Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn khoa-học-Việt-Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn khoa-học-Việt-Nam. Hiển thị tất cả bài đăng

02/09/2020

Công bố quốc tế và "nạn ngoại xâm khoa học" ở Việt Nam hiện nay

Về vấn nạn "công bố quốc tế" hiện nay của khoa học Việt Nam, trên Giao Blog, đã có những quan sát từ lâu, ví dụ ở đây hay ở đây.

Bây giờ, một nhóm các học giả Việt Nam đã đứng lên dưới danh nghĩa "chống nạn ngoại xâm khoa học".

22/07/2020

Tròn một tháng học giả Phan Đăng Nhật đi xa : đọc lại những dòng chữ cuối cùng của ông

Học giả Phan Đăng Nhật (1931-2020) đã nhẹ nhàng rời xa cõi tạm vào lúc 10h50 sáng ngày 22 tháng 6 năm 2020. Chiếu sang âm lịch là ngày 2 tháng 5 năm Canh Tý. Đã đưa các tin ở đây hay ở đây.

Bây giờ sắp là 10h30 sáng ngày 22 tháng 7 năm 2020, và âm lịch cũng là 2 tháng 6 năm Canh Tý. Như vậy là vừa tròn một tháng người đã đi xa.

Vào chiều tối ngày 20 tháng 6, tức là trước ngày mất chỉ hai ngày, người vẫn rất minh mẫn, vẫn đi lại trong phòng làm việc một cách bình thường. Cả nhà vẫn có chút lo lắng về cái nắng nóng dữ dội của mùa hè cộng với covid năm nay, nhưng không mảy may nghĩ là có bất trắc gì có thể xảy ra trong thời gian gần. Thấy con cháu sang chơi, cụ rất vui vẻ nhỏm dậy và hỏi thăm xem tình hình mọi người thế nào, rồi nói tôi lấy hộ một hộp cà-phê nguyên chất ở trên giá sách xuống.

21/07/2020

Lễ "gác bút" của "cây bút" Nguyễn Xuân Kính

Học giả Nguyễn Xuân Kính năm nay bước vào tuổi 69 (theo cuốn Các tác gia nghiên cứu Văn hóa Dân gian do chính ông làm chủ biên bản in năm 1995, thì  ông sinh năm 1952, tại Thái Bình). 

Ông là Giáo sư chuyên ngành Văn học, từng du học và nhận học vị Phó Tiến sĩ (sau này đổi thành Tiến sĩ) tại Liên Xô. Trong rất nhiều công trình khoa học đã công bố, ông được biết đến nhiều nhất với các nghiên cứu về ca dao người Việt (tiêu biểu là cuốn Thi pháp ca dao in lần đầu năm 1992, và đặc biệt là bộ Kho tàng ca dao người Việt - đồng chủ biên với Phan Đăng Nhật). Ông nhiều năm liền là Viện phó rồi Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa (trước đây là Viện Nghiên cứu Văn hóa Dân gian).

Sau mấy năm chính thức nghỉ hưu theo chế độ hiện hành, vào trung tuần tháng 7 năm 2020, ông đã tổ chức gọn nhẹ tại nhà riêng một lễ tạm gọi là "gác bút".

07/07/2020

Công bố quốc tế và trong nước: điểm tình hình từ giữa năm 2020

Đầu tháng 7, Việt Nam vừa công bố danh mục tạp chí khoa học trong nước để tính điểm (theo tiêu chuẩn của Hội đồng Giáo sư Nhà nước).

Cũng ở cùng thời điểm, là những cảnh báo về các tạp chỉ rớm đăng tải "công bố quốc tế".

09/06/2020

Thầy Ngô Đức Thịnh với quê hương : dòng họ và phụ mẫu

ngọn đèn của cha
vẫn đang tiếp cháy trong con
hiện lên đầu dãy đèn đường đêm nay, và nối những đêm mai
(trích từ bài Ngọn đèn, thơ Ái Vân Quốc, 2007)

Ở bản in sau này, bộ Đạo Mẫu (tức bộ sách Đạo Mẫu Việt Nam hay Đạo Mẫu ở Viêt Nam) của thầy Ngô Đức Thịnh, thường có một lời đề tặng ở trang bìa lót dành cho phụ mẫu.

Chẳng hạn, ở bộ sách đó bản in năm 2009 tại Nxb Tôn giáo, được chia thành 2 tập đều đóng bìa cứng (tập 1 thì gam màu đỏ, còn tập 2 thì gam màu vàng), ngay bìa lót tập 1 ghi "Kính dâng hương hồn Thân Mẫu". Hay bản in năm 2010 thành một tập bìa đen, bởi Nxb Tôn giáo - Công ty sách Từ Văn, thì ở bìa lót cũng ghi "Kính dâng hương hồn thân Mẫu".

1. Chúng tôi đã tới thăm quê của thầy Thịnh nhiều lần, mà lần đầu tiên là mùa hè năm 2009. Tức là khoảng 11 năm về trước. Lần đó, người anh trai lớn của thầy vẫn còn khá khỏe chân, đưa chúng tôi đi thăm nhà thờ họ Ngô. Người anh đi trước, cậu em trai theo sau, rồi là nhóm chúng tôi. Theo lệ thường, thì tôi hay chạy lên phía trước lia máy ảnh để ghi kỉ niệm, rồi lại tụt lại phía sau.

Nhà thờ họ Ngô còn giữ được khuôn viên có tường bao khá rộng rãi và bề thế, một nếp nhà cổ với mái ngói xưa cũ cùng cửa mặt trước là gỗ bức bàn, một cái cổng chính mới xây cất lại trên đề dòng chữ Hán Ngô đại tông từ (từ đường dòng họ lớn Ngô). Chú ý chữ "tông từ" (nhà thờ dòng họ).

06/06/2020

Học giả Ngô Đức Thịnh vừa từ trần, thọ 77 tuổi (1944 - 2020)

Mấy năm nay, ông cứ yếu dần đi do phải vật lộn với bệnh tật ngày một trầm trọng. Mới đầu, những năm 2008-2010 thì chỉ là huyết áp, rồi sang tiểu đường, cuối cùng là chạy vào thận. Ít ngày trước gia đình đã đưa ông vào khoa hồi sức tích cực của Bệnh viện đa khoa Nông nghiệp (Ngọc Hồi, Hà Nội).

Sáng nay, Thứ Bảy ngày 6 tháng 6 năm 2020 (ngày 15 tháng 4 năm Canh Tí), ông đã nhẹ bước ra đi.

Với cá nhân tôi, ông là thủ trưởng cơ quan trực tiếp (trưởng phòng, viện trưởng), đồng thời là người thầy hướng dẫn luận văn thạc sĩ (luận văn đã bảo vệ đầu năm 2000). Chúng tôi đều là người xứ Sơn Nam Hạ. Trong mười năm gần đây, ông tâm đắc với từ "nhóm học giả Sơn Nam" trong nghiên cứu về Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Từ ấy là do ông đưa ra.

Mấy ngày trước, tôi ngồi xử lí số tư liệu của lần đưa ông về thăm làng Ikisan ở miền Tây nước Nhật Bản vào mùa đông năm 2002 (lúc đó tôi đang làm điều tra dài hạn ở làng). Tức là tư liệu của khoảng 18 năm về trước, lúc ấy ông vẫn đang là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa Dân gian - nay đã đổi tên thành Viện Nghiên cứu Văn hóa. Chuyến ấy, ông sang Nhật Bản dự hội thảo ở một nơi khác. Chúng tôi sắp xếp để ông xuống Fukuoka và tới thăm làng Ikisan trong thời gian ngắn.

07/05/2020

Hội thảo Ngôn ngữ học Quốc tế lần thứ IV (thông báo bổ sung về việc lùi thời hạn)

Thông báo đăng ngày 1/5/2020, kí tên ở dưới là Trưởng Ban tổ chức - Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học Nguyễn Văn Hiệp.

Còn lần trước, tức lần thứ III, vào tháng 4 năm 2017, thì có thể đọc nhanh ở đây. Chủ nhân Giao Blog có tham gia và phát biểu tại hội thảo lần thứ III, ở tiểu ban 2 Ngôn ngữ học liên ngành do nhà ngôn ngữ học Nguyễn Đức Tồn làm chủ trì (cả phiên sáng và phiên chiều). Tư liệu của tiểu ban 2 thì xem ở đây.

13/04/2020

Trong đại dịch Cô Vy, nên phê phán mạnh mẽ việc chạy đuổi theo ISI và SCOPUS một cách mù quáng hiện nay

Trào lưu chạy đuổi theo hệ thống ISI và SCOPUS một cách mù quáng của học thuật Việt Nam hiện nay, đã có nhiều học giả lên tiếng rồi, nhưng lúc này thì nên gióng chuông lớn cảnh báo nó cũng là một loại virut độc hại không khác gì Cô Vy.

Hình như cũng là một trào lưu tiếp nhận từ học thuật của Trung Quốc (hiện nay, học thuật Trung Quốc cũng đang ra sức chạy đua với ISI và SCOPUS).

Có người đã nói ví von: trào lưu ngáo đá ISI cùng SCOPUS !

09/04/2020

Điều chuyển nhân sự trong đại dịch Cô Vy : trường hợp Viện Hàn lâm KHXH VN

Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam bắt đầu sự điều chuyển nhân sự từ mấy tháng trước, sau khi Tân Chủ tịch nhậm chức vào tháng 11 năm 2019 - xem lại ở đây (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam là đổi tên từ Viện Khoa học Xã hội Việt Nam vào cuối năm 2012, trên Giao Blog có thể xem lại ở đây).

Ví dụ, có thể thấy việc điều chuyển cán bộ từ Tạp chí Ngôn ngữ học về Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam vào đầu tháng 12 năm 2019, xem lại ở đây (mục 17 sẽ có đoạn: "Chiều ngày 04/12/2019, tại trụ sở 26 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (Viện Hàn lâm) đã tổ chức Lễ trao Quyết định điều động và bổ nhiệm TS. Vũ Thị Sao Chi giữ chức vụ Phó Tổng Biên tập Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam.").

Việc điều chuyển trong đại dịch Cô Vy, có lẽ là ngẫu nhiên trùng hợp về thời gian mà thôi.

13/01/2020

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam : Hoàng Thị Nga làng Đông Ngạc

Về truyền thống hiếu học và khoa bảng Nho học của làng Đông Ngạc (Hà Nội) thì, trên Giao Blog có thể đọc lại ở đây.

Nữ tiến sĩ Nho học duy nhất của Việt Nam, là bà Nguyễn Thị Duệ ở Kiệt Đặc (Chí Linh, Hải Dương), thì có thể đọc ở đây.

Bây giờ thì là câu chuyện về nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam: cô Hoàng Thị Nga người làng Đông Ngạc, đã lấy bằng Tiến sĩ Vật lí ở Pháp năm 1935.

Câu chuyện về cô Hoàng Thị Nga thì mới được phát hiện.

Gom về từ các nơi.

21/12/2019

Khoa học Việt Nam : tin vui trong bước đường "quốc tế hóa" tạp chí trong nước

Kì vọng về việc quốc tế hóa các tạp chí học thuật của Việt Nam, thì có thể đọc lại ở đây.

Dưới là một tin vui từ Đại học Quốc gia Hà Nội: một tạp chí của đại học đã được công nhận và đưa vào hệ thống ISI quốc tế. 

10/12/2019

Vấn đề "văn hóa làm khoa học" ở Việt Nam hiện nay (cập nhật 2019)

Cuối năm 2019, nổi lên một vấn đề của học giới Việt Nam. Là "văn hóa khoa học" hay "văn hóa làm khoa học". Câu chuyện lại bắt đầu từ phía doanh nhân, với Vingroup.

Cuối năm cần nhắc lại, bởi vì từ đầu năm 2019 này, chủ tịch của Vingroup đã nói rằng Thế giới phải biết Việt Nam trí tuệ, đẳng cấp (xem lại ở đây). Trí tuệ đẳng cấp, có thể xem tổng quan thì chính là "văn hóa làm khoa học".

Nhưng, đi vào cụ thể, thì thế nào là "văn hóa làm khoa học" ?

29/11/2019

Học giả Hà Văn Tấn vừa từ trần (1937-2019)

Năm trước, hồi mùa hè năm 2018, ở tang lễ của học giả Phan Huy Lê, chúng tôi đứng cạnh nhau trò chuyện một lúc khi đợi ở bên ngoài sân rộng chỗ có rất nhiều vòng hoa xếp lần lượt vào một bên tường.

Đó là nói chuyện với con trai của học giả Hà Văn Tấn.

Chúng tôi sàn sàn một lứa dân Tổng hợp Hà Nội - thời "quân khu" cao xà lá thơm nức mùi thuốc lá Thăng Long mỗi buổi sáng mùa đông, thời mà tàu điện chạy về Hà Đông còn sót lại những chuyến cuối cùng (sau đó là người ta nhổ đường ray đi; các khu tập thể mọc lên khắp vùng Thanh Xuân Bắc). Những năm cuối cùng của cái hiệu sách nho nhỏ ở cổng trường. Tại sao bây giờ, những năm 2010s, ở đó không có nổi một hiệu sách của đại học nhỉ ?

Đúng ra thì chỗ ấy, ngày trước còn có cả một hiệu ảnh nữa. Hiệu sách và hiệu ảnh kề bên nhau. Nhiều ảnh cũ của bọn tôi ngày ấy là được chụp bởi hiệu ảnh ấy.

12/11/2019

Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam : bổ nhiệm Tân Chủ tịch, những kì vọng và những bàn luận

Ngày hôm qua, 11/11 (Thứ Hai), mình vào Bệnh viện Hữu Nghị (quen gọi tắt là Việt Xô theo tên cũ) làm thủ tục xuất viện cho người nhà thì ngẫu nhiên gặp một nguyên Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Mình thường gọi Phó Chủ tịch đó là "chú" như từ mấy chục năm về trước. Lúc ngồi xếp sổ ở tầng 1 nhà A thì tranh thủ nghe chú tâm sự về những bộ sách nhiều tập mới ra gần đây. Nhưng chuyện nhiều nhất, hóa ra, trở đi trở lại là vấn đề nhân sinh, về sức khỏe, về lập ngôn và lập danh.

04/11/2019

20 năm Tạp chí "Nghiên cứu Tôn giáo" (1999-2019) : một diễn đàn của ngành Tôn giáo học Việt Nam

Thú vị là có một bạn vốn là người của tạp chí, từng giữ chức quản lí và thực sự lo bài vở, nay đã chuyển sang một cơ quan khác vẫn chuyên về tôn giáo, nhân 20 năm, có nói đến chuyện một học giả người Việt Nam gần đây viết lời tựa cho cuốn sách dịch tiếng Việt của Peter Connoly (sách mới ra năm 2018) mà lại đặt ra một câu hỏi lớn (hay một nhận định) !

Câu hỏi/nhận định đó làm cho người bạn rất lấy làm nghĩ ngợi. Phải bày tỏ ra với mọi người nhân dịp 20 năm. Câu hỏi là: hiện nay (2019), ở Việt Nam đã có ngành Tôn giáo học hay chưa.

Cuốn của Connoly, cả nguyên bản tiếng Anh và bản dịch tiếng Nhật đọc trong nhóm ngày xưa, rồi gần đây là bản tiếng Việt mới ra, thì sẽ nói sau.

19/08/2019

Lần đầu ở Việt Nam : Quỹ VinIF tài trợ cho nghiên cứu (khoảng 10 tỉ/nghiên cứu, với tổng hơn 120 tỉ)

Một bước đột phá đáng ghi nhận.

Vị chi là năm 2019 có hơn 10 nghiên cứu vừa được phía Vingroup tài trợ. Toàn bộ là khoa học tự nhiên và công nghệ.

Cần có ngày một nhiều các quĩ tư nhân tương tự, và không chỉ cho khoa học tự nhiên và công nghệ.

Nhiều quĩ tài trợ cho cả khối tự nhiên và khối xã hội. Ví dụ, Quĩ khoa học mà cựu Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (cũng là cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản; 1896-1963) thành lập và tồn tại đến ngày nay, mà mình có được nhận một lần hồi các năm 2005-2006, là cho khoa học xã hội (đặc biệt là cho Dân tộc học/Nhân loại học Văn hóa và Văn hóa Dân gian), đọc ở đây hay ở đây.

19/07/2019

NAFOSTED - Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (vài nét nhìn nhanh)

Phác họa nhanh.

Lấy một ít vào ngày hôm nay (19/7/2019) từ trang chủ bên đó về bên này.

Vèo một cái, đã 10 năm, tính từ lúc nhóm chúng tôi tham gia cùng nhau làm một đề tài do Nafosted tài trợ (sau là tính đề tài ngang cấp Bộ, giấy chứng nhận do Bộ Khoa học Công nghệ cấp ghi như vậy và tính thời gian là từ 2010-2014). Đấy là những đợt nhận tài trợ đầu tiên của quĩ.

10 năm đã qua, nhưng mọi thứ vẫn rất Việt Nam. Việc công khai thông tin cơ bản trên mạng, ngay chỉ thế, cũng chưa thực hiện được. Điều này thấy rõ chỉ bằng một kích chuột.

18/07/2019

Thông tin khoa học : sự kiện Nhà xuất bản Khoa học Xã hội 2019

Sáng sớm hôm nay, ngày 18/7, một bạn xuất hiện sớm bất ngờ so với thường lệ, rồi nói nho nhỏ: phải về cơ quan vì bài báo xuất hiện hôm qua (17/7) trên tờ Nông nghiệp Việt Nam. Sau đó là bạn ấy đi luôn. 

Bây giờ, thử vào mạng để xem bài báo đó.