Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn lưu-học-sinh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn lưu-học-sinh. Hiển thị tất cả bài đăng

28/09/2024

Văn nghệ Thứ Bảy : lan man giữa mùa hoa Bỉ Ngạn, lúa chín đồng thu miền quê Itoshima 2024

Quê hương Itoshima đã bắt đầu chuẩn bị vào mùa gặt 2024.

Lúa chín trên những cánh đồng trải dài.

Những cánh đồng ấy được giữ lại từ một cuộc đầu tranh "giữ đất giữ chùa" của sư phụ chùa làng (xem lại ở đây). Tôi nhớ về tấm bia đá cỡ lớn ghi ơn công đức của nhà sư thuở trước và cũng nhớ về hình ảnh nhà sư thời nay đi cầu nguyện mỗi sáng quanh các cánh đồng.


Ai đó, năm nay, nói rằng: hoa Bỉ Ngạn là "hoa của âm phủ" ! Ôi, tư tưởng con người Nhật Bản cũng có những lưu đông khó lường ! Để cảnh tỉnh, một người khác nói: không có hoa âm phủ ! Xuống âm phủ rồi thì còn gì thấy được hoa ! Có chăng, chỉ nên nói là hoa biểu cảm cho nét buồn trong tâm tưởng của người ngắm mà thôi. Đấy là chuyện trao đi đổi lại trên cõi mạng mùa thu năm 2024, tôi liếc nhanh vào một chút mà thôi.

24/03/2024

Lễ tốt nghiệp và nhận bằng 2024 của đàn em TUFS

Thông tin (văn và ảnh) từ trang web của trường.

"3月22日(金)、2023年度卒業式・学位記授与式がアゴラ・グローバル プロメテウス・ホールにおいて挙行されました。言語文化学部285名、国際社会学部299名、国際日本学部66名、大学院博士前期課程110名、大学院博士後期課程17名が卒業・修了し、学位が授与されました。みなさん、ご卒業、誠におめでとうございます。" (nguồn từ Fb)

10/11/2022

Di sản của phong trào Đông Du và nước Nhật ngày nay (tạp ghi năm 2019 của Trương Văn Tân)

Cứ vài năm, anh Trương Văn Tân - một cựu lưu học sinh Nhật Bản - lại có một bài tạp ghi về Nhật Bản nhân những chuyến về thăm lại nơi xưa chốn cũ. Tạp ghi của anh vừa ôn lại cái cũ, lại ghi nhanh những cái mới đang thấy trước mắt, nên tích dần những bài của anh sẽ thấy được sự thay đổi của nước Nhật theo thời gian.

Trước nay, Giao Blog vẫn cập nhật lấy các bài tạp ghi mới của Trương Văn Tân, ví dụ ở đây hay ở đây.

16/06/2022

Olga ở Ucraina hỏi : "Nhà mình bây giờ ở đâu ?" (Where is Home/家はどこ)

Người bạn Olga sinh ra ở Kiep, đang ở Kiep. Lần trước, trên Giao Blog, đề đề cập ở đây (tháng 3 năm 2022). Bây giờ, sau 100 ngày chiến sự Nga - Ucraina, Olga đau xót hỏi: Nhà tôi bây giờ ở chỗ nào ?

11/03/2022

Nhật Bản kết thúc điện thoại 3G : Tôi bồi hồi nhớ về "người tình đầu tiên" của 20 năm trước

Đúng là "người tình đầu tiên" thật !

Đó là chiếc điện thoại cá nhân đầu tiên trong đời mà tôi có. Chiếc J-phone của thế hệ 3G.  J-phone đúng thực là người tình đầu tiên trong cuộc đời sử dụng điện thoại của tôi !

1. Sau này trải qua biết bao nhiều "mối tình", nhưng mãi mãi không bao giờ quên chiếc J-phone thế hệ 3G đầu tiên. Tôi luôn giữ chiếc J-phone ấy đến tận ngày hôm nay (tháng 3 năm 2022) dù chuyển nhà bao nhiêu lần.

Những năm đầu tiên của thế kỉ XXI, tại Tokyo, chúng tôi đã dùng thế hệ 3G của J-phoneDocomo (phổ thông nhất là hai hãng này). Rồi cả 3G của hãng Au. Chữ "3G" phát âm theo kiểu tiếng Nhật là thành "san ji", còn "J-phone" thì phát âm thành "Zè-phôn", nghe thực sự vui tai ! 

28/12/2021

Bộ kít "made in Việt Nam" của Việt Á và đạo đức doanh nhân - thông tin từ nhóm cựu lưu học sinh Nhật Bản

Nhóm cựu lưu học sinh Nhật Bản, tên đúng là Cựu sinh viên du học tại Nhật Bản, trên Facebook, có thành viên chính là những sinh viên du học Nhật Bản trong các thập niên 1960 - 1970 (một ít là du học Nhật Bản ở các thập niên cuối thể kỉ XX và đầu thế kỉ XXI).

Có thể đọc lại thông tin về nhóm này đã được lưu giữ trên Giao Blog, ví dụ về lễ tưởng niệm đàn anh Huỳnh Trí Chánh tại Tokyo gần đây (xem ở đây).

Còn về sự kiện công ty Việt Á, thì có thể theo dõi ở đây.

Bây giờ là thông tin của đàn anh Vũ Huỳnh về việc anh đã từng tiếp xúc với người đứng đầu của Việt Á trong một công việc liên quan đến kít thử HIV (trước kít thử Covid-19, thì Việt A đã làm kít thử HIV). Tư duy kinh doanh của người đứng đầu Việt Á, như lời kể của anh Vũ Huỳnh, thì theo tôi thực sự "trắng trợn" và vô đạo đức. Cụ thể đọc ở bên dưới.

21/11/2021

Học giả - Nhà hoạt động xã hội Huỳnh Trí Chánh (1941-2021) vừa ra đi

Ông đã trút hơi thở cuối cùng vào tối ngày 7 tháng 11 năm 2021 tại đất Phù Tang - nơi ông đã tới du học trước năm 1975, ở lại và xây dựng gia đình cùng một cô gái Nhật Bản. Sinh thời, ông hoạt động trong nhiều lĩnh vực (giáo dục, phong trào thanh niên, thương mại, ngoại giao,...).

Thông tin ông qua đời được truyền đi vào ngày hôm kia - ngày 19 tháng 11 năm 2021 - trong nhóm "Lưu học sinh vùng Tokyo 1990s-2000s". Một bạn thân thiết với gia đình chú Huỳnh Trí Chánh loan tin kèm theo e-mail bằng tiếng Nhật của gia đình.

Cáo phó của trang Exryu thì cho biết, ông đã rời cõi tạm vào lúc 21h23 ngày 7 tháng 11 năm 2021 (Giao Blog cập nhật tin này vào tối ngày 21/11/2021). Bạn cùng thời với chú Chánh (các chú các bác Vĩnh Sĩnh, Đào Hữu Dũng,...) tự định danh thế hệ của mình là lứa "Chiêu Hòa 40/Showa 40" (lứa đến Nhật vào năm Chiêu Hòa thứ 40, tức năm 1965).

28/07/2021

Thêm một người Hoa nhận giải thưởng văn học Akutagawa (Nhật Bản) - Lí Cầm Phong đến từ Đài Loan

Lần trước, là chị Dương Dật (đã giới thiệu nhanh trên Giao Blog ở đây, năm 2014). Đó là người đâu tiên. Cũng đã giới thiệu từ năm 2009 trên Giao Blog cũ (đọc tạm bản lưu ở đây).

Năm 2014, tôi đã gặp trực tiếp chị Trần Thiên Tỉ - là chị em họ của Dương Dật. Thú vị là có một buổi Trần Thiên Tỉ đã vào phòng làm việc của tôi và trò chuyện một lúc khá lâu (sẽ đề cập chi tiết ở một dịp khác).

Và bây giờ, năm 2021, là em Lí Cầm Phong 李琴峰 đến từ Đài Loan.

Lí Cầm Phong (đây là bút danh, chưa công bố tên thật) sinh năm 1989. Em bắt đầu học tiếng Nhật từ năm 15 tuổi, cũng bắt đầu tập viết truyện bằng tiếng Trung Quốc từ khoảng năm đó.

Lí tốt nghiệp Đại học Đài Loan năm 2013, rồi đến Nhật cùng năm và theo học chương trình Thạc sĩ tại Khoa Nghiên cứu Giáo dục tiếng Nhật của Đại học Waseda (đã tốt nghiệp).

26/09/2020

Văn nghệ Thứ Bảy : chúng tôi đã quen với họp hành và thảo luận qua mạng, hơn nửa năm sống chung với Covid-19

"Thế giới sẽ vĩnh viễn không bao giờ quay lại thời kì trước Covid-19 nữa". Hay nói một cách khác, thì là: "Sẽ vĩnh viễn không trở lại với thế giới trước Covid-19 nữa".

Gần đây, bằng văn bản, nhóm chúng tôi đã thống nhất quan điểm như vậy. Xem như một định hướng lâu dài. Tôi sẽ viết ý này trong một bài học thuật về covid-19 từ góc nhìn văn hóa sử (nhân loại học lịch sử). Bản nháp của bài này đã được trình bày vắn tắt qua mạng trong một tọa đàm quốc tế vào ngày 19/9/2020 (Thứ Bảy) vừa rồi.

24/08/2020

Trông về trường cũ : nhớ mãi thời ở quận Bắc, tàu điện xưa cũ và xe đạp

Trường tôi trước năm 2000 thì nằm ở quận Kita - gọi vui sang nghĩa tiếng Việt là quận Bắc, một quận trong 23 quận nội thành của Tokyo.

Tôi chính thức nhập học vào trường là tháng 10 năm 2000, nhưng hồi cuối năm 1999 đã đến thăm trường. Lúc đến thăm là chỉ đến chơi thôi, nhân có hội trường và bạn thì mời đến "ăn nhậu" là chính (chưa để tâm đến việc nhập học). Kí túc xá của trường lúc đó và cho đến hết tháng 3 năm 2002 thì vẫn nằm ở quận Arakawa - chúng tôi gọi vui bằng âm Hán Việt là "quận Hoang Xuyên = quận sông vắng". Tức là, học sinh quốc tế của trường sẽ: ở thì là "quận Sông Vắng", còn học thì ở "quận Bắc".

Nhưng lúc đến thăm trường vào cuối năm 1999, tôi không ở trong kí túc xá thuộc quận Sông Vắng. Chính xác là không được ở, vì chưa phải học sinh chính thức của trường. Tôi ở quận Bunkyo (quận Văn Kinh) mà sang quận Bắc chơi với bạn. Phải từ tháng 10 năm 2000, mới thành "trường tôi" hay "trường chúng tôi".

Oái ăm một chút, là từ lúc ấy, tức là từ tháng 10 năm 2000, trường đã bắt đầu chuyển địa điểm: chuyển từ quận Bắc (nội thành) ra thành phố Fuchu (ngoại thành).

Tức là một nơi, bấy giờ, chúng tôi thuộc về 3 chốn:
1). Ở quận Arakawa;
2). Lúc đi học ở trụ sở cũ thuộc quận Kita.
3). Lúc đi học ở trụ sở mới thuộc thành phố Fuchu.

Có ngày phải đi đi về về giữa 3 nơi như vậy. Và kết hợp đủ các loại phương tiện: xe căng hải, xe đạp, tàu điện.

Cứ thế từ tháng 10 năm 2000 đến hết tháng 3 năm 2002. Tính ra là được khoảng 1 năm rưỡi "một nơi ba chốn" vậy.

Bây giờ, tháng 8 năm 2020, trường tôi đã có đại bản doanh ở thành phố Fuchu. Khuôn viên thì rất rộng, cho nên có dành một khoảnh cho kí túc xá. Lớp đàn em đàn cháu bây giờ thì chỉ "một nơi một chốn" (có thể lên trường để học, rồi về luôn kí túc xá ở cách đó không xa).

22/02/2020

Lâu rồi có thêm một tin vui : học sinh Việt Nam ở Đại học Nam Cửu Châu được cảnh sát thành phố cảm ơn

Lần trước, cũng đã có nam học sinh Việt Nam được cảnh sát Nhật Bản gửi giấy cảm ơn vì hành động dũng cảm. Xem lại ở đây (tháng 5 năm 2019).

Lần này là lưu học sinh Phong (33 tuổi, ở Đại học Nam Cửu Châu). Phong đã giúp cho hai vợ chồng người Nhật Bản tránh được một cú lừa tiền qua điện thoại (một hình thức lừa đảo khá thịnh hành ở Nhật khoảng 20 năm nay, mà đối tượng bị lừa phần nhiều là người già).

Lúc đó, Phong đang trong ca làm thêm ở cửa hàng tiện ích gần nơi em học. Việc làm thêm này, ngày xưa, lớp của chúng tôi cũng đã trải nghiệm, ví dụ đã kể ở đây (tháng 5 năm 2016). Lứa của chúng tôi là ngay đầu thế kỉ XXI, lứa của Phong thì đang là thập niên thứ hai.

Những người có tên Phong. Ngẫu nhiên, làm mình tưởng nhớ đến cụ lưu học sinh Việt Nam lớp đầu tiên, là Trần Đông Phong (đọc lại ở đây). Đó là lứa đầu thế kỉ XX.

Cũng tên Huỳnh Thanh Phong, cũng ở Hậu Giang, thì có cậu ấm này.

30/08/2019

Hình ảnh sát thực cập nhật về một Bắc Triều Tiên (ghi chép của cựu lưu học sinh Nghiêm Việt Hương)

Thời kì đầu tiên của miền Bắc xã hội chủ nghĩa học tiếng Nhật, thì không phải học ở Nhật, mà là học tiếng Nhật ở Bắc Triều Tiên.

Nói lại lần nữa, thời 1960s-1970s, miền Bắc xhcn cử học sinh sang Bắc Triều Tiên xhcn để học tiếng Nhật (ngoài tiếng Nhật, còn học các thứ tiếng khác). Sau này, khoảng các năm 2000-2001, thì mới biết (qua truyền thông chính thống của Nhật Bản): nhiều giáo viên dạy tiếng Nhật ở Bắc Triều Tiên thời ấy, có khi là người Nhật bị bắt cóc về Bắc Triều Tiên. Học sinh Việt Nam xhcn có khi đã học những người thầy người cô bị bắt cóc về Bắc Triều Tiên như vậy (đã nói nhanh năm 2018, ở đây). 

18/05/2019

Lâu rồi mới có tin vui : được sở cảnh sát khen tặng về phòng gian

Nhiều tin không vui về người Việt ở Nhật Bản (ví dụ tin ăn trộm máy cày để phá nhỏ ra và gửi về nước, tin trồng cần sa để buôn bán, tin trộm vặt nhưng có giá trị hàng hóa rất lớn, bắt dê để có món dê, bắt vịt để có cháo vịt,...).

Hôm nay, Thứ Bảy ngày 18/5/2019, là một tin mừng: có hai thanh niên được sở cảnh sát cảm ơn vì đã có công lao phòng gian phòng cướp giật. Hai thanh niên ấy làm việc trong các cửa hàng tiện ích (nơi mà những học sinh thường phải thành thạo tiếng và kĩ năng mới có thể làm được, đã kể ở đây). Sự kiện xảy ra ở quận Sentagaya - thủ đô Tokyo. 

Một em là Lê Văn Phương, năm nay 25 tuổi (đọc từ bản tin tiếng Nhật). Lần trước, cũng có các em được nhận giấy khen của cảnh sát (ở đây).

16/03/2019

Văn nghệ Thứ Bảy : nhớ những buổi sáng Mộc Liên rực lên ở trước nhà

Tháng 3 rồi. Nhanh quá, đã giữa tháng 3.

Nhìn ra trời mưa bụi bay bay ngoài cửa sổ, ở Hà Thành, vào những ngày này, là bỗng nhớ những buổi sáng thức dậy liền ra xem những cây Mộc Liên ở trước nhà.

Những cây Mộc Liên ấy ở ngay trước cổng kí túc. Đó là giống Mộc Liên trắng (đã nói nhanh ở đây, hồi tháng 11 năm 2013).

06/03/2019

Nương nhờ bóng Phật : hậu sự những mảnh đời xấu số trên đất Phù Tang (tháng 3 năm 2019)

Ngay đầu tháng 3, theo thông tin của sư cô Thích Tâm Trí ở Nhật Bản, đã có liền mấy học sinh Việt Nam trẻ tuổi vừa tử nạn. Các ngôi chùa Việt Nam tại Nhật Bản đã giang tay cứu rỗi, đứng ra lo hậu sự cho các em.  

Ngày 5 tháng 3 là hậu sự của một em tên Đạt người Thái Bình. Thì lại chuẩn bị là hậu sự của một em tên Cương người Hải Phòng.

02/03/2019

Tính nấu cháo hai con vịt bắt lên từ dòng sông Ê-đô ở Tokyo

Edo (đọc là Ê-đô) cùng với Kanda (đọc là Kan-đa) là những con sông chính yếu của thủ đô Tokyo.

Edo chính là tên gọi cũ của Tokyo. Có dòng sông Edo với nhiều nhánh, và cũng có riêng một quận mang tên Edo (gọi đúng là "quận Sông Edo", tức "Edo-gawa ku").

Đọc nhanh về dòng sông Kanda ở đây (tháng 8/2014) hay ở đây.

15/10/2018

Bỏ mình nơi đất khách quê người : Lưu học sinh tại Nhật Bản liên tiếp tử vong

110 năm trước, cụ Trần Đông Phong đã nằm lại đất Nhật Bản giữa cuộc Đông Du tìm đường cứu nước dưới ngọn cờ của các lãnh tụ Phan Bội Châu - Cường Để (đọc ở đây, hay ở đây).

Khoảng 10 năm nay, tức là sau câu chuyện của cụ Phong khoảng 100 năm, thì lượng lưu học sinh Việt Nam (gồm học sinh, thực tập sinh, nghiên cứu sinh,...) đến Nhật Bản tăng vọt. Có rất nhiều thanh niên đã đột tử vì cuộc sống mưu sinh khắc nghiệt nơi đất khách.

13/10/2018

Liếc nhanh nước Mĩ, với người Việt và người Hoa, cùng bác Long

Bác Long là học giả Ngô Vĩnh Long.

Làm một chuyến "du lịch liếc nhanh qua Fb" với bác.

Đang là trung tuần tháng 10. Nước Mĩ cũng vừa vào mùa lá đỏ. Fb quả tiện lợi, giúp chúng ta có thể liếc cả mùa thu ở một nơi rất xa với cách nhàn nhã nhất.

25/11/2017

Văn nghệ Thứ Bảy : sau 100 năm, con cháu mở quán Bún Chả trên quê hương của bác sĩ Asaba

Thời gian tính bằng thế kỉ. Tức 100 năm. 1918 và 2017 (hướng đến 2018 tròn 100 năm, xem ở đây).

Năm 1918, cụ Phan Bội Châu dựng bia đá tưởng niệm người bạn là bác sĩ Asaba (đọc ở đây). Người Việt lúc đó ở Nhật Bản chỉ đếm trên đầu ngón tay.