Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn nguyễn-hải-hoành. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nguyễn-hải-hoành. Hiển thị tất cả bài đăng

23/10/2023

Cập nhật "Hồ Chí Minh truyện" và tác giả Tran Dan Tien - tháng 10 năm 2023

Bản dịch tiếng Việt cho cuốn Hồ Chí Minh truyện (tác giả Tran Dan Tien, dịch giả tiếng tiếng Trung là Trương Niệm Thức, 1949, Thượng Hải) của nhóm dịch giả Nguyễn Hải Hoành - Dương Trung Dũng vừa được ra mắt tại Hà Nội (nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2023).

Thật ra, đây là bản dịch chính thức đầu tiên của cuốn Hồ Chí Minh truyện tại Việt Nam. Còn bản dịch trọn vẹn cuốn này thì trước đó đã có một số người thực hiện, tiêu biểu nhất là học giả Phan Văn Các - Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm.

Bản dịch của nhóm dịch giả Nguyễn Hải Hoành - Dương Trung Dũng hẳn sẽ đưa đến nhiều thông tin mới cho độc giả phổ thông, bởi có nhiều đoạn trong sách chưa từng được in chính thức trước đây. Ví dụ, đoạn nói về vai trò của người Mĩ thì đã bị cắt bỏ do tình hình trước đây chưa phù hợp (xem lại trên Giao Blog ở đây). 

Hi vọng đầu tiên là bản dịch lần này là bản dịch trọn vẹn (không cắt bất cứ dòng nào).

14/03/2023

Cập nhật vấn đề TRAN DAN TIEN : bản dịch vào khảo cứu 2023 của nhóm Nguyễn Hải Hoành

Về vấn đề "Tran Dan Tien", trên Giao Bog, có thể đọc ở đây (tháng 8 năm 2014). Chủ nhân Giao Blog có lẽ là người đầu tiên cho rằng cần phân định rõ "Tran Dan Tien" và "Trần Dân Tiên".

Vào tháng 3 năm 2023, nhóm Nguyễn Hải Hoành vừa đưa thông tin về bản thảo lần thứ 15 của nhóm. Một cố gắng bền bỉ của nhóm. Tuy nhiên, mới chỉ là tiến triển chút xíu thôi. Còn xa xôi lắm !

29/12/2021

"Nhà giáo Nguyễn Hải Đạm" - một cuốn sách vừa ra về vị sư biểu trong thế kỉ XX của đất học Thái Bình

Một cuốn sách vừa ra, vào dịp cuối năm 2021, kết quả của khoảng 5 năm chuẩn bị bản thảo và lo các khâu xuất bản của gia đình thầy Nguyễn Hải Đạm (1934-2000), mà trụ cột là nhà giáo Hoàng Năng Trọng con rể của thầy.

Về tình bạn hiếm có giữa Hoàng Năng Trọng và Đỗ Trọng Khơi ở Thái Bình, thì trên Giao Blog, có thể đọc ở đây (tháng 5 năm 2016). Và gần đây, năm 2020, thầy Hoàng Năng Trọng - Hiệu trưởng Trường Đại học Y dược Thái Bình - đã nhận một học trò đặc biệt vào trường vẫn trong một tương cảm nhân duyên đặc biệt như vậy (xem ở đây).

05/10/2021

Nhìn lại lịch sử Bách Việt và quá trình Hán hóa Bách Việt (bài của nhà vật lí Trần Gia Ninh)

Cũng như học giả Nguyễn Hải Hoành (dòng họ Nguyễn làng Đông Tác - Hà Nội), học giả Trần Gia Ninh có nhiều năm sống và học tập tại Trung Quốc (về thời kì nhân lực của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được gửi đào tạo trên đất Trung Hoa, có thể đọc loạt bài của học giả Nguyễn Chí Công ở đây). Tạm gọi là thời kì học xá trung ương (ở đây chỉ tạm gọi cho tiện dùng).

Có nhiều học giả Việt Nam đã trải qua thời kì học xá trung ương, ví dụ anh em bác Nguyễn Lân Cường (đã nói nhanh ở đây). Một lần tôi hỏi bác Cường đại khái: kiến thức âm nhạc để bác viết được nhạc là học từ đâu ? Bác Cường trả lời đại khái: học trên đất Trung Quốc thời kì học xá trung ương.

20/01/2021

Những cây viết trên mạng tuổi U90 ở Đại Việt hiện nay

Có hai vị tiêu biểu, là cụ Nguyễn Hải Hoành (thuộc nhóm văn bút truyền gia làng Đông Tác danh tiếng ở Hà Nội) và cụ Thế Phong (tức dịch giả Đường Bá Bổn, hiện ở Nam Bộ).

Cụ Nguyễn Hải Hoành vẫn lên bài đều đều hàng ngày trên Fb cá nhân. Thời điểm tháng 1 năm 2021 này, cụ vẫn say sưa viết và dịch từ nhiều ngoại ngữ (tiếng Nga, tiếng Trung, tiếng Anh). Ví dụ đọc ở đây. Hai người em trai ruột của cụ, tức học giả Nguyễn Đại Đồng và Nguyễn Chí Công cũng bền bỉ vừa đi vừa viết (ví dụ đọc nhanh ở đây). Nhìn sức làm việc của hai anh em họ Nguyễn làng Đông Tác mà khâm phục.

25/11/2020

Về tiếng Việt, chữ Việt, người Việt trong tranh luận trên mạng cuối năm 2020

Liếc thấy có tranh luận của nhóm các bác cao niên Nguyễn Hải Hoành, Trần Xuân Hoài và các anh em nhóm trẻ tuổi, ở trên không gian mạng, một ít ngày gần đây.

Mình với tư cách người quan sát, sẽ đưa dần các bài về đây.

Thật ra, với cụ Hoành, mình đã có một ghi chép nhanh hồi tháng 8 năm 2020, ở đây. Bận mải nên còn chưa có dịp quay trở lại với các ghi chép nhanh ấy.

04/08/2020

Hồi ức năm 1984 về bà nội (1876-1949) ở làng Đông Tác của thầy Nguyễn Hải Đạm

Bản viết này, theo lời giới thiệu thì được thầy Nguyễn Hải Đạm viết tại Thái Bình vào năm 1984.

Có lẽ là được viết tại ngôi nhà ngay cạnh dòng sông của gia đình thầy. Ngôi nhà rợp bóng cây ấy ở gần với Trường Cao đẳng Sư phạm Thái Bình (thầy Hải Đạm là giáo viên ngôn ngữ học của trường này trong mấy chục năm; thầy thường đi xe đạp qua lại nhà và trường).

Thầy Hải Đạm hay viết thẳng vào máy chữ và đặt giấy các-bon để được thành mấy bản. Hồi đó, ở Thái Bình, tôi ấn tượng nhất với hai cái máy chữ, một của nhà văn Bút Ngữ, một của thầy Nguyễn Hải Đạm. Khi viết trên giấy thì thầy Hải Đạm hay viết loại chữ bé tí. Tôi có hỏi thì thầy bảo: học cha mình là cụ Nguyễn Hữu Tảo đó, ông cụ viết chữ bé tí !

Ngày trước, tôi chỉ nghe thầy Hải Đạm nói về việc viết hồi kí về cha mẹ và ông bà mình, nhưng chưa được đọc văn bản trực tiếp bao giờ. Sau này, thì người em trai của thầy là chú Nguyễn Chí Công có viết về người cha Nguyễn Hữu Tảo, viết chân thật và thực sự thú vị (đọc ở đây).

Hôm nay, cụ Nguyễn Hải Hoành có đưa lên Fb một văn bản viết của thầy Hải Đạm về bà nội. Cụ Hoành là em trai của thầy Hải Đạm. Thời đầu thập niên 1990, những lúc hẹn gặp ở khu vực Bờ Hồ Hoàn Kiếm, thì thầy Hải Đạm hay dẫn tôi tạt qua một cửa hàng sách nho nhỏ của người anh em trong nhà, hình như loáng thoáng có cả cụ Hoành (trong cửa hàng sách ấy có nhiều sách về tử vi, tướng số). 

03/08/2020

Lại bàn về chữ Nôm và chữ quốc ngữ : một thiên kiến của cụ Nguyễn Hải Hoành

Tính sẽ viết một cái gì đó rõ ràng về những thiên kiến của cụ Nguyễn Hải Hoành nhưng mà chưa tiện dịp. Thiên kiến, nếu nói đơn giản chỉ là những nhầm lẫn mang tính từ đầu mà thôi. Tuy nhiên, nhầm lẫn bình thường thì rất dễ sửa, còn "mang tính từ đầu" thì lại hơn khó khăn một chút.

Cụ Nguyễn Hải Hoành thuộc dòng họ trí thức Nguyễn Hữu Tảo - Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha (làng Đông Tác, Hà Nội). Đó chính dòng họ của các danh nhân Hà Nội như Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Hữu Cầu. Bản thân cụ Nguyễn Hải Hoành là một bậc trí giả uyên bác, có trí nhớ siêu việt và hiện đã ở tuổi 90 nhưng sức làm việc thì rất đáng kính nể (hầu như ngày nào cụ cũng viết bài hay dịch bài; vẫn cập nhật Fb thường xuyên).

04/05/2020

Chiến lược trỗi dậy về văn hóa của Trung Quốc

Một bản dịch (biên dịch, lược dịch) của cụ Nguyễn Hải Hoành vừa được công bố.

Thật khâm phục sức làm việc của một cao niên như cụ. Tuy nhiên, khi đọc những bản dịch của cụ Nguyễn, thì nên xem lại nguyên bản ở những chỗ cần thiết (có khi cụ nhầm một cách bất ngờ, có khi cụ đưa thêm một chút tư kiến của cụ vào).

27/06/2019

Nhật kí Tưởng Giới Thạch từ 1915 (lúc 28 tuổi), kéo dài 57 năm

Có hai đoạn mình quan tâm, và chắc sẽ đề cập đầu tiên, là đoạn cụ Tưởng nói đến nhân vật Hồ Chí Minh bị quản thúc (qua các báo cáo của Trương Phát Khuê và nhiều người nữa), và đoạn cụ Tưởng tiếp đón cụ Ngô Đình Diệm tới xem Đài Loan diễn tập quân sự.

Cả hai đoạn đó, mình đã thấy một ít tư liệu gốc gác.

03/06/2019

Chu Ân Lai từng đi viếng đền Hai Bà Trưng (tư liệu giải mật đang xác nhận)

Chuyện của quá khứ, lớp hậu sinh chúng tôi không biết. Bây giờ thì đưa tư liệu của người khác công bố trước, xác nhận sau.

Hồi đầu thế kỉ 20, lúc vi hành tới Việt Nam, cụ Tôn Trung Sơn đã từng bí mật về Phủ Giầy ở Nam Định để chiêm bái Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Nhà cách mạng Trung Hoa muốn đến tận nơi để xác nhận về vị nữ thần mà người Việt Nam đặc biết sùng kính. Điều này, đã được xác nhận. Tôi sẽ công bố cụ thể ở một dịp tới đây. Còn trên Giao Blog đã nói nhanh từ mấy năm trước, ví dụ ở đây (năm 2013).

Bây giờ là về việc cụ Chu Ân Lai kính phục hai chị em Trưng Vương, đã đến viếng lễ đền thờ Hai Bà trong thời gian viếng thăm Việt Nam.

02/05/2019

Cư sĩ học giả Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha (1902-1954) qua góc nhìn của một người cháu ruột

Thiều Chửu là tác giả của Hán Việt tự điển, gọi tắt là "tự điển Thiều Chửu".

Chúng tôi đọc sách của Thiều Chửu ở tuổi lên mười. Những trang giấy ố vàng in hồi đầu thế kỉ XX. Bài đầu tiên tôi đọc là đoạn là cụ viết về "nhân duyên". Cụ giảng "nhân" là gì và "duyên" là gì, rồi ghép lại "nhân duyên" là gì theo nghĩa nhà Phật. 

Thời ấy, thầy tôi thường kể chuyện về cụ trong không gian tĩnh lặng của ngôi nhà ở cạnh một dòng sông. Đôi khi chúng tôi xem các bút tích của cụ. Thầy là cháu gọi Thiều Chửu là chú ruột (cư sĩ Nguyễn Hữu Kha 1902 - 1954 là em ruột của nhà giáo Nguyễn Hữu Tảo 1900 - 1966; thầy tôi là con cụ Tảo).

23/08/2017

Cần thanh toán cái lầm lạc của thuyết "Chữ Hán là văn tự ưu việt" (bản dịch Nguyễn Hải Hoành)

Cụ Nguyễn Hải Hoành vẫn miệt mài dịch những bài thú vị từ tiếng Trung ra tiếng Việt. Nể phục sức làm việc của cụ. Lần này là bản dịch một bài phân tích về sự lầm lạc của thuyết "Chữ Hán là văn tự ưu việt" (nguyên bản tiếng Trung đã lên mạng từ 11 năm trước, tức năm 2006).

17/02/2017

Những ngày hạ tuần tháng 2 năm 1979 : Kí ức người trong cuộc, trong thời khắc ấy

Gần đây, con trai cố Tổng Bí thư Lê Duẩn có cho biết: đám cưới của ông được tổ chức tại Hà Nội đúng vào ngày Trung Quốc đưa quân qua biên giới Việt - Trung (đọc lại ở đây). Sáng quân Tàu tấn công tất cả các tỉnh vùng biên, chiều tối thì vẫn có đám cưới Lê Kiên Thành - Nguyễn Thị Tú Khanh ở thủ đô.

Không biết có bao nhiêu đám cưới vào đúng Thứ Bảy ngày 17/2/1979 (nhằm ngày 21 tháng Giêng năm Kỉ Mùi), dịp tiết Lập Xuân ?

Sự bình tĩnh ở thủ đô Hà Nội, vào thời khắc ấy, là đạt tới mức như vậy.

Còn ở chính biên giới ?

Tôi cũng đã nghe về một đám cưới người Nùng vào cùng ngày hôm đó ở khu vực đèo Mã Phục tỉnh Cao Bằng (về đèo Mã Phục thì xem ở đây). Pháo từ phía quân Tàu đã bắn thẳng vào nhà chú rể !

Du lãng vùng biên giới khoảng hai mươi năm nay, kí ức về tháng 2 năm 1979 có thể thấy ở bất cứ đâu, trực tiếp hoặc gián tiếp, nhiều khi hoàn toàn là tình cờ, chẳng hạn ở đây.

31/10/2016

Tướng quân Lưu Á Châu của Trung Quốc hiện nay

Một tướng quân, đồng thời là một nhà văn ở Trung Hoa đại lục. 

Ông rất được bạn đọc Trung Quốc hâm mộ, nhất là giới trẻ.

Những năm gần đây, Lưu Á Châu cũng được đọc nhiều ở Việt Nam, qua các bản dịch (thấy có nhiều bản dịch của cụ Nguyễn Hải Hoành - người anh em trong gia đình một người thầy cũ của tôi).