Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

26/09/2024

"Phủ Vân Cát" 2024 của nhóm Nguyễn Xuân Diện - nhiều sai lầm và độc hại (sắc phong) --- Bài đọc thêm

"PHỦ VÂN CÁT" 2024 của NHÓM NGUYỄN XUÂN DIỆN - NHIỀU SAI LẦM VÀ ĐỘC HẠI (SẮC PHONG) --- (Bài đọc thêm, tác giả Học Thánh Mẫu)

Loạt bài cùng tên đang được đưa dần lên Giao Blog, hiện mới có kì đầu tiên. Bây giờ, là bài đọc thêm trong khi chờ đợi các đăng tải tiếp theo.
Bài đăng lại ở đây, của tác giả Học Thánh Mẫu, vốn đăng tải trên trang "Tín ngưỡng thờ Mẫu" (cũng được chia sẻ về trang "Văn hóa tín ngưỡng hệ thần Liễu Hạnh công chúa").
Bài có một số lỗi kĩ thuật (đánh máy nhầm chữ) và người viết không phải nhà nghiên cứu chuyên nghiệp nên luận giải nhiều điểm chưa tới.
Nhìn toàn cục là các luận điểm đưa ra đều đúng, mà có thể đi đến kết luận chung: sách của nhóm Nguyễn Xuân Diện là một sản phẩm khoa học kém cỏi. Đó là một cuốn sách tồi tàn về khoa học, độc hại về mọi phương diện, xứng đáng cần thu hồi như kiến nghị của dòng họ Trần Lê ở Phủ Giầy Nam Định.
Từ đây trở xuống là bài của Học Thánh Mẫu.
Tháng 9 năm 2024,
Giao Blog




---






NGUYÊN XUÂN DIỆN CÂU KẾT XUYÊN TẠC LỊCH SỬ PHỦ DẦY
Học Thánh Mẫu
Gần đây, ông Nguyễn Xuân Diện (chủ biên) cho xuất bản cuốn sách "Phủ Vân Cát nơi thánh mẫu giáng sinh lần thứ 2". Cuốn sách đã gây phẫn nộ mạnh mẽ trong cộng đồng tín ngưỡng thờ Mẫu, đặc biệt là dòng họ Trân Lê (thôn Tiên Hương, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định).
Sự thật Tam vị Thánh Mẫu Phủ Dầy sinh ra ở dòng họ Trần Lê xã An Thái thời Lê (xã Tiên Hương thời Nguyễn), nay là thôn Tiên Hương, xã Kim Thái. Chính vì vậy, dòng họ Trần Lê đã gửi đơn tới các cấp chính quyền kiến nghị dừng phát hành, thu hồi sách của NXD, vào ngày 20/9/2024.
Ngày 20/9/2024, Nhà xuất bản đã gửi công văn tới NXD. NXD không trả lời mà vẫn cố tình tổ chức lễ ra mắt sách tại Bảo tàng Phụ nữ vào ngày 21/9/2024.
Đến ngày 23/9/2024, NXD mới viết giải trình cho Nhà xuất bản như việc đã rồi. Để giải trình với nhà xuất bản và khẳng định Mẫu sinh ở Phủ Vân Cát Nguyễn Xuân Diện đã đưa ra một số căn cứ chính như sau:
- Sách cổ
- Câu đối
- Văn bia.
- Nội dung 14 sắc phong ở Viện NC Hán Nôm
Về nội dung sách cổ thì Nguyễn Xuân Diện căn cứ vào tác phẩm văn học “Vân Cát thần nữ truyện” của Đoàn Thị Điểm in năm 1811, sách “Cát thiên tam thế thực lục” in năm 1913, thần tích do Vân Cát kê khai năm 1938.
Trước hết “Vân Cát thần nữ truyện” của Đoàn Thị Điểm, thì ai cũng biết rõ đây là tác phẩm văn học, là tiểu thuyết, viết vào khoảng giữa thế kỉ 18 sau khi thánh Mẫu Liễu Hạnh sinh hóa được gần 200 năm. Sách này chỉ được in năm 1811. Không thể lấy tác phẩm văn học để làm giấy khai sinh cho Mẫu như cách làm phi khoa học của Nguyễn Xuân Diện được.
Còn cuốn “Cát thiên tam thế thực lục” viết và in năm 1913, nghĩa là đầu thế kỉ 20. Sách này ra đời rất muộn. Đặc biệt, nó cũng chỉ là truyền thuyết mới được sáng tác ra, hệt như tác phẩm văn học, chứ không phải là tài liệu lịch sử.
Còn thần tích khai năm 1938 của xã Vân Cát thì thật ra là lí dịch Vân Cát đi chép trong sách đã in năm 1910 của Kiều Oánh Mậu. Đó là cuốn “Tiên phả dịch lục”. Xã Vân Cát không có thần tích, nên phải đi chép sách đã in. Sách đã in này lại do Kiều Oánh Mậu viết trên nền tảng tư liệu của xã Tiên Hương. Kiều Oánh Mậu mới chỉ đến xã Tiên Hương và Phủ Tiên Hương. Kiều Oánh Mậu chưa đặt chân đến xã Vân Cát, chưa bao giờ vào Phủ Vân Cát.
Do vốn là tư liệu của xã Tiên Hương, nên thần tích bản khai 1938 của xã Vân Cát ghi rõ tổ tiên của Mẫu Liễu Hạnh dựng nhà ở xã An Thái, phần mộ ở xứ La Hào. An Thái và La Hào chính là thuộc xã Tiên Hương thời Nguyễn, và chính là thôn Tiên Hương ngày nay.

Hai là, câu đối và văn bia cũng toàn là văn bản muộn: thế kỉ 19, thế kỉ 20, thế kỉ 21.
Ba là, thần sắc bảo sao của xã Vân Cát thời Nguyễn là do lí dịch xã Vân Cát kê khai năm 1938. NXD dùng từ không đúng là “nội dung 14 sắc phong của Phủ Vân Cát”. NXD cố tình dùng từ sai để tung hỏa mù.
Còn nếu nói về “nội dung 14 sắc phong của Phủ Vân Cát” thì hoàn toàn bia đặt, hoàn toàn ngụy tạo (ngụy tạo về niên đại, ngụy tạo về địa danh, ngụy tạo về thể thức sắc phong, ngụy tạo về nội dung). Bảo tàng tỉnh Nam Định đã có hồ sơ cụ thể về 14 đạo sắc ngụy tạo này từ năm 2022. Thủ nhang Trần Văn Cường của Phủ Vân Cát và NXD nên gửi cho Nhà xuất bản hồ sơ đó.
Sau đây, họ Trần Lê sẽ gửi hồ sơ về các sắc phong bản sao được Vân Cát ngụy tạo năm 1938, do Bảo tàng tỉnh Nam Định thực hiện năm 2022, cho Nhà xuất bản.
Bốn là, ở thôn Tiên Hương hiện nay có đầy đủ gia phả dòng họ Trần Lê, từ đường họ Trần Lê (Phủ Nội), phần mộ tổ tiên, phần mộ của thân phụ thân mẫu, phần mộ của cả Tam vị Thánh Mẫu Phủ Dầy. Đặc biệt, hậu duệ nhiều đời của Mẫu đang sinh sống xung quanh Phủ Chính và Phủ Nội. Hậu duệ của Mẫu còn xây dựng Phủ Dầy Sài Gòn vào cuối thập niên 1950 tại Sài Gòn – nay là Tp. Hồ Chí Minh. Còn ở xã Vân Cát thời Nguyễn, tức thôn Vân Cát ngày nay, thì không có gì hết. Vân Cát hoàn toàn không có gì cả. Ở Vân Cát ngày nay, không có gia phả họ Trần Lê, không có từ đường họ Trần Lê, không có mộ phần của tổ tiên, không có mộ phần của Tam vị Thánh Mẫu Phủ Dầy. Đặc biệt, Vân Cát không có hậu duệ của Tam vị Thánh Mẫu Phủ Dầy (Vân Vát không có ai mang dòng họ Trần Lê của Tam vị Thánh Mẫu Phủ Dầy).


---

Các bài liên quan đã đi trên blog này:

-

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.