Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn dân-tộc-học. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn dân-tộc-học. Hiển thị tất cả bài đăng

29/10/2021

Hội thảo Việt Nam học VI (Giao Blog tham gia trực tiếp, ngày 29/10/2021)

Chúng tôi đang ở Hội trường Tiểu ban 3 của Hội thảo (tiểu ban Dân tộc và Tôn giáo). Chính là Hội trường của Viện Dân tộc học tại tầng 10 trụ sở VASS số 1 đường Liễu Giai (Hà Nội).

Chương trình tổng thể của hội thảo đã được đưa về Giao Blog ít hôm trước, xem lại ở đây. Đại khái, vẫn trong thời kì bình thướng mới với covid-19, hội thảo được tổ chức kết hợp cả hai hình thức: tham gia trực tiếp (một bộ phận học giả đến tham gia tại các hội trường) và tham gia trực tuyến (đại bộ phận học giả tham gia qua mạng, được kết nối tới các hội trường bằng zoom).

25/10/2021

Hội thảo Việt Nam học lần thứ VI (2021) : Thông tin cập nhật

Thông tin về Hội thảo Việt Nam học các lần trước, ví dụ Việt Nam học 5 (năm 2016) đã đi nhanh ở đây hay ở đây.

Giống như các giải bóng đá lớn trên thế giới và châu lục, Việt Nam học được tổ chức 4 năm 1 lần. Lần thứ 6 này lẽ ra là đã xong từ năm 2020.

Sau nhiều lần trì hoãn do covid-19, thì Hội thảo Việt Nam học 6 sẽ được tổ chức vào cuối tháng 10 này, bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Chủ nhân Giao Blog sẽ tham gia và phát biểu tại Tiểu ban Dân tộc - Tôn giáo.

09/10/2021

Văn nghệ Thứ Bảy : nhìn về hòn đảo nhỏ hoang vu ở bên cạnh quốc lộ 202 nối tỉnh Fukuoka và tỉnh Saga

Nhiều năm tháng tuổi trẻ tôi đã ở vùng giáp ranh giữa hai tỉnh Fukuoka và tỉnh Saga ở miền Tây Nhật Bản. Đó là làng Ikisan với nhà ga quê mùa Ikisan, đọc lại ở đây (đã đăng vào tháng 4 năm 2020). 

Từ ga Ikisan thì xuôi xuống ga Fukae (đọc ở đây), rồi cứ thế mà đi sang Saga. Đó là chiều xuôi từ Fukuoka đi Saga, rồi có thể tới Nagasaki. Còn ở chiều ngược lại, từ ga Ikisan đi ra ga Maebaru, lại đi thêm một ít nữa là tới thành phố Fukuoka.

Đó là tuyến đường sắt. 

Còn đường bộ, thì có tuyến quốc lộ mang số 202, đã giới thiệu nhanh ở đây.

Có những mùa đông lạnh giá, nước đóng băng (như thấy ở đây). Có những mùa mận chín ở trong vườn. Có những mùa ăn măng trong rừng ở trước nhà.

24/09/2021

Hôn lễ theo nghi thức Công giáo và Phật giáo ở Huế (ghi chép của Phan Thị Hương Thủy)

Đến gần đây, tôi mới biết luật sư Phan Thị Hương Thủy là con gái của nhà dân tộc học Phan Hữu Dật - người Việt Nam đầu tiên học dân tộc học một cách bài bản tại Liên Xô cũ, sau này là Hiệu trưởng Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. 

Trong hệ phả dân tộc học Việt Nam, thì tôi xếp Phan Hữu Dật là thế hệ thứ hai của dân tộc học Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - thế hệ thứ nhất là Lã Văn Lô (người học lí luận dân tộc học của Liên Xô gián tiếp qua sách vở và thư từ, chưa có điều kiện tới Liên Xô học trực tiếp --- đọc bài về Lã Văn Lô mới công bố của tôi, ở đây).

17/09/2021

Dân tộc chí trên không gian mạng : một nhóm người Dao ở Tam Giác Vàng (ghi chép của Nguyễn Văn Chính)

Về người Dao ở Việt Nam, thì trên Giao Blog, có thể đọc lại ở đây hay ở đây.

Hôm nay là một ghi chép nhanh về nhóm người Dao ở bên bờ sông Mê Kông thuộc khu vực Tam Giác Vàng. Các ảnh chụp được thực hiện vào năm 2011 - cách nay 10 năm.

15/09/2021

Dân tộc chí trên không gian mạng : người Nùng Lòi ở biên giới Cao Bằng - Quảng Tây (bài Bùi Xuân Đính)

Gần đây, trên không gian mạng Việt Nam, xuất hiện nhiều ghi chép dân tộc học (tức dân tộc chí) khá thú vị, của các nhà dân tộc học Việt Nam, ví dụ Bùi Xuân Đính, Nguyễn Văn Chính, Vương Xuân Tình,...

Tôi sẽ cập nhật đưa các dân tộc chí đó về Giao Blog. Mở đầu là một ghi chép vừa đưa lên hôm nay trên Fb của bác Bùi Xuân Đính.

Về những làng người Nùng ở biên giới Việt - Trung này, trên Giao Blog, cũng đã có những ghi chép nhanh của tôi, ví dụ đọc ở đây (tháng 9 năm 2013). Tôi đã trở đi trở lại vùng này nhiều lần.

12/09/2021

Nhớ Osaka vào thu, đường xanh hoa lá dẫn đến phòng nghiên cứu

Thời gian trôi thật nhanh. Đấy với đấy, mà đã 7 năm rồi (2014-2021).

Đầu tháng 7 năm 2014 thì mình có mặt ở Osaka, làm xong các thủ tục hành chính, nhận phòng làm việc và các vật dụng cần thiết (xem lại ở đây).

Hồi ấy mình ở trong hội quán của trường đại học, có một hàng xóm là vợ chồng trẻ người Hà Bắc (đã kể ở đây). Từ hội quán tới sở làm, mình đi tàu điện trên cao loại một đường ray (đã kể nhanh ở đây). 

1. Mùa thu năm 2014, là khi mình quá bận mải, thậm chí thường nói với bạn rằng, bây giờ, đến thời gian để buồn cũng không có nữa ! 

Mùa thu năm 2014, bạn rủ mình đi câu cá vào ngày Chủ Nhật - như Chủ Nhật hôm nay 12/9/2021 tại Hà Nội - và mình đã trả lời bạn như vậy, rồi xin phép vắng. Một hôm khác, cũng vào Chủ Nhật, một đàn em rủ đi chơi khu Umeda - khu trung tâm ở Osaka - nhưng mình cũng đành từ chối. Biết bạn cũ khai trương quán An Nam ở khá gần, nhưng mình cũng chỉ nhìn qua Fb được thôi (xem lại ở đây).

18/07/2021

Phong tục cúng thần ruộng đồng, đầu tháng 6 âm lịch, ở tộc người Dao (vùng Vị Xuyên, Hà Giang)

Phong tục thấy ở nhiều tộc người tại Việt Nam. Về cơ bản là vào đầu tháng 6 âm lịch khi đã bắt đầu cấy lúa nước (người Kinh ở đồng bằng thì là đầu vụ thứ hai, còn người miền núi thì là đầu vụ duy nhất trong năm).

Đây là nhóm người Dao áo dài ở vùng Vị Xuyên và thành phố Hà Giang. Chúng tôi mới du lãng vùng này hồi đầu năm 2021 (xem lại ở đây)

Nhiều năm trước, tôi đã phát hiện ra vai trò quan trọng của Hợp tác xã Nông nghiệp thời 1950s - 1990s. Đã viết thành văn bản từ hồi đó rồi.

12/07/2021

Dịch bệnh và nhân loại từ góc nhìn văn hóa sử : Việc chủng đậu ở Nhật Bản năm 1790

Chủ đề về dịch bệnh và nhân loại từ góc nhìn văn hóa sử, thì tháng 9 năm 2020, tôi đã nói về trường hợp Việt Nam chống dịch Covid-19 (tính đến lúc đó). Xem lại ở đây. Bây giờ, tình hình của Việt Nam đã có nhiều thay đổi rồi. Chủ trương "5K" của thời điểm tháng 9/2020 đã được thay bằng "5K cộng vắc-xin", xem cụ thể ở đây.

11/05/2021

Quê hương Cao Bằng - một bài viết mà tôi đã công bố đúng 20 trước trên "Nghiên cứu Lịch sử"

Đó là năm 2001. Lúc bài in ra thì tôi đang ở Tokyo, sau ít tháng thì đọc được trong thư viện trường (trường tôi đặt dài hạn nhiều tạp chí của Việt Nam).

Lúc ấy, tức thời điểm các năm 1997-2001, xã Phúc Sen vẫn thuộc huyện Quảng Hòa. Sau đó, thì huyện Quảng Hòa tách ra làm hai thành "huyện Quảng Uyên" và "huyện Phục Hòa". Rồi bây giờ, sau 20 năm, thì hai huyện ấy lại nhập lại thành ra "huyện Quảng Hòa" như ngày xưa !

Hôm nay, ngẫu nhiên phát hiện là mới có bản PDF trên mạng (xem ở đây).

27/03/2021

Văn nghệ Thứ Bảy : 20 năm trước, chiếc máy ảnh kĩ thuật số cá nhân đầu tiên

Đó là chiếc Canon sản xuất năm 2001 tại Nhật Bản. Tôi đã mua nó vào mùa hè năm sau đó tại Bic Camera trong khu phố hàng điện tử của thành phố Fukuoka - thủ phủ của khu vực miền Tây nước Nhật.

Năm 1999, tôi vẫn sử dụng máy cơ, tức máy có phim cuộn 36 kiểu (chụp tốt thì ra được 37 kiểu ảnh). Lúc đó hay đem phim ra rửa ảnh ở một cái hiệu gần nhà ga Sugamo --- nhóm Việt Nam ở Tokyo lúc đó gọi vui là "ga con vịt", vì quả thực, chữ Hán của Sugamo có nghĩa là "tổ con vịt" thật ! Hồi đấy, do nhiều lí do, chúng tôi hay hẹn nhau ở nhà ga con vịt, rồi hay đi chơi ở xung quanh đó (xem đền chùa, vào sân chơi bóng, đi siêu thị, đi dạo,...). 

Cũng từ cuối năm 1999, tôi bắt đầu làm quen với máy ảnh kĩ thuật số. Lúc đầu thấy nó là rất tò mò ! Cứ nghĩ là tại làm sao lại không có phim nhỉ ? Không có phim thì làm sao lưu được hình ảnh ? Tức là chưa thực sự hiểu về "kĩ thuật số" và "số hóa". 

Rồi sang 2000 thì bắt đầu sử dụng máy ảnh kĩ thuật số. Nhưng vẫn mua một máy cơ cho chắc ăn (nhiều cái vừa chụp kĩ thuật số vừa chụp máy cơ, tính cho khỏi mất tư liệu !). Kể ra là chưa tin lắm vào "kĩ thuật số" và "số hóa".

22/03/2021

Hạ tuần tháng 3 ở nhà quê Fukuoka : sakura bung nở, đàn em ra trường

Hoa đào đã bắt đầu bung nở rồi kìa ! Rực rỡ và đầy sức mạnh nhường kia. Ở trước ngôi đền rìa biên thị trấn nhà quê. Ở trước ngôi chùa làng cổ kính với số tuổi tới gần một ngàn. Ở khắp nơi, trong thị trấn này, vào thời gian cuối tháng 3, sức xuân đang bật lên mạnh mẽ.

21/02/2021

Sức sống của mùa xuân : hoa bút đất (tsukushi) nở trên tuyết trắng

Bút đất, tức là "bút mọc lên từ mặt đất", tôi tạm dịch từ tên Nhật Bản là "tsukushi" (つくし) của loài cây mà cũng là loài hoa ấy.

Chữ Hán của loài hoa ấy, quả thực, được viết là "thổ bút" (土筆). Nhìn vào chữ là nảy ra luôn nghĩa "bút đất" rồi.

Nhà cũ của tôi ngày xưa có rất nhiều bút đất. Cứ vào khoảng tháng 2 hay tháng 3 dương lịch thì trong vườn mọc lên rất nhiều, hoa bút đất rất ấn tượng. Cụ Tosu hàng xóm sẽ sang và đi hái hoa, gói vào trong những mảnh giấy báo. Lúc ấy, cụ đã U90 nhưng còn rất khỏe, hay đi tất chân tabi, đội mũ lá, tay áo thì dài và cẩn thận cài khuy ở chỗ cổ tay để đề phòng bọ muỗi trong lúc đi vào vườn.

Cụ Tosu đi kiếm bút đất để về làm thuốc. Cụ bảo với tôi là hoa ấy chế được ra thuốc chữa nhức răng, cả nhức xương cốt nữa.

30/01/2021

Văn nghệ Thứ Bảy : những dị nhân hiện đại mà tôi biết - 1 (bác Phạm Văn Tiện)

Dân Tổng hợp Hà Nội quả là có không ít dị nhân. Sau khi tốt nghiệp, chỉ trong hai khoa Văn Sử thân thiết thì có người giữ trọng trách của quốc gia thậm chí là ở ngôi cao cực phẩm, có người lại về quê làm ruộng như nông dân, có người là doanh nhân rất thành đạt, có người thành nghệ sĩ từ lúc nào không hay,...

Trong Văn nghệ Thứ Bảy tuần này, sẽ mở thêm mục Những dị nhân hiện đại mà tôi biết. Người đầu tiên, được đánh số 1 ở đây, là bác Phạm Văn Tiện.

Bác ấy vốn là dân Khoa Lịch sử cùng Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội với tôi hồi đó, là đàn anh hơn tôi vài năm. Nếu nhớ không nhầm thì anh Tiện thuộc K33, theo chuyên ngành Dân tộc học.

09/01/2021

Tuyết đang phủ dầy đền chùa cổ : nhìn ngôi làng xưa từ xa tít

Đó là ngôi làng Ikisan ở miền Tây Nhật Bản xa xôi. Trời mấy hôm nay đang rơi tuyết. Trắng xóa một màu (làm nhớ lại những mùa đông đã qua, ví dụ nếu gần gần ở đây hay ở đây).

Có những mùa đông ngày ấy ngôi nhà của tôi trĩu nặng mái tầng hai, bởi tuyết phủ dầy. Tôi chỉ lo mái nặng quá, không chịu được, thì sẽ sập xuống.

01/01/2021

Chúc mừng năm mới 2021

Năm Sửu, tức năm Con Trâu.

Những ngày cuối cùng của năm cũ, tức năm 2020, chúng tôi du lãng ở vùng Vị Xuyên (Hà Giang). Gặp rất nhiều Trâu (có trâu đang ở trên cánh đồng, có trâu đi lang thang trong thung lũng chiều đông, có trâu bị cột trong chuồng để chuẩn bị cho lễ cấp sắc của người Dao,...)