Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

21/05/2018

Tự truyện của những người nắm giữ di sản văn hóa phi vật thể ở Hàn Quốc

Có một bộ sách lớn như vậy, ở Hàn Quốc. Mới được ấn hành.

Sẽ có bản online.

Tin đầu tiên là của Cục Di sản (Bộ Văn hóa).




---



Trung tâm Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Hàn Quốc xuất bản bộ tự truyện của những người nắm giữ di sản văn hóa phi vật thể


Bộ tự truyện gồm 20 câu chuyện của những người nắm giữ di sản văn hóa phi vật thể, được họ ghi lại vào những thập niên 80, 90 của thế kỷ trước…

Để bảo đảm rằng thế hệ trẻ Hàn Quốc hiểu về di sản văn hóa phi vật thể và câu chuyện về cuộc đời của những nghệ nhân, Trung tâm Di sản văn hóa quốc gia đã phối hợp xuất bản bộ sách gồm 20 cuốn tự truyện về những người được trao vinh dự là người trao truyền và nắm giữ di sản.

Di sản văn hóa phi vật thể yêu cầu sự thực hành/trình diễn của con người, như: Pansori (loại hình hát kể chuyện truyền thống), talchum (múa mặt nạ)… Đó là lý do tại sao những người nắm giữ và trao truyền chính thức của các loại hình di sản như vậy được công nhận. Và Trung tâm cho rằng, điều quan trọng là phải lắng nghe câu chuyện của họ và xuất bản chúng thành những cuốn tự truyện như thể họ đang kể lại câu chuyện cho chính con cháu mình. Từ năm 2011 - 2015, Trung tâm đã phỏng vấn 49 người, 20 cuộc phỏng vấn đầu tiên đã được xuất bản năm 2018, câu chuyện của 15 người trong số 29 người còn lại sẽ được in trong năm sau.

Tất cả 49 người đều có những câu chuyện riêng của chính mình, mỗi người đều nỗ lực không ngừng nghỉ để lan tỏa giá trị của di sản bằng cách nâng cao nhận thức cho các thế hệ trẻ, dưới đây là 2 câu chuyện tiêu biểu trong số 20 câu chuyện của cuốn tự truyện về những nghệ nhân nắm giữ di sản văn hóa phi vật thể Hàn Quốc:

1. Mudang (bà đồng - pháp sư) Kim Keum Hwa - người nắm giữ di sản văn hóa phi vật thể của quốc gia số 82-2 - Seohaean Baeyeonsingut và Daedonggut (Nghi lễ đánh bắt cá của khu vực duyên hải phía Tây).
Kim Keum Hwa sinh năm 1931, tại Hwanghaedo (nay thuộc Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên), là con gái trong một gia đình chỉ coi trọng nam giới. Mãi đến năm 13 tuổi, bà mới được đặt tên là Keum Hwa.
Có thể, việc mẹ bà khi mang thai đã có một giấc mơ về cảnh thanh gươm và những chiếc chuông từ trên trời rơi xuống, “tiết lộ” định mệnh của bà là trở thành một pháp sư. Vào năm 12 tuổi, bà phải chịu đau đớn rất nhiều từ “căn bệnh tinh thần” và một năm sau, để tránh việc đó, bố mẹ đã buộc bà phải kết hôn với một người lính Nhật, tuy nhiên bà đã bỏ trốn và cũng là lúc bà chấp nhận số phận để thực hành Gut - một nghi lễ Shaman truyền thống. Mặc dù bị xa lánh, nhưng bà luôn cho rằng, bản thân mình như một di sản văn hóa quan trọng trong việc trao truyền giá trị cho thế hệ mai sau. Bà không lo ngại việc xuất hiện trước các phương tiện truyền thông đại chúng, thậm chí là màn ảnh rộng (Một bộ phim nổi tiếng có tựa đề: Manshin: Ten Thousand Spirits, phát hành năm 2014, kể về cuộc đời của pháp sư Kim Keum Hwa).
Năm 1985, bà Kim được công nhận là người nắm giữ di sản văn hóa phi vật thể của quốc gia số 82-2. Trong nỗ lực trao truyền di sản văn hóa phi vật thể, chỉ có thể được coi là có giá trị nếu được thực hành một cách chính xác, bà đã thiết lập một trung tâm ở Incheon để nâng cao nhận thức của giới trẻ.

2. Lee Bong-ju, 92 tuổi - người nắm giữ di sản văn hóa phi vật thể của quốc gia số 77 - Yugijang (nghề thủ công đúc đồng).
Năm 1948, ông Lee Bong-ju tới Hàn Quốc định cư. Để tìm kế sinh nhai, ông đã học kỹ thuật đúc đồng truyền thống. Tuy nhiên, ông vẫn không thể có một cuộc sống ổn định nên trong suốt thời kỳ Chiến tranh Triều Tiên, ông đã kiếm sống bằng cách bán bánh, thậm chí là đổi tên từ Bong Bin sang Bong-ju. Tuy vậy, Ông vẫn rất yêu thích nghề đúc đồng và quyết định quay lại nghề cũ, bất chấp sự phản đối của vợ. Nhờ vào kỹ năng của mình, ông đã mở rộng lĩnh vực kinh doanh vào những năm cuối của thập niên 60. Năm 1983, trong khi làm việc, một mảnh kim loại đã bắn vào mắt khiến ông bị mù, nhưng ông vẫn theo đuổi nghề đúc đồng, tiếp tục sáng tạo và trao truyền kỹ thuật cho các thế hệ con cháu và học trò của mình cho đến tận ngày nay.

Bộ tự truyện này hiện đang có tại các thư viện quốc gia và công cộng trên cả nước và bản online sẽ sớm có mặt trên website của Trung tâm (www.nihc.go.kr).
Phạm Khánh Trang
(Dịch tổng hợp từ nguồnhttp://koreajoongangdaily.joins.com)


http://dch.gov.vn/pages/news/preview.aspx?n=1453&c=%2054

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.