Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

13/12/2019

Then được UNESCO ghi danh (chung của người Tày, Nùng, Thái)

Hôm qua, Thứ Năm ngày 12/12/2019, vừa nói về hệ thống Mo - Then - Tào - Pựt ở vùng các tộc người Tày Nùng. Cũng đã nói rõ về Làm ma khô ở vùng miền núi phía Bắc Việt Nam.

Mo - Then - Tào - Pựt là những người thực hành tín ngưỡng ở vùng miền núi phía Bắc, thầy ở cả người Tày, người Nùng, người Thái. Có thể gọi là "thầy Mo", "thầy Then", "thầy Tào", "thầy Pựt", hệt như người Kinh gọi là "thầy cúng" hay "thầy chùa".

Một mảng chuyên sâu của mình là về thầy Tào (cả ở người Nùng, cả ở người Dao). Tào chính là Đạo, tức Đạo sĩ --- từ 20 năm trước, đã tạm gọi họ là "Đạo sĩ dân gian". Tào là nhân vật biết chữ Hán, nên được coi là đứng đầu hệ thống Mo - Then - Tào - Pựt. Ba nhân vật còn lại (Then, Mo, Pựt) muốn đi hành nghề cúng bái thì phải nhận sắc phong từ thầy Tào. Họ xem Tào là thầy, tự nhận mình là đệ tử của Tào.

Then thì được xem là văn nghệ. Cập nhật thông tin mới nhất về Then, của tháng 12 năm 2019.

Tin từ các nơi.

Các tin chính ở trên. Dưới đó là phần bổ sung như mọi khi.







Practices of Then by Tày, Nùng and Thái ethnic groups in Viet Nam

UNESCO
242 N người đăng ký
ĐĂNG KÝ

UNESCO: Representative List of the Intangible Cultural Heritage of Humanity - 2019 URL: https://ich.unesco.org/en/RL/01379 Description: Then, an essential ritual practice in the spiritual life of the ethnic groups Tày, Nùng and Thái, reflects concepts about human beings, nature and the universe. Then ceremonies describe a journey in which the Then Master controls ghost soldiers travelling from earth to heaven to present items of worship and prayers for peace, good crops, health, etc. During the practice, the Then Master sings and plays a tính lute, wearing ceremonial dress. Then is always transmitted orally while the rituals are conducted, reflecting its succession across the generations. Country(ies): Viet Nam




---

Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam được ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Vào hồi 15 giờ 23 phút ngày 12 tháng 12 năm 2019 giờ địa phương (3 giờ 23 phút ngày 13 tháng 12 năm 2019 theo giờ Việt Nam), tại Phiên họp Uỷ ban Liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 14 của UNESCO diễn ra tại Bogotá, thủ đô nước Cộng hòa Colombia, di sản Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Thày Then đang thực hiện nghi lễ. Ảnh: Hồ sơ đệ trình UNESCO

Then, một thực hành nghi lễ không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam, phản ánh các quan niệm về con người, thế giới tự nhiên và vũ trụ. Các lễ Then diễn tả hành trình Thầy Then (Ông Then, Bà Then) điều khiển đoàn âm binh đi từ Mường Đất lên Mường Trời để dâng lễ vật và thỉnh cầu trong lễ: cầu an, chữa bệnh, cầu mùa, chúc mừng năm mới, v.v. Khi các Thầy Then cất tiếng hát, gảy tính tẩu là khởi đầu cuộc hành trình. Tùy theo mục đích của việc cầu cúng mà Thầy Then sẽ bày mâm cúng và cầu khấn trước bàn thờ Then những vị thần bản địa khác nhau. Thầy Then thường sử dụng các đồ vật như: kiếm trừ tà, thanh âm dương, chuông... để thực hiện lễ Then tại nhà tín chủ, ở ngoài trời hoặc tại bàn thờ Then ở nhà của Thầy Then. Thầy Then mặc lễ phục và vừa hát tiếng dân tộc mình vừa gảy tính tẩu, xóc chùm xóc nhạc, phất quạt; có buổi lễ còn có tốp nữ múa phụ họa. Then luôn luôn được trao truyền bằng truyền khẩu khi thực hành nghi lễ Then, thể hiện sự kế tục giữa các thế hệ, và các thầy Then đóng vai trò chính yếu trong việc chuyển giao các kỹ năng và bí quyết liên quan, một số thầy Then thực hiện khoảng 200 nghi lễ Then một năm. Di sản Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái tập trung chủ yếu ở các tỉnh vùng Đông Bắc (Bắc Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Tuyên Quang), vùng Tây Bắc (Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai) và một số địa phương khác ở Việt Nam.

Đoàn Việt Nam tại Kỳ họp của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 công bố ghi danh Di sản Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái  ở Việt Nam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Theo Uỷ ban Liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, hồ sơ đề cử di sản văn hóa phi vật thể Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam đáp ứng những tiêu chí sau để đăng ký vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại:
R.1: Thực hành Then ở Việt Nam tạo thành một phần cơ bản trong đời sống tinh thần của người Tày, Nùng, Thái, phản ánh mối quan hệ giữa con người, thế giới tự nhiên và vũ trụ. Nghi lễ Then thể hiện bản sắc văn hóa của các dân tộc này, từ phong tục đến nhạc cụ, múa và âm nhạc. Nhờ các chức năng văn hóa xã hội, Then góp phần giáo dục đạo đức, lối sống nhân đạo và bảo vệ các phong tục và truyền thống văn hóa ở Việt Nam.
R.2: Việc ghi danh Nghi lễ Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam sẽ làm nổi bật sự đóng góp của di sản trong việc giữ gìn bản sắc dân tộc và củng cố tình đoàn kết giữa các dân tộc khác nhau. Việc ghi danh cũng sẽ thu hút sự chú ý đến các di sản khác trên khắp thế giới, bao gồm các thực hành nghi lễ, nghi lễ mang tính xuất nhập thần và nghi lễ shaman.
R.3: Sức sống của di sản được đảm bảo bởi các cá nhân, gia đình hoặc cộng đồng, những người mời thầy Then đến làm lễ cầu sức khỏe, cầu an và cầu mùa. Từ năm 2001, Chính phủ đầu tư kinh phí từ các Chương trình quốc gia về văn hóa để bảo vệ di sản văn hóa của các cộng đồng dân tộc Việt Nam, trong đó có nghi lễ Then. Các biện pháp bảo vệ được đề xuất theo định hướng mà các chương trình này khởi xướng, bao gồm việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn để bảo vệ và phát huy giá trị của di sản văn hóa phi vật thể; khuyến khích các hoạt động nghiên cứu và tạo điều kiện phù hợp phục vụ nghiên cứu; triển khai các hoạt động nhận diện, kiểm kê và tư liệu hóa; nghệ nhân dân gian truyền dạy kiến ​​thức bằng cách kết hợp đưa hát Then và tính tẩu vào chương trình giảng dạy ở trường và xuất bản các ấn phẩm để nghiên cứu, giảng dạy, quảng bá, di sản Then bằng cách thúc đẩy, khuyến khích những người trẻ quan tâm đến việc thực hành. Các cộng đồng và nghệ nhân đã tích cực tham gia vào việc lập kế hoạch, đề xuất các biện pháp bảo vệ di sản.
R.4: Nghệ nhân dân gian và các cộng đồng liên quan tích cực tham gia vào tất cả các giai đoạn chuẩn bị hồ sơ đề cử thông qua các cuộc họp, hội thảo, hội nghị và tập huấn. Các cộng đồng, nhóm người, cá nhân, câu lạc bộ, thầy Then và gia đình đang thực hành Then đều thể hiện sự đồng thuận một cách tự nguyện bằng văn bản và thông qua các bản ghi âm, ghi hình, bao gồm cả ý kiến về mong muốn hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ đề cử cũng như các cam kết của họ để bảo vệ di sản văn hóa.
R.5: Di sản Then của 11 tỉnh lần lượt được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia kể từ năm 2012; Danh mục được cập nhật gần đây nhất vào năm 2017. Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch của Việt Nam là cơ quan chịu trách nhiệm duy trì và cập nhật danh mục kiểm kê. Hàng năm, các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Sở Văn hóa và Thể thao ở các tỉnh có di sản Thực hành Then có trách nhiệm phối hợp với đại diện của cộng đồng và các nghệ nhân liên quan để cập nhật danh mục kiểm kê.
Việc UNESCO ghi danh Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại khẳng định bản sắc văn hóa phong phú của dân tộc Việt Nam, sự gắn kết cộng đồng, đề cao tôn trọng đa dạng văn hóa, khuyến khích đối thoại giữa các cá nhân, các cộng đồng và các dân tộc khác nhau vì sự khoan dung, tình yêu và lòng bác ái đúng theo tôn chỉ và mục tiêu của Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO. Thực hành nghi lễ Then thể hiện tình đoàn kết giữa các tộc người, tôn trọng thế giới quan tộc người theo mục tiêu của UNESCO; giúp nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của di sản các cộng đồng dân tộc không chỉ ở Việt Nam, mà còn ở nhiều quốc gia trên thế giới. Thay mặt Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch và cộng đồng thực hành nghi lê Then của người Tày, Nùng, Thái, Cục trưởng Cục Di sản văn hóa, TS. Lê Thị Thu Hiền đã đọc bản cam kết thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm bảo vệ các giá trị của thực hành Then cám ơn Hội đồng thẩm định, các thành viên của Uỷ ban Liên Chính phủ, Ban thư ký đã làm việc tận tình để ghi danh di sản này của Việt Nam./.
Phòng DSVHPVT


11:50, 13/12/2019

(Chinhphu.vn) – Việc UNESCO ghi danh Thực hànhThen của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại khẳng định bản sắc văn hóa phong phú của dân tộc Việt Nam, sự gắn kết cộng đồng, đề cao tôn trọng đa dạng văn hóa.
Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam đáp ứng nhiều tiêu chí của UNESCO.
Bộ VHTT&DL cho biết, vào hồi 15h23' giờ địa phương (3h23' giờ Việt Nam) ngày 12/12, tại Phiên họp Uỷ ban Liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 14 của UNESCO diễn ra tại Bogotá, thủ đô Cộng hòa Colombia, di sản Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Then, một thực hành nghi lễ không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam, phản ánh các quan niệm về con người, thế giới tự nhiên và vũ trụ. Các lễ Then diễn tả hành trình thầy Then (ông Then, bà Then) điều khiển đoàn âm binh đi từ Mường Đất lên Mường Trời để dâng lễ vật và thỉnh cầu trong lễ: Cầu an, chữa bệnh, cầu mùa, chúc mừng năm mới...
Khi các thầy Then cất tiếng hát, gảy đàn tính tẩu là khởi đầu cuộc hành trình. Tùy theo mục đích của việc cầu cúng mà thầy Then sẽ bày mâm cúng và cầu khấn trước bàn thờ Then những vị thần bản địa khác nhau. Thầy Then thường sử dụng các đồ vật như: Kiếm trừ tà, thanh âm dương, chuông... để thực hiện lễ Then tại nhà tín chủ, ở ngoài trời hoặc tại bàn thờ Then ở nhà của thầy Then.
Thầy Then mặc lễ phục và vừa hát tiếng dân tộc mình vừa gảy tính tẩu, xóc chùm xóc nhạc, phất quạt; có buổi lễ còn có tốp nữ múa phụ họa. Then luôn luôn được trao truyền bằng truyền khẩu khi thực hành nghi lễ Then, thể hiện sự kế tục giữa các thế hệ, và các thầy Then đóng vai trò chính yếu trong việc chuyển giao các kỹ năng và bí quyết liên quan, một số thầy Then thực hiện khoảng 200 nghi lễ Then một năm.
Di sản Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái tập trung chủ yếu ở các tỉnh vùng Đông Bắc (Bắc Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Tuyên Quang), vùng Tây Bắc (Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai) và một số địa phương khác ở Việt Nam.
Theo Uỷ ban Liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, hồ sơ đề cử di sản văn hóa phi vật thể Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam đáp ứng các tiêu chí để đăng ký vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Việc UNESCO ghi danh Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại khẳng định bản sắc văn hóa phong phú của dân tộc Việt Nam, sự gắn kết cộng đồng, đề cao tôn trọng đa dạng văn hóa, khuyến khích đối thoại giữa các cá nhân, các cộng đồng và các dân tộc khác nhau vì sự khoan dung, tình yêu và lòng bác ái đúng theo tôn chỉ và mục tiêu của Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO.
Thực hành nghi lễ Then thể hiện tình đoàn kết giữa các tộc người, tôn trọng thế giới quan tộc người theo mục tiêu của UNESCO; giúp nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của di sản các cộng đồng dân tộc không chỉ ở Việt Nam, mà còn ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Nhật Nam










Thứ 6, 08:39, 13/12/2019

VOV.VN - Việc UNESCO ghi danh Thực hành Then làm nổi bật sự đóng góp của di sản trong việc giữ gìn bản sắc và củng cố tình đoàn kết giữa các dân tộc.
Vào hồi 15 giờ 23 phút (giờ địa phương) ngày 12/12, tức 3 giờ 23 phút (giờ Việt Nam) ngày 13/12 tại Phiên họp Ủy ban Liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 14 của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) diễn ra tại thủ đô Bogota, Cộng hòa Colombia, UNESCO ghi danh Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
unesco cong nhan "thuc hanh then" la di san van hoa the gioi hinh 1
Đoàn Việt Nam tham dự hội nghị. (Ảnh: Phạm Cao Quý)
Theo Uỷ ban Liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Thực hành Then ở Việt Nam tạo thành một phần cơ bản trong đời sống tinh thần của người Tày, Nùng, Thái, phản ánh mối quan hệ giữa con người, thế giới tự nhiên và vũ trụ. Nghi lễ Then thể hiện bản sắc văn hóa của các dân tộc này, từ phong tục đến nhạc cụ, múa và âm nhạc. Then góp phần giáo dục đạo đức, lối sống nhân đạo và bảo vệ các phong tục và truyền thống văn hóa ở Việt Nam.
“Việc ghi danh nghi lễ Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam sẽ làm nổi bật sự đóng góp của di sản trong việc giữ gìn bản sắc dân tộc và củng cố tình đoàn kết giữa các dân tộc khác nhau,” báo cáo chỉ rõ.
Then vừa là một loại hình nghệ thuật dân gian vừa một sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng lâu đời của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam. Theo quan niệm dân gian, “Then” có nghĩa là “Thiên” (Trời) và được coi là điệu hát của thần tiên truyền lại.
Trong đời sống của người Tày, Nùng, Thái cổ, hát Then xuất hiện trong những sự kiện trọng đại như lễ cầu an, cầu mùa, gọi hồn… Người hát Then trong những dịp lễ, Tết là người đại diện cho cộng đồng giao tiếp với thần linh, cầu cho mùa màng tươi tốt, đời sống ấm no, hạnh phúc. Nhạc cụ chính sử dụng trong hát Then là đàn Tính.
Thông qua những quan niệm về Mường Trời (nơi cư ngụ của các thần linh), Mường Đất (nơi cư ngụ của con người), Mường Nước (nơi cư ngụ của Long Vương)... người Tày, Nùng, Thái giải thích về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên cũng như bày tỏ ước vọng về chỗ dựa tinh thần, tạo dựng niềm tin để vượt qua những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống.
unesco cong nhan "thuc hanh then" la di san van hoa the gioi hinh 2
Thầy Then thực hành nghi lễ .
Bên cạnh đó, hát Then còn được nhìn nhận như một loại hình diễn xướng dân gian, tích hợp nhiều bộ môn nghệ thuật như văn học, âm nhạc, múa, hội họa, trình diễn…
Làn điệu Then còn là chiếc cầu nối giữa con người với thế giới thần linh và đất trời, chính vì thế, then là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống văn hóa tâm linh của đồng bào dân tộc Tày, Nùng, Thái ở các tỉnh miền núi phía Bắc.
Then được trao truyền bằng hình thức truyền khẩu khi thực hành nghi lễ Then, thể hiện sự kế tục giữa các thế hệ. Di sản này của người Tày, Nùng, Thái tập trung chủ yếu ở các tỉnh vùng Đông Bắc (Bắc Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Tuyên Quang) và vùng Tây Bắc (Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai)...
Việc UNESCO ghi danh Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại khẳng định bản sắc văn hóa phong phú của dân tộc Việt Nam, sự gắn kết cộng đồng, đề cao tôn trọng đa dạng văn hóa, khuyến khích đối thoại giữa các cá nhân, các cộng đồng và các dân tộc khác nhau vì sự khoan dung, tình yêu và lòng bác ái đúng theo tôn chỉ và mục tiêu của Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO./.



BỔ SUNG

..

2.



13/12/2019 12:00 GMT+7


TTO - Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) vừa chính thức ghi danh Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại chiều 12-12.


UNESCO ghi danh Thực hành Then của Việt Nam là di sản văn hóa nhân loại - Ảnh 1.
Bà Then Mông Thị Sấm (áo vàng) đang thực hành nghi lễ Then cầu vụ mùa tại thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn - Ảnh: UNESCO
Theo trang thecitypaperbogota.com, phiên họp của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 14 của UNESCO tại Bogotá, Colombia có khoảng 1.000 người tham dự, bao gồm các đại diện các quốc gia, lãnh đạo các tổ chức phi chính phủ (NGO), và các nhà báo từ 120 quốc gia.
Cuộc họp, diễn ra từ ngày 9 đến 14-12, xem xét và quyết định ghi danh những di sản nào trong số 42 di sản được đề cử vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Trong cuộc họp ngày 12-12 (theo giờ địa phương), UNESCO đã chính thức công nhận Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Theo UNESCO, hồ sơ đề cử di sản văn hóa phi vật thể Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để ghi tên vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
UNESCO ghi danh Thực hành Then của Việt Nam là di sản văn hóa nhân loại - Ảnh 2.
Thầy Then Hoàng Đức Dục đang thực hành nghi lễ Then mừng nhà mới xây ở huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn - Ảnh: UNESCO
Theo Cổng thông tin của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam, Thực hành Then ở Việt Nam tạo thành một phần phần cơ bản trong đời sống tinh thần của người Tày, Nùng, Thái; phản ánh mối quan hệ giữa con người, thế giới tự nhiên và vũ trụ; thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc; góp phần giáo dục đạo đức, lối sống nhân đạo và bảo vệ các phong tục và truyền thống văn hóa ở Việt Nam.
Việc ghi danh nghi lễ Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam sẽ làm nổi bật sự đóng góp của di sản trong việc gìn giữ bản sắc dân tộc, củng cố tình đoàn kết giữa các dân tộc khác nhau, thu hút sự chú ý đến các di sản khác trên khắp thế giới. Sức sống của di sản được đảm bảo bởi các cá nhân, gia đình hoặc cộng đồng.
UNESCO ghi danh Thực hành Then của Việt Nam là di sản văn hóa nhân loại - Ảnh 3.
Mâm cúng "cầu Khoăn" trong nghi lễ Then của người Tày ở Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang - Ảnh: UNESCO
Then là một nghi lễ không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam, phản ánh các quan niệm về con người, thế giới tự nhiên và vũ trụ.
Theo trang ich.unesco.org, các lễ Then diễn tả hành trình thầy Then (ông Then, bà Then) điều khiển đoàn âm binh đi từ Mường Đất lên Mường Trời để dâng lễ vật và thỉnh cầu trong lễ cầu an, chữa bệnh, cầu mưa, chúc mừng năm mới ...
Các thầy Then cất tiếng hát, gẩy đàn tính tẩu để bắt đầu hành trình. Tùy mục đích của việc cầu cúng mà thầy Then sẽ bày mâm cúng và cầu khấn trước bàn thờ Then những vị thần bản địa khác nhau.
Thầy Then thường sử dụng các đồ vật như kiếm trừ tà, thanh âm dương, chuông, ... để thực hiện lễ thực hành Then tại nhà tín chủ, ở ngoài trời hoặc tại bàn thờ Then ở nhà của thầy Then. Một số buổi lễ có thêm các tốp nữ múa phụ họa.
Then được truyền lại cho đời sau theo hình thức truyền miệng, ngay trong khi thực hành lễ Then và các thầy Then đóng vai trò chính trong việc truyền lại các kỹ năng và bí quyết liên quan đến nghi lễ. Một số thầy Then thực hiện khoảng 200 nghi lễ Then trong một năm.
Di sản Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái tập trung chủ yếu ở các tỉnh vùng Đông Bắc (Bắc Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Tuyên Quang), vùng Tây Bắc (Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai) và một số địa phương khác ở Việt Nam.
Massage Thái vào danh sách di sản phi vật thể của UNESCO
TTO - Tin vui đến với Thái Lan khi massage Thái, gọi là "nuad Thai" trong tiếng địa phương, vừa được xếp vào danh sách di sản văn hoá phi vật thể "mang tính lịch sử" của Tổ chức kinh tế, khoa học và văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO).
https://tuoitre.vn/unesco-ghi-danh-thuc-hanh-then-cua-viet-nam-la-di-san-van-hoa-nhan-loai-20191213104652989.htm



1.

Xứng tầm di sản đại diện của nhân loại

07:52 | 14/12/2019
Vào hồi 15h23 (giờ địa phương) ngày 12.12, tức rạng sáng ngày 13.12 (giờ Việt Nam), tại Phiên họp Ủy ban Liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 14 của UNESCO diễn ra ở Thủ đô Bogota, Cộng hòa Colombia, Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam đã chính thức được UNESCO đưa vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Việc ghi danh này một lần nữa khẳng định giá trị của then trong đời sống cộng đồng các dân tộc.
GS. TSKH Tô Ngọc Thanh, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam: Then là căn cốt của đồng bào Tày, Nùng, Thái
Then là một trong những loại hình mà khoa học gọi chung là shaman, tức dùng thầy cúng là người trung gian, hát và dẫn linh hồn đi qua các cửa thần để cầu xin điều gì đó. Hình thức shaman này nhiều dân tộc sở hữu nhưng bây giờ ở dân tộc Tày, Nùng, Thái là phát triển nhất. Ở đó, linh hồn, sự thờ cúng được coi trọng. Người ta hát then đưa linh hồn từ làng bản cùng đội âm binh lên trời, đến cửa quan, nơi được coi là có ông thần phụ trách phần hồn nào đó của con người, cầu xin những điều tốt đẹp cho phần hồn đó, con người sẽ qua đấy mà được thanh thoát. Giá trị của then trong đời sống đồng bào ngày trước rất quan trọng, cũng là thể hiện mối quan hệ thiêng liêng giữa con người và trời đất, thần linh. Chưa kể, thầy then trong xã hội ấy còn là trí thức dân tộc, vì họ biết rất nhiều thứ, đưa ra lời khuyên về mùa màng, đời sống...
Thế nhưng, cũng đã có lúc then bị coi là mê tín, dị đoan, bị cấm đoán. Nhưng đấy đã là chuyện cũ, bây giờ đổi mới, nhận thức xã hội thay đổi, then được khôi phục. UNESCO đưa Thực hành Then vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, đó là niềm vui lớn không chỉ của đồng bào Tày, Nùng, Thái, mà còn thể hiện sự đổi mới trong quan điểm của Đảng, Nhà nước đối với giá trị văn hóa dân tộc, là sự giải tỏa tất cả những bức xúc mà hà khắc một thời sinh ra. 40 năm sống trên Tây Bắc, Việt Bắc, tôi hiểu then là cái căn cốt trong văn hóa của đồng bào Tày, Nùng, Thái, và giờ đây, then đã được được trả về đúng với vị trí nguyên có của nó. Đó là điều quý giá nhất mà Đảng, Nhà nước đã làm được trong cuộc giữ gìn di sản, thực hiện quyền tự quyết về văn hóa của các dân tộc thiểu số.
Nghệ nhân Nhân dân Nông Thị Lìm, thị trấn Cao Lộc, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn: Để tâm gìn giữ cho phần tâm linh
Thực hành Then được vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, tôi vô cùng xúc động. Xúc động nhất không chỉ là then được biết đến và công nhận ở tầm thế giới, mà là then của dân tộc Tày, Nùng, Thái chúng tôi đã được chú ý, quan tâm, đặt trên đường di sản chung của dân tộc.
Tôi đến với then muộn, năm 40 tuổi, là nối theo dòng then của gia đình. 30 năm nay, tôi làm then cũng vì cái tâm của mình muốn giúp người, cứu người, chứ không vì lợi nhuận. Dù đã lớn tuổi nhưng đến ngày đến tháng, ai mời tôi cũng sắp xếp đi, làm lễ then cúng mụ, mừng sinh nhật, trăm ngày, mãn tang, làm nghi lễ cấp sắc, lẩu then... Ấy cũng là cái căn quả, nghĩ đã là cái nghiệp của mình thì phải để tâm giữ gìn cho phần tâm linh này. Những năm qua, tôi truyền dạy then, tính tẩu cho hơn 50 học trò. Các học trò bây giờ đều thực hành tốt các nghi thức then tín ngưỡng, nắm được một số làn điệu then cổ, rồi cùng đưa then đi biểu diễn ở nhiều nơi để trong nước, ngoài nước biết đến then. Nhưng để then không mai một thì phải cảm ơn những nhà nghiên cứu, các vị lãnh đạo đã cùng nghệ nhân chúng tôi làm công việc bảo tồn này. Đó là niềm phấn khởi, tự hào để còn sống ngày nào, nghệ nhân chúng tôi còn tiếp tục thực hành then, truyền dạy then ngày đó, giữ lấy văn hóa của dân tộc.
Nghệ nhân then Nguyễn Văn Bách, Giảng viên Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Việt Bắc: Giúp then được tiếp nối, khởi sắc
Vui mừng không chỉ đến với những người thực hành then mà còn là toàn bộ cộng đồng dân tộc Tày, Nùng, Thái, khi di sản của ông cha, làng bản được ghi nhận tầm quốc tế. Trưởng thành từ then, trở thành giảng viên hướng dẫn hát then cho sinh viên, học sinh, tôi càng tự hào, tự tin về con đường mình đang theo đuổi.
Thực hành then đang đặt ra nhiều vấn đề, quan trọng nhất là làm sao bảo tồn then trong bối cảnh một số dòng then không có truyền nhân, các nghệ nhân hiện đa phần đã cao tuổi. Rồi vấn đề còn là bảo tồn được ngôn ngữ của then. Then là tổng hòa nhiều yếu tố, có âm nhạc, múa, nhưng trong đó lời hát cực kỳ quan trọng. Bởi vì người ta yêu then, hiểu then, quý mến then cũng từ ngôn ngữ mà ra, ấy là những câu chuyện cổ, những lời răn dạy về cuộc sống... mà ông cha đã đúc kết, truyền lại cho con cháu đời sau. Do đó, những ngày này, chúng ta hòa chung niềm vui nhưng không quên nhiệm vụ để then được bảo tồn và luôn hiện diện trong cộng đồng Tày, Nùng, Thái.
Niềm vui mừng lớn đối với tôi, và có lẽ là với nhiều người là trong quá trình giảng dạy ở trường, rất nhiều em tự nguyện đến với then. Các em say mê nghiên cứu, cùng tham gia sinh hoạt, học hát then từ nghệ nhân. Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Việt Bắc là trường đầu tiên đưa hát then vào giảng dạy. Song song với dòng then tâm linh mà nghệ nhân nắm giữ, chúng tôi đào tạo dòng then mới, giúp đưa then ra rộng rãi cộng đồng. Hơn 50 năm qua, qua rất nhiều thế hệ nghệ sĩ, thầy cô, qua quá trình sưu tầm, nghiên cứu, năm 2015, chúng tôi đã hoàn thành giáo trình hát then với hệ thống khá bài bản, phong phú các bài then. Tôi tin rằng, tâm huyết của nghệ nhân, tâm huyết của những nghệ sĩ, lớp thầy cô và các em học sinh như thế chính là giúp then được tiếp nối, ngày càng khởi sắc.
Lê Thư ghi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.