đã có một ngày 2/9/1945 thành công tại Quảng trường Ba Đình khai sinh ra nước Việt Nam mới (sự cố của ngày 2/9/1945 ở Sài Gòn cho phép liên tưởng như vậy).

Xem cụ thể lại sự kiện năm 1945 gắn với Võ Nguyên Giáp ở đây (đã đưa lên Giao Blog từ 2013), hay ở đây.

26/10/2019

Văn nghệ Thứ Bảy : chuyện đồng chí "ông Ké" chê thơ Đường và thân sinh nhà biên khảo Hoàng Triều Ân

Nhiều năm về trước rồi, là năm 2013, đã nhắc đến việc đồng chí "ông Ké" chê thơ Đường. Đọc lại ở đây. Cụ chê thơ Đường là rườm rà và thừa chữ !

Thú vị người ghi lại câu chuyện ấy, không ai khác, chính là nhà biên khảo lão thành ở vùng đất Cao Bằng - cụ Hoàng Triều Ân - vừa từ trần. Ngày mai, 27/10/2019, gia đình cử hành tang lễ nhà biên khảo (1931-2019).

Mà thú vị hơn nữa, hôm nay, cần nhắc đến, là: người kể cho Hoàng Triều Ân nghe và ghi ra giấy câu chuyện ấy, lại không ai khác, chính là ông cụ thân sinh.

26/05/2019

Tiếp tục chuyện đi tìm một người bạn của Trần Dân Tiên (dịch giả Trương Niệm Thức)

Tôi đã nhắn tin chính thức tới ông Hồ Tuấn Hùng (tác giả của cuốn Hồ Chí Minh sinh bình khảo), từ mấy năm về trước, rằng: Trương Niệm Thức là một người bằng xương bằng thịt thực sự, không phải người ảo (ông Hồ Tuấn Hùng cho Trương Niệm Thức là nhân vật ảo).

Trương Niệm Thức là một người bạn của Tran Dan Tien (sau này được ghi thành Trần Dân Tiên). Một người bạn đích thực. Một dịch giả hoàn toàn xứng đáng với Tran Dan Tien, về mọi mặt.

Đã đưa một chút tư liệu về nơi chốn cũ của Trương Niệm Thực ở đây (năm 2017).

19/05/2019

Nghỉ giải lao làm một điếu, và nghe con cháu luận bàn sau 129 năm

Đang cày, vì có một vài cái hạn sắp hết, mà có ngay một cái chỉ còn từ giờ đến hết đêm (mai là thành ra rác). Nhưng nóng tới cả 40 độ, nên ong thủ. Máy cày ì ra. 

Đành nghỉ giải lao làm một điếu.

Nói vui thế thôi. Vì đã lâu lắm rồi không còn hút thuốc nữa. Cho dù, mấy năm nay, vẫn đang bị một chú quân đội (đại khái là công tác ở bệnh viện quân đội) nhả khói thuốc lào sang cửa sổ, làm phiền hàng xóm quá thể !

Nghỉ giải lao và lướt xem con cháu luận bàn gì. Sau 129 năm. Thu thập các góc nhìn khác nhau (chỉ một ngày 19 tháng 5 năm 2019 này thôi).

11/05/2019

Nói lại mà nghe (6) : sự cẩu thả và lười nhác của cán bộ chuyên môn Khu Di tích Bác Hồ

5 năm đã trôi qua. Bởi vậy, học và làm theo phong cách nhà báo C.B, sẽ là ở mục Nói lại mà nghe - đã có từ tháng 5 năm 2015 trên Giao Blog.

Nói lại mà nghe ở đây, là về một bài viết chính thức của Khu Di tích Bác Hồ đăng trên trang chủ của cơ quan này vào năm 2014, luận về bút danh Trần Dân Tiên. Bài viết đó đã được đưa về Giao Blog lưu từ năm ấy, tức là cũng đã 5 năm trước (xem lại ở đây).

Khu Di tích Bác Hồ là tên viết tắt. Còn tên đầy đủ là Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch. Đây là nơi mà ông Nguyễn Văn Đoàn vốn là thủ trưởng cơ quan - tức Giám đốc Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch. Theo thông tin của nhà báo Quốc Phong (đã đăng ở đây, tháng 5/2017), ông Đoàn vốn là lính cận vệ của Bác Hồ. Ông Đoàn là phu quân của bà Nguyễn Thị Tình - bà có một thời gian là Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh.

07/05/2019

Chiến thắng Điện Biên Phủ : bài thơ sớm nhất, vẫn là của C.B mục "Nói mà nghe"

Từ nhiều năm nay, Giao Blog đã có mục Nói lại mà nghe (ví dụ ở đây hay ở đây). Là phỏng theo Nói mà nghe của nhà báo C.B.

Hôm nay, ngày 7 tháng 5 năm 2019, kỉ niệm 65 năm chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ, thì qua phát hiện của nhà sưu tập Tạ Thu Phong quen biết của cộng đồng mạng, mới vỡ lẽ:

- Bài thơ sớm nhất mừng chiến thắng long trời lở đất này, không ai khác, là của chính nhà báo C.B. 

- Mà đó là bài viết cho mục quen biết Nói mà nghe !

Sách của TRAN DAN TIEN (1949) cho chúng ta cái nhìn khách quan hơn về tướng quân Võ Nguyên Giáp

Viết nhanh để tặng bạn N.T.T., như đã nói trong tháng 4 năm 2019.

Hôm nay là ngày 7 tháng 5, một ngày lịch sử trọng yếu của Việt Nam trong thế kỉ XX. Chúng ta mãi mãi ghi nhớ chiến thắng huy hoàng Điện Biên Phủ. Người Pháp cũng sẽ mãi mãi ghi nhớ về chiến bại cay đắng Điện Biên Phủ.

Một Việt Nam rũ bùn đứng dậy sáng lòa, là hoàn toàn đúng ở thời điểm ngày 7 tháng 5 năm 1954.

16/09/2018

Về bản dịch "Nhật kí trong tù" của Nam Trân (bài Đào Thái Tôn, 2017)

Về bản dịch của cụ Nam Trân, thì từ lâu đã có một tràng luận bàn của bác Mai Quốc Liên (xem ở đây). Rồi sau đó, có một bài tựa như trả lời chung của bác Huệ Chi (xem ở đây).

Công việc dịch Nhật kí trong tù quả là rích rắc. Có rất nhiều điểm phải bàn một cách từ từ, đúng như cụ Phong Lê đã tạm tổng kết (xem ở đây).