Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn bút-ngữ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bút-ngữ. Hiển thị tất cả bài đăng

01/10/2024

Có một người thầy đặc biệt như thế - về thi sĩ Kim Chuông (bài của thi sĩ học trò Trần Huyền Tâm)

Trần Huyên Tâm là đàn chị của chúng tôi trong ngôi nhà Búp Trên Cành ngày xưa (1976 - 1990s). Chị viết thơ từ năm lên mười, và viết liên tục cho đến nay.

Chúng tôi tham gia Búp Trên Cành cũng ở tuổi lên mười, tức là trong thập niên 1980. Lúc đó, chị Tâm đã tốt nghiệp trại sáng tác thiếu nhi và đi đại học nhiều năm rồi. Chúng tôi là hai thế hệ cách xa nhau, nên chưa từng một lần gặp gỡ thời đó.

Chị Tâm học ngoại giao và sau này công tác ở ngành ngoại giao Việt Nam - chị từng là lãnh đạo Cục Lãnh sự. Ở ngành ngoại giao, chị Tâm vẫn viết thơ. Lớp đàn em, như tôi, vẫn đọc thơ của chị Tâm khi chị ở Bộ Ngoại giao. Chúng tôi biết là chị Tâm mà thầy Bút Ngữ hay thầy Kim Chuông vẫn nhắc tới ngày xưa. Nhưng chúng tôi chỉ lặng lẽ đọc chị vậy thôi.

21/05/2023

Nhà văn Bút Ngữ vừa từ trần (1931-2023)

ngọn đèn của cha
vẫn đang tiếp cháy trong con
hiện lên đầu dãy đèn đường đêm nay, và nối những đêm mai

(trích từ bài Ngọn đèn, thơ Vân Quốc, 2007)

Tin thầy vừa qua đời sáng nay, loan đi trong chúng tôi từ hơn 10 giờ sáng nay (21/5), một sáng Chủ Nhật đầu hè 2023. Tôi lặng đi một lúc lâu, bởi đêm qua, thực ra là rạng sáng hôm nay, tôi vừa xem đi xem lại vài lần video quay cảnh thầy trò chuyện với chúng tôi tại nhà riêng của thầy mới đây thôi. 

19/05/2023

Văn nghệ Thứ Bảy : Một nửa thế kỉ "Búp Trên Cành" và mạch nguồn quê hương (bài Bùi Thị Biên Linh 2023)

Một bài viết mới của nhà văn Bùi Thị Biên Linh về nhóm văn chương Búp Trên Cành của tuổi lên mười ngày xưa (1976-1990s-tk21) và nhóm Nhà Búp hôm nay, nhân sự kiện Nhà Búp ra mắt tập sách Duyên (thơ và văn xuôi). Xem lại sự kiện ra sách được tổ chức tại thành phố Thái Bình vào tháng 3 năm 2023, ở đây.

Bài viết nhắc đến người thầy chung của ngôi nhà Búp Trên Cành trước đây và Nhà Búp hôm nay, đó là nhà văn Bút Ngữ (sinh năm 1931). Xem thêm ở đây.

06/11/2022

Nửa thế kỉ "Búp trên cành" (1976-1990s-tk21) và sinh nhật 3 tuổi trang văn học nghệ thuật Nhà Búp (2019-2022)

Hà Nội đang vào cuối thu. 

Hà Nội đang ở thời điểm đẹp nhất trong một năm.

Vào buổi chiều muộn Thứ Bảy ngày 5/11/2022, tại một địa điểm thú vị của Hà Nội, lễ mừng sinh nhật 3 tuổi của trang văn học Nhà Búp đã được tổ chức.

22/02/2022

Một ngày đặc biệt, 22 tháng 2 năm 2022, chúng ta làm gì để ghi dấu ?

Một ngày toàn số 2 đặc biệt, là ngày hôm nay, Thứ Ba ngày 22 tháng 2 năm 2022.

20 ngày trước, tức ngày 2 tháng 2 năm 2022, thì Giao Blog đã đánh dấu bằng một việc đáng nhớ. Đã nói nhanh ở đây. Hôm đó chính là ngày mùng 2 Tết Nguyên Đán.

Văn bản gửi đi ngày 2 tháng 2 năm 2022, thì nay đã có kết quả. Một văn bản chính thức đã được gửi đến bàn làm việc của mình, qua đường phát nhanh, đúng vào sáng nay ngày 22 tháng 2 năm 2022.

Chúng ta, mỗi người trong chúng ta, thực sự đang tự đánh dấu các ngày tháng đặc biệt theo cách riêng của mình. 

Phần chúng tôi, chúng tôi đã nảy ra ý tưởng vào sáng nay, rằng: một ngày đặc biệt như thế này, phải chăng nhóm cần một cái gì đó để ghi nhớ ? Ý tưởng đưa ra một cái, thì mọi người đều hưởng ứng ngay.

27/12/2021

Chị Châu kể lại thời học chuyên "chuyên nghiệp" mà lại "trượt đại học" lần đầu tiên

Chị Châu là một người chị trong gia đình Búp Trên Cành của chúng tôi. Xem các tác phẩm được tuyển chọn của chị ở trại hè thiếu nhi Búp Trên Cành tại đây (mục lục của bản in năm 1990) và tại đây.

1. Hồi mới ở tuổi lên mười, tôi đã gặp chị lần đầu tiên trong khuôn viên của Hội Văn học Nghệ thuật Thái Bình. Hồi đó, còn là "thị xã Thái Bình", mà trụ sở Hội thì nằm ở gần với Sở Giáo dục và Đoàn chèo Thái Bình. Những năm đó, tham gia trại hè, có  nhiều anh chị lớn (như chị Châu, chị Sánh, chị Phúc...) với các em lớp sau chúng tôi (Hiếu, Hằng, Yến, Hoàn, Giao,...).

2. Sau này, hồi đầu thập niên 1990, tôi từ đại học về thăm Trường chuyên Thái Bình (lúc đó trụ sở đã chuyển từ địa điểm cũ ra địa điểm mới trên đường Lý Thường Kiệt) để thăm một ông bạn cũ cùng lớp chuyên ngày xưa mới về làm giáo viên ở Trường chuyên, tức là học chuyên ra lại về làm giáo viên của chuyên, thì bất ngờ gặp chị. Hóa ra chị cũng như ông bạn tôi, là giáo viên môn Văn của trường (chắc chị về trường trước ông bạn một thời gian). 

Sau này, cả chị Châu và ông bạn cùng lớp của tôi đã chuyển cơ quan.

3. Đến tận hôm nay, tôi mới biết là sau lần gặp chị ở trường hồi đó, là chị đã chuyển ra Hải Phòng. Thú vị hơn, đọc bài viết dưới đây của chị thì mới vỡ lẽ: chị từng trượt đại học ở lần ứng thi đầu tiên. Mà chính nhờ trượt năm đó, mà chị mới gặp được những người thầy đặc biệt: Nguyễn Hải Đạm, Lại Quí Dương, Đặng Thuyên.

18/12/2021

Văn nghệ Thứ Bảy : một thời Búp Trên Cành của các nhà văn nhí Thái Bình (nhớ và viết lại)

Gần đây nhất, là một bài báo cuối năm 2021 về người sáng lập ra trại hè viết văn Búp Trên Cành ở Thái Bình vào thập niên 1970 - nhà văn Bút Ngữ (xem ở đây).

1. Búp Trên Cành là tên của tập san văn học thiếu nhi Thái Bình mà cơ quan chủ quản là Hội Văn học Nghệ thuật Thái Bình (gọi tắt là "Hội Văn nghệ Thái Bình"), duy trì trong nhiều năm (1970s-1990s). Tập san này đăng tải những bài văn bài thơ do các "nhà văn nhí" viết trong trại hè viết văn được tổ chức bởi Hội Văn nghệ Thái Bình, mà người đứng đầu là nhà văn Bút Ngữ, cùng sự tham gia giảng dạy và hướng dẫn trực tiếp của nhiều nhà văn - nhà thơ - nhà nghiên cứu trong tỉnh và toàn quốc (Tô Hoài, Phạm Đình Hổ, Bút Ngữ, Phạm Đức Duật, Bùi Công Bính, Lê Bính, Kim Chuông, Đức Hậu, Đỗ Vĩnh Bảo,...). 

Mỗi năm có một trại hè. Mỗi năm có một số Búp Trên Cành.

16/12/2021

Nhà văn Bút Ngữ : "mỗi người tựa như có một thứ tinh anh riêng, không lẫn được" (bài Trần Quốc Toàn, 2021)

Bài viết mới nhất về một người thầy của tôi - nhà văn Bút Ngữ. Thầy sinh năm 1931, nên năm nay đã bước vào tuổi 91. Đầu năm 2017, khi về thăm thầy sau gần 20 năm không gặp liên tục, tôi có viết nhanh trên Giao Blog, ở đây.

Gần đây, vào dịp trung tuần tháng 12 năm 2021, tác giả Trần Quốc Toàn qua giới thiệu của một người thầy khác - nhà thơ Kim Chuông - đã đọc những thông tin nhanh trên Giao Blog, rồi có liên lạc nhanh với tôi.

Bây giờ, bài viết của tác giả Trần Quốc Toàn đã xuất hiện trên website của báo Thể thao & Văn hóa (bản in trên giấy thì tác giả đã báo là ra sạp từ mấy hôm trước).

12/06/2021

Văn nghệ Thứ Bảy : sau 33 năm, mới được đọc lời bình của Tô Hoài cho lá thư tôi viết năm 1988

Về lá thư viết năm 1988, thật ra là được giải thưởng năm 1988 chứ viết thì chắc phải trước đó, tôi đã kể trên Giao Blog, ở đây (năm 2013) và ở đây (năm 2021).

Vừa rồi, mới phát hiện ra là có một tuyển tập về những lá thư mà học sinh Việt Nam viết trong 30 năm (từ năm 1987 - 2017). Ngẫu nhiên mà biết thôi.

Hôm nay, sách ấy đã được gửi qua đường chuyển phát tới nhà.

Và lần đầu tiên, tôi mới được đọc văn bản của Tô Hoài viết năm 1988. Trong đó, ông có nhắc đến lá thư của tôi viết. Trong buổi phát giải năm 1988 tại thị xã Thái Bình (nay là thành phố), thì ông đã chuyển họ của tôi sang họ Ngô --- vì ông đinh ninh rằng, nếu là người làng Trình Phố, thì chắc phải con cháu cụ Ngô Quang Bích. Đã kể nhanh ở đây.

08/06/2021

05/12/2020

50 năm Văn Nghệ quê lúa Thái Bình (1970-2020)

Đó là Hội Văn học Nghệ thuật Thái Bình, viết tắt là Hội Văn Nghệ Thái Bình. Hội được lập năm 1970, với những người khai sơn phá thạch là Bút Ngữ (1931-), Hồng Dương, Trọng Khuê (1934-2008),...

Đó cũng là cơ quan đã ra ấn phẩm Búp trên cành - tập san đăng tải các sáng tác văn thơ của thiếu nhi Thái Bình từ thập niên 1970 đến thập niên 1990 (hiện đã đình bản). Một cái nhìn tổng quát về Búp trên cành và sáng tác thiếu nhi quê lúa thì có thể xem ở đây.

Về nhà văn Bút Ngữ - một trong những người có công đặt nền móng cho Hội Văn Nghệ Thái Bình và phát triển văn học quê lúa - một người thầy văn học thưở lên mười của tôi, chủ nhân Giao Blog, thì có thể đọc ở đây. Năm nay, thầy đã vào tuổi 90.

01/06/2020

Mùng 1 tháng Sáu, đọc tự sự của các cháu U50 và U60 về thời mới lên mười

Vẫn về nhóm những người viết trẻ gọi là Búp trên cành, tức là nhóm chúng tôi viết ở tuổi lên mười (đang đi ở đây).

Bây giờ, các cháu tuổi lên mười hồi ấy đã thành ra các cháu U50 (lứa viết hồi thập niên 1980) và các cháu U60 (lứa viết hồi thập niên 1970). Thầy của các cháu đã U70, U80 và thậm chí U90 rồi.

Nhân mùng 1 tháng Sáu, mở đầu là tự sự về thời đó của một cháu U60 và một cháu U50. Cháu U60 viết vào tháng 6 năm ngoái (2019) và cháu U50 thì vừa viết trong ngày hôm nay (tức 1 tháng Sáu năm 2020).

30/05/2020

Văn nghệ Thứ Bảy : cặp anh em Trung Hiếu - Trung Kiên cùng viết văn và cùng đá bóng ngày trước

Đó là hai anh em ruột Bùi Trung Hiếu và Bùi Trung Kiên. Những người bạn cùng viết văn và cùng đá bóng của chúng tôi ngày trước. Một số trại hè viết văn ngày ấy có cùng lúc cả mấy cặp anh em, mà một trong đó là Hiếu - Kiên. Chúng tôi viết văn trong khuôn viên trụ sở Hội Văn nghệ Thái Bình. Buổi chiều tối thì đá bóng, ngay ở khoảnh sân láng bê tông trước hội trường lớn, chỗ ấy có mấy gốc đại nở hoa vàng.

Trụ sở Hội Văn nghệ Thái Bình lúc đó ở gần Sở Giáo dục Thái Bình, gần Đoàn chèo Thái Bình, và ngay ở sau Khách sạn Giao Tế.

Nhóm đá bóng trong sân của Hội Văn nghệ Thái Bình hồi thập niên 1980s ấy, thường có anh em Hiếu Kiên, anh em Khang Khải, anh em Hạnh Bình, Thắng con chú Bính, tôi, và một vài người nữa.

27/07/2019

Văn nghệ Thứ Bảy : Thái Bình với Búp Trên Cành 40 năm, và nhìn nhanh Thái Nguyên

Có hai tỉnh Thái của Đại Việt ngày nay, là Thái Bình và Thái Nguyên. Có rất nhiều người ở Thái Bình lên Thái Nguyên lập nghiệp.

Không phải là một đối sánh về hai tỉnh Thái, mà muốn cập nhật tình hình hiện nay trong việc bồi dưỡng năng lực viết cho giới trẻ của hai tỉnh.

Tỉnh Thái Bình đã có được một truyền thống Búp Trên Cành đáng trân trọng. Vào mùa hè năm 2019, là tư cách một trong những người có đóng góp lớn cho truyền thống Búp Trên Cành ngay sau ngày 30/4/1975, nhà thơ Kim Chuông (quê gốc Vĩnh Bảo - Hải Phòng), có cho đăng tải một bài viết mang tỉnh nhìn lại và khái quát bức tranh hiện tại của Búp Trên Cành. Xem cụ thể ở dưới.

05/03/2019

Lại đạo thơ : trường hợp thi sĩ Nguyễn Linh Khiếu bị thuổng (?)

Bác Nguyễn Linh Khiếu là một nhà xã hội học làm thơ, công tác tại Tạp chí Cộng sản (có thể đọc thêm ở đây).

Hồi nhỏ, mình được thấy những trang bản thảo viết trên giấy không dòng kẻ của bác, trong một cái bàn có ngăn kéo. Đại khái, cái bàn ấy nằm trong một khuôn viên có thể thấy trong loạt ảnh cũ ở đây.

Nhớ cái tên đó trên các trang bản thảo. Vì thấy lạ. Nhưng từ đó đến giờ, mấy chục năm, cũng chưa từng có cơ hội gặp trực tiếp bao giờ, cho dù hay ngó thấy bác ở chỗ này chỗ kia (chủ yếu là trên mạng).

Cuối năm 2018 và đầu năm 2019, nghe đâu có bọn thợ chuyên môn thuổng thơ tự ý đem nhào lộn mấy bài của bác rồi cho đăng báo Văn nghệ danh giá của Hội Nhà văn Việt Nam. Gọi là sự kiện đạo thơ.

03/02/2019

Cuối năm xem nhanh tiểu thuyết mới của người viết về Trần Độ

Đó là nhà văn Võ Bá Cường của quê lúa Thái Bình. Ông là lứa đàn em của các nhà văn Bút Ngữ, Trọng Khuê,...

Một thời gian dài tưởng như ông vắng đi đâu đó, thì đột nhiên trở lại với các cuốn sách viết về tướng Trần Độ - một người đồng hương. Sau đó, là loạt bài về Nguyễn Hữu Đang (đang đăng dở thì hình như đã bị dừng lại, xem ở đây từ 2015).

11/05/2018

Chúng tôi của mùa hè 30 năm trước (1988 - 2018)

Những chàng trai mới lớn, một mùa hè cấp ba trường chuyên tỉnh.

Lũ chúng tôi được tính là khóa 1 của trường chuyên, bởi lần đầu tiên hai khối chuyên tự nhiên và chuyên xã hội hợp nhất lại thành ngôi trường thống nhất, có trụ sở riêng, hiệu trưởng riêng, và mọi thứ đều riêng. Trước đó, thời gian đầu chúng tôi là dân Chuyên Văn - Nga thì được gửi ở Trường Lê Quí Đôn, còn dân chuyên Toán - Lí - Hóa thì được gửi ở Trường Nguyễn Trãi. Có muốn đi thăm nhau thì phải đi tìm giữa hai trường, tới khu dành cho khối chuyên.

Một đám bạn lớp chuyên Toán. Đúng hơn là một chú chuyên Văn Nga với những người bạn chuyên Toán. Hầu như là toàn xe đạp có phanh nhưng không ăn, cũng có thể nói trắng ra là "xe không phanh". Thế mà một ông bạn vẫn bóp cái phanh của xe tôi. Dép lê và áo bay Nga là phổ biến.