Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn cách-mạng-dân-tộc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn cách-mạng-dân-tộc. Hiển thị tất cả bài đăng

03/09/2017

Một nhân vật của Cách mạng Tháng Tám bị quên lãng : Hoàng Văn Đức (1918-1996)

Bài viết của vị lão thành cách mạng Vũ Đình Hòe (1912-2011) - Bộ trưởng Bộ Tư Pháp đầu tiên của chính phủ liên hiệp.

Cụ Hòe đọc cho người con trai cụ chép ra, rồi nghe con trai đọc lại để sửa từng câu. Người con trai đó là nhà giáo Vũ Thế Khôi (đã có một số entry đề cập đến trên Giao Blog, ví dụ ở đây).

27/08/2017

Tình bạn giữa nhà văn Komatsu (Nhật Bản) và Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn Giang

Komatsu (đọc là Kô-matsu) là nhà văn Nhật Bản có nhiều mối liên hệ với Nguyễn Ái Quốc hồi thập niên 1920.  Sau này, ông đã tới Việt Nam làm việc trong nhiều năm trước năm 1945, và là dịch giả đầu tiên của Nhật Bản chuyển dịch Truyện Kiều của Nguyễn Du sang tiếng Nhật.

Ngay sau Cách mạng Tháng Tám 1945, Komatsu đã tới gặp Hồ Chủ tịch tại Phủ Chủ tịch.

26/08/2017

Bài mới : Mẫu Liễu và phong trào dân tộc đầu thế kỉ XX, trường hợp Trần Tán Bình ở thập niên 1920

Có lẽ do chậm trễ gì đó của bưu điện, đến hôm nay, mình vẫn chưa nhận được tạp chí do tòa soạn gửi. Nên tạm thời sử dụng ảnh chụp bìa và mục lục do anh Nguyễn Thanh Lợi thực hiện - anh là một tác giả góp mặt trong cùng số tạp chí vừa ra (khi nhận tạp chí từ đầu tuần, NTL liền post ảnh luôn lên Fb).

Đó là tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3 năm 2017. Vừa ra.

29/07/2017

Văn nghệ Thứ Bảy : Chí sĩ Đào Nguyên Phổ trong phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục

Đăng lại một bài viết của nhà văn Bút Ngữ viết về người đồng hương Đào Nguyên Phổ. Đào Nguyên Phổ là thân sinh của Đào Trinh Nhất - một nhà báo, nhà văn, nhà khảo cứu có hạng ở Việt Nam thời 1930 - 1954.

15/07/2017

Văn chương Việt Nam một lần nở hoa trên đất Phù Tang (bài Nguyễn Đình Chú)


Sách in thạch bản năm 1909 ở Tokyo, bởi nhóm Phan Bội Châu

Sách in thạch bản, đúng như tự thuật sau này của Phan Bội Châu. Kĩ thuật in thạch bản lúc đó rất thịnh hành ở Nhật.

Bản in năm 1909 này vẫn được lưu ở Bộ Ngoại giao Nhật. Được ghi rõ là "tái bản" ở trang cuối cùng.

Lúc ấy, Trần Đông Phong đã tự vẫn tại Tokyo. Tình hình của Phan và các chí sĩ ở Tokyo rơi vào quẫn bách cùng cực. May mà có được sự giúp đỡ vô tư và kịp thời của bác sĩ Asaba.

Các sách vở của Phan và nhóm chí sĩ Việt Nam ở Tokyo được in ra lúc đó là nhờ vào tiền ăn mày từ Asaba (chữ "ăn mày" là của Phan Bội Châu). Trần Đông Phong mất năm Mậu Thân (1908), loạt sách này in năm Kỉ Dậu (1909).

20/05/2017

Trần Dân Tiên thực sự là ai ? (bài Song Thành, 19/5/2017)

Bài vừa công bố của cụ Song Thành (nguyên Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh).

Tôi nghĩ là cụ viết rất gần đây, phản ánh những thông tin mới nhất. Một điểm dễ thấy: cụ theo rất sát những thông tin mới nhất bắt đầu từ mạng lưới trời lồng lộng này.

Cụ Song Thành nhắc đến một cuốn sách, và cho là sớm nhất, vào năm 1932. Tuy vậy, trước đây, chúng tôi đã đưa ra và bàn luận khá sôi nổi trên blog này về thời điểm sớm hơn, từ năm 1930 và 1931, ở đây (trên Giao Blog tháng 8/2013) và ở đây (tháng 8/2013). Mốc thời gian mà chúng tôi đã đưa ra để luận bàn là sớm hơn năm 1932 do cụ Song Thành vừa đề cập.

02/05/2017

Đền Tiên Nga ở Hải Phòng, và phong trào Đông Du của "cụ tiến sỹ" Phan Bội Châu

Trong đền có một tấm ảnh thờ, dưới ghi là "cụ tiến sỹ Phan Bội Châu". Dĩ nhiên cụ Phan Bội Châu chưa từng đi thi tiến sĩ, bởi ngay sau khi đã có được danh (đạt được học vị Cử nhân, với thành tích đỗ đầu xứ Nghệ), thì cụ lập tức chính thức vào đường hoạt động cách mạng. Sau đó thì xuất du hải ngoại.

Như cụ thường tâm sự trong các cuốn tự truyện, thì người nước Nam rất chuộng danh, nên cụ phải cố gắng đạt được cái khoa bảng (dù mới là khoa bảng cấp cử nhân, và cũng phải hơn một lần mới đỗ), rồi sau đó mới có cái "uy" mà gia nhập tràng tranh đấu, có danh thì dễ tập hợp lực lượng.

26/04/2017

Tân Việt Nam của Phan Châu Trinh (bài Vĩnh Sính)

Cuốn sách được viết tắt là Tân Việt Nam. Sách được xem là đã hoàn thành vào khoảng năm 1910. Một trước tác quan trọng hàng đầu của Phan Châu Trinh.

Là cuốn sách phê phán đường lối đấu tranh bạo động của Phan Bội Châu chi tiết và thực tiễn nhất.

12/04/2017

Lê Duẩn - Người con lỗi lạc của nhân dân Việt Nam (bài Vũ Minh Giang)

Bài trên Tạp chí Cộng sản.

Bài là của Giáo sư Vũ Minh Giang, nhưng nhiều lần nhắc tới các nhận định của thượng tọa Thích Thanh Quyết. Đặc biệt, có so sánh giai đoạn sau Cách mạng Tháng Tám với thời kì nhà Trần ba lần chiến thắng Nguyên Mông.

Cùng tác giả, trước đây, có bài "Đảng Cộng sản Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa "(ở đây, cũng trên Tạp chí Cộng sản, năm 2009).

19/01/2017

Thời Của Thánh Thần (tiểu thuyết Hoàng Minh Tường) bản tiếng Nhật

Dịch giả là Giáo sư Imai của Đại học Ngoại ngữ Tokyo - một chuyên gia về văn hóa và lịch sử Việt Nam, hiện là trưởng khoa Tiếng Việt. Bởi vậy, hoàn toàn yên tâm về chất lượng bản dịch.

Giá bán là 4000 Yên (khoảng gần 1 triệu tiền VND).

07/11/2016

Chuyện về Phan Thiệu Cơ (1930-2013) - người cháu nội lớn tuổi nhất của Phan Bội Châu

Ông là con trai của Phan Nghi Đệ. Là cháu nội giống nhất về vóc dáng của Phan Bội Châu. Cũng là người cháu được gần gũi Phan Bội Châu nhất trong thời kì Ông già Bến Ngự ở Huế (1925-1940).

Về thứ tự giữa Nghi Đệ và Nghi Huynh, hai người con trai của Phan Bội Châu, một người lớn tuổi hơn nhưng chỉ là em và một người nhỏ tuổi hơn nhưng vẫn là anh, thì đọc ở đây.

05/11/2016

Đào Trinh Nhất đã ghi chép như vậy vào năm 1924 về "chủ nghĩa lao nông"

Mới xuất hiện bài của ông Phùng Hoài Ngọc với tựa đề "Đào Trinh Nhất - nhà báo Việt Nam tiên tri sớm nhất về số phận Nước Nga xô viết".

Tôi thì thấy, nếu năm 1924 mà mới có suy nghĩ như vậy thì làm sao mà là "nhà báo Việt Nam tiên tri sớm nhất" được.

28/10/2016

Khu di tích lưu niệm Phan Bội Châu (ở Nam Đàn) sắp khánh thành

Khác với Nhà lưu niệm Phan Bội Châu ở Huế. Ở Huế thì có thể xem lại ở đây.

Bây giờ là tại quê hương Nam Đàn.

Trong lịch sử cận hiện đại Việt Nam, huyện Nam Đàn và vùng xung quanh là một quê hương cách mạng.

Mái nhà tranh ngày trước thì hình như vẫn được lưu giữ ở một góc của khu di tích.