Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

07/11/2016

Chuyện về Phan Thiệu Cơ (1930-2013) - người cháu nội lớn tuổi nhất của Phan Bội Châu

Ông là con trai của Phan Nghi Đệ. Là cháu nội giống nhất về vóc dáng của Phan Bội Châu. Cũng là người cháu được gần gũi Phan Bội Châu nhất trong thời kì Ông già Bến Ngự ở Huế (1925-1940).

Về thứ tự giữa Nghi Đệ và Nghi Huynh, hai người con trai của Phan Bội Châu, một người lớn tuổi hơn nhưng chỉ là em và một người nhỏ tuổi hơn nhưng vẫn là anh, thì đọc ở đây.

Một ít ảnh về ông Phan Thiệu Cơ (lấy từ các nguồn):

Ảnh trong bài năm 2010


Ảnh năm 2003 tại Nhật Bản, cùng phu nhân










Dưới là một bài đã lên mạng từ năm 2010 (chưa rõ tác giả).

Như thường lệ có mục Bổ sung ở cuối.


---



Gửi 01:51pm | 23/08/2010

Cháu nội cao tuổi nhất của cụ Phan Bội Châu (I)
A- A+ ‹Đọc›
Thích tắt quảng cáo hãy nhấn nút 


Nhiều tướng lĩnh Quân đội Nhân dân Việt Nam đã ngạc nhiên khi biết đồng đội của mình - Đại tá Phan Thiệu Cơ chính là cháu nội của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu.

Đại tá Phan Thiệu Cơ.
Đại tá Phan Thiệu Cơ.

Đến thăm Đại tá Phan Thiệu Cơ nhân dịp ông cùng gia đình đi trao học bổng ở Nghệ An và hiến tặng bộ ấm trà cùng một hộp đựng mực của cụ Phan Bội Châu cho Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng Thừa Thiên - Huế trở về, rất vui mừng vì thấy ông vẫn tráng kiện, hào sảng như xưa.  



Đứa cháu may mắn nhất



Theo lời kể của nhiều người thân thích trong gia tộc họ Phan, ông Cơ là người giống cụ Phan Bội Châu nhất: Dáng vóc cao lớn, vạm vỡ, mặt vuông, mắt sáng, tính tình phóng khoáng, hoạt bát và thích kết giao.



"Tôi là cháu nội cao tuổi nhất, sinh ra sau 4 năm lúc ông nội tôi bị thực dân Pháp bắt ở Quảng Đông, dẫn độ về nước, kết án và giam lỏng ở Bến Ngự (Huế). Tôi cũng là đứa cháu may mắn nhất của gia tộc họ Phan được cận kề bên ông nội cho đến ngày ông qua đời ở Huế. Thời gian đó cũng là lúc Pháp đốt "trại cày" của cha tôi (Phan Nghi Đệ) ở Cự Đại, Truông Băng. 9 tháng tuổi thì được mẹ ẵm lên thăm cha ở nhà tù Lao Bảo, Quảng Trị. Từ lúc 6 tuổi mới được gặp và ở bên ông nội. Cái tên "Thiệu Cơ" của tôi theo ý ông nội là lấy ở câu "Khắc thiệu cơ cầu", nghĩa là con cháu phải giữ nếp nhà" - Ông nói sang sảng. 



Vài nét về gia tộc họ Phan



Phan Thiệu Cơ nói vui là ông có 1 ông nội và 2 bà nội. Ông là con trưởng của cụ Phan Nghi Đệ (1901 - 1946), con trai đầu người vợ thứ của cụ Phan Bội Châu. Ông Cơ kể rằng: Cụ Phan Bội Châu vốn có chí hoạt động cách mạng, muốn trì hoãn việc lập gia đình, nhưng là con trai độc nhất trong một gia đình đã bốn đời có con trai một, nên thân sinh ông - cụ Phan Văn Phổ, bắt ông phải cưới vợ sớm. 
  Bà Phan Bội Châu tên thật là Thái Thị Huyên, con ông Thái Văn Giai. Ông Thái Văn Giai là một nhà nho, sống tại thôn Đức Nam, làng Diên Lâm, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, và là bạn học của ông Phan Văn Phổ. Bà Thái Thị Huyên sinh năm 1866, lớn hơn chồng một tuổi. Hai ông bà được gia đình đính hôn lúc còn nhỏ tuổi và làm lễ cưới năm 1888.

Cưới vợ được tám năm, Phan Bội Châu vẫn chưa có con mà thân phụ ông muốn có cháu bồng nên bà Thái Thị Huyên (chánh thất, vợ cả) đã cưới bà thứ thất (vợ nhỏ) cho chồng năm 1896. Bà thứ thất của Phan Bội Châu tên là Nguyễn Thị Em. Năm 1901, bà thứ thất sinh được một con trai, năm 1904 bà chánh thất (bà Huyên) cũng sinh thêm một trai nữa.


Theo tục lệ xưa, tuy con bà chánh thất sinh sau, nhưng được làm anh, còn con bà thứ thất sinh trước, lớn tuổi hơn, lại phải làm em. Để khẳng định tôn ty trong gia đình, Phan Bội Châu đặt tên con bà chánh thất (nhỏ tuổi hơn) là Phan Nghi Huynh, con bà thứ thất (lớn tuổi hơn) là Phan Nghi Đệ theo đúng câu "Nghi huynh nghi đệ", nghĩa là "anh xứng đáng ra anh, em xứng đáng ra em".



Phan Bội Châu vốn không có chí khoa cử sĩ hoạn, nhưng để có điều kiện hoạt động cách mạng, ông dự kỳ thi hương tại trường thi Nghệ An năm Canh Tý (1900) và đỗ giải nguyên (thủ khoa). 



Sau đó Phan Bội Châu vào Huế mượn cớ theo học trường quốc tử giám để tìm cách liên kết nhân tài. Cuối năm 1904 (Giáp Thìn), Phan Bội Châu xin phép trường Quốc Tử Giám về quê ăn Tết, thật sự là rời Huế để chuẩn bị qua Nhật Bản hoạt động.



Trước khi ra đi năm 1905, Phan Bội Châu đã tự viết hai tờ giấy ly dị vợ, giao cho hai bà để phòng thân, rủi công việc của ông bị bại lộ, nhà cầm quyền có thể đến làm phiền hai bà thì hai bà trưng giấy ly dị để khỏi bị liên lụy.  



Ông Phan Thiệu Cơ sinh năm 1930 tại Nam Thanh, Nam Đàn, Nghệ An. Hiện đang sống tại Bình Thạnh, TP.HCM. Cấp bậc: Đại tá QĐNDVN, nguyên cán bộ tuyên huấn Cục Chính trị Miền; Phó Tổng biên tập Báo Quân Giải Phóng; Chính uỷ sư đoàn 271; Chủ tịch Hội Cựu chiến binh quận Bình Thạnh 2 nhiệm kỳ (1989 - 1999).

(Còn tiếp)



đăng bởi: BeeNet.vn


http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=205323






---


BỔ SUNG 

.


3.

"

29.9.2005
Đặng Thai Mai

 
Tài liệu sau đây nguyên là bản đánh máy không có dấu tiếng Việt (bản chụp tài liệu gốc ở dạng PDF). Chúng tôi chân thành cảm ơn Giáo sư Nguyễn Huệ Chi đã cung cấp những chỉ dẫn quý báu để toà soạn thực hiện việc chuyển văn bản này thành bản có dấu tiếng Việt. Xin giới thiệu cùng quý vị và các bạn. 
talawas
Nguồn: Lưu trữ Quốc gia I, Hà Nội, Phông Phủ Thủ tướng, hồ sơ số 2479: Công văn của Ban Tổ chức Trung ương, Ban Tuyên huấn Trung ương, Thủ tướng Phủ và báo cáo của Khu học xá Nam Ninh về công tác học tập, sinh hoạt của cán bộ và học sinh 1953. Bản điện tử do talawas thực hiện.
"


2.

19/01/2010 22:38 GMT+7
TT - Ngày 19-1, Bảo tàng Lịch sử và cách mạng Thừa Thiên - Huế cho biết đã tiếp nhận bộ ấm trà cùng một hộp đựng mực của cụ Phan Bội Châu do ông Phan Thiệu Cơ, cháu nội cụ Phan, hiến tặng.
Tiếp nhận bộ ấm trà của cụ Phan Bội Châu Phóng to
Bộ ấm trà của cụ Phan Bội Châu - Ảnh: Thái Lộc
Bộ đồ trà gồm khay, ấm và bốn tách còn khá nguyên vẹn. Trong đó ấm và tách được trang trí phong cảnh, hoa lá, kể cả đắp nổi một số loại thú rừng; quai và vòi cách điệu thành những cành cây trông rất ấn tượng. Riêng khay trà có hình hai trái đào gắn với nhau, giữa lòng vẽ phong cảnh, xung quanh trang trí hoa lá và muông thú...
Nhận định bước đầu của các nhà nghiên cứu cho rằng đây là bộ đồ trà Ngũ Thái (một dòng cổ vật được trang trí nhiều màu trên chất liệu men sứ).
Ông Phan Thiệu Cơ (hiện sống tại TP.HCM) cho biết bộ ấm trà này do một nhà buôn Hoa kiều tặng cụ Phan vào khoảng đầu thế kỷ 20. Sau khi cụ Phan bị an trí tại Huế, người con dâu cả (vợ ông Phan Nghi Đệ) đã cất giấu bộ ấm cùng nhiều tác phẩm của cụ Phan tại xã Thanh Thủy, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Năm 1945, hiện vật được đào lên, lưu lạc nhiều năm rồi đến tay ông Cơ.
Ông Cao Huy Hùng, giám đốc Bảo tàng Lịch sử và cách mạng Thừa Thiên - Huế, cho biết hiện vật sẽ được lập hồ sơ và trưng bày tại nhà lưu niệm cụ Phan tại dốc Bến Ngự, TP Huế.
http://tuoitre.vn/tin/van-hoa-giai-tri/20100119/tiep-nhan-bo-am-tra-cua-cu-phan-boi-chau/359510.html




1.

Thứ Sáu, 15/03/2013, 07:21 [GMT+7


Cháu nội đích tôn cụ Phan Bội Châu từ trần

(Baonghean.vn) – Ngày 14/3, tại Nhà tang lễ TP.HCM, đại diện Tỉnh ủy – HĐND – UBND – UBMTTQ tỉnh Nghệ An, Hội đồng hương Nghệ An tại TP.HCM, Hội Doanh nghiệp Nghệ Tĩnh tại TP.HCM, huyện Nam Đàn và Hội đồng hương huyện Nam Đàn tại TP.HCM đã đến viếng, thắp hương, đặt vòng hoa tiễn đưa đại tá Phan Thiệu Cơ - cháu nội đích tôn nhà chí sỹ cách mạng Phan Bội Châu và chia buồn cùng gia quyến.


 Đại tá Phan Thiệu Cơ (sinh năm 1932 tại xã Nam Thanh, huyện Nam Đàn, Nghệ An) nguyên Quyền Chủ nhiệm Chính trị Trường chuyên gia 481 - Bộ Quốc phòng. Ông đã được khen thưởng nhiều huân huy chương như: Huân chương Quân công hạng Ba; Huân chương chiến công hạng Nhất, Nhì, Ba; Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất; Huân chương Quân giải phóng Nhất, Nhì, Ba; Huân chương chiến sỹ vẻ vang Nhất, Nhì, Ba; Huy chương Kháng chiến chống Pháp; Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng…

Do tuổi cao sức yếu, đại tá Phan Thiệu Cơ đã từ trần lúc 11 giờ 15 phút ngày 12 tháng 03 năm 2013 (nhằm ngày 01 tháng 02 năm Quý Tỵ), hưởng thọ 84 tuổi. Lễ viếng bắt đầu từ 8h ngày 14 tháng 03 năm 2013; Lễ truy điệu lúc 13h 30 ngày 16 tháng 03 năm 2013 (nhằm ngày 05 tháng 02 năm Quý Tỵ), an táng tại Hoa viên nghĩa trang – Bình Dương.
Nguyễn Hữu Thống - Hội DN Nghệ Tĩnh tại TP.HCM

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.