Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

21/09/2019

Câu chuyện hầu thánh 2019 : giới hạn nào cho không gian thực hành (ngoài đường, trong quán cà-phê,...)

Hồi đầu thế kỉ XX, tức cách nay khoảng 100 năm, thì nhóm anh em nhà Nhất Linh đã đưa sáng kiến về lối đi hợp thời cho hoạt động hầu thánh ở các đô thị lớn, ví dụ ở đây.

Tức là, nếu đẩy thêm suy luận một chút, thì có thể nói rằng, nhóm Nhất Linh tựa như bảo: "Hãy nhanh nhanh đưa các điệu nhảy trong hầu đồng ra chợ, vào quán ăn, vào sân quần vợt, vào vũ trường". Cái này, sẽ diễn giải cụ thể ở một dịp khác. Nhưng góc nhìn của Nhất Linh, về cơ bản, như anh em ông chủ trương, là thiên về trào phúng, cợt nhả, đùa bỡn thế thôi.

Không ít ông bà đồng ngày ấy thấy Nhất Linh đùa bỡn thế, thì cũng không chấp, không thèm lên tiếng. Việc của các bà thì các bà làm, việc của nhà văn nhà báo thì các nhà văn nhà báo cứ làm. 

Bây giờ, đầu thế kỉ XXI, thì đang thấy các nơi kêu lên rằng: "Đừng đưa Hầu đồng ra chợ, vào quán ăn".

Văn nghệ Thứ Bảy : những chuyện gì sẽ xảy ra, nếu Việt Nam trở thành siêu cường

Thật sự là chuyện gì có thể xảy ra đây.

Nhưng đó là chuyện giả tưởng, được đưa lên mạng xã hội gần đây.

Có đoạn là: "Các nước sẽ đua nhau học tiếng Việt. Tiếng Việt sẽ trở thành mốt thời thượng. Ở Mĩ, nói được tiếng Việt mới là có học, mới dễ xin được việc. Các bạn trẻ bên đấy cũng hay chêm những câu tiếng Việt vào".

Tức là, riêng tiếng Việt được xem là sinh ngữ quốc tế, các nước phải đua nhau học tiếng Việt và thuộc Truyện Kiều. Nghe mà sướng tai chưa.

Học tiếng Việt : "đại học" thì như TỈNH, còn "trường Đại học" thì chỉ như HUYỆN

Đại học Thái Nguyên là chung. Trong cùng cái chung ấy, thì có các "trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên", "trường Đại học Nông lâm",...

Đại học Quốc gia Hà Nội là chung. Trong cùng cái chung ấy, thì có các "trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn", "trường Đại học Khoa học Tự nhiên", "trường Đại học Ngoại ngữ",...

Đại khái là như vậy.

Bà Tiến thì nói ví dụ: "đại học" thì như là Tỉnh, còn "trường đại học" thì như Huyện. Vậy là đúng rồi. 

Tiếng Việt đã tự sinh ra hai từ "đại học" và "trường đại học" như vậy. Trong tiếng Anh cũng đại khái thế, giữa "univesity" và "school". Tiếng Nhật cũng tạm vậy, giữa "đại học" và "khoa"/"khoa nghiên cứu"/"học bộ" (tương đương school).

Tiếng Việt tự nó theo thời gian mà thích ứng với các trào lưu đông tây kim cổ. Tự nó sinh ra nó như vậy.

20/09/2019

Đặc sản Ninh Bình (bản ghi chép tháng 9 năm 2019)

Ninh Bình là nơi vừa gần vừa xa với mình.

Bởi từ vùng quê sát biển của mình mà nhìn sang Kim Sơn thì quả là gần gụi. Có cảm giác, các vùng đất vùng người ấy, cũng như là những người anh em từ xửa xưa.

Nhưng mà, nhiều cái thì thấy xa. Cảm giác nhiều khi như là người đồng bằng nằm vắt tay nghĩ về người vùng cao. Tuy bản thân mình, vẫn tự thấy mình có phần "vùng cao" khá đậm ở bên trong. Các thứ cứ pha trộn nhau như vậy. Nên khó mà bảo tìm ra cái gì cho nguyên sơ hay nguyên bản một chiều được.

Đặc sản Ninh Bình, với mình, cũng vừa gần vừa xa.

13/09/2019

Rằm tháng Tám 2019 ở một thánh thất địa phương : cúng đàn Phật Mẫu và 9 vị tiên nương tại Bình Phú (Bến Tre)

Không phải ở các tòa thánh nổi tiếng (như tòa thánh Tây Ninh hay tòa thánh Bến Tre). Mà là ở một thánh thất địa phương - thánh thất Bình Phú thuộc tỉnh Bến Tre và thuộc phái tòa thánh Bến Tre (đức giáo tông Nguyễn Ngọc Tương).

Một ít tư liệu trực tuyến.

Đêm rằm tháng Tám 2019.

Rằm tháng Tám 2019 ở thánh địa Tây Ninh : cúng đàn Phật Mẫu và cửu vị tiên nương

Hôm nay là ngày Rằm tháng Tám, nhằm ngày 13 tháng 9 năm 2019. Trung thu được tổ chức ở nhiều nơi (trường học, các địa bàn dân cư, công sở).

Chúng tôi thì chú ý đặc biệt đến hai lễ hội lớn được tổ chức đúng ngày Rằm hôm nay:

- Đại lễ sinh nhật Thánh Mẫu Liễu Hạnh ở Phủ Giầy Nam Định.

- Đại lễ cúng đàn Phật Mẫu và 9 vị tiên theo hầu Phật Mẫu ở khu vực tòa thánh Tây Ninh và nhiều nơi khác của Cao Đài (ví dụ ở tòa thánh Bến Tre đang điểm tin ở đây). Một trong 9 vị tiên đó là Liễu Ngũ Nương, tức là Liễu Hạnh công chúa. Về mối quan hệ này, tôi đã viết thành bài học thuật bắt đầu từ 2014, và có cho in năm 2016 ở đây.

Mở riêng một entry này cập nhật lễ cúng đàn Phật Mẫu ở thánh địa Tây Ninh (trung tâm là Báo Ân từ) vào ngày hôm nay.

12/09/2019

Đại lễ vía Đức Mẹ Diêu Trì rằm tháng tám 2019 (Hội thánh Bến Tre, chuẩn bị)

Rằm tháng Tám, vào dịp Trung Thu và Tết thiếu nhi, thì trong đạo Cao Đài có Đại lễ vía Đức Diêu Trì, hay Đại lễ Diêu Trì cung, cũng gọi dân dã là Đại lễ vía Mẹ hay Đại lễ vía Phật Mẫu.

Có Phật Mẫu (gọi là Diêu Trì Kim Mẫu) và 9 nàng tiên theo hầu Phật Mẫu (gọi là cửu vị tiên nương).

Cao Đài hiện có nhiều hệ phái khác nhau.

Về Đại lễ vía Mẹ ở tòa thánh Tây Ninh (gắn với tên tuổi ngài Phạm Công Tắc) thì có thể xem ở đây (năm 2017) hay ở đây (bài đã in năm 2016).

Năm 2019 này, thì chạy riêng về Đại lễ vía Mẹ ở tòa thánh Bến Tre (gắn với tên tuổi ngài Nguyễn Ngọc Tương).

Trước hết là khâu chuẩn bị. Ngày 12 tháng 9, hôm nay, là nhằm ngày 14 tháng 8 âm lịch.

11/09/2019

Ca sĩ trẻ đương đại trình diễn Thánh Mẫu và các Cô thuộc Tứ Phủ

Hôm trước, đã nói về MV đình đám tháng 8 Tứ Phủ của Hoàng Thùy Linh, ở đây.

Cùng năm 2019 này, con có Tân Nhàn với Cô đôi Thượng Ngàn.

Muộn lại một năm, nhóm nhà văn Tạ Duy Anh đi thăm Quang Thiện (Kim Sơn - Ninh Bình)

Năm ngoái. Chính xác là cuối tháng 9 năm 2018, dịp Trung Thu, chúng tôi đã đi Quang Thiện. Đấy là vùng huyện Kim Sơn do cụ Nguyễn Công Trứ ngày xưa lãnh đạo việc quai đê lấn biển mà lập nên. Hệt như là bên Tiền Hải quê của chúng tôi (ví dụ đọc ở đây).

Trước hôm du lãng tới đó, chúng tôi đã quan sát ở đây.

Hôm chúng tôi trở lại đó, vì đã trở đi trở lại trong nhiều năm qua, cuối tháng 9 năm 2018, thì là một ngày mưa to gió lớn như bão. Tầm tã. Tã tượi. Đã viết nhanh một du kí ở đây. Viết trên đường du lãng.