Thông tin (văn và ảnh) từ trang web của trường.
"3月22日(金)、2023年度卒業式・学位記授与式がアゴラ・グローバル プロメテウス・ホールにおいて挙行されました。言語文化学部285名、国際社会学部299名、国際日本学部66名、大学院博士前期課程110名、大学院博士後期課程17名が卒業・修了し、学位が授与されました。みなさん、ご卒業、誠におめでとうございます。" (nguồn từ Fb)
Thông tin (văn và ảnh) từ trang web của trường.
"3月22日(金)、2023年度卒業式・学位記授与式がアゴラ・グローバル プロメテウス・ホールにおいて挙行されました。言語文化学部285名、国際社会学部299名、国際日本学部66名、大学院博士前期課程110名、大学院博士後期課程17名が卒業・修了し、学位が授与されました。みなさん、ご卒業、誠におめでとうございます。" (nguồn từ Fb)
Người đầu tiên giới thiệu cho mình về hệ thống thần Nat của đất nước Miến Điện, chính là anh Sao người Miến Điện, vào khoảng năm 2001. Hồi đó, anh Sao cùng mình đều là học trò thầy Daniel (zemi Daniel).
Sau rồi, có thêm mấy người bạn Miến Điện nữa ở trong và ngoài phòng 404 (cùng trong phòng 404 thì đều thuộc quân AA-ken thuộc Togaidai). Câu chuyện về bộ thần Nat càng thêm thấy thú vị qua lời kể và tư liệu của các bạn ấy.
Ảnh đại diện của Giao Blog được thay mới, vào ngày hôm nay, 31 tháng 12 năm 2022. Lần thay trước là ngày 12 tháng 12 năm 2021 (xem lại ở đây)
Kinh điển của mỗi ngành học đều đúng là kinh điển ! Phải thường xuyên đọc đi đọc lại kinh điển.
Nhiều năm trước, chúng tôi với tư cách học sinh sau đại học đã tham gia các buổi đọc sách và bình luận sách kinh điển do Học hội Nhân loại học Văn hóa Nhật Bản tổ chức (về hội này, trên Giao Blog, đọc lại ở đây).
Hồi đó, là những năm đầu của thế kỉ 21, có những kỉ niệm vui vui trong những lần đi tham gia các buổi đọc sách. Trên Giao Blog, đã tạm kể nhanh, ví dụ ở đây hay ở đây.
Bây giờ, đã là sang những năm đầu của thập niên thứ ba thế kỉ 21, bẵng một cái, đã tầm 20 năm đi qua ! Học hội Nhân loại học Văn hóa Nhật Bản lại tổ chức các sê-ri đọc lại kinh điển.
Vui nhất là bây giờ, những buổi đọc sách này sẽ thực hiện qua zoom. Có thể ở bất cứ đâu trên thế giới, cũng đều có thể qua mạng mà cùng nhau đọc sách.
Đúng là "người tình đầu tiên" thật !
Đó là chiếc điện thoại cá nhân đầu tiên trong đời mà tôi có. Chiếc J-phone của thế hệ 3G. J-phone đúng thực là người tình đầu tiên trong cuộc đời sử dụng điện thoại của tôi !
1. Sau này trải qua biết bao nhiều "mối tình", nhưng mãi mãi không bao giờ quên chiếc J-phone thế hệ 3G đầu tiên. Tôi luôn giữ chiếc J-phone ấy đến tận ngày hôm nay (tháng 3 năm 2022) dù chuyển nhà bao nhiêu lần.
Những năm đầu tiên của thế kỉ XXI, tại Tokyo, chúng tôi đã dùng thế hệ 3G của J-phone và Docomo (phổ thông nhất là hai hãng này). Rồi cả 3G của hãng Au. Chữ "3G" phát âm theo kiểu tiếng Nhật là thành "san ji", còn "J-phone" thì phát âm thành "Zè-phôn", nghe thực sự vui tai !
Ông đã trút hơi thở cuối cùng vào tối ngày 7 tháng 11 năm 2021 tại đất Phù Tang - nơi ông đã tới du học trước năm 1975, ở lại và xây dựng gia đình cùng một cô gái Nhật Bản. Sinh thời, ông hoạt động trong nhiều lĩnh vực (giáo dục, phong trào thanh niên, thương mại, ngoại giao,...).
Thông tin ông qua đời được truyền đi vào ngày hôm kia - ngày 19 tháng 11 năm 2021 - trong nhóm "Lưu học sinh vùng Tokyo 1990s-2000s". Một bạn thân thiết với gia đình chú Huỳnh Trí Chánh loan tin kèm theo e-mail bằng tiếng Nhật của gia đình.
Cáo phó của trang Exryu thì cho biết, ông đã rời cõi tạm vào lúc 21h23 ngày 7 tháng 11 năm 2021 (Giao Blog cập nhật tin này vào tối ngày 21/11/2021). Bạn cùng thời với chú Chánh (các chú các bác Vĩnh Sĩnh, Đào Hữu Dũng,...) tự định danh thế hệ của mình là lứa "Chiêu Hòa 40/Showa 40" (lứa đến Nhật vào năm Chiêu Hòa thứ 40, tức năm 1965).
Ngày trước, chúng tôi có hai đội.
Cùng phòng 404, nhưng có hai đội. Dạng như nước sông không phạm nước giếng. Mà muốn phạm sang nhau cũng không được, vì khác hoàn toàn chuyên môn hẹp, dù cùng một chuyên môn lớn. Phòng 404 thì tôi đã kể nhanh ở đây.
Chuyên môn lớn của chúng tôi là Văn hóa Khu vực. Và phòng 404 của chúng tôi, rộng rãi, để cùng lúc được 30 máy tính có vách ngăn, tức cùng lúc 30 người có thể làm việc, nhưng thường chỉ có khoảng trên dưới 10 nhân thường trực mà thôi. Phòng ấy, là Khu vực học, và cũng gọi là Văn hóa và Ngôn ngữ.
Tôi thuộc đội Văn hóa (nhân loại học văn hóa, dân tộc học, văn hóa dân gian), cùng với các đàn anh chị như Mi. (kể nhanh về chị Mi ở đây) hay anh Yama (kể nhanh về anh Yama ở đây). Còn đội Ngôn ngữ thì như chị Kim hay em Abe (kể nhanh ở đây).
Gần đây, việc làm cho dễ hình dung về tình hình Trung Đông đối với tôi, là sự kiện thầy Nakamura đã tử nạn trên đường đi cứu trợ ở Afghanistan (xem lại trên Giao Blog ở đây).
Chúng tôi lần đầu tiên thấy và nghe thầy Nakamura nói chuyện tại hội trường của đại học là năm 2001.
Bây giờ là 2021, vậy vừa đúng 20 năm (2001-2021) ! Thầy Nakamura (sinh năm 1946) đã bị trúng đạn bắn tỉa ở Afghanistan vào cuối năm 2019, sau khoảng 30 năm bám trụ ở khu vực này.
Ngày 11 tháng 9 năm 2001, tôi ở khu vực tháp truyền hình Fukuoka. Chính ở điểm đó, tôi đã nghe tin tòa tháp đôi của Mĩ sập xuống nhanh chóng. Rồi trở lại trường ở Tokyo, và lần đầu tiên thấy thầy Nakamura tại trường vào mùa đông năm đó.
Hội nhà văn Trung Quốc hiện vẫn là thời kì do nữ nhà văn Thiết Ngưng làm chủ tịch. Đây là một trong những nhà văn đương đại Trung Quốc được dịch khá nhiều tại Việt Nam, mà một trong số đó là Những người đàn bà tắm từ gần 20 năm về trước.
Chúng tôi đọc Những người đàn bà tắm của Thiết Ngưng đầu tiên bằng bản tiếng Việt, do Nxb Phụ Nữ ấn hành, lúc ấy đang ở Tokyo, trong căn nhà nhỏ (xem lại ở đây và ở đây). Sau đó, thì tôi mới có được nguyên bản mấy cuốn của bà, mua từ hiệu sách cũ.
Bây giờ, tháng 7 năm 2021, thử ngó qua trang báo Văn Nghệ của Trung Quốc xem sao.
Đó là năm 2001. Lúc bài in ra thì tôi đang ở Tokyo, sau ít tháng thì đọc được trong thư viện trường (trường tôi đặt dài hạn nhiều tạp chí của Việt Nam).
Lúc ấy, tức thời điểm các năm 1997-2001, xã Phúc Sen vẫn thuộc huyện Quảng Hòa. Sau đó, thì huyện Quảng Hòa tách ra làm hai thành "huyện Quảng Uyên" và "huyện Phục Hòa". Rồi bây giờ, sau 20 năm, thì hai huyện ấy lại nhập lại thành ra "huyện Quảng Hòa" như ngày xưa !
Hôm nay, ngẫu nhiên phát hiện là mới có bản PDF trên mạng (xem ở đây).