Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

06/02/2024

Học giả Suenari Michio với "điểm nhìn Đông Á" thường trực và quán triệt - Mở đầu

Một chủ đề quan trọng, mà tôi dự tính viết dài dài về thầy Suenari Michio (1938-2024). Sẽ vừa viết bài học thuật vừa viết những đoạn ngắn mang tính ghi chép trên Giao Blog.

Bài này, viết nhanh nhân nhớ lại một giải thường năm 2022 của học giả trẻ tuổi Kawase Yoshitaka  川瀬 由高 (hiện là giảng viên thuộc Khoa Xã hội học - Đại học Edogawa, ở tỉnh Chiba, Nhật Bản).

Tin về giải thưởng của Kawase đã có từ năm 2022, nhưng tôi do bận mải mà chưa kịp giới thiệu ra xung quanh (chỉ biết mang tính cá nhân mà thôi).

1. Em Kawase (xem thông tin chính thức từ website của đại học ở đây) tự giới thiệu là thuộc hai chuyên ngành : Nhân loại học Văn hóa, Văn hóa Dân gian (Dân tục học). Như đã nói và viết nhiều lần, rằng: ở Nhật Bản, hiện nay "Dân tộc học" đã được chuyển thành tên gọi mới là "Nhân loại học Văn hóa". Bởi vậy, cũng có thể viết hai chuyên môn của Kawase là Dân tộc học và Văn hóa Dân gian.

Ở Nhật Bản, đó là hai chuyên ngành kề cận, được tính gộp làm một. Thường được ghi là: "Nhân loại học Văn hóa - Văn hóa Dân gian" (cũng tức là "Dân tộc học - Văn hóa Dân gian").

Điểm phân định của hai chuyên ngành này, thì ở Nhật Bản, chỉ đơn giản là: "Văn hóa Dân gian" là nghiên cứu trong nước, "Dân tộc học" là nghiên cứu ở nước ngoài.

2. Nhìn tổng thể, theo tôi, thầy Suenari cũng là "Dân tộc học - Văn hóa Dân gian", tức vừa là Dân tộc học vừa là Văn hóa Dân gian. Ông có nhiều tác phẩm nghiên cứu về văn hóa Nhật Bản, tức nghiên cứu trong nước, cũng tức là Văn hóa Dân gian, ở thời kì đầu và đan xen trong nghiên cứu các quốc gia Đông Á.

Thầy đã xuất phát từ nghiên cứu trong nước Nhật Bản, mà mở rộng, rồi hướng đến các nước Đông Á. Có thời kì, ông vừa nghiên cứu trong nước, lại vừa nghiên cứu ở đâu đó trong vùng Đông Á. Từ toàn cảnh của Đông Á, ông nhìn lại Nhật Bản hay một quốc gia nào đó trong vùng văn hóa Đông Á, ở một tầng cao hơn mà cũng là sâu sắc hơn. Đó là điểm nhìn Đông Á luôn thường trực và quán triệt trong toàn bộ trước tác của Suenari.

Có điểm thú vị là, hiện nay, hầu như có rất ít học trò đọc kĩ những tác phẩm thuộc chuyên môn Văn hóa Dân gian của thầy Suenari.

3. Năm 2022, Kawase đã nhận được giải thưởng sau tại Đài Loan:


Đại khái là vào ngày 30 tháng 9 năm Dân Quốc 111 (2022), Kawase đã nhận được một giải thưởng tập thể (chung với các tác giả khác) từ Viện Văn hiến Đài Loan thuộc Quốc sử quán 国史館台湾文献館 (Đài Loan) cho một cuốn sách in chung năm 2021. Giải thưởng này là dành cho tính học thuật của cuốn sách (xuất sắc về học thuật).

Đó là cuốn sách viết bằng tiếng Trung Quốc, có tiêu đề "百年往返: 走訪客家地區的日本學者" (tạm dịch: Hồi cố 100 năm - Những học giả Nhật Bản đã điều tra điền dã ở vùng người Khách Gia). 

Như tiêu đề, đây là cuốn sách viết về những học giả Nhật Bản có thành quả nghiên cửu nổi bật trong 100 năm qua trong nghiên cứu Trung Quốc, cụ thể là khu vực người Khách Gia.

Sách có 14 chương, mỗi chương viết về một học giả. Mở đầu tức Chương Một, là nhà dân tộc học thời kì mở đường của Nhật Bản là Ino Kanori (người cùng thời với Torii Ryuzo; trên Giao Blog, đọc nhanh ở đây về Torii). Suenari Michio được giới thiệu ở Chương Chín, và người viết chương đó là Kawase Yoshitaka.


4. Tiêu đề Chương Chín do Kawase viết là "第九章 末成道男-祭祀圈論的更新與非群體論的起步" (tạm dịch: Suenari Michio - Đổi mới "lí luận phạm vi thờ cúng" và bắt đầu "lí luận phi quần thể").

Theo giới thiệu của Đại học Kanawaga, trong chương này, Kawase giới thiệu và luận giải các nghiên cứu của nhà nghiên cứu người Khách Gia ở Đài Loan là Suenari Michio - một học giả tầm cỡ trong nghiên cứu Trung Quốc - từ kinh nghiệm điều tra điền dã của Kawase tại Nam Kinh (Trung Quốc), từ đó, chỉ ra rằng, Suenari đã đưa là "lí luận phi cộng đồng" (hay "phi quần thể"), rồi luận về ý nghĩa hiên nay của lí luận này.

(川瀬講師は第9章「末成道男:祭祀圈論的更新與非群體論的起步」を寄稿。この章では中国研究の碩学である末成道男氏の台湾客家研究を、自身の南京でのフィールドワークの経験をもとに再解釈し、その非集団論としての特徴と今日的意義について議論しています。).

5. Một trong hai chủ biên của cuốn sách (sách có hai chủ biên) là thành viên trong nhóm điều tra chung tại Mai Huyện (Quảng Đông, Trung Quốc) của chúng tôi vào đầu tháng 4 năm 2012. Mai Huyện là địa bàn điều tra dài hạn của chủ biên. Ở Mai Huyện, có Trung tâm Nghiên cứu người Khách Gia thuộc Đại học Gia Ứng - lần đó, chúng tôi cũng có tới thăm. Có thể xem lại ảnh cũ đã đưa trên Giao Blog.

Một chủ biên của cuốn sách xuất bản năm 2021 là em Kawaii - người có mặt trong cả hai tấm ảnh



Người Khách Gia ở Việt Nam được xem là nhóm người Ngái. Khi ở Việt Nam, thầy Suenari quan tâm đến người Ngái, ông có sưu tầm các bài viết bằng tiếng Việt và tự đọc bằng sự cố gắng tuyệt vời (chỗ nào không hiểu thì ông hỏi). Một lần đi miền ngược chung trước năm 2000, ông đề nghị tôi bố trí qua một làng người Ngái để khảo sát nhanh.

Vậy là về người Khách Gia (Ngái), ông đã điều tra điền dã dài hạn tại Đài Loan, rồi tại Mai Huyện, và có điều tra thoáng qua ở Việt Nam. Trong zemi sau đại học của ông, thi thoảng cũng có học sinh người Khách Gia.

6. Sau mấy năm chuẩn bị, từ năm 2023, chúng tôi bắt đầu giảng môn "Văn hóa Dân gian Nhật Bản" (Nhật Bản dân tục học) cho học sinh hệ cử nhân ở Trường Đại học Việt Nhật (xem lại ở đây). Ba giảng viên của môn này (hai người Nhật Bản, một người Việt Nam) đều là học trò của thầy Suenari. Lần đầu tiên, môn này được giảng dạy ở Việt Nam, nên lúc đầu, chúng tôi cũng hơi lo lo ! Bây giờ, ở thời điểm đầu tháng 2 năm 2024, toàn bộ công việc giảng dạy hay giáo vụ liên quan đã viên thành, tạm xem là đã triển khai có thuận lợi bước đầu.

Cả ba giáo viên chúng tôi đều chịu ơn sâu nặng của thầy Suenari. Chúng tôi tiếp bước thầy ở trên con đường học thuật.

Tháng 2 năm 2024,

Giao Blog



---



"



 

川瀬 由高

現代社会学科 講師
博士(社会人類学)

1986年北海道生まれ。2010年、北海道大学卒業。12年、首都大学東京大学院人文科学研究科博士前期課程修了。18年、同大学院博士後期課程満期退学。同年3月、博士号(社会人類学・首都大学東京)取得。日本学術振興会特別研究員PD(東京大学)を経て現職。主な著作に『共同体なき社会の韻律ー中国南京市郊外農村における「非境界的集合」の民族誌』(弘文堂、2019年)など。社会人類学の立場から、中国社会の研究を行っています。慶應義塾大学などでも非常勤講師をしています。

リサーチマップ


研究分野:文化人類学・民俗学
専門分野:文化人類学・中国研究


人間とは何か。文化人類学はこの壮大な問いに対し、人類の普遍性と個別性に着目し探求する学問です。

専門分野の魅力・学ぶ上で大事なこと


「肩こり」や「冷え性」は日本以外の国ではほとんど聞かれない病気です。では、日本人だけがこの「おかしな病気」と付き合っているのでしょうか?
文化人類学の面白さは、自分のそれまでの常識や思い込みを揺さぶるような新たな価値観に気づかせてくれることです。他者との「違い」を価値の優劣で判断するのではなく、その「違い」を尊重し、そこから新たな視点を学ぶこと。これが、文化人類学が最も大切にする姿勢です。

研究テーマ


コミュニティ論、中国農村社会研究を専門としています。これまでの研究では、中国南京市郊外の農村で約 23ヶ月間の住み込み調査を行い、「共同体なき社会」というテーマについて考えてきました。
学部時代に中国に語学留学したことが初めての海外渡航でした。そこで経験した異文化への戸惑い(カルチャーショック)とその面白さが、いまも私の研究の出発点になっています。

最近の研究活動


現在、「移動」や「歓待」、「非境界」などをキーワードとする人類学的研究を進めています。
また、近年では中国民族誌学と並行して、日本の「共同体型社会」についての研究にも着手しています。

担当科目


文化人類学概論、文化人類学原論、コミュニティ論、フィールドワーク論、現代社会演習I、現代社会実習I、専門ゼミナール、卒業研究、基礎ゼミナール、現代社会基礎、現代社会応用実習I、現代社会論A・B・C、現代社会・フィールド研修、海外専門研修

趣味


ボードゲームに興味を持っています。最近はすこし「観る将」になっています。

https://www.edogawa-u.ac.jp/colleges/d_sociology/teachers/index18.html?fbclid=IwAR3AuVnbQBceiX0QHrR86Z_oUtw68WriWlMb0xE19JD0JcYTEU9ANDn8q5c



"



"

【現代社会学科・川瀬由高講師の共著が台湾で出版📗
社会学部現代社会学科・川瀬由高講師(文化人類学ゼミナール)の共著『百年往返: 走訪客家地區的日本學者』(中国語図書)が、台湾で出版されました。
本書は、日本で活躍した台湾客家に関する研究者 14 名の業績を紹介する論文集です。
川瀬講師は第 9 章「末成道男:祭祀圈論的更新與非群體論的起步」を寄稿しており、この章では中国研究の碩学である末成道男氏の台湾客家研究を、自身の南京でのフィールドワークの経験をもとに再解釈し、その非集団論としての特徴と今日的意義について議論しています。
■『誠品線上』のウェブページ
<参考リンク>
■社会学部 現代社会学科



"


"

【現代社会学科・川瀬由高講師が分担執筆した学術書が台湾で優等賞を受賞📗
社会学部現代社会学科・川瀬由高講師(文化人類学ゼミナール)が分担執筆した『百年往返:走訪客家地區的日本學者』(中国語図書)が、2022年国史館台湾文献館奨励出版文献書刊の優等賞を受賞しました。
国史館は台湾の歴史・文化研究を推薦・収集しているセンターで、優等賞は昨年台湾で数多く出版された学術書のなかから8つしか選ばれていない名誉ある賞です。
本書は日本で活躍した台湾客家に関する研究者14名の業績を紹介する論文集です。川瀬講師は第9章「末成道男:祭祀圈論的更新與非群體論的起步」を寄稿。この章では中国研究の碩学である末成道男氏の台湾客家研究を、自身の南京でのフィールドワークの経験をもとに再解釈し、その非集団論としての特徴と今日的意義について議論しています。
<参考リンク>
■社会学部 現代社会学科



https://www.facebook.com/EdogawaUniv/posts/pfbid023UhA2H84z1pFGrocr5aBnUBisJjauYqrQnaFPQnwsVxmpvkDKfNDQPejdVyyRdzpl

"



"




百年往返: 走訪客家地區的日本學者


書籍介紹

本書論及伊能嘉矩、彭阿木、橋本萬太郎、中川學、周達生、植松明石、田仲一成、茂木計一郎、末成道男、渡邊欣雄、堀江俊一、瀨川昌久、緒方修、戴國煇,十四位日本民俗學者、人類學者、語言學者、歷史學者、建築學者,在不同年代,往返臺灣、香港、中國大陸等客家地方社會,進行田野工作的知識產出與貢獻。本書指出十九世紀以來,前輩學者走訪客家地區,並非侷限於特定族群認同、特性與文化建構,而是以區域比較視野,開展一條探索亞洲南方地域民族誌的路徑。

目次

導論
第一章 伊能嘉矩-殖民地人類學與客家書寫
第二章 彭阿木-日本二戰前華人學者的客家論述
第三章 橋本萬太郎-客家方言研究的先驅
第四章 中川學-追求「真實」與「事實」的客家歷史學研究先驅
第五章 周達生-田野、物質文化與客家論述
第六章 植松明石-以臺灣客家民俗與女性研究為中心
第七章 田仲一成-儀式戲劇與客家研究
第八章 茂木計一郎-東京藝術大學與客家建築研究
第九章末成道男-祭祀圈論的更新與非群體論的起步
第十章渡邊欣雄-超越客家文化研究之上
第十一章 堀江俊一-走進臺灣北部客家社會的人類學家
第十二章 瀬川昌久-客家與非客家關係的研究
第十三章 緒方修-走訪客家地區,學習與實踐客家學
第十四章 戴國煇-境界人的認同與客家論述

編/著/譯者簡介

編者:
簡美玲:臺灣清華大學人類學博士,陽明交通大學人文社會系教授。
河合洋尚:日本東京都立大學社會人類學博士,日本東京都立大學人文社會學院副教授、日本國立民族學博物館特別客座研究員。
作者群:
陳偉智(中央研究院臺灣史研究所助研究員)
范智盈(日本大阪大學人間科學研究科博士生)
鄭曉峯(國立中央大學客家語文暨社會科學學系副教授)
飯島典子(日本廣島市立大學國際學部副教授)
簡美玲(國立陽明交通大學人文社會學系教授)
橫田浩一(日本國立民族學博物館外來研究員)
羅烈師(國立陽明交通大學人文社會學系副教授)
小林宏至(日本山口大學人文學部人文社會學科副教授)
川瀨由高(日本江戶川大學社會學部現代社會學科講師)
河合洋尚(日本東京都立大學副教授)
劉瑞超(國立臺灣大學人類學博士)
稻澤努(日本尚嗣學院大學綜合人間科學部表現文化學科副教授)
兼城系絵(日本鹿兒島大學法文學部副教授)
黃紹恆(國立陽明交通大學客家文化學院院長)

序言/導讀

序 何金樑 臺灣與日本的學術合作「川流不息」 客委會客家文化發展中心於2017年12月16日與日本國立民族學博物館(民博)、國立陽明交通大學(陽明交大)客家學院三方簽署學術研究合作交流協定後,連續三年分別於臺、日舉辦國際研討會,並集結研討會成果,分別於2018及2020出版《博物館與客家研究》專書及『客家族群與全球現象―華僑華人在「南側地域」的離散與現況』(Senri Ethnological Studies No. 150)』(日本國立民族學博物館調査報告)。另外,三方合作的「川流不息–臺灣客家與日本國際展」也於2020年8月12日在臺灣客家文化館舉辦開展儀式,象徵著臺灣與日本的學術合作,如同美空雲雀所演唱「川流不息(川の流れのように)」之歌詞,如涓涓細流,從未間斷而緩緩地影響著。 《百年往返:走訪客家地區的日本學者》一書為三方合作第三屆「2019百年往返:臺灣與日本客家研究之對話國際研討會」的發表成果。「百年往返」這個會議主題別具意義,三方認為日本學者的客家研究也有近百年,一大部分與臺灣客家研究有很大關係,但研究成果較少人知曉,所以,三方於2018年在日本國立民族學博物館共同舉辦的第二屆國際研討會時共同決定,由陽明交大主辦之2019年國際研討會就以「百年往返:臺灣與日本客家研究之對話」為主題,邀請來自臺日年輕學者回顧分享近百年臺日前輩學者的客家研究成果,發表討論議題聚焦「早期的客家研究」、「華人背景學者之客家研究」、「華南與沿海客家研究」及「臺灣客家研究」主題,回顧近十位日本學者與七位臺灣學者之相關客家研究成果,開展雙邊百年客家研究之對話,並重返早期研究之田野現場,透過日本研究學者的視野,看到臺灣客家的不同面,更深化臺日客家研究的交流。陽明交大與本中心於2021合作出版本專書,對許多不諳日文的研究者或讀者而言,助益良多,未來本中心也將持續與相關單位多元合作,譯著出版相關外文客家研究專書,以增加客家研究交流的廣度與深度。 2019年的國際研討會特別重視重返田野,不僅邀請臺日年輕學者回顧發表前輩學者的客家研究成果,於研討會前後也安排臺日學者重返早期臺灣客家研究的田野點,包括了關西鎮、新埔鎮、苗栗市的五湖村、銅鑼鄉、桃園市的中壢區、大園區、屏東縣的東港鄉、竹田鄉、高雄市美濃區等;渡邊欣雄教授也與門生河合洋尚副教授等重返半世紀前自己訪查的屏東竹田頭崙、內埔及佳冬等客庄,這段日本學者重返田野的行程深具意義,更期待未來國內外學者以臺灣客家開展更多的合作交流。這部分的田野紀實也會另外整理出版,與大家分享。 雖然全球仍在疫情的影響中,但本書能夠按照時程出版,要特別感謝河合洋尚副教授(日本國立民族學博物館客座研究員、日本東京都立大學副教授)、黃紹恆院長、簡美玲副院長及羅烈師副教授(國立陽明交通大學客家文化學院)等投入和付出,使得本書可以順利分享予讀者。本中心致力推展「臺灣客家文化館」能成為「全球客家博物館與圖資研究中心」,以「臺灣客家、多元族群文化(族群關係)、海外客家」為研究、展示主軸,期待未來臺日客家研究交流更密切,也期望各界學者多予本中心指教和支持。

分類

其他詳細資訊

  • 適用對象:成人(學術性)
  • 關鍵詞:客家地區,田野調查,區域比較,日本學者
  • 附件:無附件
  • 頁/張/片數:384

授權資訊

  • 著作財產權管理機關或擁有者:客家委員會客家文化發展中心
  • 取得授權資訊:聯絡處室:研究發展組 姓名:梁惠珠 電話:037-985558-208 地址:苗栗縣銅鑼鄉九湖村銅科南路6號


https://gpi.culture.tw/books/1011002250

"

"

Taiwan Historica |No.254, Guangming 1st Rd., Jhongsing Village, Nantou CityTel:886-49-2316881 | Fex:886-49-2312080 | Mail:hq@mail.th.gov.tw

地址:540223南投市中興新村光明一路254號
電話:(049)2316881~5
傳真:(049)2317783
電子信箱:hq@mail.th.gov.tw

隱私權及資訊安全政策

Copyright © 國史館臺灣文獻館版權所有

https://www.th.gov.tw/new_site/index.php



"

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.