Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn người-Thái-Bình. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn người-Thái-Bình. Hiển thị tất cả bài đăng

19/05/2023

Văn nghệ Thứ Bảy : Một nửa thế kỉ "Búp Trên Cành" và mạch nguồn quê hương (bài Bùi Thị Biên Linh 2023)

Một bài viết mới của nhà văn Bùi Thị Biên Linh về nhóm văn chương Búp Trên Cành của tuổi lên mười ngày xưa (1976-1990s-tk21) và nhóm Nhà Búp hôm nay, nhân sự kiện Nhà Búp ra mắt tập sách Duyên (thơ và văn xuôi). Xem lại sự kiện ra sách được tổ chức tại thành phố Thái Bình vào tháng 3 năm 2023, ở đây.

Bài viết nhắc đến người thầy chung của ngôi nhà Búp Trên Cành trước đây và Nhà Búp hôm nay, đó là nhà văn Bút Ngữ (sinh năm 1931). Xem thêm ở đây.

25/03/2023

Phủ Thái Bình (thuộc tỉnh Thái Bình ngày nay) - Nguyễn Mậu trên bia Văn Miếu số 2 (khoa thi 1448, dựng năm 1484)

Cùng năm 1484, vua Lê Thánh Tông (1442-1497, lên ngôi năm 1460) cho dựng nhiều bia Văn Miếu dể ghi danh các tiến sĩ đã đỗ nhiều khoa trước đó (khoa đầu tiên được khắc bia trong Văn Miếu hiện nay là khoa năm 1442, tiếp theo là các khoa: 1448, 1463, 1466, 1475, 1478, 1481).

Năm 1442 thuộc niên hiệu Đại Bảo (vua Lê Thái Tông).

Năm 1448 thuộc niên hiệu Thái Hòa (vua Lê Nhân Tông).

Năm 1463 và năm 1466  thuộc niên hiệu Quang Thuận (vua Lê Thánh Tông).

Các năm 1475-1478-1481 thuộc niên hiệu Hồng Đức (vua Lê Thánh Tông).

18/12/2021

Văn nghệ Thứ Bảy : một thời Búp Trên Cành của các nhà văn nhí Thái Bình (nhớ và viết lại)

Gần đây nhất, là một bài báo cuối năm 2021 về người sáng lập ra trại hè viết văn Búp Trên Cành ở Thái Bình vào thập niên 1970 - nhà văn Bút Ngữ (xem ở đây).

1. Búp Trên Cành là tên của tập san văn học thiếu nhi Thái Bình mà cơ quan chủ quản là Hội Văn học Nghệ thuật Thái Bình (gọi tắt là "Hội Văn nghệ Thái Bình"), duy trì trong nhiều năm (1970s-1990s). Tập san này đăng tải những bài văn bài thơ do các "nhà văn nhí" viết trong trại hè viết văn được tổ chức bởi Hội Văn nghệ Thái Bình, mà người đứng đầu là nhà văn Bút Ngữ, cùng sự tham gia giảng dạy và hướng dẫn trực tiếp của nhiều nhà văn - nhà thơ - nhà nghiên cứu trong tỉnh và toàn quốc (Tô Hoài, Phạm Đình Hổ, Bút Ngữ, Phạm Đức Duật, Bùi Công Bính, Lê Bính, Kim Chuông, Đức Hậu, Đỗ Vĩnh Bảo,...). 

Mỗi năm có một trại hè. Mỗi năm có một số Búp Trên Cành.

12/06/2021

Văn nghệ Thứ Bảy : sau 33 năm, mới được đọc lời bình của Tô Hoài cho lá thư tôi viết năm 1988

Về lá thư viết năm 1988, thật ra là được giải thưởng năm 1988 chứ viết thì chắc phải trước đó, tôi đã kể trên Giao Blog, ở đây (năm 2013) và ở đây (năm 2021).

Vừa rồi, mới phát hiện ra là có một tuyển tập về những lá thư mà học sinh Việt Nam viết trong 30 năm (từ năm 1987 - 2017). Ngẫu nhiên mà biết thôi.

Hôm nay, sách ấy đã được gửi qua đường chuyển phát tới nhà.

Và lần đầu tiên, tôi mới được đọc văn bản của Tô Hoài viết năm 1988. Trong đó, ông có nhắc đến lá thư của tôi viết. Trong buổi phát giải năm 1988 tại thị xã Thái Bình (nay là thành phố), thì ông đã chuyển họ của tôi sang họ Ngô --- vì ông đinh ninh rằng, nếu là người làng Trình Phố, thì chắc phải con cháu cụ Ngô Quang Bích. Đã kể nhanh ở đây.

14/08/2020

Thị xã Thái Bình thời chúng tôi không hề có tri thức : Vũ Hoàng Chương với Đinh Hùng, và đặc biệt Duyên Anh

Thời gian 1947 - 1954, như Giao Blog đã nêu nhiều lần, vẫn là một trong những khoảng trống chưa biết đối với chúng tôi, nhất là về cuộc sống thường nhật ở những vùng tạm chiếm (có thể đọc lại ở đây).

Bây giờ, là nói về quãng thời gian ấy ở thị xã Thái Bình. Hiện đó là một khoảng trống lớn trong hiểu biết của tôi về thị xã Thái Bình (bây giờ thì đã là thành phố Thái Bình). 

Hóa ra, thời ấy, cả Vũ Hoàng Chương và Đinh Hùng đã tựa như có lánh về đó. Và duyên cớ thế nào, lại sinh ra một ông nhà báo Vạn Vân (vừa viết báo lại vừa buôn nước mắm Vạn Vân - về nước mắm Vạn Vân thì đọc lại ở đây).

Đặc biệt, đó là thời kì bắt đầu tập viết của một cây bút lớn của Thái Bình mà lâu nay chúng ta đã quên lãng. Đó là nhà văn Duyên Anh (1935-1997; tên thật là Vũ Mộng Long).

01/06/2020

Mùng 1 tháng Sáu, đọc tự sự của các cháu U50 và U60 về thời mới lên mười

Vẫn về nhóm những người viết trẻ gọi là Búp trên cành, tức là nhóm chúng tôi viết ở tuổi lên mười (đang đi ở đây).

Bây giờ, các cháu tuổi lên mười hồi ấy đã thành ra các cháu U50 (lứa viết hồi thập niên 1980) và các cháu U60 (lứa viết hồi thập niên 1970). Thầy của các cháu đã U70, U80 và thậm chí U90 rồi.

Nhân mùng 1 tháng Sáu, mở đầu là tự sự về thời đó của một cháu U60 và một cháu U50. Cháu U60 viết vào tháng 6 năm ngoái (2019) và cháu U50 thì vừa viết trong ngày hôm nay (tức 1 tháng Sáu năm 2020).

14/04/2020

Một thực trạng ở địa phương Việt Nam hiện nay: đầu gấu làng và xã hội đen phố (trường hợp Thái Bình)

Về nạn đấu gấu ở làng thì, trên Giao Blog, đã có những ghi chép trải nghiệm thực tế từ nhiều năm nay. Ví dụ đọc lại ở đây (2016) hay ở đây (2018).

Có những khi cảm thấy làng xã được quản lí ngầm bởi các băng đảng đầu gấu. Hễ chuẩn bị khởi sự gì đó (xây cất nhà cửa, gặt lúa,...), là đầu gấu sẽ đến làm luật.

Bây giờ, thì nhìn thêm một hiện thực nữa: xã hội đen phố. Có nghĩa là, ở làng thì là đầu gấu làng, còn ở phố thì là xã hội đen phố.

xã hội đen phố thì trường hợp cận cảnh là cặp anh chị Đường Nhuệ (Nguyễn Thị Dương và Nguyễn Xuân Đường) ở thành phố Thái Bình. Theo điều tra, nhóm xã hội đen này có một cơ sở làm ăn là Hiệp hội tang lễ Thái Bình.

Cụ thể là (xem chi tiết ở dưới):

20/02/2020

Văn thơ Việt với anh hùng Phạm Tuân bay vào vũ trụ và bắn hạ B52 Mỹ

Vì là đồng hương, lại là một chút đàn em đồng trường cấp 3 (ngôi trường cấp 3 mà anh hùng họ Phạm đã học thì thật ra tôi cũng chỉ học có vẻn vẹn hai tuần), nên thi thoảng Giao Blog có nhắc một số chuyện nghe thực tế về người anh hùng (ví dụ đọc lại ở đây).

Quả thực đã có một dòng thơ Việt, gồm cả sáng tác chuyên nghiệp và sáng tác dân gian truyền khẩu, về người anh hùng Phạm Tuân. Sẻ mở một góc sưu tập ở đây.

Ở quê, từ hồi Phạm Tuân bay vào vũ trụ, dân gian đã có câu:
"Dân đang thiếu gạo thiếu mì, bay vào vũ trụ làm gì hả Tuân".