Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn dân-tổng-hợp. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn dân-tổng-hợp. Hiển thị tất cả bài đăng

18/04/2024

Sự cố ở Nhã Nam tháng 4 năm 2024

Rạng sáng ngày 18 tháng 4 (nhằm đúng ngày Giổ tổ Hùng vương 2024), chính xác thêm về giờ là "hơn 2h sáng", mình đã nhắn tin nhanh cho bạn, sau khi thấy trên trang của Nhã Nam đăng lời xin lỗi của bạn. "Lời xin lỗi" xuất hiện trên trang Nhã Nam tựa như là khoảng lúc 1h sáng. Mình truy cập vào khoảng lúc 2h sáng thì đã có hơn 1700 bình luận và rất nhiều lượt chia sẻ.

Bạn là bạn cùng lớp đại học của mình ở Khoa Ngữ Văn (Trường Tổng hợp Hà Nội trước đây). Qua tin nhắn lúc rạng sáng, mình động viên bạn với tư cách cá nhân bạn cùng lớp đại học. Bạn vẫn chưa ngủ.

Công ty Nhã Nam của bạn là một thực thể đáng chú ý trong làng xuất bản Việt Nam sau năm 2000. Bởi vậy, mình mở một entry này chỉ để ghi chép mang tính quan sát mà thôi. Mình chỉ quan sát, không với bất cứ thiên kiến nào, thu thập ý kiến từ mọi góc nhìn. 

Đầu tiên là đăng lại "lời xin lỗi" của bạn (mình chụp màn hình), sau đó là các cập nhật và bổ sung dán dần ở dưới lên như mọi khi.

01/04/2023

Văn nghệ Thứ Bảy : Tròn 30 năm Phủ Tây Hồ (3/1993 - 3/2023) và thầy Nguyễn Hùng Vĩ

5 năm trước, năm 2018, đã nói về nhân duyên 25 năm Phủ Tây Hồ (ở đây).

Bây giờ, cộng thêm 5 năm nữa vào, là vừa tròn 30 năm. Mà nhìn vào ngày tháng, thì lại càng giật mình: 27/3/1993-31/3/2023 ! Thật là như sắp đặt ! Mà là sự sắp đặt như đã có từ 30 năm về trước.

Đại khái đều là tháng 3, mà là năm 1993 và năm 2023, khoảng cách vừa tròn 30 năm. 

Ngày 27/3 của năm 1993, thì thầy Nguyễn Hùng Vĩ và mình cùng lên khu vực làng Tây Hồ (chùa Tây Hồ, phủ Tây Hồ,...) bằng xe máy 50 phân khối. 

Ngày 31/3 của năm 2023, thì tối muộn thầy Nguyễn Hùng Vĩ nói chuyện với mình qua zalo và e-mail. Hai thầy trò nói về Phủ Tây Hồ và những chuyến điền dã chung ngày trước, rồi về hội thảo sắp tổ chức ngay tại Phủ Tây Hồ. Đại khái hội thảo đó như sau:

02/09/2022

Hội làng vào ngày quốc khánh : đình và sân đình Cống Xuyên dịp mùng 2/9/2022

Làng Cống Xuyên, thuộc xã Nghiêm Xuyên huyện Thường Tìn tỉnh Hà Tây cũ (nay là Hà Nội), là một địa điểm gắn bó với chúng tôi từ đầu thập niên 1990. Bẵng cái mà gần 30 năm đã trôi qua. 

Hôm trước, đã điểm tin nhanh và đưa video lễ hội làng Cống Xuyên năm 1994, xem lại ở đây (tháng 2 năm 2021, và cập nhật tháng 7 năm 2022). Xem trực tiếp trên Kênh Giao Blog thì ở đây (đưa lên ngày 22/7/2022).

Gần đây, vào cuối tháng 8 năm 2022, chúng tôi đã tổ chức một chuyến về thăm lại hai thôn Cống Xuyên và Nghiêm Xá (Giao Blog sẽ nói về sự kiện này ở một entry khác).

Bây giờ là cập nhật tình hình hội làng vào dịp quốc khánh 2022 (tổ chức trong hai ngày: 1/9 và 2/9). Tư liệu là do chính người làng Cống Xuyên gửi cho Giao Blog vào ngày 2/9/2022.

01/09/2022

Goóc-ba-chốp (Mikhail Gorbachev, 1931-2022) ra đi giữa chiến cuộc Nga - Ukraina

Chiến cuộc Nga - Ukraina bùng phát vào tháng 2 năm 2022 (đọc lại ở đây), sau 6 tháng thì vẫn đang kéo dài, chưa biết sẽ kết thúc ra sao và kết thúc lúc nào. Thi thoảng, Giao Blog có điểm tin nhanh về chiến cuộc này, ví dụ ở đây. 

Giữa chiến cuộc đang ngổn ngang, vào ngày 30 tháng 8 năm 2022, cựu lãnh đạo Liên bang Xô Viết qua đời. 

24/02/2022

Vấn đề hôm nay : nỗi lo di chứng ở cơ thể người mắc covid-19 và đã khỏi

Ở thời điểm hiện tại, hạ tuần tháng 2 năm 2022, đây là một nỗi lo lớn của dân chúng Đại Việt. Có thể nêu nhanh một ví dụ cụ thể từ cuộc nói chuyện chung trong một nhóm zalo trong mấy ngày gần đây.

14/02/2022

Đọc hồi kí của người thầy dân gian Bùi Văn Tam ở Nam Định

Đọc nhanh về học giả Bùi Văn Tam ở đây hay ở đây. Cụ là một trong những người thầy dân gian của tôi. Giao Blog có đặt một nhãn là những-người-thầy-dân-gian, kể dần về những người thầy gặp gỡ nhân duyên ở trong đời, như cụ Dương Quảng Châu ở Thái Bình, cụ Nông Minh Nhằm ở Cao Bằng, cụ Đàm Viết Phòng ở Tây Hồ (Hà Nội), cụ Bùi Văn Tam ở Vụ Bản (Nam Định), cụ Tosu hay cụ Uchida ở Fukuoka,....

Những năm 1990s, tôi đã nhận và lưu giữ mãi mãi những lá thư viết tay của cụ Châu (ví dụ đọc lại ở đây).

Những năm 2000s, tôi đã nhận và lưu giữ mãi mãi những bưu thiếp viết tay và tư liệu viết tay của cụ Tosu, cụ Uchida (ví dụ đọc lại ở đây).

Với cụ Đàm Viết Phòng ở Hồ Tây thì không có thư tay, mà là những cuộc nói chuyện dài và trở đi trở lại nhiều năm (khi ở bên hồ câu cá, khi ở sân đền sân phủ, khi ở tư gia, khi ở ngoài chợ, lúc ở trong khuôn viên chùa đình,...).

Thế rồi những năm 2010s-2020s, tôi nhận và đang lưu giữ những lá thư viết tay của cụ Bùi Văn Tam. Cụ Tam hiện đã vào 91 tuổi, nhưng giọng vẫn sang sảng, mắt vẫn tinh, tai vẫn thính. Cụ vẫn tự ra bưu điện gửi sách về Hà Nội và nhiều nơi khác để tặng bạn bè. Bưu phẩm cụ gửi thường do chính tay cụ làm và đề địa chỉ người nhận. Ở thời điểm các năm 2020-2022, cụ vẫn dùng zalo một cách thông suốt. Cụ viết cho mọi người bằng thư tay, lại cũng có thể chát zalo gõ từ ai-pát.

16/09/2021

Chuyện cũ Khoa Ngữ Văn ngày trước, chuyện mới Khoa Ngôn Ngữ hiện nay (bản ghi của Nguyễn Hữu Đạt)

Đây là Khoa Ngữ Văn thuộc Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội ngày trước.

Chúng tôi là sinh viên Khoa Ngữ Văn thời đầu thập niên 1990. Lúc chúng tôi học thì vẫn là khoa chung như truyền thống, trong đó có nhiều bộ môn khác nhau (cổ cận dân, ngôn ngữ, Hán Nôm,...), nhưng cơ bản thì hiểu là có một bên Ngữ và một bên Văn ở chung một nhà. Sinh viên trong khoa được học liên thông cả Văn và Ngữ một cách tự nhiên, nên cơ bản là có kiến thức nền về Văn học và Ngôn ngữ học.

Đại khái như sau cho dễ hiểu: đương kim Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là thuộc đội Văn (bộ môn cổ cận dân). Đương kim Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Kim Sơn cũng thuộc đội Văn (bộ môn Hán Nôm). Nguyên Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết thì thuộc đội Ngữ.

28/05/2021

Nhà thơ Vũ Duy Thông (1944-2021), tác giả của truyện thiếu nhi và khảo cứu về Bút Tre

Chú Vũ Duy Thông vừa trút hơi thở cuối cùng.

Hồi nhỏ, tôi có đọc truyện Cậu bé tàng hình của ông. Đến lúc vào đại học, thì lại trên một lớp với con trai của ông. Tôi từng nói đùa: chính em là cậu bé ấy, trong truyện của bố em nhỉ ? Bây giờ, không còn nhớ câu trả lời là gì nữa.

08/04/2021

Khoa Ngữ văn Trường Tổng hợp Hà Nội với một chính khách mới : Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Kim Sơn

Nói là "mới" bởi hiện đã có một vị là "cũ". Tức hai chính khách xuất thân từ khoa Ngữ văn ngày trước.

Cả hai chính khách đều xa gần liên quan đến học giả Đinh Gia Khánh (đọc lại về vị giáo sư đặc biệt này ở đây - cụ không là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, cũng chưa tốt nghiệp đại học).

Chính khách Nguyễn Phú Trọng (sinh năm 1944) đương kim Tổng Bí thư ở nhiệm kì thứ ba thì là học trò do thầy Đinh Gia Khánh hướng dẫn luận văn tốt nghiệp (đọc lại ở đây).

Chính khách Nguyễn Kim Sơn (sinh năm 1966) tân Bộ trưởng Giáo dục (vừa được bổ nhiệm) thì cũng được xem là một học trò của thầy Đinh Gia Khánh. Trên thực tế, người hướng dẫn luận án sau đại học của nghiên cứu sinh Nguyễn Kim Sơn là thầy Bùi Duy Tân - là học trò và sau là đồng nghiệp của thầy Đinh Gia Khánh. Tháng 7 năm 2016, anh Sơn được bổ nhiệm là Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội (đọc lại ở đây). 

Như vậy, có thể nói: Khoa Ngữ văn đã cống hiến cho đất nước hai chính khách ở thời điểm hiện tại. Một người là Tổng Bí thư, một người là Bộ trưởng Giáo dục. Không phải thấy người sang bắt quàng "đồng khoa, đồng thầy giáo", mà hiện thực là như vậy.

08/02/2021

Thế hệ người Việt nghiên cứu Từ điển Việt - Bồ - La (in năm 1651) bằng cách chép nó toàn bộ hoặc một phần

Khoảng gần 10 năm trước, tôi có tìm và đọc lại một số bài viết ngắn nhưng thú vị của học giả người Nga sang làm dâu nước Việt, đó là cô Xtan-kê-vích vợ của học giả Nguyễn Tài Cẩn (nhiều bài đứng tên chung cả hai ông  bà), trên các tạp chí khoa học ngày xưa sưu tập được ở Đại học Tổng hợp Hà Nội.

Các cuốn tạp chí ấy, tôi đã thấy lần đầu trên văn phòng Đoàn trường, vì hồi ấy tôi là cán bộ Đoàn, mà văn phòng thì được nhận các tài liệu của nhà trường và nhiều nơi khác. Liền mượn và photo lại những bài mình chú ý, trong đó có những bài của cô Xtan-kê-vích. 

Sau này, mua lại được các số tạp chí ấy ở hiệu sách ở cổng trường (đã kể về cái hiệu sách ấy ở đây). Nên hiện có cả bản gốc và bản photo.

1. Đáng chú ý là bài viết chung của hai vợ chồng cụ Cẩn viết năm 1982, và một bài riêng của cô viết năm 1991, tôi đã dẫn bài đó trong một bài viết học thuật đã công bố chính thức năm 2015 như sau (toàn văn bài đó đọc ở đây):

04/02/2021

Nghe tin đình Cống Xuyên ở huyện Thường Tín sắp trùng tu

Mới đây, vào một buổi trưa của những ngày cuối năm 2020, nhóm lớp cũ chúng tôi có họp chớp nhoáng trên đường Lý Thường Kiệt. Nhân sinh nhật của một bà bạn hiện là chủ bút (tbt) của một tờ báo thuộc hệ thống thông tấn xã. Cũng phải có cái cớ mang tính dễ cho gặp nhau vậy.

Lúc tiệc sinh nhật tan, chúng tôi có sang quán trà bên cạnh với một nhóm cũ ngày xưa cùng khảo sát ở đình Cống Xuyên. Đã lâu năm lắm rồi, tới cả gần 30 năm rồi còn gì. Bọn trẻ con của nhà ông bà ngày ấy, hồi ấy mới tầm 4 hay 5 tuổi, thì bây giờ, cũng đã sắp U40 rồi còn gì.

30/01/2021

Văn nghệ Thứ Bảy : những dị nhân hiện đại mà tôi biết - 1 (bác Phạm Văn Tiện)

Dân Tổng hợp Hà Nội quả là có không ít dị nhân. Sau khi tốt nghiệp, chỉ trong hai khoa Văn Sử thân thiết thì có người giữ trọng trách của quốc gia thậm chí là ở ngôi cao cực phẩm, có người lại về quê làm ruộng như nông dân, có người là doanh nhân rất thành đạt, có người thành nghệ sĩ từ lúc nào không hay,...

Trong Văn nghệ Thứ Bảy tuần này, sẽ mở thêm mục Những dị nhân hiện đại mà tôi biết. Người đầu tiên, được đánh số 1 ở đây, là bác Phạm Văn Tiện.

Bác ấy vốn là dân Khoa Lịch sử cùng Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội với tôi hồi đó, là đàn anh hơn tôi vài năm. Nếu nhớ không nhầm thì anh Tiện thuộc K33, theo chuyên ngành Dân tộc học.

24/12/2020

Chuyện lớn chuyện nhỏ ở vùng mỏ Quảng Ninh hiện nay (các doanh nghiệp ngành than)

Du lãng vùng mỏ từ lúc mới lớn, mà thế nào, một dạo lớp đại học năm thứ nhất của mình lại sợ mình đi ra vùng mỏ rồi không trở lại trường nữa ! Tháng 9 năm thứ hai, lúc trở lại trường, có ông bạn bảo: ngỡ là ông ở ngoài vùng mỏ hóa công nhân ngành than rồi !

Thi thoảng chạy đi chạy lại giữa Hà Thành và vùng mỏ, cái thời mà phải đi mấy lần phà, cứ lên lên xuống xuống, mới tới được Hòn Gai. Đi xe khách từ bến nào đó như Gia Lâm hay Dã Tượng gì đó, lúc sáng sớm, mà phải đến chiều tối mới có mặt ở Hòn Gai.

Bây giờ thì cao tốc làm thay đổi toàn bộ. Xuất phát từ Hòn Gai lúc 1 h chiều, thì chỉ tầm 4h chiều là đã vào tham gia cuộc họp ở Hà Thành được. Đoạn tắc nhất hóa ra chính là từ cầu Thanh Trì vào nội thành; có khi thấy cầu Thanh Trì tắc quá lại phải quay xe để đổi sang cầu Vĩnh Tuy hay một cây cầu khác khả quan hơn.

Bây giờ, mình mới thực sự du lãng vùng mỏ với tính chất là công việc. Hồi mới lớn là đi chơi thôi ! Chưa từng có ý nghĩ thành công nhân mỏ như nhóm bạn ở kí túc xã Mề Trì ngày đó kháo nhau (nhà nghèo quá, thì phải đi làm thợ mỏ chứ sao học đại học được; mình quyết tâm trở lại trường, chắc đã làm đám bạn ngạc nhiên ! Bản thân mình lúc ấy thì lại ngạc nhiên về ý nghĩ của đám bạn !).

16/11/2020

"vẫn chung nhau những niềm vui..." (với những người bạn của ba thập niên)

Một bản nháp đưa ra lúc đầu là "vẫn chung nhau những niềm vui nho nhỏ". Nhưng sau đó, đã được cập nhật bản mới nhất, trở thành định bản là "vẫn chung nhau những niềm vui lớn nhỏ". Hồi cuối tháng 10, lúc câu ấy được thống nhất, tôi đã nói là có một chút thôi xao chữ nghĩa (đọc lại ở đây).

Có lẽ cuối năm bận mải, nên bạn có chút nhầm lẫn, nên thiết kế bằng bản nháp, mà không phải bản cuối cùng. Bởi vậy ra mẫu sau:

29/10/2020

"vẫn chung nhau những niềm vui lớn nhỏ" (cập nhật vần thơ viết bằng mực tím của 30 năm trước)

Chúng tôi đang chuẩn bị cho một event kỉ niệm 30 năm ngày nhập học (1990-2020). Không phải kỉ niệm ngày ra trường, mà là kỉ niệm ngày vào trường nhé.

Hôm qua, một câu thơ đã được đề xuất, là câu: "vẫn chung nhau những niềm vui lớn nhỏ".

Ý thơ vốn được viết từ 30 năm trước, lúc chúng tôi mới 17 hay 18 tuổi, trên giảng đường nhìn sang bên kia là nhà máy thuốc lá Thăng Long ngày ngày lan tỏa khói thuốc thơm thơm. Thơ viết trên giấy nháp và bằng mực tím. Bản nguyên gốc vẫn được lưu giữ cẩn thận. Màu mực tím vẫn sáng ngời bởi đã được bảo vệ bằng một lớp platic tráng từ khoảng 20 năm trước (hồi đó, có phong trào "ép platic" cái loại giấy tờ hay tài liệu).

02/09/2020

Giáo dục Đại Việt : Đại học Quốc gia Hà Nội giữ tốp 1000 và niềm vui của thầy hiệu trưởng

Bản tin mới nhất, cập nhật ngày 2 tháng 9 năm 2020, của Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU) là nói về việc VNU vẫn tiếp tục được xếp trong tốp 1000 (một ngàn) đại học trên thế giới.

Và trên Fb thì thầy hiệu trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng đã bày tỏ sự vui mừng. Thầy Kim Sơn là bạn cùng lớp của thầy Ánh Sao (mới từ trần trong mùa hè 2020 này, đọc ở đây), đều là dân Ngữ văn của Đại học Tổng hợp Hà Nội trước đây (K30 chuyên ngành Hán Nôm).

20/07/2020

Nhớ về một người đàn anh, thầy giáo Phạm Ánh Sao (1966-2020)

Người đàn anh ở Khoa Ngữ văn (Đại học Tổng hợp Hà Nội) ngày trước của chúng tôi. Khi anh đã ra trường và được giữ lại làm giảng viên ở Khoa, thì chúng tôi mới vào trường.

Anh Sao là bạn cùng lớp với anh Nguyễn Kim Sơn (hiện là Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội). Khi chúng tôi nhập học thì đã biết anh Sơn có nhà riêng ở gần trường, chỗ Hạ Đình hay Thượng Đình gì đó, một vài lần chúng tôi ghé chơi. Một dạo thấy các anh Sơn anh Sao học tiếng Anh tại nhà - mời một người bạn tới dạy cho.

Hồi ấy, có một dạo anh Sao và anh Thành (công tác tại Khoa Sử) cùng lớp thuê nhà trọ ở đầu làng Triều Khúc. Tôi có đến chơi với các anh mấy lần. Hình như là phòng khá rộng rãi, ở tầng một và có chỗ để xe lợp tấm nhựa màu xanh rất tươm tất, mà là trong một khu tập thể nào đó. Hồi ấy, khí gas ở dưới lòng đất phụt lên chỗ gần cổng ra vào, người ở khu tập thể còn mang kiềng ra và đặt ấm nước hay cái gì đó lên mà đun. Chúng tôi có kéo nhau ra xem quang cảnh ấy.

Hồi ấy, anh Sao và thầy Vĩ đang làm cái gì đó về kiêng cữ hay cấm kị. Hai người truyền tay một tập sách nguyên bản tiếng Trung viết về cấm kị trong văn hóa Trung Quốc. Đã tới hơn cả 20 năm rồi, nên không còn nhớ rõ là cuốn gì.

Mùa hè năm 2020, do bạo bệnh, anh Phạm Ánh Sao đã từ trần ở tuổi 55.

10/07/2020

Giáo dục Đại Việt thế kỉ XXI : vấn đề hệ thống trường chuyên lớp chọn

Tôi vốn là cựu học sinh của hệ thống trường chuyên trong thập niên 1980 (từ cấp 1, cấp 2, cấp 3). Ví dụ hình ảnh của một nhóm Chuyên Toán và Chuyên Văn của trường tôi ở cuối thập niên 1980, thời cấp 3 chuyên tỉnh, thì có thể xem ở đây.

Bây giờ, các nơi đang bàn luận rôm rả về đề tài hệ thống trường chuyên. Đại khái tâm điểm là câu hỏi: trường chuyên hiện nay còn cần thiết hay không ? Có nên duy trì hệ thống trường chuyên nữa không ? 

Các câu hỏi khác đều châu tuần quanh các câu hỏi chính yếu ấy.