Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn yamamoto-hoseidai. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn yamamoto-hoseidai. Hiển thị tất cả bài đăng

06/02/2022

Thông tin về buổi bảo vệ luận văn tiến sĩ của Giáo sư Shumumira (từ 10 h ngày 7/2/2022)

Buổi bảo vệ, là tiếng Việt, tôi dùng tạm vậy với phong cách Việt. Trong bối cảnh tiếng Việt bây giờ, sẽ nói là "buổi bảo vệ luận án tiến sĩ".

Còn nguyên tiếng Nhật là buổi trình bày công khai 公聴会 (tiếng Anh là the public defense).

Ở Nhật Bản vẫn thường vậy, tức là có khi đã là Giáo sư danh tiếng rồi thì mới có được thời gian để bảo vệ luận văn tiến sĩ. Ví dụ với cô Yamamoto - nguyên Hội trưởng Hội Nhân loại học Văn hóa Nhật Bản, nguyên Giáo sư Đại học Pháp Chính -  cũng mới bảo về gần đây (xem lại ở đây, năm 2017).

Đây là điều hoàn toàn bình thường trong hệ thống giáo dục ở Nhật Bản (khác với Việt Nam hiện nay - thường phải có học vị rồi mới tiến đến học hàm).

1. Lần này là buổi bảo vệ của Giáo sư Sumimura thuộc Đại học Osaka.

Tôi thường gọi là "anh Sumimura" bởi là đàn anh, đặc biệt, anh là phu quân của một người bạn cùng học tiếng Nhật ngày xưa của tôi. Đó là em H. kém tôi một vài tuổi, mà hồi năm 2015 tôi đã viết nhanh một tin về quán An Nam Osaka khi em ấy vừa khai trương tại Osaka (đọc lại ở đây).

10/05/2020

Viết trong Ngày của Mẹ : trường hợp thầy Choi (người Hàn Quốc ở Nhật Bản)

Tôi thì luôn ghi nhớ tên chữ Hán của thầy theo cách đọc âm Hán Việt, là Thôi Cát Thành 崔吉城. Ấn tượng nhất ở cái phần tên là Cát Thành, vì cho liên tưởng đến Thành Cát Tư Hãn đại hoàng đế Mông Cổ lẫy lừng thởi xưa. Thật ra, do đọc âm Hán Việt nên mới có sự liên tưởng vậy mà thôi.

1. Thôi Cát Thành là đàn em của ông thầy tôi (kém một vài tuổi gì đó). Năm nay, cũng đã hơn 80 rồi. Ông vốn là người Hàn Quốc, đi du học Nhật Bản, có một thời gian về lại Hàn Quốc nhưng sau đó là tới làm việc tại đại học ở Nhật Bản. Trong dịp Cô Vy vừa rồi, ở tuổi trên 80, ông vẫn lên lớp cho học sinh qua internet.

Trong zemi của thầy tôi ngày xưa ở Tokyo, có một dịp chúng tôi đọc sách của thầy Thôi viết về thờ cúng tổ tiên của người Hàn Quốc, rồi có một dịp là sách về lên đồng Hàn Quốc. Sau này, thầy Thôi ra loạt sách về chân tướng của cái gọi là "nữ nô lệ tình dục theo quân" (ủy an phụ) trong chiến tranh Đại Đông Á.

Thi thoảng, chúng tôi có gặp thầy Thôi ở đâu đó (Tokyo, Quảng Châu,...) trong các dịp có đại hội nghiên cứu của Học hội Nhân loại học Văn hóa Nhật Bản, hay các hội thảo.

28/10/2019

Vừa rất truyền thống vừa rất hiện đại : nghe Prof. Mikael Adolphson của nước Anh trò chuyện về văn hóa Nhật Bản

Mình du lãng ở Anh nhiều năm về trước. Lúc ấy, xuất phát đi từ Tokyo, nên sang Anh là ngắm nhà ga tàu điện, trường đại học, bảo tàng, chợ điện tử, hiệu sách,... của Luân Đôn là dưới hai nhãn quan đan lồng vào nhau: một người Việt Nam thuần túy, một người đang ở Nhật Bản lâu dài.

Hồi ấy, có một buổi trao đổi dài, hết cả sáng kéo đến tầm trưa với một nhà nghiên cứu Nhật Bản người Anh ở Đại học Luân Đôn. Trao đổi của hai người cùng nghiên cứu về Nhật Bản, một từ góc nhìn lịch sử và một từ góc nhìn nhân loại học lịch sử. Ông bạn vong niên lúc ấy là Giáo sư và đang hướng dẫn luận văn tiến sĩ cho một Phó Giáo sư người Nhật đến ngắn hạn từ Nhật Bản và viết về đề tài Nhật Bản (ở Nhật Bản, nhiều khi đã là đại giáo sư, đã rất nổi tiếng với những công trình được đánh gia cao, nhưng mới bố trí được thời gian đi làm luận văn tiến sĩ --- ví dụ cô Yamamoto, đọc lại ở đây, tin của năm 2017).

Bây giờ là nghe một Giáo sư khác của nước Anh bàn luận. Rõ ràng là người Anh rất "mê" văn hóa Nhật Bản.

31/05/2019

Câu chuyện xuất bản sách nghiên cứu (trường hợp ở Nhật Bản)

Mình gần gũi với hai bác giám đốc xuất bản. Một người ở Tokyo, chuyên xuất bản những sách hàng đầu của giới khoa học xã hội. Một người thì ở một miền quê, chuyên xuất bản các loại tư liệu địa phương - mà hưởng lợi, hẳn là có các nhà nghiên cứu địa phương ấy, như mình (vì bản in với bản viết tay, có cả hai để đối chiếu).

30/11/2018

Một cuốn sách chính của cụ Tsuboi (Nhật Bản) từ góc nhìn phê bình

Cụ Tsuboi mình đã gặp khoảng 20 năm về trước, trong khuôn viên Đại học Tokyo. Nhưng do khác chuyên môn và khác sự quan tâm, nên hầu như mình chưa từng đọc sách của Tsuboi một cách chăm chú khi nào.

Sau này, có mấy người bạn và đàn em thì học trong zemi của thầy ở trường Waseda - một trường tư thục nổi tiếng ở Nhật Bản, mà ngày xưa, lúc nhà còn ở Odai thì bọn mình hay ghé chơi (nhà mình ở đầu này, chỉ ngồi Toden ít phút đến mút đầu kia là tới ngay sân trường Waseda). Thầy Tsuboi là một Giáo sư nổi tiếng của trường đó.

24/10/2018

Từ cậu bé nông dân đến "cha đẻ của chủ nghĩa tư bản Nhật Bản" (ông nội của người gieo hạt Shibusawa)

Về nhà dân tộc học, đồng thời là cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nhật Bản và cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản, cụ Shibusawa (1896-1963), và quĩ Phát triển Dân tộc học Nhật Bản mang tên cụ, thì đã giới thiệu nhanh ở đây.

Cụ là một nhà tài chính lừng danh của Nhật Bản sau đại chiến thế giới 2. Đồng thời cũng là nhà dân tộc học đam mê, mà đam mê nhất là bảo tàng và nghiên cứu về các loài cá dưới góc nhìn dân tộc học. Và đặc biệt nổi bật, cụ là một Mạnh Thường Quân lớn (cho đến ngày hôm nay) của ngành dân tộc học - dân tục học (văn hóa dân gian) Nhật Bản.